Công văn 3438/BNN-TCTS

Công văn 3438/BNN-TCTS năm 2019 về tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 3438/BNN-TCTS 2019 tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3438/BNN/TCTS
V/v tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổng cục Hải quan
- Tổng cục Quản lý thị trường

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian gần đây có tình trạng tôm càng đỏ, Cherax Quadricarinatus (còn gọi là tôm hùm đất...) được đưa vào Việt Nam để tiêu thụ làm thực phẩm tại một số địa phương. Đây là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao.

Loài tôm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản) và được xác định là loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại). Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.

Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan:

1. Tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

2. Khi phát hiện có phát tán ra môi trường, phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

3. Tuyên truyền, phổ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban chỉ đạo 389;
- Các Bộ TNMT, TC, CT;
- Lưu: VT, TCTS (02 bản)

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 3438/BNN-TCTS

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu3438/BNN-TCTS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/05/2019
Ngày hiệu lực17/05/2019
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 3438/BNN-TCTS 2019 tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 3438/BNN-TCTS 2019 tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu3438/BNN-TCTS
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýNguyễn Xuân Cường
                Ngày ban hành17/05/2019
                Ngày hiệu lực17/05/2019
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 3438/BNN-TCTS 2019 tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 3438/BNN-TCTS 2019 tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam

                      • 17/05/2019

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 17/05/2019

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực