Văn bản khác 406/BC-BGDĐT

Báo cáo số 406/BC-BGDĐT về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 lần 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 406/BC-BGDĐTtổ chức thi tốt nghiệpTHPT 2008 lần 2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 406/BC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2008

 

BÁO CÁO

VỀ TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008 LẦN 2

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Tiếp theo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008 lần 1, được tổ chức nghiêm túc vào các ngày 28, 29 và 30/5/2008 với kết quả nhìn chung phản ánh khá sát chất lượng dạy học: giáo dục trung học phổ thông (GD THPT) đạt tốt nghiệp 75,96%; giáo dục thường xuyên (GDTX) đạt tốt nghiệp 42,55%, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2 được tổ chức trong các ngày 18, 19 và 20 tháng 8 năm 2008 nhằm tạo cho người học đã học xong chương trình phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp có cơ hội thi và tốt nghiệp ngay trong năm 2008 để có thể học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, sản xuất.

Đến nay, về cơ bản các khâu của kỳ thi đã hoàn tất. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tổ chức thi như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ PHỐI HỢP

1. Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GDĐT chủ trương tổ chức kỳ thi lần 2 chặt chẽ, nghiêm túc, an toàn, khách quan, công bằng, chính xác, theo quy trình như kỳ thi lần 1, đúng tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Ngày 18/6/2008, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 5331/BGDĐT-GDTrH về việc thông báo thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2 để các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi. Ngày 07/7/2008, Bộ ban hành Công văn số 5992/BGDĐT- KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2. Ngày 30/7/2008, Bộ ban hành Công văn số 6778/BGDĐT-TTr về việc hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2. Ngày 01/8/2008, Bộ ban hành Quyết định số 4971/QĐBGDĐT về việc tổ chức thanh tra, giám sát in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2. Bộ đã gửi văn bản tới Bộ Công an, Bộ Bưu chính – Viễn thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn và thông tin liên lạc cho kỳ thi.

Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi, Ban Chỉ đạo thi phổ thông Trung ương và các Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đã khẩn trương rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp lần 1 năm 2008 và đề ra yêu cầu tăng cường chỉ đạo kỳ thi lần 2 nghiêm túc như kỳ thi lần 1. Công tác huy động cán bộ, giảng viên của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng tham gia các đoàn thanh tra của Bộ đến các địa phương được thực hiện trên cơ sở rút kinh nghiệm các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2007 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 1. Bộ đã điều động 2808 cán bộ từ 82 trường ĐH, CĐ để thành lập 63 đoàn thanh tra coi thi đến làm nhiệm vụ tại 63 sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng. Ngay trước kỳ thi, Bộ cử 04 đoàn công tác đến kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại 12 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong những ngày thi, 04 đoàn thanh tra của Bộ thực hiện thanh, kiểm tra đột xuất không báo trước ở 18 tỉnh, thành phố theo 7 vùng thi đua của cuộc vận động Hai không.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết do ảnh hưởng của cơn bão số 4, Bộ kịp thời có công văn số 7319/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày12/8/2008 đề nghị các địa phương, nhất là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, thực hiện các giải pháp tích cực khắc phục hậu quả thiên tai để tổ chức tốt kỳ thi. Công điện số 363/CĐ-BGDĐT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã được triển khai kịp thời để tổ chức kỳ thi lần 2 nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

2. Sự phối hợp của các bộ, ban, ngành và các địa phương

Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ GDĐT, các bộ ngành liên quan đã chủ động trong việc phối hợp tổ chức kỳ thi trên toàn quốc, đảm bảo tốt các điều kiện của kỳ thi như vấn đề trật tự, an toàn tại các điểm thi; vận chuyển và bảo mật đề thi; đáp ứng các yêu cầu về thông tin, liên lạc; cung cấp đầy đủ điện, nước phục vụ các hội đồng thi; các phương tiện thông tin đại chúng đã phối hợp có hiệu quả trong việc tuyên truyền và đưa tin về kỳ thi.

Ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động khả thi, tạo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các ban ngành tham gia tổ chức thi, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức các kỳ thi ở địa bàn phụ trách, nêu rõ những yêu cầu cụ thể và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan quản lí giáo dục, các ban, ngành và nhà trường.

Các sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp uỷ và chính quyền xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, phương án tổ chức thi sát hợp, chọn địa điểm thi an toàn, thuận lợi, đồng thời tổ chức tốt các hội nghị thi cho cán bộ, giáo viên được học tập, nghiên cứu Quy chế và các văn bản hướng dẫn thi của Bộ, được tập huấn nghiệp vụ để làm tốt công tác coi thi, chấm thi và thanh tra thi. Các trường đại học, cao đẳng đã tích cực huy động cán bộ, giảng viên tham gia các đoàn thanh tra của Bộ, phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức thi nghiêm túc, an toàn.

II. CÔNG TÁC ĐỀ THI

Việc ra đề thi tiếp tục được thực hiện với yêu cầu đảm bảo mức độ và chất lượng tương đương đề thi của kỳ thi lần 1, kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng, kĩ năng thực hành, phù hợp với đối tượng thí sinh và thời gian quy định, đảm bảo cho các thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp lần 1 nếu cố gắng, chăm chỉ ôn tập, rèn luyện đều có thể tốt nghiệp. Đề thi được soạn thảo, in sao và vận chuyển đến các phòng thi đảm bảo tuyệt đối an toàn, bí mật.

Ngay sau khi thi xong, đề thi và đáp án của tất cả các môn thi đã được công bố trên mạng, đảm bảo tính công khai dân chủ và công bằng trong thi cử.

III. CÔNG TÁC COI THI

1. Số liệu chung

Số liệu chung của kỳ thi được thống kê trong bảng dưới đây:

TT

Nội dung

GD THPT

GDTX

Tổng cộng

1

Số Hội đồng coi thi (HĐCT)

482

183

913

(248 HĐ ghép)

2

Số cán bộ, giáo viên tham gia các HĐCT

22.919

8.757

40.359 (8.683 tại các HĐ ghép)

3

Tổng số thí sinh trượt TN lần 1

246.283

90.038

336.321

4

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi

 Tỷ lệ so với số trượt TN lần 1

229.428

93,16%

82.987

92,17%

312.415

92,89%

5

Tổng số thí sinh dự thi

Tỷ lệ so với số đăng ký dự thi

222.420

96,95%

79.244

95,49%

301.664

96,56%

6

Tổng số thí sinh bỏ thi

Tỷ lệ so với số đăng ký dự thi

7.008

3,05,%

3.743

4,51%

10.751

3,44 %

7

Số thí sinh vi phạm quy chế thi bị đình chỉ thi

341

369

710

8

Số giám thị vi phạm quy chế thi bị đình chỉ công tác thi

3

2

5

 

Tổng số thí sinh dự thi của toàn quốc là 301.664 (222.420 thí sinh GD THPT và 79.244 thí sinh GDTX) ít hơn cùng kỳ năm 2007 là 87.723 thí sinh (kỳ thi lần 2 năm 2007 có tổng số 389.397 thí sinh dự thi), do tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 1 năm 2008 cao hơn lần 1 năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh dự thi so với số đăng ký dự thi ở tất cả các buổi thi đều đạt cao hơn cùng kỳ năm trước; trên phạm vi toàn quốc GD THPT đạt 96,95% GDTX đạt 95,49%; tỷ lệ chung đạt 96,56% (kỳ thi lần 2 năm 2007: GD THPT đạt 94,77%; GDTX đạt 88,92%; tỷ lệ chung đạt 93,12 %).

2. Tình hình coi thi

Xác định coi thi là khâu quan trọng của quá trình tổ chức thi và vẫn đang còn nhiều thiếu sót, bất cập, Bộ yêu cầu các đơn vị tuyển chọn cán bộ coi thi có nghiệp vụ tốt và tinh thần trách nhiệm cao, chuyển đổi 100% giám thị tại các Hội đồng coi thi, đảm bảo đúng cơ cấu giám thị phòng thi, quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tạo điều kiện để người làm công tác coi thi thực hiện đúng chức trách.

Quy chế thi, văn bản hướng dẫn tổ chức thi và các quy định của kỳ thi được quán triệt đầy đủ, sâu sắc tới cả người thi và người tổ chức thi.

Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh ở các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 4 năm 2008, nhất là các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn... đã triển khai các giải pháp tích cực khắc phục hậu quả thiên tai để tổ chức tốt kỳ thi, huy động thí sinh đã đăng ký, tham gia dự thi đạt tỷ lệ cao, ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn quốc (ở Lào Cai: GD THPT đạt 94,81%, GDTX đạt 97,90%; ở Lai Châu: GD THPT đạt 96,63%, GDTX đạt 97,62%; ở Yên Bái: GD THPT đạt 96,55%, GDTX đạt 92,11%; ở Sơn La: GD THPT đạt 94,97%, GDTX đạt 93,70%; ở Phú Thọ: GD THPT đạt 96,66%, GDTX đạt 96,63%; ở Hà Giang: GD THPT đạt 97,23%, GDTX đạt 92,37%; ở Tuyên Quang: GD THPT đạt 95,26%, GDTX đạt 94,16%; ở Bắc Kạn: GD THPT đạt 90,98%, GDTX đạt 90,22%.)

Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời của các lực lượng tham gia tổ chức thi, đặc biệt là tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát đã đạt được hiệu quả tích cực. Các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, nhất là việc gian lận có tổ chức trong thi cử tại một số địa phương những năm trước đã không tái diễn. Những hiện tượng bất thường và các sự cố xảy ra trong các giờ thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy chế thi.

Tuy nhiên, vẫn còn những yếu kém, bất cập cần khắc phục trong tổ chức thi. Một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế về nhận thức và nghiệp vụ, có biểu hiện không thật nghiêm túc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, chưa quyết liệt trong việc ngăn chặn và xử lý các hiện tượng gian lận trong thi cử hoặc không phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm của thí sinh theo đúng quy chế. Ý thức chấp hành quy chế thi của thí sinh tại một số Hội đồng coi thi chưa thật nghiêm túc, nhiều thí sinh còn mang theo tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi. Tiêu cực trong thi cử tuy đã được hạn chế nhưng vẫn còn tiếp tục tái diễn; đặc biệt, hiện tượng thi thay, thi hộ vẫn xảy ra tại một số Hội đồng coi thi.

Trong quá trình tổ chức thi, toàn quốc đã xử lý đình chỉ thi 710 thí sinh (GD THPT 341 trường hợp, GDTX 369 trường hợp) ít hơn 902 trường hợp so với kỳ thi lần 2 năm 2007 (kỳ thi lần 2 năm 2007 có 1612 thí sinh bị đình chỉ thi; trong đó, GD THPT là 828 trường hợp; GDTX là 784 trường hợp). Có 224 trường hợp thí sinh nhờ thi hộ (GD THPT: 175, GDTX: 49), giảm 61 trường hợp so với cùng kỳ năm 2007.

IV. CÔNG TÁC CHẤM THI

Công tác chấm thi được thực hiện tại các địa phương từ ngày 22/8/2008. Theo Quy chế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập chỉ một Hội đồng chấm thi cho cả GD THPT và GDTX. Việc chấm thi đảm bảo chặt chẽ, đúng quy chế, hoàn thành ngày 31/8/2008 theo đúng tiến độ. Từ ngày 01/9/2008 các đơn vị duyệt kết quả tốt nghiệp sơ bộ và báo cáo về Bộ ngày 03/9/2008. Các vướng mắc nảy sinh trong quá trình chấm thi và xét kết quả tốt nghiệp đã được Bộ hướng dẫn xử lý kịp thời.

V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ

Theo báo cáo của các đơn vị, tính đến ngày 03/9/2008, tỷ lệ tốt nghiệp (sơ bộ) lần 2 của GD THPT đạt 48,61%, tăng hơn kỳ thi lần 2 năm 2007 là 4,45%; của GDTX đạt 49,47% tăng hơn kỳ thi lần 2 năm 2007 là 19,97%; tính chung cả lần 1 và lần 2, kết quả tốt nghiệp giáo dục THPT đạt 86,57%, tăng 6,13% so với năm 2007; GDTX đạt 67,21%, tăng 21,15% so với năm 2007.

1. Phân tích kết quả

a) Đối với GD THPT (bảng kết quả đính kèm):

Tỷ lệ tốt nghiệp lần 1 (kể cả phúc khảo) là 76,01%; tỷ lệ tốt nghiệp cả 2 lần đạt 86,57%. Như vậy, thi tốt nghiệp lần 2 đỗ thêm được 10,56% so với tổng số thí sinh dự thi của cả kỳ thi. Có 15 đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp cả 2 lần trên 90%, tăng 3 đơn vị so với năm 2007;

Các đơn vị có kết quả cao năm 2007 (như Nam Định, Thái Bình, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương…) năm 2008 vẫn tiếp tục đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao và ở những vị trí đầu; đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp năm 2008 cao nhất là Hải Dương (98,48% - năm 2007 đạt 94,47%), tiếp đến là Thái Bình (97,83% - năm 2007 đạt 95,35%); Nam Định (97,64% - năm 2007 đạt 95,87%). Riêng Hà Nội, năm 2007 đạt 94,81% và đứng thứ 4/64 trong bảng xếp hạng theo tỷ lệ tốt nghiệp toàn quốc, năm 2008 do sáp nhập với Hà Tây nên tỷ lệ cả 2 lần chỉ đạt dưới 86, 84% và xếp thứ 25/63.

Một số đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất toàn quốc năm 2007, nay có tỷ lệ tốt nghiệp tăng khá lớn: Tuyên Quang tăng 47,65% (năm 2007 là 40,21%, năm 2008 đạt 87,86%); Sơn La tăng 25,07% (năm 2007 là 48,33%, năm 2008 đạt 73,40%); Hà Giang tăng 24,28% (năm 2007 là 57,89%, năm 2008 đạt 82,17%); Yên Bái tăng 23,99% (năm 2007 là 48,80%, năm 2008 đạt 72,79%). Cao Bằng tăng 22,14% (năm 2007 là 46,97%, năm 2008 đạt 69,11%).

Năm 2007, có 5 đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp THPT dưới 50% (Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Tuyên Quang), đến năm nay không có đơn vị nào. Các đơn vị như Bắc Kạn, Cao Bằng tuy kết quả đã có sự tiến bộ đáng kể so với năm 2007 về xếp hạng nhưng vẫn xếp cuối bảng. Đơn vị năm nay có tỷ lệ thấp nhất vẫn là Bắc Kạn (58,15%), tiếp đến là Đăklăk (68,60%), Cao Bằng (69,11%). Trong khi đa số các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng so với năm 2007, cũng có một số địa phương giảm nhưng mức độ không lớn: Khánh Hoà giảm 5,18% (năm 2007 là 90,97%, năm 2008 là 85,79% ); Long An giảm 2,19% (năm 2007 là 90,21%, năm 2008 là 88,02%); Tây Ninh giảm 2,07% (năm 2007 là 87,12%, năm 2008 là 85,06% ); Tiền Giang giảm 2,01% (năm 2007 là 90,16% năm 2008 là 88,15%). Một số địa phương như Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bình Thuận... tỷ lệ tốt nghiệp hầu như không đổi.

b) Đối với GDTX (bảng kết quả đính kèm):

Tỷ lệ tốt nghiệp lần 1 (kể cả phúc khảo) là 42,41%; tỷ lệ tốt nghiệp cả 2 lần đạt 67,21%. Như vậy, thi lần 2 đỗ thêm được 24,80% so với tổng số thí sinh dự thi. Có 10 đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp cả 2 lần trên 90%, tăng 9 đơn vị so với năm 2007 (năm 2007 chỉ có 1 đơn đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp trên 90% là Cục Nhà trường- Bộ Quốc phòng). Trong khi đó, chỉ còn 2 đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 20% là Sóc Trăng (17,63%) và Bạc Liêu (18,94%) giảm 7 đơn vị so với 9 đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp năm 2007 dưới 20% (Quảng Bình, Đăklăk, Đồng Tháp, Kon Tum, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Gia Lai, Hậu Giang, Tuyên Quang); các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp năm 2007 dưới 10% như Tuyên Quang (0,87%), Hậu Giang (7,89%), Gia Lai (9,40%) đều đã vượt ngưỡng 20%. Đặc biệt, có những tỉnh tăng nhiều như Tuyên Quang tăng 85,49% (năm 2007 đạt 0,87%, năm 2008 đạt 86,36%), Quảng Bình tăng 58,55% (năm 2007 đạt 19,85% năm 2008 đạt 78,40), Sơn La tăng 56,06% (năm 2007 đạt 26,94% năm 2008 đạt 83,00%), Thái Nguyên tăng 51% (năm 2007 đạt 41,10% năm 2008 đạt 92,10%), Cao Bằng tăng 48,68% (năm 2007 đạt 40,48% năm 2008 đạt 89,15%); Bắc Giang tăng 48,59% (năm 2007 đạt 44,07% năm 2008 đạt 92,66%).

Tỷ lệ tốt nghiệp GDTX tăng cũng làm cho thứ hạng của các đơn vị trên toàn quốc thay đổi nhiều. Một số địa phương có vị trí xếp hạng tăng cao như tỉnh Tuyên Quang năm 2007 xếp thứ 65/65 (0,87%), năm 2008 xếp thứ 14/64 (86,36%); tỉnh Quảng Bình năm 2007 xếp thứ 57/65 (19,85%), năm 2008 xếp thứ 22/64 (78,40%); tỉnh Sơn La năm 2007 xếp thứ 45/65 (26,94%), năm 2008 xếp thứ 16/64 (83,00%); tỉnh Thái Nguyên năm 2007 xếp thứ 27/65 (41,10%), năm 2008 xếp thứ 7/64 (92,10%); tỉnh Bắc Giang năm 2007 xếp thứ 25/65 (44,07%), năm 2008 xếp thứ 6/64 (92,66%); tỉnh Cao Bằng năm 2007 xếp thứ 29/65 (40,48%), năm 2008 xếp thứ 11/64 (89,15%); tỉnh Hoà Bình năm 2007 xếp thứ 9/65 (68,17%), năm 2008 xếp thứ 2/64 (98,02%).

Các đơn vị có sự tăng nhiều về tỷ lệ và thứ hạng tốt nghiệp GDTX hầu hết là những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nơi có nhiều thí sinh thuộc diện 2 (điểm xét tốt nghiệp bình quân 4,75) và diện 3 (điểm xét tốt nghiệp bình quân 4,5) theo quy định của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành năm 2008. Chẳng hạn, tỷ lệ thí sinh GDTX đỗ theo diện 2 và 3 trong kỳ thi tốt nghiệp lần 2 ở Cao Bằng là 100% (0,83% diện 2 và 99,17% diện 3), ở Hòa Bình là 87,99% (47,66% diện 2 và 40,33% diện 3), ở Thái Nguyên là 64,29%, ở Sơn La là 36,17%, ở Tuyên Quang là 31,86%...

2. Đánh giá sơ bộ

Kết quả thi với tỷ lệ tốt nghiệp của giáo dục THPT tăng tương đối đồng đều ở tất cả các địa phương, không làm thay đổi nhiều về thứ hạng của các đơn vị trên cả nước theo tỷ lệ tốt nghiệp so với năm 2007. Các địa phương có điều kiện giáo dục tốt và tổ chức dạy học nghiêm túc như Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Hải Dương... vẫn đứng hàng đầu; trong khi đó, tuy tỷ lệ tốt nghiệp đã được nâng lên so với năm 2007 nhưng các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, điều kiện giáo dục còn khó khăn như Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Lai Châu ... vẫn ở thứ hạng cuối.

Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng như trên là kết quả của việc nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động Hai không. Các địa phương đều chú trọng rà soát, phân loại trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, triệt để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”, thực hiện sàng lọc kỹ trước kỳ thi. Nhiều tỉnh như Nghệ An, Bắc Giang, Tuyên Quang...đã vào cuộc một cách quyết liệt và thể hiện quyết tâm cao trong việc chấn chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng thi tốt nghiệp THPT nói riêng.

Mặt khác, Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành năm 2008 có sự thống nhất giữa GD THPT và GDTX về công nhận tốt nghiệp đã làm cho tỷ lệ tốt nghiệp GDTX ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nơi có nhiều thí sinh thuộc diện 2 và 3, tăng hơn so với kỳ thi tốt nghiệp năm 2007 và các kỳ thi tốt nghiệp trước đây.

Có thể khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 lần 2 đã được tổ chức đúng kế hoạch, đúng quy chế và an toàn, nghiêm túc. Việc tổ chức tốt kỳ thi với tỷ lệ thí sinh dự thi cao hơn, giảm đáng kể các tiêu cực, sai phạm trong thi cử, là bằng chứng thực tế khẳng định Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động Hai không cùng với những giải pháp tích cực đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc nhận thức về thi cử của toàn ngành và toàn xã hội, đánh dấu bước chuyển biến rõ rệt, đồng thời tạo niềm hy vọng, tin tưởng đối với chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử của Bộ GDĐT, từng bước đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

Bộ GDĐT trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (để báo cáo);
- Các PTTg (để báo cáo);
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo) ;
- Các Ủy ban của Quốc hội (để báo cáo);
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS HCM, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu giáo chức, Công đoàn GD Việt Nam;
- Văn phòng TƯ Đảng, Ban Tuyên giáo TƯ Đảng (để báo cáo);
- Các Bộ trưởng các bộ;
- Các Thứ trưởng Bộ GDĐT;
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Các sở GDĐT;
- Ban chỉ đạo thi phổ thông năm 2008;
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT;
- Các cơ quan báo chí;
- Website Bộ;
- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2008 SO VỚI NĂM 2007

(Kèm theo Báo cáo số: 406/BC-BGDĐT, ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT

Đơn vị

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 1 (%)

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 2 (%)

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cả 2 lần so với số thí sinh dự thi lần 1 (%)

Ghi chú

2007

2008

2007

2008

2007

2008

Xếp hạng

Tỷ lệ TN

1

Hải Dương

78,07

87,70

75,01

87,41

4

94,47

98,48

 

2

Thái Bình

86,51

91,84

67,14

72,31

3

95,35

97,83

 

3

Nam Định

90,38

94,34

58,13

63,16

2

95,87

97,64

 

4

Hải Phòng

77,07

90,36

71,22

80,93

5

92,73

97,34

 

5

Quảng Ninh

74,64

86,56

57,76

79,97

11

89,10

97,29

 

6

TP. HCM

95,14

93,28

50,48

49,87

1

97,49

96,31

 

7

Hà Nam

83,94

88,78

47,55

63,11

7

91,33

95,53

 

8

Bắc Ninh

75,56

87,01

53,13

55,85

12

88,49

94,37

 

9

Hà Tĩnh

73,77

89,86

53,24

48,24

16

86,95

94,36

 

10

Hưng Yên

71,54

80,60

49,26

73,73

18

85,80

94,25

 

11

Bắc Giang

60,65

82,35

66,15

65,43

19

85,75

93,58

 

12

Vĩnh Phúc

80,14

85,77

63,28

62,08

6

92,58

93,55

 

13

Thanh Hoá

59,59

75,41

50,82

75,78

35

79,49

91,84

 

14

Bình Định

71,36

82,21

47,24

48,62

21

84,24

90,57

 

15

Cần Thơ

79,60

86,47

36,88

30,46

17

86,54

90,22

 

16

Lâm Đồng

80,80

82,80

42,52

44,17

13

88,25

89,47

 

17

Bến Tre

79,78

83,34

40,33

38,17

14

87,15

88,85

 

18

Đà Nẵng

76,36

83,20

27,27

39,46

29

82,37

88,82

 

19

Tiền Giang

84,00

81,53

42,08

40,21

10

90,16

88,15

 

20

Long An

83,39

81,05

43,42

40,81

9

90,21

88,02

 

21

Tuyên Quang

14,28

59,89

34,75

61,34

62

40,21

87,86

 

22

Trà Vinh

74,20

81,28

39,32

40,00

26

82,96

87,63

 

23

Vĩnh Long

70,63

82,74

37,10

32,44

33

80,07

87,47

 

24

Thái Nguyên

62,92

78,09

45,63

44,06

34

79,55

87,29

 

25

Hà Nội

71,19

78,60

44,64

42,57

22

83,77

86,84

 

26

An Giang

71,70

79,92

39,49

34,98

31

81,24

85,96

 

27

Phú Thọ

51,76

70,15

37,89

53,61

47

69,54

85,96

 

28

Lạng Sơn

54,24

76,52

51,18

43,83

42

76,10

85,90

 

29

Khánh Hoà

83,86

78,21

45,00

37,46

8

90,97

85,79

 

30

Ninh Thuận

68,26

75,96

46,23

42,39

28

82,53

85,52

 

31

Tây Ninh

78,07

77,12

44,60

38,43

15

87,12

85,06

 

32

Đồng Nai

72,43

76,08

44,51

41,85

23

83,76

84,67

 

33

Ninh Bình

71,13

71,82

49,29

49,91

20

85,03

84,67

 

34

Quảng Trị

72,08

71,88

42,04

49,34

25

83,36

84,51

 

35

Cà Mau

63,55

72,83

44,10

45,93

38

78,00

84,44

 

36

Bình Thuận

73,61

75,65

39,76

40,89

24

83,50

84,32

 

37

Điện Biên

45,94

74,80

37,46

26,55

51

65,44

83,20

 

38

Đồng Tháp

71,45

73,94

28,22

39,57

36

78,83

82,68

 

39

Hoà Bình

33,03

57,54

47,58

66,51

54

63,35

82,61

 

40

Kon Tum

55,73

75,99

43,76

31,26

46

72,90

82,45

 

41

B.Rịa-V.Tàu

69,90

70,35

40,31

46,41

32

81,14

82,39

 

42

Hà Giang

34,78

56,85

37,58

61,98

58

57,89

82,17

 

43

Quảng Nam

67,55

72,82

34,80

38,91

37

78,02

82,12

 

44

Lào Cai

55,94

72,78

46,78

35,77

41

76,15

81,86

 

45

Bình Phước

65,16

67,63

38,24

48,48

27

82,65

81,61

 

46

TT-Huế

63,58

70,91

38,51

38,77

39

76,53

81,09

 

47

Quảng Bình

46,50

61,82

32,01

56,29

55

62,78

80,97

 

48

Phú Yên

71,19

68,66

38,90

44,09

30

81,85

80,55

 

49

Quảng Ngãi

63,84

67,49

33,78

40,44

43

75,80

79,05

 

50

Hậu Giang

61,43

69,03

33,09

30,11

45

73,48

77,45

 

51

Nghệ An

45,81

61,72

45,14

43,87

49

68,45

76,85

 

52

Đăk Nông

50,50

62,50

30,10

43,10

53

64,57

76,35

 

53

Lai Châu

48,66

62,10

31,88

37,32

52

65,07

75,99

 

54

Kiên Giang

62,59

63,59

33,37

38,63

44

73,79

75,99

 

55

Bình Dương

62,47

63,52

38,31

34,54

40

76,36

74,79

 

56

Gia Lai

58,06

60,67

29,77

40,60

48

69,12

74,33

 

57

Sơn La

24,33

54,03

33,41

43,31

60

48,33

73,40

 

58

Bạc Liêu

48,81

64,71

27,22

30,01

57

60,95

73,02

 

59

Yên Bái

27,11

52,41

32,01

45,78

59

48,80

72,79

 

60

Sóc Trăng

51,35

58,43

36,49

39,52

50

66,69

72,54

 

61

Cao Bằng

27,89

40,62

27,94

53,11

61

46,97

69,11

 

62

Đắk Lắk

51,01

55,67

25,30

36,52

56

62,60

68,60

 

63

Bắc Kạn

20,26

43,18

24,81

31,53

63

38,74

58,15

 

Tổng cộng toàn quốc

66,60

76,01

43,16

48,61

 

80,44

86,57

 

 

II. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TT

Đơn vị

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 1 (%)

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lần 2 (%)

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cả 2 lần so với số thí sinh dự thi lần 1 (%)

Ghi chú

2007

2008

2007

2008

2007

2008

Xếp hạng

Tỷ lệ TN

1

Hải Phòng

56,16

62,07

76,42

96,76

2

88,61

99,15

 

2

Hoà Bình

12,64

71,08

66,63

74,96

8

68,17

98,02

 

3

Quảng Ninh

36,41

62,60

47,82

94,59

9

66,18

97,81

 

4

Hải Dương

39,36

68,07

64,21

86,69

5

78,19

96,03

 

5

Thái Bình

68,45

80,42

59,91

76,22

3

85,79

95,79

 

6

Bắc Giang

14,57

64,46

37,46

77,90

25

44,07

92,66

 

7

Thái Nguyên

22,47

47,70

26,15

64,10

27

41,10

92,10

 

8

Cục Nhà trường

60,31

64,97

83,60

78,77

1

92,55

92,06

 

9

Bắc Ninh

36,99

72,43

27,81

57,14

18

53,35

91,07

 

10

Nam Định

59,98

83,16

30,55

47,66

7

71,59

90,23

 

11

Cao Bằng

29,63

55,21

17,23

72,81

29

40,48

89,15

 

12

Hưng Yên

14,29

54,79

46,15

82,09

16

54,48

88,35

 

13

Thanh Hoá

17,42

48,22

36,37

81,79

22

46,47

87,40

 

14

Tuyên Quang

0,22

22,16

1,46

58,85

64

0,87

86,36

 

15

Yên Bái

13,49

54,92

33,91

65,78

26

41,64

86,24

 

16

Sơn La

3,22

47,25

24,58

63,87

44

26,94

83,00

 

17

Hà Nam

34,67

50,84

37,33

71,25

13

58,19

81,81

 

18

Hà Nội

37,91

63,84

39,50

51,91

11

61,14

80,99

 

19

Lạng Sơn

25,00

50,33

46,62

63,32

14

57,09

80,64

 

20

Hà Tĩnh

38,12

63,25

37,98

47,93

12

60,49

80,47

 

21

Vĩnh Phúc

30,10

53,47

44,46

55,36

10

61,96

78,81

 

22

Quảng Bình

6,65

29,08

15,69

75,94

56

19,85

78,40

 

23

Lào Cai

32,08

46,77

33,56

58,58

17

54,30

78,32

 

24

Quảng Trị

53,38

52,93

58,45

57,89

4

79,70

78,19

 

25

Hà Giang

8,20

33,46

25,22

67,33

40

28,72

74,98

 

26

TP. HCM

60,14

54,50

37,92

40,88

6

72,51

68,56

 

27

Ninh Bình

17,69

31,52

34,33

56,72

24

44,93

67,67

 

28

TT-Huế

12,98

33,75

15,18

52,00

50

24,18

66,94

 

29

Phú Thọ

8,59

31,66

22,29

50,95

42

27,53

63,77

 

30

Lai Châu

17,83

26,38

18,86

48,84

34

34,50

62,27

 

31

Đà Nẵng

25,02

38,31

20,09

44,75

31

37,56

60,93

 

32

Bắc Kạn

22,66

30,72

13,75

47,68

35

32,18

58,71

 

33

Nghệ An

7,72

33,19

16,22

34,53

52

21,00

57,91

 

34

Ninh Thuận

30,03

29,63

28,92

43,54

21

48,66

57,56

 

35

Bình Định

8,70

14,89

16,56

59,17

53

20,94

56,56

 

36

Quảng Ngãi

10,83

16,16

15,95

53,15

49

25,08

54,00

 

37

Điện Biên

22,36

32,32

15,33

29,29

32

35,77

53,77

 

38

Bến Tre

40,81

32,82

27,96

37,23

15

55,19

53,61

 

39

Bình Phước

13,21

22,18

16,55

52,53

47

26,43

53,24

 

40

Đăk Nông

10,55

20,40

20,90

49,33

43

27,11

51,84

 

41

Đồng Nai

18,75

27,90

23,66

32,29

33

35,11

47,41

 

42

Cần Thơ

18,45

26,86

15,77

29,36

39

29,39

46,91

 

43

Quảng Nam

6,28

24,36

17,72

31,73

55

20,45

45,43

 

44

Trà Vinh

16,95

24,95

21,46

30,99

37

31,64

44,00

 

45

Lâm Đồng

24,36

26,69

24,61

33,72

28

40,80

43,25

 

46

Khánh Hoà

33,36

23,42

28,11

27,66

20

50,95

41,41

 

47

Vĩnh Long

14,44

23,42

24,02

29,62

36

31,78

41,10

 

48

Long An

13,14

20,85

16,07

28,31

48

26,28

38,17

 

49

Kon Tum

6,46

21,22

11,63

29,24

59

14,23

38,05

 

50

Tây Ninh

30,14

19,20

25,71

26,17

23

45,71

36,67

 

51

Bình Dương

11,53

19,72

15,52

24,54

51

23,75

35,74

 

52

Đồng Tháp

4,84

15,42

13,31

31,51

58

15,81

35,70

 

53

Kiên Giang

11,26

16,90

13,39

27,46

54

20,81

35,34

 

54

B.Rịa-V.Tàu

9,88

12,49

19,89

33,02

46

26,66

35,05

 

55

Tiền Giang

26,19

19,66

20,20

26,00

30

38,28

34,43

 

56

Bình Thuận

12,80

13,23

12,10

30,26

45

26,92

31,16

 

57

Đắk Lắk

8,91

14,89

14,87

26,72

57

19,51

30,09

 

58

An Giang

31,71

13,01

26,32

25,73

19

51,24

29,55

 

59

Phú Yên

12,00

9,34

20,95

26,14

41

28,31

27,63

 

60

Cà Mau

12,44

9,20

20,33

18,51

38

29,85

23,00

 

61

Gia Lai

3,61

8,53

9,13

24,08

62

9,40

22,73

 

62

Hậu Giang

3,77

9,68

6,06

19,55

63

7,89

22,34

 

63

Bạc Liêu

5,29

7,91

8,40

18,44

60

11,91

18,94

 

64

Sóc Trăng

4,98

6,63

6,68

20,88

61

9,53

17,63

 

Tổng cộng toàn quốc

26,60

42,41

29,50

49,47

 

46,06

67,21

 

 

Ghi chú: Số liệu của Sở GDĐT Hà Nội bao gồm cả số liệu của Sở GDĐT Hà Tây cũ.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 406/BC-BGDĐT

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu406/BC-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/09/2008
Ngày hiệu lực11/09/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 406/BC-BGDĐT

Lược đồ Báo cáo 406/BC-BGDĐTtổ chức thi tốt nghiệpTHPT 2008 lần 2


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 406/BC-BGDĐTtổ chức thi tốt nghiệpTHPT 2008 lần 2
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu406/BC-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýBành Tiến Long
                Ngày ban hành11/09/2008
                Ngày hiệu lực11/09/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 406/BC-BGDĐTtổ chức thi tốt nghiệpTHPT 2008 lần 2

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 406/BC-BGDĐTtổ chức thi tốt nghiệpTHPT 2008 lần 2

                      • 11/09/2008

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 11/09/2008

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực