Thông tư liên tịch 04/TT-LB

Thông tư liên bộ 04/TT-LB năm 1992 hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT quy định hạn tuổi phục vụ của sĩ quan nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư liên bộ 04/TT-LB hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/TT-LB

Hà Nội , ngày 17 tháng 6 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - NỘI VỤ SỐ 04/TT-LB NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/HĐBT NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 1988 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG.

Thi hành Nghị định số 157/HĐBT, ngày 17/10/1988 và Nghị định số 68/HĐBT, ngày 15/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định hạn tuổi phục vụ của sĩ quan nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân; Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU

1. Sĩ quan Công an nhân dân (gồm an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân) hết hạn tuổi phục vụ, không có điều kiện nghỉ hưu theo quy định chung, nếu có đủ 20 năm công tác thực tế, trong đó một số trong những điều kiện sau đây thì cũng được nghỉ hưởng chế độ hưu:

a) Có đủ 10 năm trở lên phục vụ trong lực lượng vũ trang.

b) Có đủ 5 năm trở lên phục vụ trong lực lượng vũ trang, trong đó có 3 năm công tác ở chiến trường B - C - K, hoặc vùng có phụ cấp chiến đấu từ 10% trở lên, hoặc vùng có nhiều khó khăn gian khổ có phụ cấp khu vực từ 25% trở lên.

c) Có đủ 5 năm phục vụ trong lực lượng vũ trang và 10 năm làm ngành nghề nặng nhọc được xếp loại lao động từ loại 4 trở lên (theo bảng phân loại lao động theo nghề do Bộ Lao động ban hành kèm theo Quyết định số 278/LĐ-QĐ ngày 13 tháng 11 năm 1976 và Thông tư số 02/TT-LB ngày 21 tháng 2 năm 1977 của liên Bộ Nội vụ - Thương binh và Xã hội), hoặc được xếp lương độc hại trong các thang bảng lương quy định tại nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1995 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Những sĩ quan Công an nhân dân đã nghỉ việc hưởng chế độ bệnh binh từ ngày ban hành Nghị định số 157/HĐBT ngày 17 tháng 10 năm 1988 và nghị định số 68/HĐBT ngày 15/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, nếu có điều kiện quy định tại điểm 1 phần I thông tư này thì cũng được chuyển sang chế độ hưu trí kể từ ngày ký Nghị định.

II- CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU

1. Trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu:

Được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng lương chính và các khoản phụ cấp, trợ cấp đang hưởng của tháng cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

2. Lương hưu hàng tháng:

a) Tiền lương để làm cơ sở tính lương hưu bao gồm: lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có).

b) Thời gian công tác tính theo thời gian công tác thực tế (không quy đổi theo hệ số).

c) Tỷ lệ phần trăm (%) để hưởng lương hưu được tính như sau:

Đủ 5 năm được hưởng bằng 45% lương chính + phụ cấp thâm niên (nếu có); từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 cứ mỗi năm công tác thêm 1% từ năm thứ 11 trở đi, mỗi năm thêm 2% tối đa không quá 75% lương chính cộng phụ cấp thâm niên (nếu có).

Ví dụ 1: Đồng chí A có 20 năm công tác thực tế, trong đó 15 năm phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân, hết hạn tuổi phục vụ được nghỉ hưu, tỷ lệ % lương hưu của đồng chí A là:

- 5 năm đầu được hưởng

45%

- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm

1%:5%

- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 20, mỗi năm thêm

2%: 20%

Cộng:

70%

Ví dụ 2: Đồng chí B có 24 năm công tác thực tế, trong đó có 5 năm phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân ở vùng có nhiều khó khăn gian khổ, 19 năm công tác ở ngành khác. Nếu tính quy đổi cũng không đủ điều kiện về thời gian công tác để hưởng chế độ hưu theo Nghị định số 236/HĐBT, hết hạn tuổi phục vụ được nghỉ hưu, tỷ lệ % lương hưu của đồng chí B là:

- 5 năm đầu được hưởng:

45%

- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm

1%: 5%

- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 24, mỗi năm thêm

2%: 28%

Cộng:

78%

Nhưng theo quy định trên, đồng chí B được hưởng lương hưu tính bằng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/1992. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ nghiên cứu giải quyết.

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Phạm Tâm Long

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04/TT-LB

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu04/TT-LB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/06/1992
Ngày hiệu lực01/06/1992
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04/TT-LB

Lược đồ Thông tư liên bộ 04/TT-LB hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư liên bộ 04/TT-LB hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT
          Loại văn bảnThông tư liên tịch
          Số hiệu04/TT-LB
          Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
          Người kýPhạm Tâm Long, Nguyễn Thị Hằng
          Ngày ban hành17/06/1992
          Ngày hiệu lực01/06/1992
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Bảo hiểm
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật18 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư liên bộ 04/TT-LB hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư liên bộ 04/TT-LB hướng dẫn Điều 4 Nghị định 157/HĐBT

                      • 17/06/1992

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 01/06/1992

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực