Văn bản khác 3432/KH-UBND

Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận

Nội dung toàn văn Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3432/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 13 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 650/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình) nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

2. Yêu cầu

a) Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc.

b) Truyền thông về công tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật và được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được sự sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dân.

c) Truyền thông về công tác giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành nắm vững, hiểu rõ các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng truyền thông

Người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

2. Phạm vi và thời gian thực hiện

a) Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.

b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, GIẢI PHÁP

1. Nội dung

a) Tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình, gắn với nội dung của Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 11/10/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:

- Chương trình giảm nghèo chuyển từ đầu tư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân.

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết vấn đề nghèo cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chiều thiếu hụt; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người nghèo.

- Lấy phát triển kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các dự án giảm nghèo nhằm hình thành vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo động lực phát triển.

- Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức hỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tài sản, hiện vật hoặc tiền; từng bước xóa bỏ chính sách cho không. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

b) Đổi mới, thúc đẩy hiệu quả, chất lượng thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Bình Thuận không còn người nghèo”.

c) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

d) Chuyển đổi phương thức canh tác, sản xuất theo hướng khoa học, phát triển chuỗi giá trị, tăng cường gắn kết quân dân, gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận lòng dân, quốc phòng và an ninh Nhân dân.

đ) Truyền thông về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.

e) Tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng một Bình Thuận phồn vinh, củng cố niềm tin của Nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

2. Hình thức

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh tới cơ sở.

- Tổ chức các cuộc thi báo chí, thi văn hóa, văn nghệ; hội nghị, hội thảo; các cuộc vận động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông lĩnh vực giảm nghèo đối với đội ngũ cán bộ, người làm công tác giảm nghèo.

- Tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

- In ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu và các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về Chương trình và chính sách giảm nghèo.

3. Giải pháp

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về Chương trình.

b) Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

c) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông. Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông như mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân.

d) Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông; tổ chức vận động xã hội, hội thảo, hội nghị; phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình vươn lên thoát nghèo.

đ) Tổ chức các hoạt động về chính sách giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở để tăng cường giải thích về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bằng các hình thức sáng tạo như hội thi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương trình.

e) Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở; nâng cao năng lực cán bộ các cấp về công tác truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.

g) Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo nhằm phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Ủy ban nhân dân tỉnh; cung cấp thông tin tổng hợp về kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tuyên truyền các chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo đến người dân.

h) Hằng năm, tổ chức giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác truyền thông về Chương trình, lồng ghép với công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình ở một số địa phương, đơn vị; kịp thời phản ánh, đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc

- Ngân sách Nhà nước bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.

- Thực hiện chế độ đặt hàng, đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo các quy định hiện hành đối với các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, báo chí, đài phát thanh, truyền hình tham gia các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.

2. Nguồn kinh phí

a) Cấp tỉnh

- Kinh phí truyền thông, tuyên truyền về Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.

- Đề nghị các sở, ngành có liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững từ nguồn ngân sách giao cho các sở, ngành để thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.

b) Cấp huyện

- Chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững từ nguồn ngân sách được cấp hằng năm để thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.

- Huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp, nhất là nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về Chương trình.

- Bảo đảm việc cung cấp các thông tin cơ bản về Chương trình cho các cơ quan liên quan theo quy định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo” trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu và dự toán hàng năm của các sở, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp gửi Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí xuất bản đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền về chương trình bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp; chú trọng truyền thông các cá nhân, tập thể, mô hình điển hình, tiêu biểu trong công tác giảm nghèo.

- Lồng ghép hoạt động truyền thông về Chương trình với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nhà báo Bình Thuận tổ chức Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo”.

- Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả công tác truyền thông.

4. Các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện lồng ghép vào nhiệm vụ chuyên môn triển khai đẩy mạnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông về Chương trình; tuyên truyền sâu rộng về Chương trình tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân.

- Bố trí nguồn lực và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về Chương trình, thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo.

- Tổng hợp, lồng ghép báo cáo công tác truyền thông, tuyên truyền trong báo cáo công tác giảm nghèo hằng năm của các sở, ngành có liên quan và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

- Tiếp tục tổ chức hiệu quả các cuộc vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động, phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông về Chương trình; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Chương trình tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

- Bố trí nguồn lực và chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về Chương trình, lồng ghép với nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch truyền thông về Chương trình gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Minh);
- UBMTTQVT tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVXNV, Th.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3432/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu3432/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/10/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3432/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu3432/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
                Người kýNguyễn Minh
                Ngày ban hành13/10/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận

                            Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 3432/KH-UBND 2022 truyền thông Chương trình giảm nghèo bền vững Bình Thuận

                            • 13/10/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực