Quy định 1319-QĐ/UBKTTW

Quy định 1319-QĐ/UBKTTW năm 2013 Quy định về phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

Nội dung toàn văn Quy định 1319-QĐ/UBKTTW 2013 phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm kiểm tra tổ chức đảng


BAN CHP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIT NAM
---------------

Số: 1319-QĐ/UBKTTW

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HIỆN, XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU VI PHẠM, QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI, ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM

Căn cứ Điều lệ Đảng khóa XI;

Căn cứ Quy chế m việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI;

Căn cứ Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI;

Căn cứ Thông báo kết luận số 115-TB/TW, ngày 17-12-2012 của Ban Bí thư về Đề án "Phát hiện, xác định, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm", trong đó giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành "Quy định, về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm";

Xét đề nghị của Vụ Nghiên cứu,

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp và đảng viên có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

T/M ỦY BAN KIM TRA TRUNG ƯƠNG
CHỦ NHIỆM





Ngô Văn Dụ

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÁT HIỆN, XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU VI PHẠM, QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI, ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1319-QĐ/UBKTTW, ngày 10-6-2013 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy định này được áp dụng trong phạm vi phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra của Ủy ban kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm.

Điều 2. Nguyên tắc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

1- Căn cứ vào Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị - xã hội.

2- Thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy trình, thủ tục.

3- Phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm đầy đủ, chính xác, kịp thời, thận trọng, khách quan; quyết định và tiến hành kiểm tra đúng nội dung, đối tượng, đúng thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể kiểm tra.

Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm, các tổ chức đảng xác định, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

1- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm:

a) Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy; Ủy ban kiểm tra, các quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy các cấp; ban cán sự đảng, đảng đoàn; chi bộ, đảng viên.

b) Các tổ chức nhà nước; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

c) Cơ quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân.

2- Các tổ chức đảng xác đnh, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm:

a) Thường trc Ủy ban kiểm tra các cấp.

b) Ủy ban kiểm tra (đối với nơi không có thường trực Ủy ban kiểm tra).

Điều 4. Giải thích từ ng

1- Vi phạm là việc không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

2- Du hiệu vi phạm là những hiện tượng, biu hiện qua những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái các quy định của Đảng. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị - xã hội.

3- Khi có dấu hiệu vi phạm là thời điểm khi có những thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập được đối chiếu với các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tquốc và các đoàn thchính trị - xã hội mà đảng viên tham gia, có căn cứ cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị - xã hội.

4- Phát hiện dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức, cá nhân bằng nhận thức, trách nhiệm của mình tiến hành nhận diện, phân tích, tìm ra những thông tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đó không tuân theo, không làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

5- Xác định dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quy định của Đảng về phân cấp quản lý cán bộ, các thông tin, tài liệu, hiện vật phản ảnh về dấu hiệu vi phạm đã thu thập, phát hiện được, thông qua các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra để phân tích, sàng lọc, đánh giá, lựa chọn cụ thể, chính xác về đối tượng, nội dung có dấu hiệu vi phạm, xem xét, quyết định việc kiểm tra.

6- Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên là việc tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của Đảng, đề nghị của cán bộ kiểm tra hoặc đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra để ban hành quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên

1- Đối với tổ chức đảng có biểu hiện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về:

a) Chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn được giao, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

c) Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

d) Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sng của cán bộ, đảng viên.

đ) Việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.

2- Đối với đảng viên có biểu hiện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về:

a) Thực hiện nhiệm vụ đảng viên (quy định tại Điều 2 của Điều lệ Đảng).

b) Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên (quy định tại Điều 12 của Điều lệ Đảng).

Điều 6. Căn cứ, phương pháp phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên

1- Căn cứ phát hiện dấu hiệu vi phạm:

a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra, chi bộ; chương trình, kế hoạch công tác năm của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra và các đơn vị trong cơ quan Ủy ban kiểm tra (đối với cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương). Chức trách, nhiệm vụ của cấp ủy viên, thành viên của tổ chức đảng, thành viên Ủy ban kiểm tra được phân công phụ trách, của cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn.

b) Quy định của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp về phân cấp quản lý cán bộ.

c) Các thông tin, tài liệu, báo cáo, phản ánh về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được thu thập, phát hiện từ các nguồn sau:

- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, kiểm toán, kiểm điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Báo cáo tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo kết quả bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

- Báo cáo, kiến nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.

- Tcáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh, góp ý của đảng viên và quần chúng.

- Kết quả khảo sát, thăm dò, thống kê, phân tích, tổng hợp dấu hiệu vi phạm đối với cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên của Ủy ban kiểm tra các cấp.

- Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã qua khảo sát, nm tình hình bước đầu.

- Các nguồn thông tin khác.

2- Phương pháp phát hiện dấu hiệu vi phạm:

Cấp ủy viên, thành viên tổ chức đảng, thành viên Ủy ban kiểm tra được phân công phụ trách, cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn phát hiện dấu hiệu vi phạm thông qua:

a) Nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về du hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thông qua các nguồn thông tin nêu tại Đim c, Khoản 1, Điều 6 của Quy định này.

b) Thực hiện việc giám sát thường xuyên đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.

c) Nghiên cứu thông tin, tài liệu, hiện vật thu thập qua các cuộc kiểm tra và do tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp. Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát, đoàn công tác của cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp hoặc cấp dưới; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, của các tổ chức nhà nước; trao đổi trực tiếp đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên; kết quả thực hiện chất vấn tại các kỳ họp của cấp ủy, Quốc hội, hội đng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

d) Kết quả giám sát chuyên đề; báo cáo kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

Điều 7. Căn cứ, điều kiện, phương pháp xác định dấu hiệu vi phạm

1- Căn cứ xác định dấu hiệu vi phạm:

a) Các căn cứ nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 6 của Quy định này.

b) Các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà đảng viên tham gia đang có hiệu lực thi hành tại thời đim tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

2- Điều kiện để xác định dấu hiệu vi phạm:

a) Tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên được xác định là có du hiệu vi phạm khi nội dung thông tin, tài liệu, hiện vật phản ánh về dấu hiệu vi phạm đã có căn cứ, cơ sthể hiện rõ:

- Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của đảng viên.

- Tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung dấu hiệu vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới có liên quan hoặc họ tên, địa chỉ, thời điểm, nội dung du hiệu vi phạm của đảng viên có liên quan.

b) Trường hợp nội dung dấu hiệu vi phạm đã có sở xác định nhng đi tượng vi phạm chưa rõ thì căn cứ vào các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước đxác định, làm rõ đối tượng có dấu hiệu vi phạm.

3- Phương pháp xác định dấu hiệu vi phạm:

Cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn căn cứ các thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đã phát hiện và nhận được để tiến hành các công việc sau:

a) Phân tích, sàng lọc, phân loại, tổng hợp những thông tin có đủ căn cứ, cơ sở, điều kiện xác định dấu hiệu vi phạm.

b) Đối chiếu nội dung thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm đã phát hiện với các quy định cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp đến đối tượng và nội dung dấu hiệu vi phạm.

c) Xây dựng và báo cáo đề xuất việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm trình thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định kiểm tra hay không kiểm tra (đối với cấp huyện và tương đương trở xuống).

Đối với Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoặc Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì cán bộ kiểm tra báo cáo lãnh đạo vụ hoặc phòng xem xét, xin ý kiến thành viên Ủy ban phụ trách trước khi trình thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định.

Điều 8. Điều kiện quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

1- Báo cáo đề xuất quyết định kiểm tra của cán bộ kiểm tra (đối với cấp huyện và tương đương trở xuống), của vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) hoặc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ, thường trực cấp ủy giao Ủy ban kiểm tra cùng cấp có đủ cơ sở để xác định cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên có dấu hiệu vi phạm và các tài liệu liên quan.

2- Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên bảo đảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng.

3- Các quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, quy định của cơ quan, đơn vị còn hiệu lực thi hành tại thời điểm tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thực hiện hành vi vi phạm quy định đó.

4- Tình hình cụ thể về hoạt động, sinh hoạt của tổ chức đảng, đảng viên dự kiến được kiểm tra và tình hình, điều kiện thực tế của Ủy ban kiểm tra, năng lực cán bộ kiểm tra.

Điều 9. Thẩm quyền quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

1- Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kiểm tra:

a) Đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết kiểm tra đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định s67-QĐ/TW ngày 01-7-2007 của Bộ Chính trị.

b) Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp.

2- Ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh, huyện và tương đương quyết định kiểm tra:

a) Cấp ủy viên cùng cấp (trừ các đồng chí là cán bộ thuc diện cấp trên quản lý) và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương quản lý theo quy định của cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương v phân cấp quản lý cán bộ.

b) Các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trc tiếp.

3- Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở quyết định kiểm tra:

a) Đảng viên, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp (nhưng không phải là cán bộ thuộc diện cp trên quản lý); đảng viên là cán bộ thuộc diện đảng ủy sở quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy huyện, quận và tương đương.

b) Các tổ chức đảng cấp dưới trực thuộc đảng ủy cơ sở.

Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban kiểm tra, thường trực Ủy ban kiểm tra, các đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra, thành viên Ủy ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra trong phát hiện, xác định, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

1- Trách nhiệm

a) Trách nhiệm của cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:

- Báo cáo kịp thi, khách quan, trung thực, đầy đủ kết quả nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về du hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên.

- Phát hiện dấu hiệu vi phạm và đề xuất với lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) hoặc Ủy ban kiểm tra (ở cấp huyện và tương đương, trở xuống) về việc đề nghị Ủy ban kiểm tra hoặc thường trực Ủy ban kiểm tra xác định và quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm.

b) Trách nhiệm của lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) được phân công theo dõi địa bàn, lĩnh vực hoặc Ủy ban kiểm tra cấp huyện và tương đương trở xuống:

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn trong việc: thu thập thông tin, tài liệu, hiện vật về du hiệu vi phạm; phát hiện nội dung dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên đề xuất việc xác định và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

- Báo cáo xin ý kiến thành viên Ủy ban phụ trách đơn vị về đề xuất việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đ đnghị thường trực Ủy ban hoặc Ủy ban kiểm tra xác định và xem xét, quyết định kiểm tra.

c) Trách nhiệm của thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương phụ trách đơn vị theo dõi lĩnh vực, địa bàn:

- Chỉ đạo đơn vị được phân công phụ trách phát hiện, đề xuất việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên đúng quy định.

- Cho ý kiến về đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên của đơn vị theo dõi lĩnh vực, địa bàn hoặc của cán bộ kiểm tra trước khi trình thường trực Ủy ban hoặc Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định.

- Báo cáo những vấn đề cần thiết trước khi Ủy ban kiểm tra hoặc thường trực Ủy ban kiểm tra quyết định kiểm tra.

d) Trách nhiệm của thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra:

- Chỉ đạo thực hiện việc phát hiện dấu hiệu vi phạm và đề xuất việc xác định, quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên đúng quy định.

- Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

- Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban kiểm tra các cấp chỉ đạo việc kiểm tra đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp dưới quản lý khi có dấu hiệu vi phạm; trực tiếp kiểm tra khi thấy cần thiết. Trường hợp có ý kiến khác nhau, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cấp ủy liên quan có trách nhiệm báo cáo các ý kiến khác nhau đó để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định; Ủy ban kiểm tra các cấp và cấp ủy liên quan có trách nhiệm báo cáo các ý kiến khác nhau đó để cấp ủy cùng cấp của Ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định.

2- Quyền hạn

a) Quyền hạn của thành viên Ủy ban kiểm tra phụ trách, cán bộ kiểm tra được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:

- Đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và đảng viên có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật về dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách hoặc theo dõi.

- Đxuất lãnh đạo đơn vị hoặc đề nghị thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra quyết định kiểm tra khi đã có cơ sở, căn cứ, điều kiện xác định chính xác, cụ thể dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên.

b) Quyền hạn của lãnh đạo vụ (thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương) hoặc phòng (thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn:

- Yêu cầu cán bộ kiểm tra được giao theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện và báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả phát hiện dấu hiệu vi phạm, đxuất việc kiểm tra đúng nội dung và đối tượng kiểm tra.

- Báo cáo xin ý kiến thành viên Ủy ban kiểm tra phụ trách đơn vị về việc đề nghị kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

- Đề nghị thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra xác định và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khi thấy có cơ sở, căn cứ, điều kiện.

c) Quyền hạn của thường trực Ủy ban kiểm tra hoặc Ủy ban kiểm tra:

- Yêu cầu tổ chức đảng quản lý tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên dự kiến được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm phối hợp, tạo điều kiện cho việc chuẩn bị kế hoạch và tiến hành kiểm tra.

- Đnghị các tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tquốc, các đoàn thchính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và đảng viên có liên quan phi hp cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật về nội dung kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên được kiểm tra.

- Yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên được kiểm tra thực hiện nghiêm quyết định kiểm tra.

Điều 11. Trách nhiệm, quyền của tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên được kiểm tra khi có du hiệu vi phạm

1- Về trách nhiệm

a) Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu và quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng có thẩm quyền.

b) Phối hợp với chủ thể kiểm tra trong quá trình chuẩn bị quyết định và tiến hành kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân mình.

c) Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra; tham dự đầy đủ các cuộc họp, bui làm việc được mời; báo cáo giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra.

d) Không được cản trở quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra dưới bất kỳ hình thức nào. Không được để lộ bí mật nội dung được kiểm tra trong quá trình kiểm tra cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

2- Về quyền

a) Được thông tin, thảo luận, biểu quyết các nội dung được kiểm tra thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

b) Tự phê bình, phê bình về hoạt động của chủ thể kiểm tra và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan đến việc kiểm tra thuộc trách nhiệm của mình. Đnghị chủ thể kiểm tra xem xét nội dung, thời gian kiểm tra và các vấn đề khác (nếu có) đối với tổ chức, cá nhân mình.

c) Được sử dụng bằng chứng để chứng minh về các nội dung kiểm tra; bảo lưu ý kiến, đề nghị, phản ánh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc xem xét lại việc kiểm tra không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của cấp kiểm tra.

Điều 12. Trách nhiệm, quyền của tổ chức, cá nhân có liên quan đến đối tượng kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

1- Về trách nhiệm

a) Thực hiện các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể kiểm tra có liên quan đến tổ chức hoặc cá nhân mình.

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật liên quan đến nội dung kiểm tra đầy đủ, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu, hiện vật đó.

c) Không tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật liên quan đến việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

2- Về quyền

a) Được chủ thể kiểm tra thông báo trước thời gian, nội dung, kế hoạch, lịch làm việc.

b) Trao đi với chủ thể kiểm tra về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu hoặc đề nghị của chủ thể kiểm tra.

c) Từ chối trả lời hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật về nhũng nội dung không thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm thực hiện

1- Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp, trước hết là người đứng đầu trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định ở cấp mình.

2- Cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ, đảng viên, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.

3- Định kỳ hằng năm, Ủy ban kiểm tra cấp dưới báo cáo kết quả thực hiện Quy định với Ủy ban kiểm tra cấp trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra, tổ chức đảng các cấp phản ảnh kịp thời về Ủy ban Kiểm tra Trung ương đxem xét, sửa đi, bổ sung cho phù hợp.

Quy định này được phổ biến đến chi bộ./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1319-QĐ/UBKTTW

Loại văn bảnQuy định
Số hiệu1319-QĐ/UBKTTW
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/06/2013
Ngày hiệu lực10/06/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1319-QĐ/UBKTTW

Lược đồ Quy định 1319-QĐ/UBKTTW 2013 phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm kiểm tra tổ chức đảng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quy định 1319-QĐ/UBKTTW 2013 phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm kiểm tra tổ chức đảng
                Loại văn bảnQuy định
                Số hiệu1319-QĐ/UBKTTW
                Cơ quan ban hànhỦy ban kiểm tra trung ương
                Người kýNgô Văn Dụ
                Ngày ban hành10/06/2013
                Ngày hiệu lực10/06/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quy định 1319-QĐ/UBKTTW 2013 phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm kiểm tra tổ chức đảng

                        Lịch sử hiệu lực Quy định 1319-QĐ/UBKTTW 2013 phát hiện xác định dấu hiệu vi phạm kiểm tra tổ chức đảng

                        • 10/06/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 10/06/2013

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực