Chỉ thị 47/CT-UB

Chỉ thị 47/CT-UB năm 1977 về xây dựng và phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh ở các quận, huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh đã được thay thế bởi Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 47/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH Ở CÁC QUẬN, HUYỆN.

Ngày 20 tháng 4 năm 1977 Ủy ban nhân dân thành phố đã có công văn số 819/UB hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện về việc chuẩn bị điều kiện triển khai kế hoạch cải tạo và xây dựng ngành thương nghiệp ở cấp quận, huyện.

Sau đó Sở Thương nghiệp đã tổ chức nhiều cuộc họp giữa các công ty chuyên doanh và Phòng Thương nghiệp các quận, huyện và đã đi đến nhất trí với phương hướng xây dựng ở mỗi quận các cửa hàng trung tâm theo ngành hàng.

Đến nay, trong 12 quận nội thành, chúng ta đã thành lập được 59 cửa hàng trung tâm trong tổng số 120 cửa hàng theo dự kiến, đạt tỷ lệ 49%. Trong đó, chỉ có 3 ngành hàng : Bách hóa, vật liệu xây dựng, chất đốt cơ bản đã tổ chức xong mạng lưới cửa hàng khắp các quận, huyện ; còn các ngành hàng khác thì mới triển khai xuống quận lẻ tẻ hoặc còn trong thời kỳ chuẩn bị với quận về địa điểm hoặc nhân sự.

Nhưng khi triển khai việc xây dựng cửa hàng trung tâm quận, chúng ta gặp khó khăn lớn là thiếu cán bộ quản lý chủ chốt của cửa hàng, mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu cũng không bảo đảm, do đó nhiều công ty chưa tổ chức được cửa hàng trực thuộc mình.

Song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhận thức về sự kết hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương chưa được xác định cụ thể, tư tưởng cầu toàn đòi hỏi phải có đủ điều kiện, phương tiện thì mới thành lập cửa hàng. Do đó việc triển khai xây dựng cửa hàng trung tâm bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến công tác lưu thông phân phối, đến việc cải tạo tư thương, quản lý thị trường.

Một phần từ thiếu sót trên nên chưa thực hiện được việc tập trung cao độ nguồn hàng vào tay Nhà nước, việc phân phối hàng hóa nhiều nơi còn tùy tiện, vi phạm chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, phương thức mà Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Thương nghiệp đã qui định, gây trở ngại cho sản xuất và làm phiền hà cho nhân dân.

Để khắc phục những thiếu sót và tồn tại trên nhằm củng cố tổ chức thương nghiệp phục vụ đắc lực cho công tác cải tạo và quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các quận, huyện phối hợp với ngành Thương nghiệp tiến hành các công việc sau đây :

1. Khẩn trương triển khai mạng lưới cửa hàng trung tâm quận, huyện, củng cố về mặt tổ chức và quản lý, tăng cường cán bộ có năng lực đủ sức làm nhiệm vụ thu mua nắm nguồn hàng và phân phối kịp thời cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong quận, huyện, đồng thời làm tốt việc quản lý kinh tế và các mặt hoạt động khác của cửa hàng.

2. Các công ty chuyên doanh cần có kế hoạch cụ thể, rót hàng đều đặn cho cửa hàng, tăng cường chỉ đạo và quản lý về mặt nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ, thể lệ thương nghiệp, không để hư hỏng, thất thoát hàng hóa.

3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần tích cực thu xếp nhà cửa để sớm hình thành hệ thống cửa hàng trung tâm theo môt quy hoạch mạng lưới hợp lý, phục vụ thuận tiện nhu cầu của nhân dân, có trách nhiệm cùng với các công ty chuyên doanh quản lý tốt các cửa hàng tại địa phương.

4. Ban Tổ chức chánh quyền thành phố và Sở Thương nghiệp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương trên lĩnh vực thương nghiệp, về trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý hàng hóa, quản lý lao động, quản lý tài sản ở cửa hàng trung tâm quận nhằm mục đích đưa công tác lưu thông phân phối hàng hóa trong từng quận, huyện nói riêng và trong toàn thành phố nói chung được thông suốt, phục vụ kịp thời cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành phố.-

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 47/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu47/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/08/1977
Ngày hiệu lực11/08/1977
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 47/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu47/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Đình Nhơn
                Ngày ban hành11/08/1977
                Ngày hiệu lực11/08/1977
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 47/CT-UB xây dựng phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh