Quyết định 2424/QĐ-UBND

Quyết định 2424/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang

Nội dung toàn văn Quyết định 2424/QĐ-UBND 2017 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2424/QĐ-UBND

An Giang, ngày 09 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 50/TTr-PCTT ngày 04/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là “Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang”.

Điều 2. Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện “Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT. TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Chi cục Thủy lợi;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Lãnh
đạo VP UBND tỉnh;
- Phòng: KTN, KTTH, KGVX, TH, NC, HCTC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Quang Thi

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Thực hiện Công văn số 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

Căn cứ tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm qua, UBND tỉnh ban hành “Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai” trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể sau:

I. Sự cần thiết của phương án:

- An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn Đồng bằng Sông Cửu Long, có đường biên giới dài trên 100km, phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông và Đông - Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây và Tây - Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

- Có 11 đơn vị hành chính gồm: 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, gồm 156 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên 3.536,6802 km2. Dân số khoảng 2,2 triệu người, mật độ dân số 610 người/km2 (theo niên giám thống kê năm 2015).

Trong những năm qua, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, các loại hình thiên tai thường xuyên ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh như: ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, sét, sạt lở đất, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt gây không ít thiệt hại đến đời sống và sản xuất của người dân.

Để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm giúp cho các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh chủ động hơn trong công tác ứng phó, hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của nhà nước và nhân dân và các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai.

II. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Rà soát các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh để xác định cấp độ rủi ro thiên tai, từ đó xây dựng phương án ứng phó;

- Nhằm nâng cao tính chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

- Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi tạm cư kiên cố, chắc chắn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.

2. Yêu cầu:

- Các ngành, các cấp trong tỉnh phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa, ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN);

- Có kế hoạch bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao năng lực sơ tán, bảo vệ người và tài tài sản, bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc. Xác định nguồn lực ứng phó thiên tai, dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ công tác ứng phó thiên tai;

- Xác định công tác phòng, ứng phó thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, là nội dung quan trọng được lồng ghép trong nội dung các đề án, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực và địa phương;

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, công chức, viên chức các cấp và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ sự diễn biến khó lường về thiên tai và cách phòng, ứng phó thiên tai, nâng cao cảnh giác và đề cao tinh thần trách nhiệm để chủ động chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cơ quan, đơn vị, địa phương, cho bản thân gia đình và cho xã hội sẵn sàng phòng, ứng phó khi thiên tai xảy ra.

III. Các loại thiên tai và cấp độ của các loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh:

1. Các loại hình thiên tai có thể ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh:

Áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc, sét và mưa đá, mưa lớn, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt.

2. Cấp độ rủi ro thiên tai theo các loại thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh:

Căn cứ vào Cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời dựa vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và qua thống kê tình hình thiên tai, xác định cấp độ rủi ro thiên tại trên địa bàn tỉnh từ cấp 1, 2, 3 và 4 như sau:

- Đối với áp thấp nhiệt đới và bão: cấp độ rủi ro cấp 3 và cao nhất là cấp 4.

- Đối với dông, lốc, sét, mưa lớn và mưa đá: cấp độ rủi ro cấp 1 và cao nhất là cấp 2.

- Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp độ rủi ro cấp 1 và cao nhất là cấp 2.

- Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn: cấp độ rủi ro cấp 1 và cao nhất là cấp 2.

- Đối với lũ, ngập lụt: cấp độ rủi ro cấp 1, 2, 3 và cao nhất là cấp 4.

3. Xác định khu vực và đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai:

3.1 Khu vực dễ bị tổn thương:

Các khu vực trọng điểm, dễ bị tổn thương bao gồm 135 xã, phường,thị trấn trên địa bàn tỉnh có nguy cơ chịu ảnh hưởng cao nhất bởi thiên tai. (Chi tiết đính kèm Phụ lục 1)

- Khu vực dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, dông, lốc, sét, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu gần như rãi rác ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh.

- Khu vực dễ bị tổn thương cao do bị sạt lở đất, sụt lún đất ở các khu vực dọc theo sông Tiền, sông Hậu và các sông, kênh rạch lớn theo báo cáo kết quả quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông hàng năm trên địa bàn tỉnh An Giang của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Khu vực dễ bị tổn thương cao do hạn hán, xâm nhập mặn ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn.

3.2 Đối tượng dễ bị tổn thương:

Người dân sống tại các khu vực dễ bị tổn thương chủ yếu là các đối tượng người già, phụ nữ và trẻ em, bên cạnh yếu tố về con người, nhà cửa, đất canh tác, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản… tại khu vực cần được quan tâm.

IV. Chỉ đạo điều hành phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro:

1. Cơ quan chỉ đạo:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo điều hành đối với loại thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão xảy ra ở cấp độ rủi ro là cấp 3, cấp 4

b) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) tỉnh chỉ đạo điều hành đối với thiên tai:

- Dông, lốc, sét, mưa lớn và mưa đá xảy ra ở cấp độ rủi ro là cấp 2.

- Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy xảy ra ở cấp độ rủi ro là cấp 2.

- Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cấp độ rủi ro là cấp 2.

- Lũ, ngập lụt xảy ra ở cấp độ rủi ro là cấp 2, cấp 3, cấp 4.

2. Cơ quan chỉ huy:

a) Chỉ huy cấp tỉnh: Ban chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên & Môi trường và các Sở, ban ngành liên quan chỉ huy phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục thiên tai đối với các loại hình thiên tai xảy ra ở cấp độ rủi ro từ cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

b) Chỉ huy cấp huyện, thị, thành phố: Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN cấp huyện, thị, thành phố chỉ huy phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục thiên tai đối với tất cả các loại hình thiên tai xảy ra ở các cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 4.

c) Chỉ huy cấp xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN cấp xã, phường, thị trấn chỉ huy phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục thiên tai đối với tất cả các loại hình thiên tai xảy ra ở các cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 4.

3. Lực lượng ứng cứu:

- Quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an và các lực lượng khác của tỉnh, huyện, thị, thành, xã, phường, thị trấn.

- Đối với loại hình thiên tai là áp thấp nhiệt đới, bão và lũ, ngập lụt xảy ra ở cấp độ rủi ro cấp 3 và cấp 4 cần bổ sung thêm lực lượng quân sự, công an đóng trên địa bàn tỉnh.

4. Phương tiện, trang thiết bị:

- Các loại xe, ca nô, tàu thuyền, xuồng, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị chuyên dụng khác.

V. Các biện pháp ứng phó thiên tai:

5.1. Công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão:

a) Công tác phòng ngừa:

- Ban chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh phối hợp với địa phương, báo, đài tổ chức tốt công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới đến cán bộ địa phương và người dân, góp phần nâng cao ý thức, kiến thức để người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống bão, áp thấp nhiệt đới.

- Các Sở, ban, ngành tỉnh có kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng cho công tác di dời dân khi có hiệu lệnh.

b) Công tác ứng phó:

- Khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới (rủi ro thiên tai cấp độ 3,4) triển khai thực hiện công tác sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.

- Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh phối hợp với các địa phương di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- UBND các cấp chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng trong địa bàn xảy ra ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

- Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp &PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất, vận động, kêu gọi người dân khẩn trương thu hoạch hoặc có biện pháp bảo vệ phù hợp.

- Các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai (công trình đê điều, công trình thủy lợi, công trình nhà tránh trú bão, công trình đường tránh trú bão,…); công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.

- Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải phối hợp với chính quyền địa phương giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác.

- Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.

- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan và địa phương thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

- Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN cấp tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động các nguồn lực sau để ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới:

+ Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;

+ Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã nơi chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ của địa phương để ứng phó kịp thời ngay khi bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã huy động các nguồn lực tại cơ sở để ứng phó thiên tai, bao gồm các thành phần sau: Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

c) Công tác khắc phục hậu quả:

Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:

- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích.

- Tiếp tục sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.

- Xác định đối tượng cần được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương.

- Điều động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn.

- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở.

- Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu.

- Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra. Đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả.

- Kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai.

- Kiến nghị hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất.

- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai.

- Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng.

5.2. Công tác phòng, chống dông, lốc, sét, mưa lớn và mưa đá:

Thiên tai do dông, lốc, sét là loại hình thiên tai bất thường, diễn biến khó lường và mức độ ảnh hưởng có thể rất lớn, đe dọa tính mạng, thiệt hại tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh.

5.2.1. Đối với dông , lốc, sét, mưa lớn và mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:

a) Công tác phòng ngừa:

- Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung và chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nguyên nhân tác hại của dông, lốc, sét nhằm giúp người dân nâng cao khả năng phòng tránh kịp thời và hiệu quả. UBND huyện, thành phố chỉ đạo đài phát thanh, đài truyền thanh huyện, xã, phường thị trấn xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức tuyên truyền.

b) Công tác ứng phó.

- Ch đo UBND xã, phường, th trn điu tra nm chc s nhà xiêu vo, tm bợ ở tng xã, phường, th trn đ có kế hoch đôn đc nhân dân sa cha nhà ca, neo chng chc chn, tránh đ thit hi xy ra khi có dông, lc xoáy.

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các giàn giáo của công trình cao tầng đang thi công.

- Khi có mưa kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn như cơ quan, trường học…; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo dông, lốc, sét, mưa lớn và mưa đá để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc…

- Trên sông, các cơ quan chức năng thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện tàu thuyền hoạt động trên sông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi đang ở trên sông.

+ Khi thấy ổ mây dông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

c) Công tác khắc phục hậu quả:

- Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh thành lập đoàn công tác phối hợp cùng địa phương thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại (nếu có) để triển khai công tác khắc phục, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.

- Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.

- Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ xem xét hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.

5.2.2. Đối với dông , lốc, sét, mưa lớn và mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2: (thực hiện các biện pháp như cấp độ 1)

5.3. Công tác ứng phó sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:

5.3.1. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp rủi ro là cấp 1:

a) Công tác phòng ngừa:

- Thường xuyên theo dõi, thông báo rộng rãi về diễn biến sạt lở đất trên các hệ thống thông tin của địa phương; tăng cường công tác vận động, khuyến cáo người dân di dời nhà ở ra khỏi khu vực cảnh báo sạt lở, phối hợp với các ngành chức năng cấm biển báo, khuyến cáo người dân không lui tới, sinh hoạt trong phạm vi nguy hiểm và hạn chế tàu thuyền qua lại, neo đậu trong khu vực cảnh báo nguy hiểm.

- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch; nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.

b) Công tác ứng phó:

- Thường xuyên theo dõi diễn biến và cảnh báo tình hình sạt lở. Tổ chức thực hiện giúp dân di dời ngay nhà, tài sản của người dân trong vùng sạt lở đến nơi an toàn như cơ quan, trường học...

- Chỉ đạo các ngành chuyên môn cùng các đơn vị Quân sự, Công an ứng trực 24/24 tại điểm có nguy cơ sạt lở nhằm hỗ trợ ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra và chuẩn bị sẵn các dụng cụ, phương tiện di dời để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.

- Tổ chức các chốt chặn tại khu vực sạt lở, kiên quyết không để cho người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của người dân khi đã di dời.

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi xảy ra sạt lở, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực sạt lở.

c) Công tác khắc phục hậu quả:

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xut các bin pháp khôi phc sn xut, kinh doanh, n đnh đi sng.

- Rà soát các h dân di di do b st l đ thc hin các chính sách h tr đt xut và lâu dài kp thi, đúng đối tượng theo quy đnh.

5.3.2. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp rủi ro là cấp 2: (thực hiện các biện pháp như cấp độ 1).

5.4. Công tác ứng phó nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn:

5.4.1. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:

a) Công tác phòng ngừa:

- Phối hợp Đài Khí tượng - Thủy văn An Giang thực hiện đo đạc và dự báo tình hình hạn, mặn. Đồng thời cung cấp thông tin về mức độ nhiễm mặn ở từng khu vực để khuyến cáo người dân khi sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt.

 - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình hạn, xâm nhập mặn đến đời sống và sản xuất, khả năng thiếu nguồn nước, nhiễm mặn, ô nhiễm và có thể phát sinh các dịch bệnh.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

- Vận động và hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, trữ nước. Tại các kênh rạch bị nhiễm mặn, khuyến cáo nông dân cánh lấy nước tưới: lấy nước tầng mặt, tăng cường bơm nước khi có dòng nước từ sông Hậu chảy vào, hạn chế bơm khi nước trong kênh rạch ngừng chảy kéo dài (nước đứng) và không được bơm khi có lượng nước từ phía Kiên Giang chảy vào.

- Tập trung việc phát thanh lưu động tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng. Triển khai phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

- Vụ Hè Thu có kế hoạch, khuyến khích người dân chuyển đổi trồng lúa khu vực có khả năng thiếu nước, ảnh hưởng xâm nhập mặn sang cây trồng cạn, để tránh thiệt hại. Xác định lịch thời vụ cho từng vùng đồng bằng, vùng có thể nhiễm mặn, vùng cao, tuyệt đối không sản xuất những vùng không có nước.

- Triển khai thực hiện nạo vét, duy tu sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi.

- Chuẩn bị phương án thiết kế đắp đập tạm và đăng ký với các cửa hàng tại địa phương (nơi gần nhất) chuẩn bị vật tư, trang thiết bị,… sẵn sàng đắp đập tạm khi có mặn xâm nhập.

b) Công tác ứng phó:

 - Vận hành hợp lý các công trình cống, bọng để điều tiết, trữ nước vào kênh rạch tạo nguồn; kết hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để có sự phối hợp đồng bộ nhằm đóng mở các cống, điều hòa phân phối nước hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra các trạm bơm, chuẩn bị sẵn sàng cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Thông báo cho địa phương và người dân trong khu vc d bị ảnh hưởng xâm nhp mặn, thường xuyên theo dõi thông tin, kim tra nguồn nước trước khi lấy nước tưới. Hướng dẫn bà con nông dân cách bơm lấy nước tưới khi có ảnh hưởng ca xâm nhp mn và ra mn.

- Tổ chức và vận động nhân dân áp dụng các giải pháp tích trữ nước vào hệ thống kênh rạch tạo nguồn nước cho sản xuất.

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh, đặc biệt đối với trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

- Điện lực An Giang: ưu tiên bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm nước phòng, chống hạn.

- Ưu tiên bảo đảm cung cấp nước sạch cho khu vực vùng cao xảy ra thiếu nước vào mùa khô và vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn.

- Chi cục Kiểm lâm chuẩn bị sẵn sàng, phối hợp cùng địa phương và lực lượng quân sự hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ.

- Triển khai phương án bảo v và phòng cháy cha cháy rng, các cht trc tuần tra thường xuyên, có báo cáo hàng ngày theo quy định Ban ch đo tnh. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dng c và lực lượng (máy chữa cháy, dây chữa cháy, xe vận tải chuyển quân,...) xuống các điểm và 182 chốt trực (Tịnh Biên 45 chốt; Châu Đốc 25 chốt; Trà Sư 09 chốt; Tri Tôn: 87 chốt; Thoại Sơn 16 chốt).

- Chi cục Thú y: Kiểm tra tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do nắng nóng kéo dài.

- Chi cục Thủy sản: hỗ trợ địa phương kiểm tra và có biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước cấp cho nuôi trồng thủy sản.

c) Công tác khắc phục hậu quả:

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xut các bin pháp khôi phc sn xut,kinh doanh, n đnh đi sng.

5.4.2. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2: (thực hiện các biện pháp như cấp độ 1)

5.5. Công tác ng phó thiên tai do lũ lụt:

5.5.1 Đối với lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3:

a) Công tác tổ chức phòng ngừa ứng phó:

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp tỉnh, huyện, thị, thành phố và các xã,phường, thị trấn. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên chịu trách nhiệm điều hành, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

- Cập nhật và bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch PCTT &TKCN tại địa phương mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

- Đề xuất kế hoạch vận hành mở 02 đập cao su Tha La và Trà Sư điều tiết lũ cho vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ cho sản xuất.

- Kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, duy tu thiết bị máy móc, đường dây, loa phóng thanh, phương tiện làm việc của các trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn đảm bảo thông tin, thông báo được phát sóng kịp thời, nhanh chóng.

- Củng cố lực lượng tình nguyện, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa để nâng cao ý thức và khả năng tự ứng phó của người dân.

* Đối với sản xuất:

- Tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt các giải pháp đảm bảo thu hoạch trọn vẹn diện tích sản xuất lúa Hè thu và vụ Thu Đông. Xem xét các tiểu vùng không an toàn sản xuất vụ Thu Đông thì không khuyến khích sản xuất nhằm đảm bảo an toàn sản xuất. Đối với các tiểu vùng sản xuất ngoài đê (xuống giống tự phát) cần có phương án ứng phó, tổ chức thu hoạch sớm hạn chế thiệt hại khi có lũ lớn.

- Tiến hành kiểm tra, rà soát các công trình đê điều, hồ, đập, các cống, bọng dưới đê để có kế hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, quan tâm hơn ở những nơi xung yếu, sạt lở.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình đã được ghi vốn nhất là các công trình nạo vét kênh kết hợp tu bổ đê bao; công trình sửa chữa cống, bọng.

- Đối với các hồ chứa xung yếu, các đơn vị quản lý phải xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước để đảm bảo an toàn công trình và phục vụ nước có hiệu quả vùng hạ du.

- Đối với các công trình đang thi công cần có giải pháp bảo vệ công trình khi nước lũ dâng cao, tránh bị ảnh hưởng,phát sinh kinh phí và thiệt hại xảy ra.

- Ngoài ra, những tiểu vùng xả lũ hoặc không sản xuất kịp phải có kế hoạch bảo vệ, không để hư hỏng sau lũ đối với các công trình đang thi công dở dang, ngưng thi công và các tuyến đê cũ.

- Vận động nông dân sản xuất trong các tiểu vùng cần sửa chữa, bảo vệ các cống bơm nước cá nhân cho đảm bảo. Chuẩn bị phương án bố trí phương tiện và nhiên liệu để bơm tiêu chống úng khi mưa kéo dài. Có phương án bảo vệ an toàn đối với việc nuôi trồng thủy sản như kiểm tra các bè cá, ao cá... đang nuôi trong mùa lũ.

- Riêng hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cần chuẩn bị tốt để đối phó với lũ núi khi có mưa lớn xảy ra.

* Đối với bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân:

- Thống kê những hộ dân sinh sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ núi (ven suối, ven sườn núi, dễ bị sạt lở…). Có kế hoạch di dời dân ở những khu vực có nguy cơ cao do lũ núi, sạt lở.

- Tổ chức tập bơi cho trẻ, chuẩn bị phương tiện đưa rước học sinh vùng ngập sâu đến trường an toàn, tổ chức các điểm chốt cứu hộ, cứu nạn chuẩn bị nơi ở tạm, di dời dân trong vùng ngập lũ.

- Đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở thuốc y tế.

- Khảo sát các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở dịch vụ để có kế hoạch ổn định sản xuất và mua bán trong mùa lũ, kiểm tra các kho, nhà xưởng có kế hoạch bảo vệ nhất là với các cơ sở sản xuất ngoài đê bao.

- Kiểm tra thường xuyên các trụ điện và hành lang an toàn mạng lưới điện, nhất là đối với các tuyến vùng sâu, đảm bảo an toàn và cung cấp điện xuyên suốt, nhất là các trạm bơm tiêu chống úng. Trạm cấp nước huyện và các trạm cấp nước nhỏ ở các xã phải đảm bảo hoạt động liên tục phục vụ nhân dân trước, trong, sau lũ để hạn chế dịch bệnh do lũ gây ra.

b) Công tác ứng phó:

* Đối với sản xuất:

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị kịp thời bảo vệ, gia cố đê bao.

- Tăng cường kiểm tra hệ thống cống bọng, đê điều trong các vùng đê bao và những vùng xung yếu, đề phòng hiện tượng sạt lở đất bờ sông và sạt lở các hệ thống đê bao trong mùa lũ, các huyện hạ nguồn cần tăng cường kiểm tra đề phòng mưa gây ngập úng cục bộ.

- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình mưa bão, mực nước lũ ở thượng nguồn để kịp thời nắm thông tin thông báo đến cho người dân sản xuất nhằm chủ động có biện pháp ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ.

* Đối với bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân:

- Kiểm tra gia cố các phao tiêu, biển báo, các cây cầu sung yếu, khu vực khó đi… để điều tiết hướng dẫn phương tiện qua lại chống va trôi trong mùa lũ. Phân công các phương tiện, chuẩn bị vật tư nhiên liệu, các bộ cầu dự phòng sẵn sàng tham gia ứng cứu.

- Chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất, xăng dầu, xuồng ghe, lều tạm, thuốc thiết yếu, hàng hóa dự trữ… Dự kiến nơi ở tạm để di dời khi cần thiết, củng cố lực lượng các điểm chốt cứu hộ, cứu nạn.

- Đảm bảo thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn tại các điểm xung yếu trên địa bàn.

- Tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ (khi cần), tổ chức tập bơi cho trẻ, chuẩn bị phương tiện đưa rước học sinh vùng ngập sâu đến trường an toàn, tổ chức các điểm chốt cứu hộ, cứu nạn.

- Đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ số thuốc, tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mọi tình huống. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, giám sát dịch bệnh nhằm chủ động trong phòng chống dịch bệnh, cấp cứu kịp thời người bị nạn.

 - Phối hợp với lực lượng quân sự tỉnh, tổ chức tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, công tác diễn tập cấp xã ứng phó lũ, bão... thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.

c) Công tác khắc phục hậu quả:

- Để chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân, các địa phương và nhân dân tập trung giải quyết các vấn đề như tu bổ bờ bao, bơm tiêu rút nước sớm.

- Tập trung bảo vệ môi trường, khống chế dịch bệnh phát sinh sau lũ.

- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ và huy động lực lượng tại chỗ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất.

- Điều tra đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại sửa chữa nhà cửa; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, trang thiết bị, kinh phí để người dân phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.

5.5.2. Đối với lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4:

Công tác ứng phó: (thực hiện công tác ứng phó như cấp độ 2,3)

* Đối với bảo vệ sản xuất:

- Phân công cán bộ bám sát địa bàn để báo cáo tình hình mưa, lũ có ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi và hỗ trợ các xã, thị trấn về công tác chuyên môn.

- Tổ chức lắp đặt các trạm bơm điện đề phòng các đợt mưa gâp ngập úng cục bộ nhằm chủ động bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất.

* Đối với bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân:

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên các tuyến đường bị ngập sâu.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó thiên tai.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

- Thông báo, khuyến cáo các tổ chức, cá nhân kiểm tra, bảo quản các hoá chất độc hại để đảm bảo an toàn, không để phát tán gây ô nhiễm môi trường khi có lũ lớn gây ngập lụt.

- Tổ chức đưa rước học sinh vùng ngập sâu đến trường an toàn và chủ động cho học sinh nghỉ học khi có lũ lớn.

VI. Lực lượng, phương tiện phục vụ công tác phòng, ngừa, ứng phó thiên tai:

- Lực lượng tại chỗ: 20.741 người (Phụ lục 2). Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các lực lượng của các đơn vị đứng chân trên địa bàn như Sư đoàn BB330, Lữ đoàn PB6, Lữ đoàn 962, Lữ đoàn 416, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Tiểu đoàn CSCĐ/Bộ Công an hỗ trợ từ lực lượng vũ trang. Để làm tốt công tác sơ tán cần huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tuyên truyền, vận động, hậu cần.

- Căn cứ vào tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh quyết định việc điu động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương.

- Phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, tránh, ứng phó thiên tai gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các Sở, ban ngành tỉnh và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể (theo phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão):

- Phương tiện phục vụ sơ tán tại mỗi xã, phường, thị trấn (Phụ lục 3): Tùy theo điều kiện hạ tầng giao thông trên địa bàn để bố trí các phương tiện chuyên chở phù hợp.

+ Huy động khoảng 1.353 xuồng, ghe phục vụ sơ tán các hộ dân sống ven sông, kênh rạch.

+ Huy động xe ô tô, xe honda, xe tải phục vụ sơ tán các hộ dân sống dọc theo các trục lộ giao thông.

+ Ngoài các phương tiện ti ch s huy động các phương tiện hin có ca các lực lượng vũ trang: Xe ch khách t 12 đến trên 30 ch ngi 12 chiếc, xe ô tô ti các loi 15 chiếc, xe cứu thương 01 chiếc; ca nô 05 chiếc, xung máy 12 chiếc; phương tiện thy gm ca nô 32 chiếc; tàu chở khách trên, dưới 50 ghế 636 chiếc; ghe tàu t 3 đến 50 tn 7.315 chiếc, t 50 - 100 tn 4.724 chiếc, trên 100 tn 6.237 chiếc.

- Căn cứ vào tình hình và mức độ ảnh hưởng của bão, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan và địa phương quy động phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo nhu cầu cho người dân sơ tán.

VII. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn căn cứ phương án này rà soát, xây dựng Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn các huyện,thị, thành phố, xã, phường, thị trấn.

- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.

- Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn phải chịu mọi sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo quá trình xử lý sự cố thiên tai được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.

- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các ngành, các cấp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định.

- Một số nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc, sét, mưa lớn, mưa đá, lũ lụt yêu cầu các sở,ngành,đơn vị tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,thị, thành phố triển khai thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước trong ao, đầm nhằm hạn chế thay nước tránh lãng phí.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động các công trình thủy lợi, các cống lấy nước đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường, kiểm tra đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, phòng chống cháy rừng, đồng thời chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch- Đầu tư đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ địa phương bị thiệt hại do thiên tai.

- Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục xây dựng cơ bản các công trình thật bức xúc để triển khai thi công sớm, góp phần phòng chống thiên tai trên địa bàn.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (bộ phận thường trực công tác TKCN):

- Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai & tìm kiếm cứu nạn (GNTT&TKCN) các cấp đảm bảo đủ sức chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống GNTT-TKCN hàng năm trên địa bàn và theo yêu cầu của chỉ huy cấp trên trực tiếp.

- Tiếp tục phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang trên địa bàn trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống GNTT-TKCN. Thường xuyên kiểm tra, nắm chắc số lượng, chất lượng vật chất, phương tiện, trang bị phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn, bổ sung, khắc phục kịp thời các vật chất còn thiếu, hư hỏng.

- Tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm 4 tại chổ để xử lý, khắc phục nhanh, sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất, đời sống nhân dân.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương về việc tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai &TKCN cấp huyện và diễn tập cấp xã, phường, thị trấn.

3. Công an tỉnh:

- Kiện toàn Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT&TKCN của sở và Ban chỉ huy của Công an các địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức tốt công tác điều tra nắm tình hình, rà soát, xác định các địa bàn, vùng trọng điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai, lũ lụt... để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.

- Xây dựng phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội ở các vùng thiên tai xảy ra, tăng cường công tác kiểm tra các bến phà, đò ngang, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường thủy nội địa như chở quá tải, không trang bị áo phao, thiếu thiết bị cứu hộ.

- Tiếp tục tham gia các lớp tập huấn công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT&TKCN do Bộ Công an và UBND tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức kịp thời các lớp huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với thiên tai, cứu nạn, cứu hộ cho CBCS.

- Sẵn sàng cơ động lực lượng để phối hợp với các lực lượng quân đội, lực lượng địa phương thực hiện sơ tán, di dời, tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, rạch, công trình phòng, chống thiên tai.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông định kỳ hàng năm (02 đợt/năm), đột xuất nhằm cập nhật hiện trạng, giới hạn và nhận định diễn biến nguy cơ sạt lở tại các đoạn sông được cảnh báo, đề xuất giải pháp ứng phó, khắc phục sự cố và phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan.

- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, rạch, công trình phòng, chống thiên tai.

5. Sở Công Thương:

- Công ty Điện lực An Giang, Cty CP Điện nước An Giang có phương án chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, khắc phục sự cố, đảm bảo nguồn cung điện cung cấp điện ổn định, an toàn, nhất là đối với yêu cầu cấp nước sinh hoạt và bơm tưới.

- Phối hợp các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh chuẩn bị hàng hoá phục vụ công tác PCTT như: gạo, mì ăn liền, nước uống đóng bình, sắt thép, xi măng, xăng, dầu Diesel 0,05%S, dầu hoả, dầu mỡ nhờn.

- Phối hợp với các chi nhánh Điện lực, Xí nghiệp Điện nước kiểm tra an toàn điện, hệ thống cấp nước vận hành an toàn liên tục, cần chú trọng vào các địa điểm, khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở, mất an toàn.

6. Sở Giao thông vận tải:

- Kiểm tra mạng lưới giao thông đường tỉnh, huyện, rà soát lại các vị trí cầu, thường xuyên bị nước lũ tràn ngập, có nguy cơ bị sạt lở, cầu tàu, bến bãi, phà, trụ neo, kho hàng hoá, bổ sung các biển báo hướng dẫn đường bộ, đường thủy, thực hiện nghiêm túc giảm tải 10% theo quy định.

- Xây dựng phương án huy động về nhân lực, phương tiện, vật tư cứu hộ đảm bảo giao thông, phương án phân luồng trên các tuyến giao thông và bảo đảm an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra.

7. Sở Xây dựng:

- Tiếp tục bố trí đưa dân vào ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ đã hoàn thành giai đoạn 2 theo đúng kế hoạch.

- Kiểm tra các công trình thi công, phối hợp với nhà thầu chuẩn bị các biện pháp phù hợp để bảo vệ các vật tư, thiết bị sử dụng trên công trường, đảm bảo ổn định, an toàn tuyệt đối trong trường hợp xuất hiện dông lốc, áp thấp nhiệt đới.

- Giới thiệu các mẫu nhà an toàn với bão, hướng dẫn cho nhân dân cách chằng chống nhà cửa đề phòng áp thấp nhiệt đới, bão, dông lốc. Thông tin hướng dẫn được đăng trên Website Sở Xây dựng.

- Tăng cường công tác quản lý xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở, kiểm tra xử lý nghiêm đối với mọi hành vi xây dựng công trình trái phép, không đúng quy hoạch và không đảm bảo an toàn trên sông, kênh, rạch.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong ngành để nâng cao nhận thức, ý thức về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh toàn ngành thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền.

- Tất cả các đơn vị trường học trong tỉnh củng cố, thành lập Ban chỉ huy PCTT &TKCN của đơn vị mình, đồng thời xây dựng kế hoạch PCTT &TKCN để chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảng dạy tích hợp vào các môn học về giáo dục bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả. Chú trọng các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình hay và phù hợp.

- Lồng ghép kế hoạch PCTT&TKCN vào kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành, cũng như kế hoạch triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới lĩnh vực giáo dục đào tạo.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho công trình phòng, chống thiên tai để các Sở, ban, ngành, huyện, thị, thành triển khai thực hiện kịp tiến độ, đạt hiệu quả.

10. Sở Tài Chính:

Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí kịp thời đảm bảo cho công tác ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.

11. Sở Y tế:

- Kết hợp với Hội Chữ thập đỏ thành lập các chốt cứu nạn, chuẩn bị phương tiện dụng cụ, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, vùng khó khăn. Tổ chức tập huấn cho cán bộ trạm Y tế xã sơ cấp cứu cho người bị đuối nước.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh và phối hợp xử lý các vấn đề về môi trường, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ, chỉ đạo việc cấp cứu nạn nhân, phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai.

12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Lập các phương án cứu trợ khi có lũ lớn xảy ra, dự trù nguồn kinh phí hỗ trợ, tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ, thực hiện kịp thời các chính sách xã hội sớm khắc phục hậu quả do thiên tai như lũ, sạt lở đất, dông lốc… sớm ổn định cuộc sống nhân dân. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ xem xét cứu trợ (khi cần thiết).

13. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Tiếp tục thực hiện đầu tư, nâng cấp và sửa chữa hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và xã thuộc Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. Nhằm nâng cao khả năng tuyên truyền, phổ biến và cập nhật thường xuyên về các diễn biến phức tạp, các tình huống bất thường trong mùa mưa lũ để người dân chủ động phòng chống, ứng phó

- Đảm bảo tốt thông tin trong mùa mưa bão đặc biệt là các trạm nút, trạm có đa dịch vụ, trạm cấp luồng cho các đơn vị quân đội.

- Tổ chức lập danh sách các số máy điện thoại Ban chỉ huy PCTT&TKCN của địa phương, các đài, trạm khí tượng thuỷ văn để ưu tiên xử lý khi có sự cố.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang:

Đẩy mạnh tuyên truyền đưa thông tin, nội dung chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh, chỉ thị, công điện khẩn của UBND tỉnh thường xuyên thông tin kịp thời về dự báo khí tượng thủy văn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các loại hình thiên tai (lũ, sạt lở đất, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, bão, áp thấp nhiệt đới...) và các biện pháp phòng tránh để giáo dục nhân dân có ý thức tự bảo vệ tính mạng và tài sản, nhất là tuyên truyền về bảo vệ tính mạng trẻ em.

15. Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh An Giang: Kết hợp với các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong tỉnh để thu thập số liệu khí tượng thủy văn nhanh, chính xác, phát hành các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình thời tiết, thủy văn phục vụ cho công tác PCTT.

16. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh: Phối hợp với các trạm Thủy lợi huyện, thị, thành và chính quyền địa phương vận hành, kiểm tra các công trình cống, đập nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

17. Hội Chữ thập đỏ tỉnh:

- Phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban chỉ huy PCTT& TKCN các cấp trong tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Thường xuyên củng cố và duy trì các chốt cấp cứu của Hội, kịp thời bổ sung phương tiện chuẩn bị cho sẵn sàng ứng phó khi có tai nạn xảy ra, chuẩn bị nguồn lực, vật lực, tham gia di dời dân khỏi vùng thiên tai, vận động cứu trợ tại chỗ để giúp đỡ người dân.

- Tăng cường xây dựng nguồn quỹ dự phòng của các cấp Hội theo chỉ tiêu giao nhằm đáp ứng cho việc cứu trợ khẩn cấp.

18. Hội Phụ nữ tỉnh: Phối hợp các tổ chức đoàn thể địa phương vận động hộ gia đình có trẻ em cam kết bảo vệ trẻ trong mùa lũ, tham gia tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ. Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và người thân chủ động tham gia trong công tác phòng chống thiên tai của địa phương.

19. Tỉnh Đoàn:

- Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, Đoàn viên, thanh niên đặc biệt là cho các Đội thanh niên xung kích trong việc tham gia ứng cứu, kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Tăng cường công tác trồng và chăm sóc cây phân tán tại các tuyến đê bao.

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp phổ cập bơi cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở địa bàn ven sông, kênh, rạch, nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng tự ứng cứu khi gặp sự cố.

- Tuyên truyền các hoạt động phòng, chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn trên bản tin thanh niên An Giang, website của Tỉnh Đoàn.

20. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - tỉnh An Giang: Khi địa phương có thông báo tình trạng khẩn cấp, ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thành lập ban tiếp nhận cứu trợ và ra lời kêu gọi vận động các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng giúp đỡ người dân bị thiên tai.

21. Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực BCH PCTT & TKCN tỉnh):

- Kiện toàn, củng cố thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN các ngành cấp tỉnh.

- Rà soát, bổ sung và đôn đốc các sở, ban ngành, các huyện, thị, thành thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt.

- Thường xuyên theo dõi, tiếp nhận thông tin từ Trung ương, thông báo về diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, thiên tai, công điện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh, thông báo kịp thời đến lãnh đạo địa phương giúp chỉ đạo trong công tác PCTT.

- Phối hợp Đài Khí tượng Thủy văn An Giang thực hiện đo đạc và dự báo tình hình hạn, mặn. Đồng thời cung cấp thông tin về mức độ nhiễm mặn ở từng khu vực để khuyến cáo người dân khi sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Tổ chức trực ban 24/24 vào mùa mưa, lũ, lập báo cáo và kiểm tra, đôn đốc văn phòng thường trực BCH PCTT &TKCN huyện, thị, thành thực hiện đúng chế độ báo cáo và trực theo qui định.

22. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố:

- Triển khai kịp thời công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý theo phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai của địa phương.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi cần huy động.

- Kiểm tra, lập biên bản, xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, công trình đê điều, tiêu thoát nước và san lấp sông, kênh, rạch trái phép.

- Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.

23. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố chỉ đạo giải quyết.

b) Ủy ban nhân dân các xã,phường,thị trấn bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.

Trên đây là “Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang”. Các sở, ngành, các cấp cần cụ thể hóa phương án cho riêng ngành và đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các ngành, các cấp kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1:

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG XÃ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ, DÔNG, LỐC, SẠT LỞ ĐẤT

TT

Số xã bị ảnh hưởng lũ, dông, lốc

Số xã bị ảnh hưởng bi sạt l đất

Ghi chú

I

Ch Mới

 

 

1

An Thạnh Trung

An Thạnh Trung

 

2

Mỹ Hội Đông

Mỹ Hội Đông

 

3

Long Giang

Long Giang

 

4

Kiến An

Kiến An

 

5

Tấn Mỹ

Tấn Mỹ

 

6

Mỹ Hiệp

Mỹ Hiệp

 

7

Long Điền A

Long Điền A

 

8

Nhơn Mỹ

Nhơn Mỹ

 

9

Bình Phước Xuân

Bình Phước Xuân

 

10

Hòa An

Hòa An

 

11

Hòa Bình

Hòa Bình

 

12

Hội An

TT Chợ Mới

 

13

 

Kiến Thành

 

14

 

Long Điền B

 

15

 

Long Kiến

 

16

 

TT Mỹ Luông

 

II

Phú Tân

 

 

1

Hòa Lạc

Hòa Lạc

 

2

Phú An

Phú An

 

3

Phú Mỹ

Phú Mỹ

 

4

Phú Thọ

Phú Thọ

 

5

Phú Bình

Phú Bình

 

6

Long Hòa

Long Hòa

 

7

Phú Hiệp

Phú Hiệp

 

8

Chợ Vàm

TT Chợ Vàm

 

9

Bình Thạnh Đông

Bình Thạnh Đông

 

10

Tân Trung

Tân Trung

 

11

Phú Xuân

 

 

12

Hiệp Xương

 

 

13

Phú Lâm

 

 

14

Phú Thành

 

 

15

Phú Hưng

 

 

16

Phú Long

 

 

17

Phú Thạnh

 

 

18

Tân Hòa

 

 

III

Tân Châu

 

 

1

Tân An

Tân An

 

2

Long An

Long An

 

3

Vĩnh Xương

Vĩnh Xương

 

4

Châu Phong

Châu Phong

 

5

Vĩnh Hòa

Vĩnh Hòa

 

6

Phú Lộc

Long Châu

 

7

Tân Thạnh

Long Thạnh

 

IV

An Phú

 

 

1

Khánh Bình

Khánh Bình

 

2

Vĩnh Hậu

Vĩnh Hậu

 

3

Phú Hội

Phú Hội

 

4

Phú Hữu

Phú Hữu

 

5

Vĩnh Lộc

Vĩnh Lộc

 

6

Nhơn Hội

Nhơn Hội

 

7

Vĩnh Hội Đông

Vĩnh Hội Đông

 

8

Vĩnh Trường

Vĩnh Trường

 

9

 

Long Bình

 

10

 

TT An Phú

 

11

 

Quốc Thái

 

12

 

Phước Hưng

 

13

 

Khánh An

 

V

Châu Đốc

 

 

1

Vĩnh Ngươn

Vĩnh Ngươn

 

2

Vĩnh Mỹ

Vĩnh M

 

3

Vĩnh Tế

Phường Châu Phú A

 

4

Châu Phú A

 

 

5

Châu Phú B

 

 

6

Núi Sam

 

 

7

Vĩnh Châu

 

 

VI

Châu Phú

 

 

1

Bình Thủy

Bình Thủy

 

2

Ô Long Vĩ

TT Cái Dầu

 

3

Thạnh Mỹ Tây

Vĩnh Thạnh Trung

 

4

Đào Hữu Cảnh

Tân Trung

 

5

Bình Long

Bình Thạnh Đông

 

6

Bình Mỹ

Bình Mỹ

 

7

Bình Chánh

Khánh Hòa

 

8

Bình Phú

 

 

VII

Châu Thành

 

 

1

Bình Thạnh

Bình Thạnh

 

2

Vĩnh Bình

 

 

3

Tân Phú

 

 

4

Vĩnh Nhuận

 

 

5

Cần Đăng

 

 

6

Vĩnh Lợi

 

 

7

Hòa Bình Thạnh

 

 

8

Vĩnh Thành

 

 

9

Vĩnh An

 

 

VIII

Long Xuyên

 

 

1

Mỹ Hòa Hưng

Mỹ Hòa Hưng

 

2

Mỹ Khánh

Mỹ Khánh

 

3

Mỹ Thạnh

Mỹ Thạnh

 

4

Mỹ Hòa

Mỹ Bình

 

5

Mỹ Thới

Bình Đức

 

6

Mỹ Quý

Bình Khánh

 

7

 

Mỹ Long

 

IX

Thoi Sơn

 

 

1

Bình Thành

 

 

2

Phú Thuận

 

 

3

Vọng Thê

 

 

4

An Bình

 

 

5

Vĩnh Khánh

 

 

6

Vĩnh Phú

 

 

7

Vĩnh Chánh

 

 

8

Mỹ Phú Đông

 

 

9

Tây Phú

 

 

10

Định Mỹ

 

 

11

TT Phú Hòa

 

 

12

Vĩnh Trạch

 

 

13

Định Thành

 

 

X

Tri Tôn

 

 

1

Lương Phi

 

 

2

Vĩnh Gia

 

 

3

Lạc Quới

 

 

4

Tân Tuyến

 

 

5

Tà Đảnh

 

 

6

Châu Lăng

 

 

7

Vĩnh Phước

 

 

8

Cô Tô

 

 

9

Lương An Trà

 

 

XI

Tnh Biên

 

 

1

An Hảo

An Hảo

 

2

An Nông

An Nông

 

3

An Cư

 

 

4

An Phú

 

 

5

Tịnh Biên

 

 

6

Văn Giáo

 

 

7

Tân Lợi

 

 

8

Vĩnh Trung

 

 

9

Thi Sơn

 

 

10

Nhơn Hưng

 

 

11

Tân Lập

 

 

12

Nhà Bàng

 

 

13

Núi Voi

 

 

 

PHỤ LỤC 2

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ BÃO

STT

Lực Lượng

Huyện, thị, thành phố

Tổng cộng

Huyện An Phú

TP. Châu Đốc

Huyện Châu Phú

Huyện Châu Thành

Huyện Tịnh Biên

Huyện Tri Tôn

TP. Long Xuyên

Huyện Thoại Sơn

TX Tân Châu

Huyện Phú Tân

Huyện Chợ Mới

1

Quân sự

210

140

200

200

210

220

426

240

280

250

250

2,626

2

Bộ đội Biên phòng

50

50

 

 

50

50

 

 

50

 

 

250

3

Công an

118

55

85

85

85

90

422

100

90

105

105

1,340

4

Cảnh sát PCCC

5

10

5

5

5

5

5

5

5

5

5

60

5

Y tế, bệnh viện, trung tâm y tế

115

65

105

95

100

100

161

115

110

120

120

1,206

6

Hội Chữ thập đỏ, tình nguyện viên

582

219

824

173

258

493

205

236

498

313

147

3,948

7

Lực lượng xung kích, Dân quân

405

170

300

370

320

340

643

380

390

400

400

4,118

8

Thanh niên tình nguyện

230

115

165

205

170

190

448

190

240

200

200

2,353

9

Cựu Chiến Binh

18

9

17

17

18

17

151

18

18

19

19

321

10

Hội Nông Dân

215

75

260

185

145

150

98

175

215

185

185

1,888

11

Nghiệp Đoàn xe ôm

280

140

130

155

160

165

44

170

280

180

180

1,884

12

Lưu lượng khóm ấp

 

 

 

 

 

 

221

 

 

 

 

221

13

Doanh nghiệp Công ích

33

19

31

31

33

35

190

39

33

41

41

526

Tổng cộng các lực lượng

2,261

1,067

2,122

1,521

1,554

1,855

3,014

1,668

2,209

1,818

1,652

20,741

 

PHỤ LỤC 3:

TỔNG HỢP PHƯƠNG TIỆN THAM GIA ỨNG PHÓ VỚI BÃO

TT

Loại thiết bị

Đơn vị

Tnh

Huyện An Phú

TP. Châu Đốc

Huyện Châu Phú

Huyện Châu Thành

Huyện Tịnh Biên

Huyện Tri Tôn

TP. Long Xuyên

Huyện Thoại Sơn

TX Tân Châu

Huyện Phú Tân

Huyện Chợ Mi

Tổng cộng

Ghi chú

1

Xe cứu thương

xe

10

15

7

14

14

15

16

28

18

20

19

19

195

 

2

Xe honda

xe

 

740

1000

1000

1000

1000

1000

355

1000

740

1000

1000

9.835

Huy động của dân

3

Xe khách 15 ch, 30 chỗ, xe zeep

xe

15

10

43

10

10

10

10

10

10

10

10

10

158

Huy động xe của bến xe khách

 

Xe cứu hộ đ loại

xe

 

 

 

7

 

45

 

9

 

9

 

36

99

 

4

Xe tải các loại

xe

22

28

31

30

30

30

30

65

30

28

30

30

384

Mượn của doanh nghiệp

5

Ca nô

chiếc

40

6

1

 

 

 

 

1

 

4

 

1

53

 

6

Võ lãi

chiếc

13

15

 

 

 

 

 

19

 

9

21

 

77

Huy động của dân

7

Xuồng máy các loại

chiếc

655

29

16

209

72

50

50

80

50

39

62

50

1.362

Ngoài ra còn huy động của dân

8

Phao tròn

cái

588

188

309

369

291

208

67

376

135

818

274

475

4.098

 

9

Áo phao

cái

1.544

534

289

399

539

271

86

488

50

1.347

382

242

6.171

Quân sự HCTĐ, HND, CCTL

10

Nhà bạt các loại

cái

49

4

 

17

17

 

 

43

 

6

20

 

156

 

11

Ống nhòm

cái

 

1

 

 

3

 

 

21

 

 

 

1

26

 

12

Búa tạ

cái

10

4

33

 

 

 

 

69

 

1

 

 

117

 

13

Máy phát điện

cái

1

14

 

 

1

 

 

44

 

34

 

1

95

 

14

Cuốc, xng, leng, xà ben, dao tông

cái

1.200

27

76

20

78

 

 

376

 

128

15

101

2.021

Ngoài ra còn huy động của người dân

15

Loa phóng thanh cầm tay 15W, 25W

cái

29

8

8

4

27

5

 

2

 

19

 

 

102

Quân sự, HCTĐ

16

Đèn pin sạc Halogen

cái

1

4

 

 

14

2

 

 

 

 

 

 

21

 

17

Đèn pin loại 4 pin VN

cái

11

5

73

8

19

35

 

17

 

15

2

2

187

 

18

Dây thừng cứu hộ

mét

800

110

2.120

350

70

 

 

600

 

1530

2.090

875

8.545

 

19

Kim trợ lực ct st lớn

cây

2

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

20

Kiềm trợ lực ct sắt nh

y

 

16

 

2

1

 

 

 

 

3

 

 

22

 

21

Máy cưa cây, búa chặt cây

cái

6

1

 

3

10

 

 

 

 

1

1

4

26

 

22

Máy cưa st

cái

3

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

23

Túi cứu thương

túi

48

10

 

 

35

35

 

13

 

7

 

 

148

 

24

Băng ca cứu thương

cái

9

6

 

 

21

 

 

1

 

9

 

 

46

 

25

Túi dây dùng cứu hộ, cứu nạn

túi

50

 

 

 

5

 

 

 

 

2

 

 

57

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2424/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2424/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/08/2017
Ngày hiệu lực09/08/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2424/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2424/QĐ-UBND 2017 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2424/QĐ-UBND 2017 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai An Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2424/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýLâm Quang Thi
                Ngày ban hành09/08/2017
                Ngày hiệu lực09/08/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2424/QĐ-UBND 2017 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai An Giang

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2424/QĐ-UBND 2017 Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai An Giang

                      • 09/08/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/08/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực