Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6153:1996

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo


TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC ÁP DỤNG TOÀN PHẦN

TCVN 6153-1996

BÌNH CHỊU ÁP LỰC YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ THIẾT KẾ, KẾT CẤU, CHẾ TẠO

Pressure vessels-Safety engineering requirements of design, construction,manufacture.

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho

a. Bình chịu áp lực (sau đây gọi tắt là bình) có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 kG/cm2 (không kể áp suất thuỷ tĩnh).

b. Bể xitec) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng chất khí có áp suất cao hơn 0,7kG/cm2

c. Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng; khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2

d. Nồi hơi đun bằng điện có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 hoặc các nồi đun nước nóng bằng điện có nhiệt độ nước nóng cao hơn 1150C

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

a. Thiết bị sưởi ấm bằng hơi hay nước nóng; 

b. Bình có dung tích từ 25 lít trở xuống nếu tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất (tính bằng kG/cm2) không lớn hơn 200;

c. Xi lanh máy hơi nước và máy nén khí, các bình làm nguội và phân li dầu – nước trung gian không tách rời của hệ thống máy nén, các bầu không khí của bơm, các thiết bị giảm chấn động v.v...

d. Bình không phải bằng kim loại;

e. Bình chứa nước có áp suất, nhưng nhiệt độ nước không quá 1150C hoặc chứa chất lỏng khác có nhiệt độ môi chất không quá điểm sôi ứng với áp suất 0,7kG/cm2.

g. Bình chân không.

h. Bình hấp từng chiếc lốp ô tô, xe đạp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6008 : 1995 Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Thuật ngữ 

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được hiểu như sau:

3.1.Thuật ngữ về thiết bị.

3.1.1 Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

3.1.2 Bình chịu áp lực liên hợp là tổ hợp gồm hai hay nhiều bình chịu áp lực nối với nhau làm việc trong điều kiện giống hoặc khác nhau về áp suất, nhiệt độ và môi chất.

3.1.3. Bể (xitéc) là bình chịu áp lực được đặt trên toa xe hoả, ô tô hay trên các phương tiện vận tải khác.

3.1.4. Thùng là bình chịu áp lực có dạng hình trụ đặt nằm hoặc đứng có thể di chuyển hoặc đặt cố định.

3.1.5. Chai là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có dung tích nhỏ (thường dưới 100 lít) dùng để chứa các chất lỏng, khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất.

3.1.6. Bình hấp hoặc nồi nấu là loại bình chịu áp lực, trong đó xảy ra quá trình nhiệt học và có thể được đốt nóng bằng điện, khí nóng, hơi nước hoặc nhiên liệu khác.

3.1.7. Nồi hơi đun bằng điện là nồi hơi dùng điện để đun nước thành hơi dùng cho các thiết bị khác.

3.2. Thuật ngữ về thông s

3.2.1. Áp suất làm việc cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.

3.2.2. Áp suất cực đại cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc trong một thời gian nhất định. Trị số áp suất này và thời gian cho phép kéo dài do người chế tạo quy định.

3.2.3. Áp suất thiết kế là áp suất do người thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền các bộ phận của bình. Áp suất này chưa kể đến áp suất thuỷ tĩnh tại điểm tính toán.

3.2.4. Nhiệt độ lớn nhất của môi chất chứa trong bình được xác định là nhiệt độ môi chất của bình.

3.2.5. Nhiệt độ lớn nhất của thành bình khi có chứa môi chất được xác địnhlà nhiệt độ tính toán của thành bình. Khi không có sự tăng giảm nhiệt độ thành bình do hấp thụ hay toả nhiệt thì có thể lấy nhiệt độ tính toán của thành bình bằng nhiệt độ của môi chất tiếp xúc với thành bình.

3.3. Thuật ngữ về thiết kế, chế tạo và sử dụng bình chịu áp lực.

3.3.1. Người thiết kế bình chịu áp lực là tổ chức, cá nhân tiến hành thiết kế bình chịu áp lực

3.3.2. Người chế tạo là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và được cấp có thẩm quyền cho phép chế tạo các bình.

3.3.3. Người bán bình chịu áp lực là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và được cấp có thẩm quyền cho phép kinh doanh các bình.

3.3.4. Người chủ sở hữu bình chịu áp lực là tổ chức, cá nhân sở hữu thực sự về bình.

3.3.5. Người sử dụng bình chịu áp lực là tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp sử dụng bình, cũng như sử dụng môi chất chứa trong các bình đó.

3.3.6. Người nạp môi chất (khí nén, khí hoá lỏng, chất lỏng v.v... ) là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và được cấp có thẩm quyền cho phép nạp các môi chất.

3.3.7. Người cung cấp vật liệu là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân trong việc kinh doanh vật liệu dùng để chế tạo, lắp đặt, sửa chữa bình.

4. Trách nhiệm bắt buộc của những người liên quan đến thiết kế, chế tạo và sử bình chịu áp lực.

4.1. Người thiết kế phải chịu trách nhiệm trong việc, xác định cấu tạo, tính độ bền, chọn vật liệu cho các bộ phận của bình, lập sơ đồ trang bị các dụng cụ đo kiểm và an toàn cho bình phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn này. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm xem xét và thoả thuận những đề nghị thay đổi thiết kể của người chế tạo;

4.2. Người chế tạo phải chịu trách nhiệm lập quy trình công nghệ chế tạo theo đúng yêu cầu của người thiết kế, tổ chức kiểm tra chất lượng các khâu trong quá trình tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình chế tạo ra theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn này. Khi xuất xưởng phải cung cấp cho người mua bình các hồ sơ kĩ thuật sau đây:

- Lí lịch của bình: 2 quyển

- Bản vẽ cấu tạo của bình có ghi rõ các kích thước chính và ống cụt;

- Bản chỉ dẫn các yêu cầu về lắp đặt cũng như các chỉ dẫn về sử dụng;

- Chứng chỉ khám nghiệm xuất xưởng;

Hồ sơ kĩ thuật phải được lưu giữ ít nhất 5 năm tại nơi chế tạo.

4.3. Người bán bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm về chất lượng và thông số bình bán ra ở áp suất làm việc đã công bố trong chứng từ bán hàng và phải bảo hành theo quyđịnh của pháp lệnh chất lượng hàng hoá; đồng thời phải cung cho người mua các tài liệu kĩ thuật liên quan như quy định ở 4.2.

Khi người bán không có đủ các tài liệu kĩ thuật theo quy định ở 4.2 thì có thể các cá nhân hay đơn vị khác lập hồ sơ kĩ thuật, nhưng người bán phải chịu nhiệm về sự đúng đắn của hồ sơ này.

4.3. Người chủ sở hữu bình chu áp lực phải chịu trách nhiệm pháp lí trong việc các bình và chịu trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại do sự cố bình gây ra. Người chủ sở hữu phải ban hành quy định trách nhiệm cho những người gián tiếp hay trực tiếp sử dụng các bình, đồng thời phải tổ chức thực hiện các quy định khám nghiệm, đăng kí sử dụng, cũng như ban hành các nội quy, quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các bình.

4.5. Người sử dụng bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm về việc vận hành an toàn bình áp lực cũng như môi chất chứa trong đó. Người sử dụng trực tiếp (công nhân vận hành) các bình phải thi tuyển để được cấp chứng chỉ vận hành tại nơi được giao nhiệm vụ.

4.6. Người nạp môi chất phải chịu trách nhiệm xác định tình trạng hoàn hảo của các bình trước khi nạp môi chất vào cũng như đề ra các biện pháp an toàn về vận chuyển và sử dụng.

4.7. Người cung cấp vật liệu chế tạo, sửa chữa bình chịu áp lực phải đảm bảo chất lượng vật liệu bán ra phù hợp với nhãn hiệu, phải cung cấp cho khách hàng các đặc tính cơ bản và thành phần hoá học. Khi không có các đặc tính này thì phải thoả thuận với người mua và phải ghi rõ trong văn bản bán hàng.

5. Vật liệu chế tạo, lắp đặt, sửa chữa bình chịu áp lực.

5.1. Yêu cầu chung.

5.1.1. Vật liệu để chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của bình, kể cả que hàn, dây hàn phải là vật liệu có độ bền theo yêu cầu, có tính hàn tốt, bảo đảm làm việc tin cậy và an toàn ở những điều kiện vận hành đã quy định.

5.1.2. Chất lượng và chủng loại vật liệu dùng để chế tạo phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Khi có nghi vấn về chất lượng và chủng loại vật liệu thì người chế tạo, lắp đặt hay sửa chữa phải đem phân tích kiểm nghiệm lại vật liệu trước khi sử dụng. Các đặc tính của vật liệu phải được ghi rõ trong lí lịch bình.

5.1.3 Khi sử dụng kim loại nhiều lớp phải ghi rõ các đặc tính của lớp cơ bản (chịu lực).

5.1.4 Khi sửa chữa không được thay thế các chi tiết chịu áp lực bằng vật liệu có chất lượng thấp hơn vật liệu chế tạo ban đầu.

5.1.5. Cho phép chế tạo các bộ phận của bình bằng vật liệu của nhiều nước khác nhau, nhưng phải có đặc tính tương đương như đặc tính vật liệu đã chọn trong bản thiết kế.

5.2. Các chi tiết rèn và dập từ thép tấm như nắp cửa, nắp lỗ, mặt bích hoặc các chi tiết tương tự khác phải thoả mãn các yêu cầu của thép tấm cùng nhãn hiệu. Các phôi rèn, dập cần phải được kiểm tra bằng siêu âm hay bằng các phương pháp không phá huỷ khác để phát hiện và xửlí các khuyết tật bên trong.

5.3. Thép đúc

5.3.1. Thép đủ dùng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của bình cần phải qua nhiệt luyện. Trong chứng chỉ của thép đúc cần phải có:

a. Các chi tiết đúc làm việc ở áp suất từ50 kg/cm2 trở xuống khi nhiệt độ thành đến 4000C:

- Thành phần hoá học: C, S và P;

- Độ bền và độ dãn dài tương đối;

b. Các chi tiết đúc làm việc ở áp suất cao hơn 50 kg/cm2 hoặc nhiệt độ thành trên 4000C thì toàn bộ thành phn hoá học và cơ tính kể cả độ dai va đập.

5.3.2. Các mẫu để thử cơ tính chi tiết đúc phải được đúc đồng thời với chi tiết đúc rồi tách ra sau khi kết thúc nhiệt luyện. Các chi tiết đúc nhỏ cho phép đúc mẫu thử riêng.

5.3.3. Các chi tiết đúc bằng thép hợp kim ngoài việc kiểm tra cơ tính và thành phần hoá học còn phải khảo sát kim tương (kiểm tra tổ chức thô đại và tế vi) sau khi đã nhiệt luyện. Trường hợp do yêu cầu kĩ thuật chế tạo quy định còn phải kiểm tra ăn mòn giữa các tinh thể.

5.4. Các chi tiết lắp xiết

5.4.1. Các chi tiết lắp xiết phải được chế tạo bằng thép có cùng đặc tính với thép mặt bích và phù hợp với thông số quy định.

5.4.2. Các chi tiết lắp xiết để lắp các mặt bích thép hợp kim cao phải dùngcùng mác với mặt bích. Các chi tiết lắp xiết bằng thép hợp kim cao lắp vào mặt bích thép cacbon, cũng như việc dùng phối hợp khác chỉ cho phép trong trường hợp mối nối làm việc ở nhiệt độ không thay đổi.

6. Yêu cầu kĩ thuật an toàn về kết cấu bình chịu áp lực.

6.1. Yêu cầu chung.

6.1.1. Việc chế tạo bình và các bộ phận chịu áp lực của bình phải được tiến hành theo đúng thiết kế và quy trình công nghệ đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Chế tạo các bể (xitéc) và thùng để chuyên chở các chất khí hoá lỏng ngoài quy định của tiêu chuẩn này còn phải theo quy định của ngành giao thông vận tải.

6.1.2. Các bể và thùng để chứa khí hoá lỏng (trừ ôxy lỏng và các chất lỏng gây lạnh khác) cần phải tính toán đến áp suất có thể xuất hiện ở nhiệt độ 500C và ứng suất có thể xuất hiện do tải trọng động gây ra khi chuyên chở

6.1.3. Các bể và thùng đặt trên ô tô dùng để chứa cacbua hyđrô lỏng (propan, prôpilen, bu tan, butilen và các hợp chất của nó) có thể tính toán với áp suất xuất hiện ứng với nhiệt độ thấp nhất của nơi mà bể và thùng sử dụng, nhưng không dưới 350C. Nhiệt độ đó phải ghi vào lí lịch của bể và thùng.

6.1.4. Các bể và thùng nạp đầy amôniăc lỏng có khả năng bốc hơi mà nhiệt độ khi kết thúc nạp không quá âm 250C và có lớp cách nhiệt ở ngoài có thể tính toán với áp suất 4 kg /cm2.

6.1.5. Các bể và thùng dùng chứa ô xy lỏng và các chất lỏng gây lạnh khác phải tính toán theo áp suất khí dùng để tháo môi chất ra, cũng như tải trọng động gây ra khi chuyên chở.

6.1.6. Các chai phải được tính toán sao cho khi thử thuỷ lực ứng suất trong thành chai không vượt quá 90 % giới hạn chảy của thép chế tạo chai.

6.2. Thân bình.

6.2.1. Thân bình chủ yếu có kết cấu hình trụ. Cho phép chế tạo thân bình có dạng hình khác với điều kiện phải tính toán đảm bảo độ bền ở tất cả các phần chịu áp lực.

6.2.2. Thân bình có thể chế tạo theo kiu không có mi hàn từ thép rèn, ống thép hoặc có mối hàn từ thép tấm.

6.2.3. Các mối hàn dọc ở các khoang liền nhau của thân bình, cũng như của thân bình với mối hàn đáy bình (có nhiều mảnh) không được nằm liền nhau, mà phải lệch nhau một đoạn ít nhất bằng ba lần chiều dày, nhưng không nhỏ hơn 100mm.

Trường hợp vì kết cấu không thể thực hiện được quy định nói trên thì cần có biện pháp kiểm tra thích hợp và phải ghi rõ trong thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo.

6.2.4. Các bể và thùng chứa khí hoá lỏng cần có lớp cách nhiệt theo đúng quy định của thiết kế để cho khí khỏi bị nung nóng cao hơn nhiệt độ tính toán.

6.2.5. Các bình có đường kính trên 800 mm cần phải có cửa người chui hình bầu dục kích thước 400mm x 300mm hoặc hình tròn đường kính 400mm. Các bình có đường kính nhỏ hơn cần phải có các lỗ nhỏ để vệ sinh với kích thước nhỏ nhất không dưới 80mm.

Đối với các bình có kết cấu có thể tháo rời được thì không bắt buộc phải có cửa hoặc lỗ vệ sinh.

6.2.6. Ở phía trên của bể hoặc thùng phải có cửa người chui như quy định ở 6.2.5 và có sàn đứng ở gần cửa với cầu thang ở cả 2 bên.

Các bể chứa ôxy, ni tơ hoá lỏng và các chất lỏng gây lạnh khác không cần phải làm bàn đứng ở  gần cửa.

6.2.7. Ở phần trên thân hoặc ở đáy các bể và thùng đặt trên ô tô phải có một cửa người chui như quy định ở 6.2.5.

Các bể có dung tích đến 1000 lít cho phép không phải làm cửa người chui nhưng phải làm các cửa quan sát hình bầu dục có kích thước trục nhỏ không bé hơn 80mm hoặc hình tròn đường kính không dưới 80mm.

6.2.8. Các chai phải có kết cấu để van có thể vặn chặt vào lỗ cổ chai hoặc vào các ống nối nếu là chai không có cổ.

6.2.9. Các chai có dung tích lớn hơn 100 lít bắt buộc phải có van an toàn. Khi bố trí chai thành nhóm cho phép đặt một van an toàn chung cho cả nhóm chai.

6.2.10. Các chai có dung tích lớn hơn 100 lít chứa khí hoá lỏng dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển, ngoài van an toàn phải có dụng cụ chỉ mức nạp tối đa.

6.2.11. Các ống nối của van dùng cho các chai chứa hyđrô và các khí cháy khác phải có ren trái, còn các chai chứa oxy và các khí không cháy phải có ren phải.

6.2.12. Van của chai chứa khí độc phải có nắp vặn kín vào đầu nối.

6.2.13. Để xiết chặt các van của chai chứa oxy có thể dùng phấn chì không dính dầu mỡ, dùng lá kim loại mỏng hoặc bằng thuỷ tinh lỏng; không cho phép dùng đệm hoặc các chi tiết khác có dính dầu mỡ.

6.2.14. Ghi nhãn

6.2.14.1. Các bình sau khi chế tạo phải gắn nhãn ghi nội dung sau:

a. Tên người chế tạo;

b. Số chế tạo;

c. Ngày tháng năm chế tạo;

d. Áp suất làm việc cho phép và áp suất thử;

e. Nhiệt độ làm việc cho phép;

g. Dung tích của bình.

6.2.14.2. Trên các bể và thùng sau khi chế tạo nhãn cần bổ sung thêm:

- Khối lượng bản thân bể và thùng.

6.2.14.3. Trên các chai sau khi chế tạo nhãn cần bổ sung thêm:

a. Số hiệu chai;

b. Khối lượng thực của chai không, kg;

- Các chai dung tích đến 12 lít ghi độ chính xác đến 0,1kg.

- Các chai dung tích trên 12 lít đến 55 lít, ghi độ chính xác đến 0,2kg

- Các chai dung tích trên 55 lít ghi theo điều kiện kĩ thuật chế tạo.

c- Dung tích chai, lít.

- Chai dung tích đến 12 lít, ghi dung tích định mức.

- Chai dung tích trên 12 lít đến 55 lít, ghi dung tích thực tế với độ chính xác đến 0,3 lít.

- Chai dung tích trên 55 lít, ghi theo điều kiện kĩ thuật chế tạo.

6.2.15. Các bể và thùng để chứa và chuyên chở các khí hoá lỏng ăn mòn thì tấm nhãn hiệu bằng vật liệu chống ăn mòn hay phải phủ một lớp sơn chống ăn mòn trong suốt.

6.2.16. Mặt ngoài của bể và thùng phải quét sơn men, sơn dầu hay sơn nhôm màu xám bóng, có chữ đề và kẻ sọc theo bảng 1

Bảng 1

Công dụng của bể và thùng

Chữ đề

Màu chữ

Mầu sọc

Dùng chứa amoniac

Amoniac - khí hoá lỏng, độc

Đen

Vàng

Dùng chứa Clo

Clo - khí hoá lỏng, độc

Xanh lá cây

Mầu bảo vệ

Dùng chứa phốt den

Phốt den - khí hoá lỏng,độc

Đỏ

Mầu bảo vệ

Dùng chứa o xy

Oxy nguy hiểm

Đen

Xanh da trời

Dùng cho tất cả khí khôngcháy khác

Tên khí - nguy hiểm

Vàng

Đen

Dùng cho các khí cháy

Tên khí - dễ cháy

Đen

Đỏ

6.2.17. Người chế tạo phải sơn, kẻ sọc và đề chữ trên các bể và thùng mới chế tạo, còn đối với bể và thùng đang sử dụng thì do người nạp môi chất tiến hành.

6.2.18. Mặt ngoài chai phải sơn màu theo đúng quy định trong bảng 2.

Các chai mới chế tạo do người chế tạo sơn, định kì về sau do người nạp môi chất sơn.

Bảng 2

Tên chất khí

Mầu sơn của chai

Chữ đề

Mầu chữ đề

Mầu sọc

1

2

3

4

5

Ni tơ

Amoniac

Ac gôn ướt

Ac gôn kĩ thuật

Ac gôn sạch

Axêtylen

Butylen

Khí dầu mỏ

Bu tan

Hyđrô

Không khí

Hêli

Ni tơ oxit

Oxi

Oxi y tế

Hiđrô sunfua

Anhyđric sunfurơ

Axit Cacbonic

Phốt đen

Freon 11

Freon 12

Freon 13

Freon 22

Clor

Propan

Các khí cháy

Khác

Etylen

Các khí không cháy khác

Đen

Vàng

Đen

Đen

Xám

Trắng

Đỏ

Xám

Đỏ

Xanh lá cây sẫm

Đen

Nâu

Xám

Xanh da trời

Xanh da trời

Trắng

Đen

Đen

Mầu bảo vệ

Nhôm

Nhôm

Nhôm

Nhôm

Mầu bảo vệ

Da cam

Đỏ

Tím

Đen

Ni tơ

Amôniac

Ac gôn ướt

Ac gôn kĩ thuật

Ac gôn sạch

Axêtylen

Butylen

Khí dầu mỏ

Bu tan

Hyđrô

Không khí nén

Hê li

Oxit ni tơ

Oxi

Oxi y tế

Hiđrô sunfua

Anhyđric Sunfurơ

Axit Cacbonic

-

Freon 11

Freon 12

Freon 13

Freon 22

-

Propan

Tên chất khí

Etylen

Tên chất khí

Vàng

Đen

Trắng

Xanh nước biển

Xanh lá cây

Đỏ

Vàng

Đỏ

Trắng

Đỏ

Trắng

Trắng

Đen

Đen

Đen

Đỏ

Trắng

Vàng

-

Đen

-

Đen

Đen

-

Đen

Trắng

Đỏ

Vàng

Nâu

Nâu

Trắng

Xanh nước biển

Xanh lá cây

-

Đen

-

-

-

-

-

-

-

-

Đỏ

Vàng

-

Đỏ

Xanh nước biển

-

 

2 sọc đỏ

2 sọc vàng

Xanh lá cây

-

-

-

-

6.3. Chỏm, đáy và mặt sàng ống

6.3.1. Chỏm và đáy bình được phép chế tạo theo hình dạng bất kì: lồi, lõm,hình cầu, hình nón, phẳng...

Các đáy lõm phải tính toán đảm bảo độ ổn định của hình dạng khi chịu áp suất. Cho phép dùng đáy phẳng khi bình có đường kính trong hay cạnh lớn nhất không quá 500mm; nếu do yêu cầu công nghệ phải làm đáy phẳng có kích thước lớn hơn thì người thiết kế phải có biện pháp gia cố để đảm bảo an toàn.

6.3.2. Đáy và chỏm có thể chế tạo bằng phương pháp gò, dập hoặc cuộn trên các máy chuyên dùng từ 1 tấm hay nhiều tấm hàn nối với nhau. Cho phép chế tạo chỏm, đáy bằng thép rèn trên máy với điều kiện phải kiểm tra thành phẩm để phát hiện hết các khuyết tật ở bên trong.

6.3.3. Đáy và chỏm chế tạo bằng cách hàn nối nhiều tấm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Phải hàn kiểu giáp mép ;

b. Có thể hàn các tấm phẳng rồi sau đó mới gò, dp hoặc hàn các mảnh đã gò, dập sẵn;

c. Không nối ghép các tấm bằng mối hàn chồng mép;

d. Không bố trí mối hàn vào chỗ uốn cong.

6.3.4. Mặt sàng cũng có thể hàn nhiều tấm với nhau với các điều kiện sau:

a. Mối hàn phải là mối hàn giáp mép;

b. Không được khoa lỗ hàng loạt trên mối hàn.

6.4. Các mối nối

Tất cả các mối hàn nói trong tiêu chuẩn này đều phải tuân thủ đúng quy định trong TCVN 6008 : 1995.

6.5. Các ống trao đổi nhiệt.

6.5.1. Các ống trao đổi nhiệt được phép nối vào mặt sàng bằng phương pháp đúc hay hàn theo đúng chỉ dẫn của người thiết kế.

6.5.2 Các ống trao đổi nhiệt có chiều dài lớn cần phải đặt các vách chắn định vị trung gian để cố định khe hở giữa các ống và cần có biện pháp bù trừ dãn nở thích ứng để tránh cong vênhng hoặc làm hỏng mối nối.

7. Chế tạo bình chịu áp lực

7.1. Người chế tạo phải lập ra quy trình công nghệ trước khi chế tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản này. Khi chế tạo theo đúng các yêu cầu của thiết kế và quy trình công nghệ. Trường hợp cần thay đổi so với thiết kế cần phải được thoả thuận của người thiết kế bằng văn bản.

7.2. Các chi tiết của bình phải được triệt tiêu ứng suất dư sau khi chế tạo. Người chế tạo phải quy định các bước triệt tiêu ứng suất dư trong quy trình công nghệ.

7.3. Dung sai cho phép của các công việc gia công như độ ô van của hình trụ khi lốc tròn, khi uốn ống, những dung sai về hình dạng, kích thước, về chiều dày,về việc chuẩn bị mối hàn v.v... do người thiết kế quy định.

7.4. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải theo đúng quy trình công nghệ chế tạo và phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 6008 : 1995. Các kết quả thử nghiệm phải được lưu trong hồ sơ thiết bị và lưu giữ tại nơi chế tạo ít nhất 5 năm.

7.5. Thử thuỷ lực

7.5.1. Việc thử thuỷ lực ở áp suất thử các bình (bao gồm cả bể, thùng và chai chứa khí) sau khi chế tạo xong là bắt buộc.

7.5.2 Các bình, bể, thùng và chai có láng lớp bảo vệ hay có các chất xốp và dung môi hoà tan ở bên trong thì phải thử thuỷ lực trước khi tiến hành các công việc đó.

7.5.3. Kết quả thử thuỷ lực phải được lập thành biên bản và phải được coi là tài liệu kĩ thuật bắt buộc như quy định ở 4.2.

8. Trang bị đo kiểm và an toàn

8.1. Yêu cầu chung

8.1.1. Các bình thuộc phạm vi tiêu chuẩn này (trừ các chai) phải có các trang bị đo kiểm và an toàn sau đây:

- Đo áp suất

- Các cơ cấu an toàn;

8.1.2. Các bình làm việc có nhiệt độ thành thay đổi đột ngột phải được trang bị dụng cụ kiểm tra tốc độ đốt nóng, độ đốt nóng đồng đều và độ giãn nỡ của thành bình. Trong lí lịch bình phải ghi rõ tốc độ đốt nóng và làm nguội cho phép.

8.1.3. Ở mỗi bình phải quy định khả năng nạp và tháo môi chất trong bình. Khi trong bình có thể tích nước ngưng, dầu phải trang bị thiết bị xả.

8.1.4. Nồi hơi đun bằng điện phải trang bị bơm cấp nước và dụng cụ xả cặn. Cho phép thay bơm cấp nước bằng ống dẫn nước có áp suất cao hơn áp suất nồi hơi, nhưng không quá 1,25 lần áp suất làm việc của nồi hơi. Công suất của bơm cấp nước ít nhất phải bằng 120% công suất của nồi hơi.

8.1.5. Các bể và thùng phải có các trang bị đo kiểm và an toàn sau:

a. Van có ống xi phông để tháo và nạp môi chất.

b. Van thoát khí từ phần trên của bể và thùng.

c. Van an toàn.

d. Áp kế.

e. Thiết bị chỉ mức chất lỏng.

Các trang bị này phải lắp trên nắp cửa hoặc ở vị trí thuận tiện thao tác.

8.1.6. Các bể và thùng chứa amoniăc lỏng có khả năng bốc hơi với áp suất đến 4 kg/cm2 cần phải có:

a. Van có ống xi phông để tháo và nạp môi chất;

b. Áp kế;

c. Hai van an toàn

d. Van vòi có ống xi phông để lấy mẫu;

e. Van vòi để kiểm tra mức chất lỏng;

8.2. Áp kế

8.2.1. Mỗi bình phải có ít nhất một áp kế phù hợp với loại môi chất chứa trong bình. Áp kế có thể lắp trên ống nối của thân bình, trên đường ống dẫn trước van khoá hoặc lắp trên bảng điều khiển.

Khi áp suất thiết kế của bình bằng hoặc lớn hơn áp suất của nguồn cung cấp áp suất và áp suất trong bình không thể tăng do phản ứng hoá học hoặc do nhiệt thì không bắt buộc phải lắp áp kế trên bình khi nguồn cung cấp đã có áp kế.

8.2.2. Cấp chính xác của áp kế đặt trên bình phải không thấp hơn 2,5. Các bình chứa hyđrô có nhiệt độ trên 2000C cho phép lắp áp kế hyđrô cấp chính xác 4

8.2.3. Mặt áp kế phải kẻ vạch đỏ ở số chỉ áp suất làm việc của bình. Thang đo của áp kế phải chọn để số cho áp suất làm việc nằm vào khoảng từ 1/3 đến 2/3 thang đo.

8.2.4. Áp kế phải đặt thẳng đứng hoặc nghiêng về phía trước 30o và phải được bảo vệ khỏi bị ảnh hưởng của nhiệt hoặc băng giá.

Đường kính áp kế phải không dưới 160mm khi khoảng cách quan sát từ 2 đến 5m. Áp kế phải có van 3 ngả, có ống xi phông hoặc bộ phận giảm xung khác để bảo vệ áp kế

8.2.5. Các bình có áp suất trên 25 kg/cm2 hoặc nhiệt độ môi chất cao hơn 2500C, cũng như các bình có môi chất độc, nổ, cho phép ống nối với áp kế có van khoá để lắp áp kế thứ hai thay cho van ba ngả.

Các bình di động không bắt buộc phải lắp van ba ngả.

8.2.6. Áp kế của bình phải được kiểm định và niêm chì mỗi năm một lần và sau mỗi lần sửa chữa tại các cơ sở được phép kiểm định.

8.2.7. Cấm sử dụng áp kế trong những trường hợp sau:

a. Không có niêm chì và dấu hiệu của đơn vị kiểm định, không ghi rõ ngày kiểm tra lần cuối.

b. Quá hạn kiểm định

c. Kim không trở về chốt tựa khi ngắt hơi, hoặc khi không có chốt tựa thì kim lệch quá 0 của thang đo một trị số quá nửa sai số cho phép của áp kế đó.

d. Kính vỡ hoặc những hư hỏng khác có thể làm ảnh hưởng đến sự làm việc chính xác của áp kế.

8.3. Van an toàn

Người thiết kế phải tính toán số lượng, kích thước và khả năng thoát khí của van an toàn đặt trên các bình sao cho áp suất trong bình không được vượt quá áp suất làm việc cho phép như sau:

a. 0,5 kg/cm2 - khi áp suất làm việc cho phép đến 3 kg/cm2

b. 15% p - khi áp suất làm việc cho phép trên 3 kg/cm2 đến 60 kg/cm2

c. 10% p - khi áp suất làm việc cho phép cao hơn 60 kg/cm2.

8.3.2. Không được phép đặt van an toàn kiểu đòn bẩy trên các bình di động.

8.3.3. Khi áp suất làm việc cho phép của bình bằng hay lớn hơn áp suất của nguồn cấp áp lực và trong bình không có khả năng tăng áp do phản ứng hoá học và bất kì nguyên nhân nào khác thì không bắt buộc phải đặt van an toàn trên bình khi ở nguồn cung cấp áp lực đã có van an toàn rồi.

8.3.4. Kết cấu của van an toàn kiểu lò xo phải đảm bảo:

a. Tránh xiết quá căng lò xo.

b. Bảo vệ lò xo khỏi bị đốt nóng và chịu tác dụng trực tiếp của môi chất.

c. Kiểm tra được tình trạng kĩ thuật của van.

Nếu do tính chất của môi chất (độc, nổ) hoặc do yêu cầu của qui trình công nghệ, van được phép kết cấu không có bộ phận mở xả. Trường hợp này phải định kì kiểm tra theo quy định trong quy trình công nghệ.

8.3.5. Van an toàn phải đặt trên ống nối trực tiếp với bình hoặc trên ống nhánh thuận tiện cho việc kiểm tra. 

Nếu nhiều van an toàn cùng đặt trên một ống nhánh thì diện tích mặt cắt ngang của ống nhánh phải không nhỏ n 1,25 lần tổng diện tích các van đặt trên ống nhánh đó.

Không được phép trích, tháo môi chất trên ống nhánh đặt van an toàn

8.3.6. Không được phép đặt van khoá giữa bình và van an toàn.

Cho phép đặt van chuyển hướng gia bình và van an toàn với điều kiện là ở bất kì vị trí nào của van chuyển hướng cũng phải thông với một hoặc hai van an toàn.

Trường hợp này mỗi van an toàn phải có đủ khả năng thoát theo như quy định trong tiêu chuẩn này:

8.3.7. Van an toàn của bể và thùng dùng chứa khí hoá lỏng phải sơn màu theo quy định của khí đó. Các van của bể chứa khí cháy phải sơn mầu nâu sẫm, còn khí không cháy thì sơn màu đen.

Van phi thông với phần chứa khí của bể và thùng  

Khả năng thoát khí của van an toàn đặt trên bể và thùng chứa oxy, nitơ lỏng và các chất lỏng gây lạnh khác được xác định căn cứ tổng số khả năng bay hơi tính toán của chất lỏng đó và sản lượng cao nhất của thiết bị để tạo nên áp suất trong bể khi tháo sạch môi chất bên trong.

8.4. Màng bảo hiểm.

8.4.1. Trường hợp do đặc điểm của sản xuất hoặc do tính chất của môi chất, các van an toàn không thể hoạt động tốt khi đặt trực tiếp thì phải trang bị thêm một màng bảo hiểm, màng này cần phải tính toán sao cho khi bị xé thì áp suất ở trong bình không thể tăng quá 25% áp suất làm việc của bình.

Màng bảo hiểm có thể đặt độc lập hoặc đặt trước van an toàn với điều kiện phải có thiết bị đảm bảo kiểm tra được tình trạng kĩ thuật của màng khi bình làm việc.

8.4.2. Tất cả các màng bảo hiểm phải có nhãn hiệu của người chế tạo, trong đó ghi áp suất xé màng và các kí hiệu riêng. Cho phép dùng sơn ghi các kí hiệu nói trên thay cho tấm nhãn hiệu.

8.5. Một số trang bị an toàn khác

8.5.1. Các bình có áp suất làm việc cho phép thấp hơn áp suất của nguồn thì phải đặt trên đường ống dẫn từ nguồn đến bình một van giảm áp tự động có kèm một áp kế và một van an toàn đặt phía sau van giảm áp.

Khi đặt một nhóm bình làm việc ở cùng một áp suất thì có thể lắp một van giảm áp cho cả nhóm có kèm một áp kế và một van an toàn trên đường ống chính trước ống rẽ nhánh đầu tiên.

8.5.3. Cho phép thay van giảm áp nói ở điều 7.5.1 bằng van điều chỉnh bằng tay có kèm một van an toàn và một áp kế phía áp suất thấp trong trường hợp do tính chất của môi chất làm cho van giảm áp tự động không thể hoạt động tốt được.

8.5.4. Môi chất thoát ra từ van an toàn phải dẫn đến vị trí an toàn.

Các ống thoát từ van an toàn phải trang bị bộ phận xả nước ngưng.

8.5.5. Mỗi bình phải có van tự động xả hết áp suất trong bình trước khi mở nắp bình.

Lỗ thoát của van này phải hướng vào vị trí an toàn. Cấm mở nắp bình khi trong bình vẫn còn áp suất.

8.5.6. Các bình có trang bị các van tháo xả nhanh cần có bộ phận bảo hiểm (liên động) để tránh khả năng tạo áp suất trong bình khi đóng nắp không hoàn toàn và khi mở vẫn còn áp suất ở trong bình.

8.5.7. Các bể và thùng chứa khí độc phải có một van tháo nhanh phía trên có ống xi phông để tránh khí thoát ra ngoài

Trên mỗi thùng (trừ thùng chứa clo và phốt đen) cần đặt van nạp và tháo môi chất ở đáy. Khi đặt van trên đáy lõm thì van phải có mũ đậy, còn khi đặt van trên đáy lồi thì ngoài mũ đậy ra còn phải đặt vòng kẹp.

Các thùng chứa clo và phốt đen phải trang bị ống xi phông trên van nạp và tháo môi chất.

Các van phải có đầu nối vặn chật vào ống nối- Các thùng chứa khí cháy, ống nối của van phải có ren trái.

8.6. Hệ thống van khoá.

8.6.1. Cần phải đặt van khoá trên các đường ống dẫn môi chất vào và ra khỏi bình. Khi nối liên tiếp một nhóm bình với nhau cho phép không đặt van khoá giữa các bình.

Van khoá phải có nhãn hiệu. Trên van phải có kí hiệu chiều đóng mở trên tay quay và chiều chuyển động của môi chất trên thân van. 

Nhãn hiệu của van phải ghi:

a. Đường kính trong quy ước, mm

b. Áp suất quy ước, kg/cm2.

8.6.3. Bắt buộc phải lắp van một chiều tự động đóng bằng áp suất của bình trên đường dẫn môi chất từ bơm hoặc máy nén khí đến các bình chứa môi chất độc, cháy nổ hoặc môi chất bị bốc hơi do nhiệt đốt nóng.

Van một chiều phải lắp giữa bơm hoặc máy nén khí với van khoá của bình.

8.7. Trang bị đo mức chất lỏng

8.7.1. Các bình do đốt nóng làm mức chất lỏng thayđổi cần phải trang bị ít nhất một ống thuỷ để đo mức chất lỏng.

8.7.2. Các bình chứa khi hoá lỏng cũng phải trang bị một ống thuỷ hoặc thiết bị đo mức chất lỏng khác để kiểm tra mức nạp tối đa cho phép.

8.7.3. Ống thuỷ phải có vạch dấu chỉ mức chất lỏng thấp nhất và cao nhất cho phép và phải có kết cấu đảm bảo dễ thông rửa, thay thế và chỉ rõ liên tục mức chất lỏng ở trong bình.

Các ống dẫn ra ng thu phải thẳng để tránh tạo sai lệch mức chất lỏng.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6153:1996

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6153:1996
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6153:1996

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6153:1996
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 về bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo