Thông tư 161/2016/TT-BQP

Thông tư 161/2016/TT-BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự trong lĩnh vực ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 161/2016/TT-BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự ngân hàng


BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/2016/TT-BQP

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MẬT MÃ DÂN SỰ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 09/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng:

1. QCVN 4 : 2016/BQP, Mã hóa dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng;

2. QCVN 5 : 2016/BQP, Chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng;

3. QCVN 6 : 2016/BQP, Quản lý khóa sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2016.

Điều 3. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ (để báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thủ trưởng BQP, CN TCCT;
- Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng TTĐTCP;
- Cổng TTĐTBQP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Lưu: VT, BCY; HT110.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Ngô Xuân Lịch

 

QCVN 4 : 2016/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ HÓA DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on data encryption used in banking

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa

1.5. Các ký hiệu

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định chung

2.2. Mã khối

2.2.1. TDEA - Thuật toán mã dữ liệu bội ba

2.2.2. AES

2.2.3. Camellia

2.3. Chế độ hoạt động của mã khối

2.3.1. Chế độ xích liên kết khối mã CBC (Cipher Block Chaining)

2.3.2. Chế độ phản hồi mã CFB (Cipher FeedBack)

2.3.3. Chế độ phản hồi đầu ra OFB (Output Feedback):

2.3.4. Chế độ đếm CTR (Counter)

2.4. Mã dòng

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định): Mô tả DES

Phụ lục B (Quy định): Các phép biến đổi của AES

 

Lời nói đầu

QCVN 4 : 2016/BQP do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 161/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ HÓA DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on data encryption used in banking

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định mức giới hạn về đặc tính kỹ thuật mật mã của các thuật toán mã hóa dữ liệu dùng trong các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

1.3. Tài liệu viện dẫn

- Recommendation for Random Number Generation Using Deterministic Random Bit Generators, NIST SP 800-90A Rev. 1, National Institute of Standards and Technology, June 2015. (Khuyến cáo cho bộ sinh số ngẫu nhiên sử dụng bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định, NIST SP 800-90A Rev. 1, Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (Mỹ), tháng 6 năm 2015).

- TCVN 7876:2007 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật mật mã - Thuật toán mã dữ liệu AES.

- TCVN 11367-3:2016 (ISO/IEC 18033-3:2010) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 3: Mã khối.

- ISO/IEC 10116:2006 Information technology - Security techniques - Modes of operation for an n-bit block cipher.

- ISO/IEC 9797-1:2011 Information technology - Security techniques - Message Authentication Codes (MACs) - Part 1: Mechanisms using a block cipher.

1.4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1. Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Là thông tin không thuộc nội dung tin “tuyệt mật”, “tối mật” và “mật” được quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

1.4.2. Mật mã

Là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.

1.4.3. Mật mã dân sự

Là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.4. Sản phẩm mật mã dân sự

Là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.5. Kỹ thuật mật mã

Là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.

1.4.6. Mã hóa

Phép biến đổi (khả nghịch) dữ liệu bởi thuật toán mật mã để tạo ra bản mã, tức là giấu nội dung thông tin của dữ liệu.

1.4.7. Giải mã

Phép toán ngược với phép mã hóa tương ứng.

1.4.8. Mã khối

Hệ mật đối xứng với tính chất là thuật toán mã hóa thao tác trên một khối của bản rõ, nghĩa là trên một xâu bit có độ dài xác định, kết quả cho ra một khối của bản mã.

1.4.9. Mã dòng

Hệ mật đối xứng với tính chất là thuật toán mã hóa bao gồm tổ hợp một dãy các ký tự của bản rõ với dãy các ký tự của khóa dòng, mỗi lần một ký tự, sử dụng một hàm khả nghịch.

1.4.10. Khóa

Dãy các ký tự điều khiển sự vận hành của các thuật toán mật mã (ví dụ, phép mã hóa, giải mã).

1.4.11. Khóa dòng

Dãy các ký tự giả ngẫu nhiên bí mật, được sử dụng bởi các thuật toán mã hóa và giải mã của mã dòng.

1.5. Các ký hiệu

n

độ dài tính bằng bit của bản rõ/bản mã đối với mã khối

Ek

hàm mã hóa với khóa K

Dk

hàm giải mã với khóa K

Nr

số vòng của thuật toán AES, bằng 10,12 hoặc 14 để chọn độ dài khóa tương ứng 128, 192, hoặc 256 bit.

Nb

Số các cột (các từ 32 bit) tạo nên Trạng thái.

Å

phép toán logic XOR trên xâu bit, nghĩa là nếu A B là hai xâu cùng độ dài thì A Å B là xâu bit bao gồm các bit là kết quả phép toán logic XOR của A B

Ä

phép nhân hai đa thức (mỗi đa thức có bậc bé hơn 4) theo mod x4 + 1

Ù

phép toán logic AND trên xâu bit, nghĩa là nếu A B là các xâu bit cùng độ dài, thì A Ù B là xâu bit được tạo từ phép toán logic AND các bit tương ứng của A B.

Ú

phép toán logic OR trên xâu bit, tức nếu A B là hai xâu bit cùng độ dài, thì A Ú B là xâu bit gồm các bit là kết quả của phép toán logic OR của A B.

||

phép ghép các xâu bit

phép nhân trên trường hữu hạn

phép dịch vòng sang trái i bit.

phép dịch vòng sang phải i bit

phép bù bit của x

a mod n

với các số nguyên an, a mod n ký hiệu số dư (không âm) trong phép chia a cho n. Một cách tương đương, b = a mod n nếu b là số nguyên duy nhất thỏa mãn các điều kiện sau:

 

(i) 0 ≤ b <>

 

(ii) (b - a) là bội số nguyên của n

phép cộng trong số học mô-đun, nghĩa là nếu AB là hai xâu t-bit thì AB được xác định bằng (A + B) mod 2t

phép trừ trong số học mô-đun, nghĩa là nếu A B là hai xâu t-bit thì A B được xác định bằng (A - B)mod 2t

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định chung

- Quy định chi tiết về nguồn ngẫu nhiên:

Các số ngẫu nhiên được sử dụng cho các mục đích khác nhau như để sinh các tham số mật mã, các khóa mật mã, các giá trị ngẫu nhiên dùng một lần và các giá trị thách đố xác thực.

Một số bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định DRBG được chấp thuận để sử dụng theo quy định chung bao gồm: HASH_DRBG, HMAC_DRBG và CTR_DRBG.

Các bộ sinh bit ngẫu nhiên RBG tuân theo SP800-90A phiên bản sửa đổi lại năm 2015 để sinh bit ngẫu nhiên cũng được chấp thuận để sử dụng tiếp.

2.2. Mã khối

Trong Quy chuẩn này quy định 3 loại mã khối áp dụng cho việc mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.

Độ dài khối

Tên thuật toán

Độ dài khóa quy định áp dụng

64 bit

TDEA

Không nhỏ hơn 192 bit

128 bit

AES

Không nhỏ hơn 256 bit

Camellia

Không nhỏ hơn 256 bit

- Quy định về ngưỡng thời gian và độ an toàn khóa cụ thể:

Độ an toàn theo bít

Thuật toán mã khối

Thời gian sử dụng quy định

112

3TDEA

Đến cuối năm 2030

256

AES-256

Từ năm 2030

Camellia-256

2.2.1. TDEA - Thuật toán mã dữ liệu bội ba

Trong Quy chuẩn này thuật toán mã dữ liệu bội ba (TDEA-Triple Data Encryption Algorithm) xử lý các khối dữ liệu 64 bit, sử dụng khóa mật mã có độ dài không nhỏ hơn 192 bit.

Phép mã hóa/giải mã TDEA là phép toán ghép các phép toán mã hóa và giải mã DES. Khóa của TDEA gồm ba khóa K1, K2 và K3 là những khóa DES khác nhau (K1 K2, K2 K3, và K3 K1)

2.2.1.1. Phép mã hóa/giải mã TDEA

2.2.1.1.1. Các định nghĩa mã hóa /giải mã

TDEA được xác định theo thuật ngữ của phép toán của DES, ở đấy Ek là phép toán mã hóa của DES với khóa K Dk là phép giải mã của DES với khóa K.

2.2.1.1.2. Phép mã hóa

Phép biến đổi khối P có độ dài 64 bit thành khối C có độ dài 64 bit được xác định như sau:

Phép mã hóa/giải mã DES được mô tả tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

Hình 1: Sơ đồ phép mã hóa TDEA

2.2.1.1.3. Phép giải mã TDEA

Phép biến đổi khối C có độ dài 64 bit thành khối P có độ dài 64 bit được xác định như sau:

Phép mã hóa/giải mã DES được mô tả tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

Hình 2: Sơ đồ phép giải mã TDEA

2.2.1.2. Chu trình khóa

Phần lược đồ khóa DES được mô tả tại Điều A.5.

2.2.1.3. Chế độ hoạt động của TDEA

Các chế độ hoạt động của TDEA được quy định tại Mục 2.3 của Quy chuẩn này.

2.2.1.4. Khóa

Độ dài khóa sử dụng trong mã khối TDEA được quy định:

Độ dài khối

Tên thuật toán

Độ dài khóa quy định áp dụng

64 bit

TDEA

Không nhỏ hơn 192 bit

2.2.1.4.1. Các yêu cầu về khóa

Đối với các chế độ hoạt động của mã khối TDEA, 3 khóa mật mã (K1, K2K3) xác định khóa cho hệ mật TDEA cần:

a. Phải được giữ bí mật.

b. Được sinh ra sử dụng bộ sinh bit ngẫu nhiên được quy định trong phần 2.1 của Quy chuẩn này.

c. Là các khóa mật mã khác nhau.

d. Đảm bảo toàn vẹn mà mỗi khóa không bị thay đổi trái phép kể từ khi được sinh ra, gửi đi hoặc được lưu trữ bởi một thực thể có thẩm quyền.

e. Được sử dụng theo thứ tự thích hợp theo quy định bởi chế độ hoạt động riêng biệt.

f. Không sử dụng để mã hóa nhiều hơn 232 khối dữ liệu 64-bit.

g. Không sử dụng các khóa yếu và bán yếu (Được quy định tại Điều 2.2.1.4.2).

2.2.1.4.2. Khóa yếu

Đối với thuật toán DES có một số khóa mật mã được coi là yếu khi sử dụng. Việc sử dụng các khóa yếu này ảnh hưởng đến độ an toàn của thuật toán TDEA. Các khóa yếu không được sử dụng trong thuật toán TDEA được liệt kê dưới đây (theo định dạng thập lục phân):

Một số cặp khóa khi mã hóa thì bản rõ và bản mã là giống hệt nhau và cũng không được sử dụng. Các khóa bán-yếu đó là (theo định dạng thập lục phân):

Ngoài ra còn 48 khóa sau chỉ tạo ra 4 khóa con khác nhau (thay vì 16 khóa con khác nhau) và cũng không được sử dụng. Đó là các khóa sau (theo định dạng thập lục phân):

CHÚ THÍCH: Các khóa yếu và khóa bán-yếu được liệt kê ở trên được biểu diễn với tính lẻ và được chỉ ra trong phần ngoài cùng bên phải của mỗi byte.

2.2.2. AES

Đối với thuật toán AES, độ dài của khối đầu vào, khối đầu ra và Trạng thái đều là 128 bit. Như vậy Nb = 4 là số lượng các từ 32 bít (số cột) của Trạng thái.

Trong Quy chuẩn này thuật toán AES, độ dài k hóa mã K quy định áp dụng là 256 bit. Độ dài khóa được biểu diễn bằng một số Nk = 8 thể hiện số lượng các từ 32 bit (số cột) của Khóa mã. Số vòng trong quá trình thực thi thuật toán AES (được ký hiệu là Nr) với khóa độ dài 256 bit là Nr = 14.

Quy chuẩn này quy định cụ thể các giá trị được phép dùng cho độ dài khóa (Nk), kích cỡ khối (Nb) và số lượng vòng lặp (Nr) như Bảng 1.

 

Độ dài khóa
(Nk từ)

Độ dài khối
(Nb từ)

Số vòng
(Nr)

AES-256

8

4

14

Bảng 1: Các tổ hợp Khóa - Khối - Vòng

2.2.2.1. Phép mã hóa/giải mã AES

Đối với cả hai Phép mã hóa và Phép giải mã, thuật toán AES sử dụng hàm vòng bao gồm bốn phép biến đổi khác nhau trên byte:

1) Phép thay thế byte sử dụng bảng thay thế (S-box).

2) Dịch hàng của mảng Trạng thái bằng các offset khác nhau.

3) Trộn dữ liệu trong mỗi cột của mảng Trạng thái.

4) Bổ sung khóa vòng vào Trạng thái.

2.2.2.1.1. Phép mã hóa AES

Thuật toán AES gồm một dãy các phép toán được thực hiện trên mảng hai chiều của các byte, được gọi là Trạng thái. Trạng thái gồm bốn dòng byte, mỗi dòng chứa 4 byte. Trong mảng Trạng thái được ký hiệu bằng s, mỗi byte riêng biệt có hai chỉ số với số dòng r với 0 ≤ r < 4="" và="" số="" cột="">c, với 0 ≤ c < 4.="" trạng="" thái="" được="" ký="" hiệu="" là="">S = (sr,c).

Khi bắt đầu quá trình mã hóa, 16 byte của Trạng thái được khởi tạo với pi byte bản rõ, tính từ trên xuống dưới và từ trái sang phải và được minh họa trên Hình 3.

Hình 3: Khởi đầu Trạng thái

Sau khi cộng khóa vòng ban đầu, Trạng thái được biến đổi bằng cách thực thi hàm vòng Nr lần, với vòng cuối khác một ít với Nr - 1 vòng đầu. Nội dung cuối cùng của Trạng thái chính là bản mã đầu ra.

Phép mã hóa đầy đủ có thể được mô tả như sau:

(1) S = AddRoundKey(P,W0)

(2) For i = 1 to Nr - 1

          S = SubBytes (S)

          S = ShiftRows(S)

          S = MixColumns(S)

          S = AddRoundKey(S, Wi)

(3) S = SubBytes (S),S = ShiftRows(S)

(4) C = AddRoundKey (S, WNr)

Các phép biến đổi riêng biệt SubBytes(), ShiftRows(), MixColumns(), AddRoundkey() xử lí Trạng thái và được mô tả tại Phụ lục B. Tất cả Nr vòng đều giống nhau, trừ vòng cuối cùng không chứa phép biến đổi MixColumns(). Trong phép toán ở trên, mảng Wi chứa các khóa vòng được mô tả tại Điều 2.2.2.2.

2.2.2.1.2. Phép giải mã AES

Tất cả các phép biến đổi sử dụng trong các phép mã hóa đều khả nghịch. Khi thực thi phép giải mã, dãy các phép biến đổi được sử dụng trong phép mã hóa vẫn được duy trì, nhưng thay bằng các phép biến đổi ngược như sau.

Phép giải mã đầy đủ có thể mô tả như sau:

(1) S = AddRoundKey (C,WNr)

(2) for i = Nr - 1 down to 1

          S = ShiftRows-1(S)

          S = SubBytes-1(S)

          S = AddRoundKey(S,Wi)

          S = MixColumns-1(S)

(3) S = ShiftRows-1(S)

     S = SubBytes-1(S)

(4) P = AddRoundKey(S, W0)

Các phép biến đổi SubBytes-1(),ShiftRows-1(),MixColumns-1() thực hiện xử lí Trạng thái. Tất cả Nr vòng đều giống nhau, trừ vòng cuối không chứa phép biến đổi MixColumns-1().

Các phép biến đổi SubBytes-1(),ShiftRows-1(),MixColumns-1() thực hiện xử lí Trạng thái và được mô tả tại Phụ lục B. Tất cả Nr vòng đều giống nhau, trừ vòng cuối không chứa phép biến đổi MixColumns-1(). Việc tính các khóa vòng Wi được mô tả tại Điều 2.2.2.2.

2.2.2.1.3. Quy định về S-Box và S-Box nghịch đảo trong AES

a) S-Box

Bảng 2: S-Box: các giá trị thay thế cho byte {xy} (theo dạng thập lục phân)

b) S-Box nghịch đảo

Bảng 3: S-Box nghịch: thay thế các giá trị theo byte {xy} (dạng thập lục phân)

2.2.2.2. Chu trình khóa

Thuật toán AES nhận khóa mật mã K và thực hiện thủ tục mở rộng khóa để tạo ra lược đồ khóa. Việc mở rộng khóa tạo ra tổng cộng 4(Nr + 1) từ: Thuật toán đòi hỏi tập khởi đầu gồm 4 từ, và mỗi vòng Nr vòng đòi hỏi 4 từ dữ liệu khóa. Lược đồ khóa nhận được là một mảng tuyến tính gồm các từ 4-byte, ký hiệu là wj, với j nằm trong khoảng 0 ≤ j <>Nr + 1).

Phép mở rộng khóa đầy đủ cho AES-256 có thể được mô tả như sau:

Trong phép toán trên K0K1 biểu thị hai nửa của khóa mật mã K 256-bit.

2.2.2.3. Chế độ hoạt động của AES

Các chế độ hoạt động của AES được quy định tại Mục 2.3 của Quy chuẩn này.

2.2.2.4. Khóa

Độ dài khóa sử dụng trong mã khối AES được quy định

Độ dài khối

Tên thuật toán

Độ dài khóa quy định áp dụng

128 bit

AES

Không nhỏ hơn 256 bit

2.2.3. Camellia

Trong Quy chuẩn này thuật toán mã đối xứng Camellia xử lí các khối 128 bit, sử dụng khóa mật mã độ dài không nhỏ hơn 256 bit.

2.2.3.1. Phép mã hóa/giải mã Camellia

2.2.3.1.1. Phép mã hóa Camellia

Quá trình mã hóa với khóa 256-bit làm việc trên 24 vòng, được chỉ ra trên Hình 4. Phép biến đổi khối 128 bit P vào khối 128-bit C được định nghĩa như sau (L R là các biến độ dài 64 bit, kw, kkl là các khóa vòng 64 bit):

Hình 4: Thủ tục mã hóa Camellia cho khóa 256 bit

2.2.3.1.2. Phép giải mã Camellia

Quá trình giải mã cho khóa 256 bit được chỉ ra trên Hình 5, và là như nhau trong phép mã hóa, chỉ khác là vị trí và thứ tự các khóa vòng được đảo lại.

Phép giải mã được xác định như sau:

Hình 5: Thủ tục giải mã Camellia cho 256 bit

2.2.3.1.3. F-hàm

F-hàm được chỉ ra trên Hình 8. F-hàm bao gồm phép toán cộng bit XOR, tiếp đó áp dụng tám S-box song song kích thước 8x8 bit, tiếp theo tầng khuếch tán (P-hàm). xj,yj,zj,z’j là các biến, mỗi biến 8 bit; các biến Li, ki, L’i là các biến 64 bit. Đầu vào 64 bit Li trước hết được cộng XOR với khóa vòng 64-bit ki, sau đó được chia thành 8 đoạn 8-bit yj như sau:

y1 || y2 || y3 || y4 || y5 || y6 || y7 || y8 || = LiÅki

ở đây,

Li = x1 || x2 || x3 || x4 || x5 || x6 || x7 || x8

Mỗi yj sau đó được đi qua S-box kích thước 8x8 bit st để đưa ra 8 phân đoạn độ dài 8 bit zj, ở đây

8 phân đoạn 8 bit zj được tác động bởi P-hàm, là lớp khuếch tán cho ra 8 phân đoạn 8-bit z’j, trong đó

Hình 6: F-hàm

P-hàm có thể được biểu diễn cách khác, dưới dạng véc tơ ma trận như sau:

ở đây:

Sau đó đầu ra 64-bit của F-hàm L'i được thiết lập bằng cách ghép các biến 8-bit z'j:

2.2.3.2. Chu trình khóa

Với quy định khóa có độ dài 256 bit, khóa K là khóa 128-bit KL và khóa 128-bit KR. Như vậy,

K = KL || KR

Lược đồ tạo khóa sử dụng F-hàm của mô-đun mã hóa, và là giống nhau cho cả phép mã hóa và giải mã. Khóa K được mã bằng các phương tiện của F-hàm, sử dụng các hằng của lược đồ tạo khóa, ở đây các hằng Σi, được xác định như những giá trị liên tục biểu diễn trong hệ Hexa của căn bậc hai số nguyên tố thứ i. Tiếp đó các khóa vòng được tạo, một phần từ những giá trị được dịch vòng của khóa K (K = KL II KR) và phần còn lại từ các giá trị được dịch vòng của các khóa “được mã hóa” KAKB (ở đây KA, KB có độ dài 128 bit).

Hình 7: Phần chính của lược đồ khóa

Đối với khóa 256-bit, đầu ra của phần chính của lược đồ tạo khóa là khóa con 128 bit KA và khóa con 128-bit KB. Lược đồ tạo khóa bao gồm ba phép toán 2-vòng. Mỗi phép toán 2 vòng được “khóa hóa” bằng một cặp hằng Σi.

Đầu vào 128-bit của phép toán 2-vòng thứ nhất nằm bên trái của Hình 9 là KLÅKR và phép toán này được “khóa hóa” bởi hai hằng 64-bit Σ1 và Σ2. Tiếp đó đầu ra 128-bit từ phép toán 2-vòng thứ nhất được cộng bit XOR với KL trước khi là đầu vào của phép toán 2-vòng thứ hai ở bên trái Hình 9. Phép toán 2-vòng thứ hai này được “khóa hóa” bởi các hằng 64 bit là Σ3 và Σ4. Đầu ra 128-bit của phép toán 2-vòng thứ hai là KA, sau đó KA lại được XOR với khóa con 128-bit KR trước khi kết quả thu được làm đầu vào của phép toán 2-vòng thứ ba được chỉ ra ở phía phải của Hình 9. Phép toán 2-vòng thứ ba này được “khóa hóa” bởi hai hằng 64 bit là Σ5 và Σ6. Đầu ra 128 bit của phép toán 2-vòng thứ ba này là KB.

Phép toán lập lược đồ tạo khóa đầy đủ được mô tả như sau (Ka, KAKB có độ dài 128 bit):

(1) Ka = 2RoundFeistel(KLÅKR, Σ12)

(2) KA = 2RoundFeistel(KaÅKL, Σ34)

(3) KB = 2RoundFeistel(KAÅKR, Σ56) (chỉ dùng cho khóa 192/256 bit)

ở đây đầu vào 128-bit cho 2RoundFeistel được tách thành hai phần 64-bit L0 || R0, đầu ra 128-bit từ 2RoundFeistel cũng được tách thành hai phần 64 bit L2 || R2 và cả hai đầu vào “khóa vòng” 64-bit của 2RoundFeistel là Σi và Σi+1.

2RoundFeistel được mô tả như sau:

(1) với j = 0,1:

          Lj+1 = F(Lj, Σi+j)ÅRj

         Rj+1 = Rj

Các hằng của lược đồ khóa 64-bit được xác định trên Bảng 4

Bảng 4: Các hằng trong lược đồ khóa

Cuối cùng, các khóa vòng 64-bit, k, kw,kl được dẫn xuất từ các khóa con 128-bit, KL, KR, KAKB.

Bảng 5: Khóa vòng cho khóa bí mật 256 bit

2.2.3.3. Chế độ hoạt động của Camellia

Các chế độ hoạt động của Camellia được quy định tại Mục 2.3 của Quy chuẩn này.

2.2.3.4. Khóa

Độ dài khóa sử dụng trong mã khối Camellia được quy định

Độ dài khối

Tên thuật toán

Độ dài khóa quy định áp dụng

128 bit

Camellia

Không nhỏ hơn 256 bit

2.3. Chế độ hoạt động của mã khối

Mục này của Quy chuẩn sử dụng một số ký hiệu sau:

C

Khối bản mã

CTR

Giá trị đếm

i

Biến lặp

j

Kích thước của biến bản rõ/bản mã

K

Khóa mật mã

n

Độ dài khối bản mã/bản rõ đối với một mã khối

m

Số khối bản mã được lưu trữ

P

Khối bản rõ

q

Số các biến bản rõ/bản mã

r

Kích thước bộ đệm phản hồi

SV

Biến khởi đầu

X

Khối đầu vào mã khối

Y

Khối đầu ra mã khối

2.3.1. Chế độ xích liên kết khối mã CBC (Cipher Block Chaining)

Chế độ CBC được xác định bởi một tham số xen kẽ m > 0, số khối bản mã phải được lưu trữ trong khi xử lý trong chế độ này. Giá trị của m cần nhỏ (thông thường m = 1) và lớn nhất là 1024.

a) Các biến được sử dụng trong chế độ CBC:

1) Dãy q khối bản rõ có độ dài n bit P1, P2, …, Pq.

2) Khóa bí mật K.

3) Dãy các biến khởi đầu có độ dài n bit SV1, SV, ...,SVm.

b) Các biến đầu ra là dãy q biến bản mã có độ dài n bit C1, C2,..., Cq

2.3.1.1. Phép mã hóa

Phép mã hóa của chế độ CBC như sau:

Ci = eK(Pi ÅSVi), 1 i ≤ min(m, q)

Nếu q > m, các khối bản rõ theo sau được mã hóa như sau:

Ci = eK(Pi ÅCi-m),m + 1 iq

CHÚ THÍCH: Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tính toán, giá trị của khối bản mã m gần nhất cần được lưu trữ.

2.3.1.2. Phép giải mã

Phép giải mã của chế độ CBC như sau:

Pi = dK(Ci) Å SVi, 1 ≤ i ≤ min(m, q)

Nếu q >m, các khối bản rõ theo sau được mã hóa như sau:

Pi = dK(Ci) Å Ci-m, m+ 1 ≤ iq

Hình 8: Chế độ xích liên kết khối mã với m = 1

Hình 9: Chế độ xích liên kết khối mã

- Biến khởi đầu SV được sinh ngẫu nhiên, giữ bí mật và thông báo cho nhau.

- Yêu cầu về đệm (padding)

+ Nếu độ dài bản rõ không phải là bội số của n thì yêu cầu sử dụng phương pháp đệm (padding) sau để bổ sung bản rõ sao cho độ dài của bản rõ là bội số của n:

Thêm một bit 1 vào cuối bản rõ, tiếp sau là các bít 0 (có thể không cần) để được bản rõ có độ dài là bội số của n. Đây chính là phương pháp đệm 2 trong tiêu chuẩn ISO/IEC 9797-1 hoặc ISO/IEC 10118-1

2.3.2. Chế độ phản hồi mã CFB (Cipher FeedBack)

Chế độ CFB được xác định bởi 3 tham số:

- Kích thước của bộ đệm phản hồi, r, trong đó n r ≤ 1024nr <>

- Kích thước của biến phản hồi, k, trong đó 1 ≤ K n

- Kích thước của biến bản rõ, j, trong đó 1 ≤ j ≤ k

Trong Quy chuẩn này thì giá trị của j k bằng nhau.

Các biến được sử dụng trong chế độ CFB:

a) Các biến đầu vào

1) Dãy q biến bản rõ độ dài j bit P1, P2, …, Pq.

2) Khóa bí mật K.

3) Biến khởi đầu độ dài r bit.

b) Các kết quả trung gian:

1) Dãy q khối đầu vào của mã khối độ dài n bit X1,X2,...,Xq.

2) Dãy q khối đầu ra của mã khối độ dài n bit Y1,Y2,...,Yq.

3) Dãy q biến độ dài j bit E1,E2,...,Eq.

4) Dãy q - 1 biến phản hồi độ dài k bit F1,F2,...,Fq-1.

5) dãy q nội dung bộ đệm phản hồi độ dài r bit FB1,FB2,...,FBq.

c) Các biến đầu ra là dãy q biến bản mã độ dài j bit C1,C2,...,Cq

2.3.2.1. Phép mã hóa

Bộ đệm phản hồi FB được gán giá trị khởi đầu.

FB1 = SV

Phép toán mã hóa mỗi biến bản rõ thực hiện trong 6 bước sau:

a) Xi = n~FBi (Lựa chọn n bit tận cùng bên trái của FB).

b) Yi = eK(Xi) (Sử dụng mã khối).

c) Ei = j~Yi (Lựa chọn j bit tận cùng bên trái của Yi).

d) Ci = Pi Å Ei (Tạo biến bản mã).

e) Fi = I(k - j)|Ci (Tạo biến phản hồi).

f) FBi+1 = Sk(FBi|Fi) (Hàm dịch chuyển trên FB).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (d). j bit tận cùng bên trái của khối đầu ra Y của mã khối được sử dụng để mã hóa j-bit biến bản rõ theo phép cộng modulo 2. Các bit còn lại của Y được bỏ đi. Các bit biến bản rõ/bản mã có chỉ số từ 1 đến j.

Biến bản mã được tăng thêm bằng cách đặt k - j bit trong vị trí bit tận cùng bên trái của mình để tạo biến phản hồi F độ dài k-bit. Sau đó các bit của bộ đệm phản hồi FB được dịch trái đi k vị trí và F được thêm vào vị trí k tận cùng bên phải để tạo ra giá trị mới của bộ đệm phản hồi FB. Trong phép toán dịch, k bit tận cùng bên trái của FB được bỏ đi. n bit tận cùng bên trái mới của FB được sử dụng như là đầu vào tiếp theo của X trong quá trình mã hóa.

2.3.2.2. Phép giải mã

Bộ đệm phản hồi FB được gán giá trị khởi đầu.

FB1 = SV

Phép toán giải mã mỗi biến bản mã thực hiện trong 6 bước sau:

a) Xi = n~FBi (Lựa chọn n bit tận cùng bên trái của FB).

b) Yi = eK(Xi) (Sử dụng mã khối).

c) Ei = j~Yi (Lựa chọn j bit tận cùng bên trái của Yi).

d) Pi = Ci Å Ei (Tạo biến bản rõ).

e) Fi = l(k - j)|Ci (Tạo biến phản hồi).

f) FBi+1 = Sk(FBi|Fi) (Hàm dịch chuyển trên FB).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (d). j bit tận cùng bên trái của khối đầu ra Y của mã khối được sử dụng để giải mã biến bản mã theo phép cộng modulo 2. Các bit còn lại của Y được bỏ đi. Các bit biến bản rõ/bản mã có chỉ số từ 1 đến j.

Biến bản mã được tăng thêm bằng cách đặt k - j bit trong vị trí bit tận cùng bên trái của mình để tạo biến phản hồi F độ dài k-bit. Sau đó các bit của bộ đệm phản hồi FB được dịch trái đi k vị trí và F được thêm vào vị trí k tận cùng bên phải để tạo ra giá trị mới của bộ đệm phản hồi FB. Trong phép toán dịch, k bit tận cùng bên trái của FB được bỏ đi. n bit tận cùng bên trái mới của FB được sử dụng như là đầu vào tiếp theo của X trong quá trình mã hóa.

Hình 10: Chế độ phản hồi mã CFB

2.3.3. Chế độ phản hồi đầu ra OFB (Output Feedback):

Chế độ OFB được xác định bằng một tham số j là kích thước biến bản rõ với 1 ≤ j ≤ n.

Các biến được sử dụng trong chế độ OFB là:

a) Các biến đầu vào:

1) Dãy q biến bản rõ độ dài j bit P1, P2, ... Pq.

2) Khóa bí mật K.

3) Biến khởi đầu độ dài n bit.

b) Các kết quả trung gian:

1) Dãy q khối đầu vào của mã khối độ dài n bit X1, X2,..., Xq.

2) Dãy q khối đầu ra của mã khối độ dài n bit Y1, Y2,..., Yq.

3) Dãy q biến độ dài j bit E1, E2,..., Eq.

c) Các biến đầu ra là dãy q biến bản mã độ dài j bit C1, C2,..., Cq.

2.3.3.1. Phép mã hóa

Khối đầu vào X được gán giá trị khởi đầu

X1 = SV

Phép toán mã hóa mỗi biến bản rõ thực hiện trong 4 bước sau:

a) Yi = ek(Xi) (Sử dụng mã khối).

b) Ei = j~Yi (Chọn j bit tận cùng bên trái).

c) Ci = Pi Å Ei (Tạo biến bản mã).

d) Xi+1 = Yi (Phép toán phản hồi).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (c). Các biến bản mã và bản rõ có các bit với chỉ số từ 1 đến j.

Kết quả của mỗi lần sử dụng mã khối là Yi và được đưa trở lại thành giá trị tiếp theo của X, đặt là Xi+1. j bit tận cùng bên trái của Yi được sử dụng để mã hóa biến đầu vào.

2.3.3.2. Phép giải mã

Khối đầu vào X được gán giá trị khởi đầu

X1 = SV

Phép toán giải mã mỗi biến bản mã thực hiện trong 4 bước sau:

a) Yi = ek(Xi) (Sử dụng mã khối).

b) Ei = j~Yi (Chọn j bit tận cùng bên trái).

c) Ci = Pi Å Ei (Tạo biến bản mã).

d) Xi+1 = Yi (Phép toán phản hồi).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (c). Các biến bản mã và bản rõ có các bit với chỉ số từ 1 đến j.

Kết quả của mỗi lần sử dụng mã khối là Yi và được đưa trở lại thành giá trị tiếp theo của X, đặt là Xi+1. j bit tận cùng bên trái của Yi được sử dụng để giải mã biến đầu vào.

Hình 11: Chế độ phản hồi đầu ra OFB

2.3.4. Chế độ đếm CTR (Counter)

Chế độ CTR được xác định bằng một tham số j trong đó 1 ≤ j n.

Các biến được sử dụng trong chế độ CTR là:

a) Các biến đầu vào:

1) Dãy q biến bản rõ độ dài j bit P1, P2, …, Pq, mỗi biến có độ dài j bit.

2) Khóa bí mật K.

3) Biến khởi đầu SV có độ dài n bit.

b) Các kết quả trung gian:

1) Dãy q khối đầu vào của mã khối độ dài n bit CTR1,CTR2,...,CTRq.

2) Dãy q khối đầu ra của mã khối độ dài n bit Y1,Y2,...,Yq.

3) Dãy q biến độ dài j bit E1,E2,...,Eq.

c) Các biến đầu ra là dãy q biến bản mã độ dài j bit C1,C2,...,Cq

2.3.4.1. Phép mã hóa

CTR được gán giá trị khởi đầu

CTR1 = SV

Các phép toán để mã hóa mỗi biến bản rõ theo 4 bước sau:

a) Yi = eK(CTRi) (Sử dụng mã khối).

b) Ei = j~Yi (Chọn j bit tận cùng bên trái của Yi).

c) Ci = Pi Å Ei (Tạo ra biến bản mã).

d) CTRi+1 = (CTRi + 1)mod 2n (Tạo ra giá trị đếm mới CTR).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (c). Các biến bản mã và bản rõ có các bit có chỉ số từ 1 đến j.

Giá trị đếm được mã hóa để đưa ra khối đầu ra Yi j bit tận cùng bên trái của khối đầu ra Yi được sử dụng để mã hóa giá trị đầu vào. CTR sau đó được tăng 1 (modulo 2n) để tạo ra giá trị đếm mới.

2.3.4.2. Phép giải mã

CTR được gán giá trị khởi đầu

CTR1 = SV

Các phép toán để giải mã mỗi biến bản rõ theo 4 bước sau:

a) Yi = eK(CTRi) (Sử dụng mã khối).

b) Ei = j~Yi (Chọn j bit tận cùng bên trái của Yi).

c) Pi = Ci Å Ei (Tạo biến bản rõ).

d) CTRi+1 = (CTRi + 1)mod 2n (Tạo ra giá trị đếm mới CTR).

Các bước trên lặp với biến đếm i = 1,2,…,q, trong vòng lặp cuối dừng lại tại bước (c). Các biến bản mã và bản rõ có các bit có chỉ số từ 1 đến j.

Giá trị đếm được mã hóa để đưa ra khối đầu ra Yi j bit tận cùng bên trái của khối đầu ra Yi được sử dụng để mã hóa giá trị đầu vào. CTR sau đó được tăng 1 (modulo 2n) để tạo ra giá trị đếm mới.

Hình 12: Chế độ đếm CTR

2.4. Mã dòng

Mã dòng là mã thực hiện biến đổi từng bit dữ liệu của bản rõ sang bản mã sử dụng khóa độ dài k  bit. Quy chuẩn này quy định sử dụng các mã khối được quy định tại Mục 2.2 sử dụng chế độ CFB, OFB hoặc CTR để thực hiện chức năng mã dòng.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mật mã và yêu cầu quản lý của các thuật toán mật mã để mã hóa dữ liệu nêu tại Quy chuẩn này là các chỉ tiêu chất lượng phục vụ được quản lý theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định tại Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015.

3.2. Hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

4.2. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cho các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phù hợp với Quy chuẩn này. Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4.3. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy, thực hiện quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc công bố hợp quy.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý kỹ thuật mật mã của thuật toán mã hóa dữ liệu theo Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Mô tả DES

A.1. Mở đầu

Thuật toán DES là mã khối đối xứng có thể xử lí các khối dữ liệu 64 bit, sử dụng khóa bí mật độ dài 64 bit. Mỗi bit thứ tám của khóa mật mã thường được sử dụng để kiểm tra tính chẵn lẻ và được bỏ qua.

A.2. Phép mã hóa DES

Phép mã hóa được chỉ ra trên Hình A.1

Bản rõ 64-bit trước hết được biến đổi qua hoán vị ban đầu IP. Sau đó khối được chia thành hai nửa L0R0, mỗi nửa gồm 32 bit. Tiếp đó thực hiện 16 vòng biến đổi giống nhau được gọi là hàm f, trong đó dữ liệu được kết hợp với khóa. Trong mỗi vòng, nửa phải là đầu vào của hàm f được khóa hóa, hàm này nhận đầu vào 32 bit và khóa con 48 bit Ki và cho đầu ra 32-bit. Đầu ra này tiếp đó được XOR với nửa trái để tạo ra nửa trái mới đã được biến đổi. Tại phần cuối của mỗi vòng, trừ vòng cuối cùng, hai nửa trái và phải đổi chỗ cho nhau để tạo ra LiRi tương ứng. Sau khi thực hiện vòng cuối cùng, hai nửa trái và phải được ghép lại với nhau và khối 64-bit nhận được lại được biến đổi qua phép hoán vị cuối IP-1 là hoán vị nghịch đảo của hoán vị ban đầu IP. Đầu ra là bản mã 64 bit.

Phép mã hóa được xác định như sau (P C là dữ liệu, Ki là khóa).

(1) IP(P) = L0 || R0

(2) Với i = 1,2…,16:

            Li = Ri-1

            Ri = Li-1 Åf(Ri-1,Ki)

(3) C = IP-1(R16 || L16)

A.3. Phép giải mã DES

Phép giải mã cũng giống như phép mã hóa. Sự khác nhau chỉ ở chỗ, các khóa con Ki được sử dụng theo thứ tự ngược lại.

A.4. Các hàm DES

A.4.1. Phép hoán vị ban đầu IP

Phép hóa vị ban đầu IP được chỉ ra tại Bảng A.1. Hoán vị này nhận đầu vào 64-bit và cho đầu ra 64-bit, theo đó bit thứ nhất được hoán vị thành bit thứ 58, bit thứ hai thành bit thứ 50.v.v, bit cuối cùng thành bit thứ 7.

Bảng A.1 - Hoán vị khởi tạo

Hình A.1 - Thủ tục mã hóa

A.4.2. Hoán vị nghịch đảo IP-1

Hoán vị nghịch đảo IP-1 được chỉ ra trên Bảng A.2, nhận đầu vào 64-bit và cho đầu ra 64- bit. Đầu ra của Thuật toán nhận bit thứ 40 của khối đầu ra trước đó làm bit thứ nhất, bit thứ 8 làm bit thứ hai.v.v và bit thứ 25 của khối đầu ra trước đó làm bit cuối cùng.

Bảng A.2 - Hoán vị nghịch đảo IP-1

A.4.3. Hàm f

Hàm f được chỉ ra trên Hình A.2

Hàm f nhận đầu vào 32 bit R và mở rộng thành R' có độ dài 48-bit bằng cách sử dụng phép hoán vị mở rộng E. Sau đó 48-bit R' được XOR với khóa con 48-bit K, thu được dữ liệu 48- bit, dữ liệu này được viết thành 8 khối, mỗi khối 6-bit, bằng cách chọn các bit đầu vào của nó theo một thứ tự được qui định trên bảng. Các hàm được chọn duy nhất đó được gọi là các S - box, S1, S2,…,S8 nhận đầu vào là các khối 6-bit ri và cho đầu ra là các khối 4-bit Si(ri). Hàm hoán vị P cho đầu ra 32-bit R'''' từ đầu vào 32-bit R'''' bằng cách hoán vị các bit của khối đầu vào. R'''' là đầu ra của hàm f.

Hàm f do đó được xác định như sau (P C là dữ liệu, Ki là khóa )

Hình A.2 - Tính f(R,K)

A.4.4. Hoán vị mở rộng E

Hoán vị mở rộng E được chỉ ra trên Bảng A.3. Hoán vị E nhận đầu vào 32- bit và cho đầu ra 48-bit. Ba bit đầu tiên của E là các bit ở các vị trí 32, 1 và 2, hai bit cuối ở các vị trí 32 và 1.

Bảng A.3 - Hoán vị mở rộng E

A.4.5. Hoán vị P

Hoán vị P được chỉ ra trên Bảng A.4. Hoán vị P nhận đầu vào 32-bit và cho đầu ra 32-bit. Đầu ra P(L) của hàm P được xác định bởi Bảng A.4, thu được từ đầu vào L bằng cách lấy bit thứ 16 của L làm bit thứ nhất của P(L), bit thứ bảy làm bit thứ hai của P(L),v.v và bit thứ 25 của L làm bit thứ 32 của P(L).

Bảng A.4 - Hoán vị P

A.4.6. S-box

S-box được chỉ ra trên Bảng A.5. Mỗi S-box có 6- bit đầu vào và 4-bit đầu ra.

Nếu S1 là hàm được xác định trên bảng và B là khối 6-bit, thì S1(B) được xác định như sau: các bit đầu tiên và cuối cùng của B được biểu diễn theo cơ số 2 là một số nằm trong khoảng từ 0 đến 3. Giả sử số đó là i. Bốn bit giữa của B được biểu diễn theo cơ số 2 là số nằm trong khoảng từ 0 đến 15. Giả sử số đó là j. Trên bảng đó là số nằm trên hàng thứ i và cột thứ j. Đó là số nằm trong khoảng từ 0 đến 15, và được biểu diễn duy nhất bởi khối 4-bit. Khối này là đầu ra S1(B) của S1 ứng với đầu vào B. Ví dụ, với đầu vào 011011, hàng được biểu diễn bởi 01 là hàng 1, cột được xác định bởi 1101 là cột 13. Nằm trên giao của hàng 1 và cột 13 là số 5, do đó đầu ra là 0101.

Bảng A.5 - Các S-box

A.5. Lược đồ tạo khóa DES

Phần lược đồ khóa DES được chỉ ra trên Hình A.3. Lược đồ này nhận khóa 64-bit khóa KEY và cho ra 16 khóa con 48-bit K1, K2,……, K16.

Trong đó Kn, với 1 ≤ n ≤ 16 là khối 48-bit trong bước (2) của thuật toán. Bởi vậy để mô tả KS chỉ cần mô tả việc tính toán của Kn từ KEY với n = 1, 2..., 16. Việc tính toán này được mô tả trên Hình A.3. Do đó để xác định đầy đủ KS, chỉ cần mô tả hai lựa chọn hoán vị, cũng giống như lược đồ chuyển dịch sang trái. Một bit trong byte 8-bit của KEY có thể được khởi động để phát hiện lỗi trong tạo khóa, phân phối và lưu trữ khóa. Các bit 8,16,..., 64 được sử dụng để bảo đảm là mỗi byte có tính chất lẻ. Lựa chọn hoán vị 1 được xác định bởi Bảng A.6

Bảng A.6 - Hoán vị khóa PC-1

Bảng trên được chia thành hai phần, phần thứ nhất xác định cách chọn các bit trong C0, phần thứ hai xác định cách chọn các bit trong D0. Các bit của KEY được đánh số từ 1 đến 64. Các bit trong C0 tương ứng là 57, 49, 41,..., 44 và 36 của KEY, còn các bit trong D0 là các bit 63, 55, 47,..,12 và 4 của KEY. Với C0D0 đã xác định, có thể xác định được Cn Dn từ Cn-1 Dn-1, tương ứng với n = 1, 2,..., 16. Điều này đạt được bằng cách tuân thủ vào lược đồ phép dịch sang trái các khối riêng lẻ sau:

 

Số lần lặp

1

2

3

4

5

6

7

8

Số lần dịch trái

1

1

2

2

2

2

2

2

 

 

Số lần lặp

9

10

11

12

13

14

15

16

Số lần dịch trái

1

2

2

2

2

2

2

1

 

Bảng A.7 - Số các bit khóa được dịch chuyển của mỗi vòng

Ví dụ, C3D3 thu được từ C2 D2 tương ứng bằng hai dịch chuyển sang trái, và C16D16 thu được từ C15D15 tương ứng bằng một lần dịch sang trái. Trong tất cả các trường hợp, việc dịch một lần sang trái được hiểu là dịch các bit sang trái một vị trí sao cho sau một lần dịch các bit ở 28 vị trí là các bit trước đó ở vị trí 2, 3,..., 28, 1. Việc chọn hoán vị 2 được xác định trên Bảng A.8

Bảng A.8 - Hoán vị nén PC-2

Bởi vậy bit thứ nhất của Kn là bit thứ 14 của CnDn, bit thứ hai là bit thứ 17.v.v, bit thứ 47 là bit thứ 29, bit thứ 48 là bit thứ 32.

Hình A.3 - Tính toán lược đồ khóa

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Các phép biến đổi của AES

B.1. Các phép biến đổi AES

B.1.1. Các phép biến đổi xác định cho AES

Thuật toán AES sử dụng các phép biến đổi SubBytes(), SubBytes-1() ShiftRows(), ShiftRows-1(), MixColumns(), MixColumns-1(), AddRoundKey(), được mô tả dưới đây.

B.1.2. Phép biến đổi SubBytes()

Phép biến đổi SubBytes() thực hiện thay thế mỗi byte Trạng thái si,j bởi giá trị mới s'ij, bằng cách sử dụng bảng thay thế (S-box) khả nghịch.

Hình B.1 minh họa tác động của phép biến đổi SubBytes() lên bảng Trạng thái

Hình B.1: SubBytes() áp dụng S-box cho từng byte của Trạng thái.

S-box được sử dụng trong phép biến đổi SubBytes() và được trình bày theo hệ Hexa trên Bảng B.1

Bảng B.1: Các S-box của AES

Ví dụ, nếu s1,1 = {53} thì giá trị thay thế là giá trị nằm trên giao của hàng có chỉ số ‘5’ và cột có chỉ số ‘3’ của Bảng 5, điều này cho kết quả là s’1,1 có giá trị {ed}.

B.1.3. Phép biến đổi SubBytes-1()

SubBytes-1() là phép biến đổi nghịch đảo của phép biến đổi SubBytes(), trong đó S-box nghịch đảo được áp dụng cho từng byte của Trạng thái. Điều này đạt được bằng cách áp dụng phép biến đổi nghịch đảo được mô tả tại Điều 5.2.4.2

S-box nghịch đảo được sử dụng trong phép biến đổi SubBytes-1() được mô tả trong Bảng B.2.

Bảng B.2: S-box nghịch đảo AES

B.1.4. Phép biến đổi ShiftRows()

Trong phép biến đổi ShiftRows(), các byte ở ba dòng cuối của Trạng thái được dịch vòng lên một số lượng bytes khác nhau (offsets). Hàng thứ nhất, hàng 0 được giữ nguyên (không dịch chuyển).

Cụ thể, phép biến đổi ShiftRows() được thực hiện như sau:

S'r,c = Sr (c+r)mod4 với 0 r < 4,="" và="" 0=""> c < 4,="" ở=""> r là số thứ tự của hàng.

Theo đó các byte dịch sẽ chuyển sang trái (nghĩa là các giá trị thấp hơn của c trong một hàng cho trước), trong khi các byte phía trái ngoài cùng dịch vòng sang các vị trí phía phải ngoài cùng của hàng (tức là những giá trị cao hơn của c trong hàng cho trước).

Hình B.2 mô tả phép biến đổi ShiftRows(), trong đó các byte được dịch vòng sang trái.

B.1.5. Phép biến đổi ShiftRows-1()

ShiftRows-1() là phép nghịch đảo của phép biến đổi ShiftRows(). Các bytes trong ba dòng cuối của Trạng thái được dịch vòng lên một số lượng bytes khác nhau. Dòng thứ nhất, dòng 0 không dịch chuyển. Ba dòng dưới cùng được dịch vòng lên 4 - r bytes, ở đây r là số thứ tự vòng.

Cụ thể, phép biến đổi ShiftRows-1() được thực hiện như sau:

Sr,(c+r)mod4 = S'r,c với 0 r < 4,="" và="" 0=""> c < 4.="">

Hình B.3. mô tả phép biến đổi ShiftRows-1()

Hình B.2: ShiftRows() dịch vòng ba dòng cuối của Trạng thái

Hình B.3: ShiftRows-1() dịch vòng ba dòng cuối của Trạng thái.

B.1.6. Phép biến đổi MixColumns()

Phép biến đổi MixColumns() thao tác trên Trạng thái, thay mỗi cột bằng cột khác. Các cột của Trạng thái được xem như những đa thức trên trường GF(28) và được nhân modulo x4 + 1 với đa thức cố định a(x) cho trước, a(x) = {03}x3 + {01}x2 + {01}x + {02}. Phép nhân này có thể viết dưới dạng phép nhân ma trận:

Kết quả của phép nhân trên là bốn byte trong cột được thay thế như sau:

Toán tử Å trong các biểu thức trên biểu thì phép cộng trong trường GF(28), với phép cộng bit XOR. Phép nhân được thực hiện theo modulo của đa thức bất khả qui của trường. Trong trường hợp thuật toán AES đó là đa thức x9 + x4 + x3 + x + 1.

Hình B.4 mô tả phép biến đổi MixColumns().

Hình B.4 - MixColumns() thao tác trên Trạng thái, thay cột bằng cột khác

B.1.7. Phép biến đổi MixColumns-1()

MixColumns-1() là phép biến đổi nghịch đảo của phép biến đổi MixColumns(). MixColumns-1() thao tác trên Trạng thái, thay mỗi cột bằng cột khác. Phép biến đổi này có thể biểu diễn dưới dạng phép nhân ma trận, ở đấy mỗi byte được coi như một phần tử của trường hữu hạn GF(28):

Kết quả của phép nhân là bốn byte trong mỗi cột được thay thế như sau:

B.1.8. Phép biến đổi AddRoundKey()

Trong phép biến đổi AddRoundKey(), khóa vòng được cộng vào Trạng thái bằng phép cộng bit đơn giản XOR. Mỗi khóa vòng gồm bốn từ (128 bit) lấy từ lược đồ khóa (được mô tả tại 5.2.5). Bốn từ này được cộng vào cột Trạng thái như sau:

ở đây, 0 ≤ c < 4="" và="">W(4*i+c) là các từ của lược đồ khóa thứ c của khóa vòng thứ i Wi = [w(4*i),w(4*i+1),w(4*i+2),w(4*i+3)] và i là giá trị thuộc khoảng 0 ≤ i ≤ Nr. Trong phép mã hóa, phép cộng khóa vòng ban đầu xảy ra khi i = 0, trước ứng dụng thứ nhất của hàm vòng. Việc áp dụng phép biến đổi AddRoundKey() cho Nr vòng của phép mã hóa xảy ra khi 1 ≤ i ≤ Nr.

Hoạt động của phép biến đổi AddRoundKey(), được minh họa trên Hình B.5. Địa chỉ byte trong các từ của lược đồ khóa được mô tả trong Điều 2.2.2.2.

Hình B.5: AddRoundKey() cộng bit XOR từng cột của Trạng thái với mỗi từ lấy từ lược đồ khóa

 

QCVN 5 : 2016/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHỮ KÝ SỐ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on digital signature used in banking

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Các ký hiệu

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Chữ ký số

2.1.1. Quy định kỹ thuật

2.1.2. Chữ ký số RSA-PSS

2.1.3. Chữ ký số ECDSA

2.1.4. Chữ ký số DSA

2.1.5. Chữ ký số RSASSA-PKCS1-v1_5

2.2. Hàm băm

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Lời nói đầu

QCVN 5 : 2016/BQP do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 161/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHỮ KÝ SỐ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on digital signature used in banking

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật mật mã của chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

1.3. Tài liệu viện dẫn

- Recommendation for Random Number Generation Using Deterministic Random Bit Generators, NIST SP 800-90A Rev. 1, National Institute of Standards and Technology, June 2015. (Khuyến cáo cho bộ sinh số ngẫu nhiên sử dụng bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định, NIST SP 800-90A Rev. 1, Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (Mỹ), tháng 6 năm 2015).

- RSA Laboratories. PKCS#1 v2.1: RSA Cryptography Standard. June 2002. (Phòng thí nghiệm RSA. PKCS#1 v2.1: Tiêu chuẩn mật mã RSA. Tháng 6 năm 2002).

- TCVN 7635:2007 Kỹ thuật mật mã - Chữ ký số.

- NIST, Federal Information Processing Standards Publication 186-4, Digital Signature Standard (DSS), July 2013. (NIST, Tiêu chuẩn xử lý thông tin liên bang, Chuẩn chữ ký số (DSS), tháng 7 năm 2013).

- NIST, Federal Information Processing Standards Publication 180-4, Secure Hash Standard (SHS), August 2015. (NIST, Tiêu chuẩn xử lý thông tin liên bang, Chuẩn hàm băm an toàn (SHS), tháng 8 năm 2015).

1.4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1. Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Là thông tin không thuộc nội dung tin “tuyệt mật”, “tối mật” và “mật” được quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

1.4.2. Mật mã

Là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.

1.4.3. Mật mã dân sự

Là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.4. Sản phẩm mật mã dân sự

Là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.5. Kỹ thuật mật mã

Là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.

1.4.6. Mã hóa

Phép biến đổi (khả nghịch) dữ liệu bởi thuật toán mật mã để tạo ra bản mã, tức là che giấu nội dung thông tin của dữ liệu.

14.7. Giải mã

Phép toán ngược với phép mã hóa tương ứng.

1.4.8.

Mật mã phi đối xứng

Hệ thống dựa trên kỹ thuật mật mã phi đối xứng, trong đó phép biến đổi công khai được sử dụng để mã hóa, phép biến đổi bí mật được sử dụng để giải mã.

1.4.9. Kỹ thuật mật mã phi đối xứng

Kỹ thuật mật mã phi đối xứng sử dụng hai phép biến đổi liên quan đến nhau, phép biến đổi công khai (được xác định bởi khóa công khai) và phép biến đổi bí mật (được xác định bởi khóa riêng). Cả hai phép biến đổi này có tính chất là cho biết phép biến đổi công khai, về mặt tính toán không thể có khả năng xác định được phép biến đổi bí mật.

1.4.10. Chữ ký số

Một chuỗi số, kết quả của phép biến đổi mật mã trên thông điệp dữ liệu nhằm cung cấp một phương tiện để kiểm tra tính xác thực của nguồn gốc thông điệp dữ liệu, tính toàn vẹn của dữ liệu và tính không thể chối bỏ của người đã ký.

1.5. Các ký hiệu

AES

Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến (Advanced Encryption Standard)

Octet

Chuỗi bit có độ dài bằng 8

n

Modulo RSA

d

Số mũ bí mật RSA

e

Số mũ công khai RSA

(n,e)

Khóa công khai RSA của người ký

c

Một biểu diễn của bản mã, là số nguyên thuộc (0,n-1)

C

Bản mã được biểu diễn ở dạng chuỗi octet

EM

Chuỗi Octet biểu diễn thông điệp đã được ghi mã

emLen

Độ dài theo Octet của EM

k

Độ dài modulo n tính theo octet

m

Một biểu diễn của thông điệp (văn bản), là số nguyên thuộc (0,n-1)

M

Thông điệp (văn bản), chuỗi octet

I2OSP

Hàm cơ sở chuyển đổi từ dạng số nguyên sang chuỗi octet (Integer-to-Octet-String Primitive)

OS2IP

Hàm cơ sở chuyển đổi từ chuỗi octet sang số nguyên (Octet- String-to-Integer-Primitive)

LCM

Bội chung nhỏ nhất (Least Common Multiplier)

nlen

Độ dài modulo n theo bit

security_strength

độ mạnh về an toàn (security_strength) là một số nguyên biểu thị lượng tính toán cần thiết để phá hệ mã

N

là ký hiệu độ dài theo bit của số nguyên tố q

L

là ký hiệu độ dài theo bit của số nguyên tố p

||

Toán tử nối hai chuỗi

PKCS

Tiêu chuẩn mật mã khóa công khai (Puplic Key Cryptography Standard) do Phòng thí nghiệm RSA (Mỹ) ban hành.

PSS

Lược đồ ký xác suất (Probabilistic Signature Scheme)

RSA

Tên của hệ mã do ba nhà toán học Rivest, Shamir và Adleman RSA sáng tạo ra

RSAVP

Phép toán cơ sở phục vụ cho kiểm tra chữ ký RSA

RSASP

Phép toán ký RSA cơ sở

RSASSA

Lược đồ ký RSA kèm phụ lục (RSA Signature Scheme with Appendix)

SHA

Thuật toán băm an toàn (Secure Hash Algorithm).

Word

Từ (32 bit)

DSA

Thuật toán chữ ký số

EC

Đường cong Elliptic

ECDSA

Thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Chữ ký số

Hình 1 - Mô tả quá trình tạo và kiểm tra chữ ký số

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã phi đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Quá trình sinh chữ ký số trên một thông điệp dữ liệu yêu cầu sử dụng: 1) hàm băm mật mã thực hiện tính toán trên dữ liệu sẽ được ký, 2) sử dụng khóa mật mã và thuật toán ký để tạo chữ ký số trên đầu ra của hàm băm. Quy chuẩn này quy định sử dụng khóa mật mã trong thuật toán ký số, hàm băm mật mã được sử dụng trong quá trình sinh chữ ký số.

2.1.1. Quy định kỹ thuật

2.1.1.1. Quy định chung:

Quá trình chữ ký số

Sử dụng

Ghi chú

Tạo chữ ký số

Độ an toàn ≥ 112 bit:

DSA: |p| ≥ 2048 và |q| ≥ 224

RSA: |n| ≥ 2048

EC: |n| ≥ 224

 

Xác thực chữ ký số

Độ an toàn ≥ 112 bit:

DSA: |p| ≥ 2048 và |q| ≥ 224

RSA: |n| ≥ 2048

EC: |n| ≥ 224

 

2.1.1.2. Quy định chi tiết về nguồn ngẫu nhiên:

Các số ngẫu nhiên được sử dụng cho các mục đích khác nhau như để sinh các tham số mật mã, các khóa mật mã, các giá trị ngẫu nhiên dùng một lần và các giá trị thách đố xác thực.

Một số bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định DRBG được chấp thuận để sử dụng theo quy định chung bao gồm: HASH_DRBG, HMAC_DRBG và CTR_DRBG.

Các bộ sinh bit ngẫu nhiên RBG tuân theo SP800-90A phiên bản sửa đổi lại năm 2015 để sinh bit ngẫu nhiên cũng được chấp thuận để sử dụng tiếp.

2.1.2. Chữ ký số RSA-PSS

2.1.2.1. Các yêu cầu chung

1. Cặp khóa RSA dùng để ký thì không được dùng cho mục đích khác (chẳng hạn dùng lại để mã thông điệp);

2. Hai số nguyên tố p, q và số mũ bí mật d cần phải được giữ bí mật tránh việc bị truy cập bất hợp pháp, làm lộ hoặc sửa đổi. Modulo n và số mũ công khai e phải được công bố công khai;

3. Mỗi người sử dụng cần có Modulo n riêng;

4. Độ dài của Modulo n (nlen) không được nhỏ hơn 2048 bit và nên được thay đổi theo thời gian như sau.

Năm (y)

độ an toàn

nlen tối thiểu

y<>

112

2048

128

3072

Trong đó, độ mạnh về an toàn (security_strength) là một số nguyên biểu thị lượng tính toán cần thiết đề phá hệ mã.

Vì các phương pháp phá hệ mã thường xuyên được hoàn thiện nên cần phải định kỳ 3 đến 5 năm một lần xem xét lại nlen tối thiểu (có thể tham khảo chi tiết yêu cầu này trong tài liệu NIST Special Publication 800-57: Recommendation for Key Management - Part1: General, January 2016).

- Phiên bản áp dụng: Áp dụng phiên bản 2.1 của tiêu chuẩn RSA Cryptography Standard PKCS #1 v2.1.

- Áp dụng lược đồ RSAES-OAEP để mã hóa và RSASSA-PSS để ký.

2.1.2.2. Quy định chi tiết về các khóa RSA

1. Số mũ công khai e cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) Số mũ công khai e cần được chọn trước khi tạo số mũ bí mật d;

b) Số mũ công khai e cần phải là số nguyên dương lẻ sao cho

65,537 ≤ e <>nlen-2security_strength

Với nlen là độ dài của modulo n theo bit.

Chú ý rằng e có thể là giá trị bất kỳ mà thỏa mãn ràng buộc 1(b); p q sẽ được chọn (trong mục 2) sao cho e là nguyên tố cùng nhau với cả (p - 1) và (q - 1).

2. Hai số nguyên tố p và q được tạo ngẫu nhiên và giữ bí mật cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) (p - 1) và (q - 1) cần phải là nguyên tố cùng nhau với số mũ công khai e;

b) Mỗi một trong bốn số (p + 1), (p - 1) và (q + 1), (q - 1) cần phải có các nhân tử nguyên tố lớn hơn 2security-strength+20;

c) Nhân tử nguyên tố bí mật p, q cần phải được chọn ngẫu nhiên từ các số nguyên tố thỏa mãn ()(2(nlen/2)-1) ≤ q < p="" ≤="">(nlen/2) - 1);

d) |p - q| > 2(nlen/2-100).

3. Số mũ bí mật d cần phải được lựa chọn sau khi tạo p q với các ràng buộc:

a) Số mũ d cần phải lớn hơn 2(nlen/2), và

b) d = e-1mod(LCM((p - 1), (q - 1)))

(Chi tiết về hàm tạo các tham số RSA có thể tham khảo trong tài liệu FIPS 186-4: Digital Signature Standard).

2.1.2.3. Tạo chữ ký số

RSASSA - PSS - SIGN(K, M)

Đầu vào:

K

khóa bí mật RSA của người ký

 

M

thông điệp sẽ được ký, là một chuỗi octet

Đầu ra:

S

chữ ký, chuỗi octet có độ dài k, với k là độ dài của modulo RSA theo octet

Thông báo lỗi:

 

“văn bản quá dài”, “lỗi định dạng”

Các bước:

1. Mã hóa EMSA - PSS: Áp dụng thao tác EMSA - PSS - ENCODE vào văn bản M để tạo ra thông điệp được định dạng EM có độ dài é(modBits–1)/8ù octet sao cho độ dài bit của số nguyên OS2lP(EM) nhiều nhất là modBits- 1, với modBits là độ dài theo bit của số n (mođun RSA):

EM = EMSA - PSS - ENCODE (M,modBits - 1).

Chú ý rằng độ dài octet của EM sẽ bằng k -1 nếu modBits - 1 chia hết cho 8 và bằng k nếu modBits -1 không chia hết cho 8. Nếu hàm EMSA - PSS - ENCODE cho ra thông báo lỗi “văn bản quá dài” thì RSASSA - PSS - SIGN cũng cho ra thông báo lỗi “văn bản quá dài” và dừng lại. Nếu EMSA - PSS - ENCODE cho ra thông báo “lỗi định dạng” thì RSASSA - PSS - SIGN cũng cho ra thông báo “lỗi định dạng” và dừng lại.

2. Chữ ký RSA:

a. Chuyển thông điệp đã được định dạng (chuỗi octet) EM thành biểu diễn thông điệp ở dạng số nguyên m.

m = OS2IP (EM).

b. Áp dụng phép toán cơ sở RSASP với K là khóa bí mật RSA Biểu diễn thông điệp m để tạo ra biểu diễn chữ ký là số nguyên s:

s = RSASP(K,m).

c. Chuyển chữ ký s dạng số nguyên thành chữ ký S dạng chuỗi octet có độ dài k:

s = I2OSP(s,k).

Đưa ra chữ ký S.

2.1.2.4. Xác thực chữ ký số

RSASSA - PSS - VERlFY((n, e), M, s)

Đầu vào:

(n, e)

khóa công khai RSA của người ký

 

M

thông điệp mà chữ ký của nó cần được kiểm tra, là chuỗi octet

 

S

chữ ký được kiểm tra, chuỗi octet có độ dài k, với k là độ dài theo octet của số n, modulo RSA

Đầu ra:

 

“chữ ký hợp lệ” hoặc “chữ ký không hợp lệ”

Các bước:

1. Kiểm tra độ dài: Nếu độ dài của chữ ký S không là k octet, cho ra thông báo lỗi “chữ ký không hợp lệ” và dừng lại;

2. Kiểm tra chữ ký RSA;

a. Chuyển chữ ký S thành biểu diễn chữ ký ở dạng số nguyên s;

s = OS2IP(S)

b. Áp dụng phép toán cơ sở RSAVP với khóa công khai RSA là (n, e) và biểu diễn chữ ký s để tạo ra m là số nguyên biểu diễn thông điệp;

m = RSAVP((n,e),s)

c. Chuyển biểu diễn thông điệp m thành thông điệp đã được định dạng EM có độ dài emLen = é(modBits - 1)/8ù octet, với modBits là độ dài theo bit của số n (Modulo RSA):

EM = I2OSP (m, emLen)

Chú ý rằng emLen sẽ bằng k - 1 nếu modBits - 1 chia hết cho 8 và bằng k nếu modBits - 1 không chia hết cho 8. Nếu I2OSP cho ra thông báo lỗi “số nguyên quá lớn” thì RSASSA - PSS - VERIFY cho ra thông báo lỗi “chữ ký không hợp lệ” và dừng lại.

3. Kiểm tra EMSA - PSS: Áp dụng thao tác kiểm tra EMSA - PSS - VERIFY vào thông điệp m và thông điệp đã được định dạng EM để xác định xem chúng có tương ứng với nhau hay không;

Result = EMSA - PSS - VERIFY (M,EM,modBits - 1).

4. Nếu kết quả (Result) là “phù hợp” thì cho ra “chữ ký hợp lệ”. Ngược lại sẽ cho ra “chữ ký không hợp lệ”.

2.1.3. Chữ ký số ECDSA

2.1.3.1. Quy định chi tiết về các khóa ECDSA:

Kiểm tra tính hợp lệ của các tham số miền (p,SEED, a, b, G, n, h) như sau:

Xâu SEED dùng để sinh ngẫu nhiên đường cong Elliptic xác định trên trường Fp với p là số nguyên tố lẻ.

Trước khi sử dụng một bộ tham số miền, tính hợp lệ của nó phải được kiểm tra theo thuật toán dưới đây:

1. Kiểm tra p là một số nguyên tố lẻ.

2. Kiểm tra a, b, xG, yG là các phần tử của trường Fp.

3. Kiểm tra rằng a b được dẫn xuất tương ứng từ SEED.

4. Kiểm tra (4a3 + 27b2) khác 0 và j(E) ≠ 0; 1728 trong Fp

5. Kiểm tra  trong Fp.

6. Kiểm tra n là nguyên tố và n > 4.

7. Kiểm tra nG = 0E.

8. Kiểm tra đường cong có thuộc danh sách các đường cong yếu:

a. Thỏa mãn điều kiện MOV, (chú ý rằng một đường cong thỏa mãn điều kiện MOV sẽ không phải là đường cong siêu biến).

b. Kiểm tra đường cong không kì dị, nghĩa là #E p.

Nếu bất kỳ sự kiểm tra nào ở trên thất bại thì tham số miền phải được xem là không hợp lệ.

Điều kiện MOV được hiểu là không có giá trị k nguyên dương nào 0 k <>B để cho pk - 1 chia hết cho n. Trên thực hành hiện nay |p| = 224 bit thì người ta xét với B = 15 là đủ vì khi đó |pk| = 3360 > 2048.

Các hệ số a,b của đường cong được sinh ngẫu nhiên trên Fp từ đầu vào SEED và có thể kiểm tra được.

Khóa bí mật d phải được sinh ngẫu nhiên trong khoảng [1,n - 1].

Đường cong Elliptic xác định trên trường hữu hạn Fp với tối thiểu |p| = 224 bit và được xác định cụ thể như sau:

Độ dài bit của n

Độ dài bit của p

224 - 255

|p| = 224

256 - 383

|p| = 256

384-511

|p| = 384

≥ 512

|p| = 521

Đại lượng Cofactor được định nghĩa và ký hiệu là h = #E(Fp)/n tuân theo bảng dưới đây:

Độ dài bit của n

Giá trị h cực đại cho phép

224 - 255

214

256 - 383

216

384 - 511

224

≥ 512

232

2.1.3.2. Tạo chữ ký số

Thuật toán Chữ ký số Đường cong Elliptic (ECDSA) thực hiện việc sinh chữ ký của thông báo m, làm việc như sau:

Sinh chữ ký ECDSA

Đầu vào: Các tham số miền (E,P), khóa bí mật d, thông báo m.

Đầu ra: Chữ ký (r, s).

1. Lấy 0 k q một cách ngẫu nhiên

2. (xR,yR) ← kP

3. r ← xR mod q

4. Nếu r = 0 thì chuyển về bước 1

5. k ← k-1 mod q

6. e ← H(m)

7. s ← k(e + rd) mod q

8. Nếu s = 0 thì quay về bước 1

9. Trả về (r,s)

2.1.3.3. Xác thực chữ ký số

Để kiểm tra chữ ký số (r,s) của thông báo m, người kiểm tra tính các bước sau (Q = dP - ký hiệu khóa công khai):

Kiểm tra chữ ký ECDSA

Đầu vào: Các tham số miền (E,P), khóa công khai Q, thông báo m, chữ ký (r,s)

Đầu ra: Chấp nhận hoặc bác bỏ chữ ký.

1. Kiểm tra rằng 0 < r,s=""><>

2. s' ← s-1 mod q

3. e ← H(m)

4. h1 ← s'e mod q

5. h2 ← s'r mod q

6. R = (xR, yR) ← h1P +h2Q

7. Nếu R = 0 thì bác bỏ chữ ký.

8. Nếu xR mod q = r thì chấp nhận, ngược lại thì bác bỏ.

2.1.4. Chữ ký số DSA

2.1.4.1. Quy định chi tiết về các khóa DSA:

Các tham số riêng bí mật k phải là số được sinh ngẫu nhiên 0 k q với độ dài |q| không nhỏ hơn 224 bit.

2.1.4.2. Tạo chữ ký số

Chọn N là độ dài bit của q,min(N, outlen) biểu thị số nguyên dương nhỏ nhất N outlen là độ dài bit của khối đầu ra hàm băm.

Chữ ký của một thông điệp M bao gồm cặp số r s được tính toán như sau:

r = (gk mod p) mod q.

z = các bit tận cùng bên trái min(N, outlen) của Hash(M).

s = (k-1(z + xr))mod q.

Khi tính s, xâu z thu được từ hàm Hash(M) sẽ được biến đổi sang một số nguyên.

Chú ý r có thể được tính bất cứ khi nào nếu biết k, p, qg. Ví dụ: bất cứ khi nào các tham số miền p, q và g được biết, và k được tính toán trước thì r cũng có thể được tính trước vì thông tin của thông báo được ký không yêu cầu các tính toán của r. Việc tính trước giá trị k, k-1 r sẽ được bảo vệ một cách tương tự như khóa riêng x tới khi tính toán xong s.

Giá trị của r s sẽ được kiểm tra để xác định xem r = 0 hay s = 0. Nếu một trong hai r = 0 hoặc s = 0 thì một giá trị mới của k sẽ được sinh ra và chữ ký sẽ được tính toán lại. Nếu chữ ký số được sinh ra đúng đắn, thì rất hiếm khi xảy ra r = 0 hoặc s = 0.

Chữ ký (r,s) có thể được truyền đi cùng thông điệp để xác thực.

2.1.4.3. Xác thực chữ ký số

Gọi M', r’ s’ là các phiên bản tương ứng đã nhận được của M, r s; gọi y là khóa công khai của người ký; gọi N là độ dài bit của q, và min(N, outlen) biểu thị số nguyên dương nhỏ nhất n outlen, ở đây outlen là độ dài bit của khối đầu ra hàm băm.

Tiến trình xác thực chữ ký được thực hiện như sau:

1. Kiểm tra nếu một trong hai điều kiện 0 < r'="">< q="">và 0 < s'="">< q="">bị vi phạm thì chữ ký bị từ chối và được coi là không hợp lệ.

2. Nếu cả hai điều kiện ở bước 1 được thỏa mãn thì:

w = (s')-1mod q

z = Các bit tận cùng bên trái min(N, outlen) của Hash(M').

u1 = (zw) mod q.

u2 = ((r')w) mod q.

v = (((g)u1 (y)u2) mod p) mod q.

3. Nếu v = r', khi đó chữ ký được xác thực.

4. Nếu v khác r’, khi đó thông báo hoặc chữ ký có thể đã bị thay đổi, có thể do lỗi trong tiến trình sinh chữ ký hoặc chữ ký có thể bị giả mạo.

2.1.5. Chữ ký số RSASSA-PKCS1-v1_5

2.1.5.1. Các yêu cầu chung

1. Cặp khóa RSA dùng để ký thì không được dùng cho mục đích khác (chẳng hạn dùng lại để mã thông điệp);

2. Hai số nguyên tố p, q và số mũ bí mật d cần phải được giữ bí mật tránh việc bị truy cập bất hợp pháp, làm lộ hoặc sửa đổi. Modulo n và số mũ công khai e phải được công bố công khai;

3. Mỗi người sử dụng cần có Modulo n riêng;

4. Độ dài của Modulo n (nlen) không được nhỏ hơn 2048 bit và nên được thay đổi theo thời gian như sau.

Năm (y)

độ an toàn

nlen tối thiểu

y<>

112

2048

128

3072

Trong đó, độ mạnh về an toàn (security_strength) là một số nguyên biểu thị lượng tính toán cần thiết để phá hệ mã.

Vì các phương pháp phá hệ mã thường xuyên được hoàn thiện nên cần phải định kỳ 3 đến 5 năm một lần xem xét lại nlen tối thiểu (có thể tham khảo chi tiết yêu cầu này trong tài liệu NIST Special Publication 800-57: Recommendation for Key Management - Part1: General, January 2016).

2.1.5.2. Quy định chi tiết về các khóa RSA

1. Số mũ công khai e cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) Số mũ công khai e cần được chọn trước khi tạo số mũ bí mật d;

b) Số mũ công khai e cần phải là số nguyên dương lẻ sao cho

65,537 ≤ e <>nlen-2security-strength

Với nlen là độ dài của modulo n theo bit.

Chú ý rằng e có thể là giá trị bất kỳ mà thỏa mãn ràng buộc 1(b); p q sẽ được chọn (trong mục 2) sao cho e là nguyên tố cùng nhau với cả (p - 1) và (q - 1).

2. Hai số nguyên tố p q được tạo ngẫu nhiên và giữ bí mật cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) (p - 1) và (q - 1) cần phải là nguyên tố cùng nhau với số mũ công khai e;

b) Mỗi một trong bốn số (p + 1), (p - 1) và (q + 1), (q - 1) cần phải có các nhân tử nguyên tố lớn hơn 2security-strength+20;

c) Nhân tử nguyên tố bí mật p, q cần phải được chọn ngẫu nhiên từ các số nguyên tố thỏa mãn ()(2(nlen/2)-1) ≤ q < p="" ≤="">(nlen/2) - 1);

d) |p - q| > 2(nlen/2-100).

3. Số mũ bí mật d cần phải được lựa chọn sau khi tạo p q với các ràng buộc:

a) Số mũ d cần phải lớn hơn 2(nlen/2), và

b) d = e-1mod(LCM((p - 1), (q - 1)))

(Chi tiết về hàm tạo các tham số RSA có thể tham khảo trong tài liệu FIPS 186-4: Digital Signature Standard).

2.1.5.3 Tạo chữ ký số

RSASSA - PKCS1 - V1_5 - SIGN (K,M)

Đầu vào:

K

khóa bí mật RSA của người ký

 

M

thông báo được ký theo xâu bộ 8

Đầu ra:

S

Chữ ký, một xâu bộ 8 của độ dài k trong đó k là độ dài theo bộ 8 của RSA modulo n

Các lỗi

 

“Thông báo quá dài”; “Modulo RSA quá ngắn”

Các bước thực hiện:

1. Mã hóa EMSA-PKCS1-v1_5:

Áp dụng mã hóa EMSA-PKCS1-v1_5 đối với thông báo M để tạo ra bản mã EM có độ dài là k bộ 8.

EM = EMSA - PKCS1 - V1_5 - ENCODE (M,k).

2. Chữ ký RSA:

a) Biến đổi bản mã EM thành số nguyên m

m = OS2IP(EM).

b) Áp dụng chữ ký số nguyên thủy RSASP1 cho khóa riêng K và thông điệp m để tạo ra số nguyên s

s = RSASP1 (K,m).

c. Biến đổi s tương ứng thành chữ ký s có độ dài k bộ 8

S = I2OSP (s, k).

3. Đưa ra chữ ký S.

2.1.5.4. Xác thực chữ ký số

RSASSA - PKCS1 - V1-5 - VERIFY ((n,e),M,S)

Đầu vào:

(n, e)

khóa công khai RSA của người ký

 

M

thông báo (chữ ký số) cần xác thực theo xâu bộ 8

 

S

Chữ ký cần xác thực là xâu bộ 8 độ dài k trong đó k là độ dài theo 8 bộ của RSA modulo n

Đầu ra:

 

“Chữ ký hợp lệ” hoặc “chữ ký không hợp lệ”

Các lỗi:

 

 “Thông điệp quá dài”; “Modulo RSA quá ngắn”

Các bước thực hiện:

1. Kiểm tra độ dài: Nếu độ dài của chữ ký s không phải là k các bộ 8 thì xuất đầu ra “chữ ký không hợp lệ” và dừng lại.

2. Xác thực RSA:

a. Biến đổi S thành số nguyên s

s = OS2IP(S)

b. Sử dụng RSAVP1 nguyên thủy cho khóa RSA công khai (n,e) và s để tạo ra số nguyên m

m = RSAVP1 ((n,e),s).

Nếu đầu ra RSAVP “chữ ký số đại diện nằm ngoài dải hợp lệ” thì đưa ra “chữ ký số không hợp lệ” và dừng lại.

c. Biến đổi m thành EM có độ dài k các bộ 8:

EM = I2OSP (m,k).

Nếu đầu ra I2OSP “số nguyên quá lớn” thì đưa ra “chữ ký số không hợp lệ” và dừng lại.

3. EMSA-PKCS1-v1_5 encoding:

Áp dụng mã hóa EMSA-PKCS1-v1_5 đối với thông điệp M để tạo ra bản mã thứ 2 EM' có độ dài k các bộ 8:

EM’ = EMSA - PKCS1 - V1_5 - ENCODE (M, k).

4. So sánh EMEM' nếu giống nhau thì chữ ký hợp lệ, ngược lại chữ ký là không hợp lệ.

2.2. Hàm băm

Hàm băm: Một thuật toán chuyển đổi mỗi thông báo biểu diễn dưới dạng bit có độ dài bất kỳ thành một chuỗi bit có độ dài cố định. Chuỗi bit có độ dài cố định đó được gọi là “giá trị băm”, “mã băm”, hai đơn giản là “tóm lược” của thông báo đầu vào. Các thuật toán băm mật mã được thiết kế sao cho thỏa mãn các tính chất sau:

- Tính một chiều hay tính kháng tiền ảnh: Không thể tìm được trong thời gian cho phép một thông báo có giá trị băm cho trước;

- Tính kháng tiền ảnh thứ hai: Cho trước thông điệp M1, không thể tìm được trong thời gian cho phép một thông điệp M2 khác M1 sao cho giá trị băm của M1 và M2 là như nhau;

- Tính kháng xung đột: Không thể tìm được hai chuỗi bit khác nhau có cùng một giá trị băm.

Trong Quy chuẩn này các hàm băm sau đây được phép sử dụng.

Độ an toàn

Hàm băm áp dụng

128

SHA-256, SHA-512/256, SHA3-256

192

SHA-384, SHA3-384

≥ 256

SHA-512, SHA3-512

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mật mã và yêu cầu quản lý của chữ ký số nêu tại Quy chuẩn này là các chỉ tiêu chất lượng phục vụ được quản lý theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định tại Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015.

3.2. Hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

3.3. Một số quy định về ngưỡng thời gian và độ an toàn khóa cụ thể:

- Quy định nghiệp vụ chung đối với độ an toàn khóa mật mã:

Độ an toàn theo bit

Thời hạn sử dụng quy định

96

Đến cuối năm 2020

112

Đến cuối năm 2030

≥ 128

Từ năm 2030

- Thời hạn sử dụng được quy định chi tiết đối với độ an toàn khóa mật mã khóa công khai tính theo bit:

Thời hạn Quy định

RSA

DSA

ECDSA
(Độ dài p)

2020

|p| = 1536

|p| = 1536, |q| = 192

192 - 224

2030

|p| = 2048

|p| = 2048, |q| = 224

224 - 255

Sau 2030

|p| = 3072

|p| = 3072, |q| = 256

256

- Các hàm băm tương ứng theo Độ an toàn bit:

Hàm băm

Độ an toàn

SHA-224

112

SHA-256

128

SHA-512

256

SHA-384

192

WHIRLPOOL

256

- Độ an toàn theo bit quy đổi giữa RSA, DSA và ECDSA như sau:

Độ an toàn

ECDSA

RSA

DSA

112

224

2048

2048

128

256

3072

3072

192

384

7680

7680

256

512

15360

15360

3.4. Quy định về an toàn cài đặt và sử dụng:

Các thuật toán chữ ký số khi cài đặt phần mềm và phần cứng còn cần có đủ khả năng chống lại các tấn công kênh kề nhất là chống lại việc tính ra được các bit khóa trong quá trình thực hiện thuật toán.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

4.2. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cho các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phù hợp với Quy chuẩn này. Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4.3. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy, thực hiện quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc công bố hợp quy.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý kỹ thuật mật mã của Chữ ký số theo Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

QCVN 6 : 2016/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHÓA SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on key management used in banking

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Các ký hiệu

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Các yêu cầu đối với giao thức thỏa thuận và vận chuyển khóa

2.2. Giao thức thỏa thuận khóa sử dụng kỹ thuật mật mã phi đối xứng trên trường hữu hạn

2.3. Giao thức thỏa thuận khóa sử dụng mật mã trên đường cong elliptic

2.3.1. Giao thức DH

2.3.2. Thỏa thuận khóa MQV

2.4. Hàm dẫn xuất khóa KDF

2.4.1. Hàm dẫn khóa 1

2.4.2. Hàm dẫn xuất khóa 2

2.5. Giao thức vận chuyển khóa bí mật

2.6. Giao thức vận chuyển khóa công khai

2.6.1. Giao thức vận chuyển khóa công khai không sử dụng bên thứ ba tin cậy

2.6.2. Giao thức vận chuyển khóa công khai sử dụng bên thứ ba tin cậy

2.7. Quy định kỹ thuật cho các tham số

2.7.1. Quy định về nguồn ngẫu nhiên

2.7.2. Quy định đối với tham số RSA

2.7.3. Hệ mật dựa trên Logarit rời rạc DL

2.7.4. Hệ mật ECC

2.7.5. Độ an toàn theo bit quy đổi giữa RSA, DL và ECC

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Lời nói đầu

QCVN 6 : 2016/BQP do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 161/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ KHÓA SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

National technical regulation on key management used in banking

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về quản lý khóa mật mã sử dụng kỹ thuật mật mã phi đối xứng để bảo mật dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: Sinh khóa bí mật dùng để liên lạc giữa hai thực thể bằng cơ chế thỏa thuận khóa và dẫn xuất khóa, sử dụng kỹ thuật mật mã phi đối xứng; sinh khóa bí mật cho một thực thể bởi thực thể khác bằng cơ chế truyền khóa sử dụng mật mã phi đối xứng; vận chuyển khóa công khai của một thực thể đến một thực thể khác bằng đường truyền có bảo vệ; quy định về quản lý sử dụng khóa mật mã an toàn.

Quy định về tạo khóa, đăng ký khóa, thu hồi, cài đặt, khôi phục và các vấn đề thuộc quản lý khóa khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

1.3. Tài liệu viện dẫn

- TCVN 7817-3:2007 (ISO/IEC 11770-3:1999) Công nghệ thông tin - Kỹ thuật mật mã - Quản lý khóa - Phần 3: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật phi đối xứng.

- ISO/IEC 11770-3:2015 Information technology - Security techniques - Key management - Part 3: Mechanisms using asymmetric techniques.

- Recommendation for Pair-Wise Key Establishment Schemes Using Discrete Logarithm Cryptography, SP 800-56A Revision 2, National Institute of Standards and Technology, May 2013.

- Recommendation for Random Number Generation Using Deterministic Random Bit Generators, NIST SP 800-90A Rev. 1, National Institute of Standards and Technology, June 2015. (Khuyến cáo cho bộ sinh số ngẫu nhiên sử dụng bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định, NIST SP 800-90A Rev. 1, Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (Mỹ), tháng 6 năm 2015).

1.4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1. Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Là thông tin không thuộc nội dung tin “tuyệt mật”, “tối mật” và “mật” được quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

1.4.2. Mật mã

Là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.

1.4.3. Mật mã dân sự

Là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.4. Sản phẩm mật mã dân sự

Là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

1.4.5. Kỹ thuật mật mã

Là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.

1.4.6. Mã hóa

Phép biến đổi (khả nghịch) dữ liệu bởi thuật toán mật mã để tạo ra bản mã, tức là giấu nội dung thông tin của dữ liệu.

1.4.7. Giải mã

Phép toán ngược với phép mã hóa tương ứng.

1.4.8. Mã phi đối xứng

Hệ thống dựa trên kỹ thuật mật mã phi đối xứng, trong đó phép biến đổi công khai được sử dụng để mã hóa, phép biến đổi bí mật được sử dụng để giải mã.

1.4.9. Kỹ thuật mật mã phi đối xứng

Kỹ thuật mật mã phi đối xứng sử dụng hai phép biến đổi liên quan đến nhau, phép biến đổi công khai (được xác định bởi khóa công khai) và phép biến đổi bí mật (được xác định bởi khóa riêng). Cả hai phép biến đổi này có tính chất là cho biết phép biến đổi công khai, về mặt tính toán không thể có khả năng xác định được phép biến đổi bí mật.

1.4.10. Thẻ khóa

Thông điệp quản lý khóa được gửi từ một thực thể tới một thực thể khác trong quá trình thực hiện một cơ chế quản lý khóa.

1.4.11. Vận chuyển khóa

Tiến trình truyền một khóa từ một thực thể đến một thực thể khác với bảo vệ thích hợp.

1.4.12. Xác thực thực thể lẫn nhau

Sự xác thực giữa hai thực thể đảm bảo về định danh của mỗi thực thể.

1.4.13. Xác thực khóa từ thực thể A đến thực thể B

Đảm bảo cho B rằng chỉ có A là thực thể sở hữu khóa đúng.

1.4.14. Xác thực khóa hai chiều

Đảm bảo xác thực khóa từ A đến B và từ B đến A.

1.4.15. Xác nhận khóa từ A đến B

Đảm bảo cho thực thể B là thực thể A sở hữu khóa đúng.

1.4.16. Xác nhận khóa hai chiều

Đảm bảo xác nhận khóa từ A đến B và từ B đến A.

1.4.17. Thiết lập khóa

Quá trình đảm bảo sự khả dụng một khóa bí mật dùng chung cho một hoặc nhiều thực thể. Thiết lập khóa bao gồm thỏa thuận khóa và vận chuyển khóa.

1.4.18. Thoả thuận khóa

Tiến trình kiến tạo một khóa bí mật dùng chung giữa hai thực thể theo cách mà không có bên nào có thể định trước giá trị cho khóa

1.5. Các ký hiệu

IDA, IDB

Định danh của các thực thể A B

Certx

Chứng chỉ khóa công khai của thực thể X

F(h,g)

Hàm thỏa thuận khóa

HASH

Hàm băm

DH

Diffie-Hellman

MQV

Menezes-Qu-vanstone

K

Khóa bí mật cho hệ mật đối xứng

KAB

Khóa bí mật chia sẻ giữa hai thực thể A B

KTAi

Thông báo thỏa thuận khóa được gửi bởi thực thể A sau giai đoạn xử lý i

r

Số ngẫu nhiên được sinh trong quá trình thực hiện của một lược đồ.

H

Tập các phần tử có thể của r

Sx

Hàm tạo chữ ký sử dụng khóa riêng của thực thể X

Vx

Hàm kiểm tra chữ ký của thực thể X

||

Phép nối hai phần tử dữ liệu với nhau

éxù

Số nguyên nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng số thực x

len(x)

Độ dài số nguyên x tính bằng bit

nlen

Độ dài modulo n tính theo bit

(n, e)

Khóa công khai theo RSA

(n, d)

Khóa riêng theo RSA

L

Độ dài số nguyên tố p trong bài toán logarit rời rạc

N

Độ dài số nguyên tố q trong bài toán logarit rời rạc

q

Ước nguyên tố của p - 1

#(E)

Cấp hay lực lượng của đường cong elliptic E

m

Bậc của điểm sinh G

X(P)

Hoành độ x của điểm P trên đường cong elliptic E

h

Các đồng thừa số được tính theo công thức h = #E/m

l

Thừa số phụ trong phép nhân đồng thừa số l = h-1mod m

p(P)

Phép biến đổi điểm P trên đường cong E thành số nguyên

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Các yêu cầu đối với giao thức thỏa thuận và vận chuyển khóa

Điều này quy định các giao thức thiết lập khóa bí mật dùng để mã dữ liệu được trao đổi giữa hai thực thể A B, vận chuyển khóa bí mật từ thực thể A sang thực thể B, vận chuyển khóa công khai của thực thể A sang thực thể B.

Để thực hiện giao thức, mỗi thực thể X đảm bảo các điều kiện sau:

- Sở hữu cặp khóa để ký và kiểm tra chữ ký (SX, VX) được cơ quan thẩm quyền cấp dưới dạng chứng thư số Certx.

- Sử dụng một cặp khóa công khai để mã hóa (EX,DX) được quy định tại Điều 2.7 của Quy chuẩn này.

- Sử dụng chung với thực thể thứ hai hàm thỏa thuận khóa F là một trong hai hàm được xác định tại Điều 2.2.2, một hàm dẫn xuất khóa KDF được quy định tại Điều 2.4 của Quy chuẩn này và một hàm kiểm tra mật mã  dưới dạng hàm băm được quy định tại Điều 2.2 của QCVN 5 : 2016/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

- Mỗi thực thể được tiếp cận các khóa công khai của thực thể kia theo cơ chế vận chuyển khóa công khai tại Điều 2.6.

2.2. Giao thức thỏa thuận khóa sử dụng kỹ thuật mật mã phi đối xứng trên trường hữu hạn

Thỏa thuận khóa bí mật giữa hai thực thể A B được thực hiện qua 5 bước:

Bước 1-4. Hai bên thỏa thuận bí mật chia sẻ KAB.

Bước 5. Hai bên sử dụng hàm dẫn xuất khóa KDF được quy định tại Điều 2.4 để thiết lập khóa bí mật chung K.

Lược đồ thỏa thuận khóa bí mật chia sẻ KAB được thể hiện trên Hình 1.

2.2.1. Giao thức

Bước 1. Kiến thiết thẻ khóa (A1): Thực thể A sinh một giá trị ngẫu nhiên và bí mật rA thuộc H, tính F(rA,g), kiến thiết thẻ khóa KTA1 và gửi tới thực thể B:

KTA1 = F(rA,g) || Text1

Bước 2. Xử lý thẻ khóa và Kiến thiết khóa (B1): Thực thể B sinh một giá trị ngẫu nhiên và bí mật rB  thuộc H, tiếp đó tính F(rB, g), rồi tính khóa bí mật dùng chung:

KAB = F(rB,F(rA,g))

Tiếp theo, thực thể B tạo thẻ khóa KTB1 được ký như sau:

KTB1 = SB(DB1) || (DB1) || Text3

trong đó

DB1 = F(rB,g) || F(rA,g) || IDA || Text2

và gửi ngược trở lại cho thực thể A.

 

Hình 1: Giao thức thỏa thuận khóa bí mật chia sẻ KAB

Bước 3. Xử lý thẻ khóa (A2): Thực thể A kiểm tra chữ ký của thực thể B trên thẻ khóa KTB1 bằng cách sử dụng khóa kiểm tra công khai của B, kiểm tra định danh phân biệt của A và giá trị F(rA,g) đã được gửi ở Bước 1 (A1). Nếu quá trình kiểm tra thành công thì thực thể A sẽ tính khóa bí mật dùng chung là:

KAB = F(rA,F(rB,g))

Thực thể A lại sử dụng khóa bí mật dùng chung KAB để kiểm tra giá trị kiểm tra mật mã (DB1). Sau đó thực thể A tạo thẻ khóa KTA2 được ký như sau:

KTA2 = SA(DB2) || (DB2) || Text5

trong đó

DB2 = F(rA,g) || F(rB,g) || IDB || Text4

và gửi thẻ này tới thực thể B.

Bước 4. Xử lý thẻ khóa (B2): Thực thể B kiểm tra chữ ký của thực thể A trên thẻ khóa KTA2 sử dụng khóa kiểm tra công khai của A, sau đó kiểm tra định danh phân biệt của B và kiểm tra các giá trị F(rA,g), và F(rB,g), xem có phù hợp với các giá trị được trao đổi ở các bước trước hay không. Nếu quá trình kiểm tra thành công thì thực thể B sẽ kiểm tra giá trị kiểm tra mật mã (DB2) bằng cách tính:

KAB = F(rA,,F(rB,g))

Bước 5. Thực thể A và thực thể B tính khóa bí mật chung K

Các thực thể A B sử dụng hàm dẫn xuất khóa tại Điều 2.4 để tính khóa

K = KDF(KAB, Otherlnput)

Trong đó OtherInput chứa các định danh IDA, IDB của A,B và các thông tin khác do A B thỏa thuận.

CHÚ THÍCH: Các trường Text1, Text2, Text3, Text4, Text5 là những trường dữ liệu chứa chứng thư số của A B, và có thể một số thông tin khác như tem thời gian, định danh phiên liên lạc, v.v..)

2.2.2. Hàm thỏa thuận khóa

2.2.2.1. Hàm thỏa thuận khóa DH

Cho trường hữu hạn nguyên tố Fp, ký hiệu tập H = {1, ...,p - 2}; g là phần tử sinh thuộc hàm thỏa thuận khóa Diffie-Hellman (DH) được xác định theo công thức:

F(h,g) = gh,h Î H

CHÚ THÍCH: Với hàm thỏa thuận DH thì thẻ khóa KTA1 có dạng :

2.2.2.2. Hàm thỏa thuận khóa MQV

- (a,A); (b, B) là cặp khóa phi đối xứng tĩnh của A B, A = ga, B = gb

- (x,X),(y,Y) là cặp khóa phi đối xứng tức thời của A B, X = gx,Y = gy, d = 2l + (X mod 2l), e = 2l + (Y mod 2l), l = |p|/2, l độ dài p tính bằng bit, F(x, g) = (YBe)x+da = (XAd)y+eb

2.3. Giao thức thỏa thuận khóa sử dụng mật mã trên đường cong elliptic

2.3.1. Giao thức DH

Bước 1. Kiến thiết thẻ khóa (A1)

Thực thể A chọn ngẫu nhiên và bí mật số rA thuộc khoảng {2,…, m - 2}, tính rAG, kiến thiết thẻ khóa KTA1 =rAG và gửi cho B.

Bước 2. Xử lí thẻ khóa và kiến thiết thẻ khóa (B1)

Thực thể B kiểm tra thẻ khóa KTA1 có phải là điểm nằm trên đường cong Elliptic hay không (kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15946-1). Thực thể B chọn ngẫu nhiên và bí mật rB thuộc khoảng {2, …, m- 2}, tính rBG, tính bí mật chia sẻ KAB = (rBl)(hKTA1), kiến thiết thẻ được ký hiệu KTB1:

KTB1 = SB(DB1) || (DB1) với DB1 = rBG || KTA1 || IDA || Text1

và gửi cho A.

Bước 3. Xử lí thẻ khóa (A2)

Thực thể A kiểm tra chữ ký của B trên thẻ khóa KTB1 sử dụng khóa kiểm tra công khai của B. Nếu sử dụng lược đồ chữ ký có khôi phục bản rõ thì việc kiểm tra bao gồm cả việc khôi phục khối dữ liệu DB1 từ chữ ký và kiểm tra liệu định danh phân biệt của A và giá trị rAG có chứa trong DB1 không. Nếu sử dụng chữ ký có đính kèm bản rõ thì việc kiểm tra bao gồm cả việc thiết kế lại khối dữ liệu DB1 sử dụng giá trị trong KTA1, định danh phân biệt của A, giá trị nhận được rBG và kiểm tra chữ ký trên khối dữ liệu này.

Tiếp đó thực thể A kiểm tra, liệu giá trị rBG nhận được từ KTB1 có phải là điểm trên đường cong elliptic hay không (kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15946-1). Nếu đúng thì A tính khóa chia sẻ KAB = (rA.l)(h.rBG).

Sử dụng KAB, thực thể A kiểm tra (DB1). Tiếp đó A thiết kế thẻ khóa có ký hiệu KTA2 = SA(DB2) || (DB2) ở đây DB2 = rAG || rBG || B || Text2 (DB2 = rAG || rBG || IDB || Text2) và gửi cho B.

Bước 4. Xử lí thẻ khóa (B2)

Thực thể B kiểm tra chữ ký của A trên thẻ khóa KTA2 bằng cách sử dụng khóa kiểm tra công khai của A. Nếu sử dụng sơ đồ chữ ký có khôi phục bản rõ thì điều này bao gồm cả việc khôi phục khối dữ liệu DB2 từ chữ ký và kiểm tra định danh phân biệt của B, các giá trị rAGrBG có chứa trong khối này không. Nếu sử dụng chữ ký có đính kèm bản rõ thì việc kiểm tra bao gồm cả việc thiết kế lại khối dữ liệu DB2 sử dụng các giá trị trong KTA1KTB1, định danh phân biệt của B và kiểm tra chữ ký trên khối dữ liệu này.

Nếu việc kiểm tra thành công thì thực thể B kiểm tra (DB2) sử dụng khóa chia sẻ KAB = (rBl)(hKTA1).

Bước 5. Thiết lập khóa bí mật K

Thực thể A B sử dụng hàm dẫn xuất khóa KDF tại Điều 2.4 để thiết lập khóa bí mật.

K = KDF(KAB,OtherInput).

2.3.2. Thỏa thuận khóa MQV

Bước 1. Thiết kế thẻ khóa (A1)

Thực thể A chọn ngẫu nhiên và bí mật số rA thuộc khoảng {2,…,m - 2} tính rAG và kiến thiết thẻ khóa KTA1 = rAG và gửi cho thực thể B.

Bước 2. Kiến thiết thẻ khóa (B1)

Thực thể B kiểm tra thẻ KTA1 có phải là điểm trên đường cong elliptic (kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15946-1:2016). Thực thể B chọn ngẫu nhiên và bí mật số rB thuộc khoảng {2,...,m - 2}, tính rBG, thiết kế thẻ khóa KTB1 = rBG, tiếp đó tính khóa bí mật chia sẻ KAB:

KAB = ((rB + n(KTB1)dB).l)(h.(KTA1 + p(KTA1)PA))

Tiếp đó B tính K = KDF(KAB) và gửi (2,KTA1,KTB1) gửi MACK(2,KTA1,KTB1) cho A cùng với thẻ khóa KTB1.

Bước 3. Kiến thiết thẻ khóa (A2)

Thực thể A tính khóa bí mật chia sẻ :

KAB = ((rA + p(KTA1)dA).l)(h.(KTB1 + p(KTB1)PB))

và kiểm tra MACK(2,KTA1,KTB1)

Tiếp đó A tính MACK(3,KTA1,KTB1) và gửi cho B.

Bước 4. Kiểm tra (B2)

Thực thể B tính MACK(3,KTA1,KTB1) và kiểm tra thực thể A.

2.4. Hàm dẫn xuất khóa KDF

2.4.1 Hàm dẫn khóa 1

Dạng thức của KDF

KDF(Z, Otherlnput) trong đó OtherlnputkeydatalenOtherInfo (các đại lượng này được giải thích về sau).

Các giá trị cố định:

hashlen: số nguyên chỉ độ dài đầu ra (theo bit) của hàm băm được sử dụng để dẫn xuất ra các khối của dữ liệu khóa bí mật.

max_hash_inputlen: số nguyên có giá trị là độ dài lớn nhất (theo bit) của (các) chuỗi bit đầu vào của hàm băm.

Các hàm bổ trợ:

H: là hàm băm được chấp thuận là hàm băm được quy định tại QCVN 5 : 2016/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng.

Đầu vào:

Z: Chuỗi byte bí mật chia sẻ trước.

keydatalen: số nguyên chỉ độ dài (theo bit) của dữ liệu khóa bí mật được sinh ra; keydatalen cần nhỏ hơn hoặc bằng Hashlen x (232 - 1)

OtherInfo: Chuỗi bit sau:

AlgorithmlD||PartyAInfo||PartyBInfo||SuppPubInfo||SuppPrivInfo}

trong đó các trường con được định nghĩa như sau:

- AlgorithmID: Chuỗi bit chỉ ra cách thức phân tách dữ liệu khóa đã được dẫn xuất ra và dữ liệu khóa được dẫn xuất sẽ được sử dụng cho những thuật toán nào. Ví dụ, AlgorithID có thể chỉ ra rằng các bit 1-80 được dùng là 80-bit khóa cho HMAC và các bit 81-208 được dùng là 128-bit khóa cho AES.

- PartyAInfo: Một chuỗi bit chứa các thông tin công khai được yêu cầu bởi ứng dụng sử dụng hàm KDF được đóng góp bởi bên A trong quá trình dẫn xuất khóa, ở mức tối thiểu, PartyAInfo chứa IDA là định danh bên A. Xem chú ý phần dưới.

- PartyBInfo: Một chuỗi bit chứa các thông tin công khai được yêu cầu bởi ứng dụng sử dụng hàm KDF được đóng góp bởi bên B trong quá trình dẫn xuất khóa, ở mức tối thiểu, PartyVInfo chứa IDB là định danh bên B. Xem chú ý phần dưới.

- (Tùy chọn) SuppPubInfo: Một chuỗi bit chứa các thông tin công khai bổ sung cả hai bên cùng biết (mutual-known)

- (Tùy chọn) SuppPrivInfo: Một chuỗi bit chứa thông tin bí mật bổ sung cả hai bên cùng biết (mutual-known)

(Ví dụ, một khóa bí mật đối xứng chia sẻ trước được truyền thông qua một kênh riêng biệt)

Thuật toán:

1. Tính reps = ékeydatalen/hashlenù.

2. Nếu (reps > 232 - 1) thì ABORT: chỉ thị lỗi và dừng.

3. Khởi tạo bộ đếm chuỗi bit 32-bit big-endian counter bằng 0000000116.

4. Nếu counter||Z||OtherInfo có độ dài lớn hơn max_hash_inputlen thì chỉ thị lỗi và dừng lại.

5. Vòng lặp với i = 1 đến reps, thực hiện :

5.1. Tính Hashi = H(counter||Z||OtherInfo ).

5.2. Tăng counter lên 1 (modulo 232), xử lý nó dưới dạng số nguyên không âm 32-bit.

6. Lấy HashHashreps nếu (keydatalen/hashlen) là số nguyên, ngược lại lấy số lượng (keydatalen mod hashlen) bit bên trái của đoạn dữ liệu Hashreps.

7. Lấy DerivedKeyingMaterial = Hash1|| Hash2||....||Hashreps-1||Hhash

Đầu ra:

Chuỗi bit DerivedKeyingMaterial có độ dài keydatalen bit (hoặc thông báo lỗi). Thuật toán KDF tạo ra dữ liệu khóa có độ dài lớn nhất là hashlen x (232 - 1). Bất kỳ lời gọi hàm KDF nào trong trường hợp sử dụng giá trị keydatalen lớn hơn hashlen x (232 - 1) sẽ dẫn tới chỉ thị lỗi và dừng mà không cho ra DerivedKeyingMaterial. Bất kỳ lời gọi hàm KDF nào dùng để băm một chuỗi bit có độ dài lớn hơn max_hash_inputlen cũng sẽ dẫn tới thông báo lỗi và dừng mà không xuất ra DerivedKeyingMaterial.

Chú ý:

a) IDAIDB sẽ được biểu diễn trong OtherInfo là hai đơn vị thông tin riêng rẽ.

b) Bên A sẽ là bên khởi tạo và bên B có thể là bên trả lời của giao thức sử dụng lược đồ thỏa thuận khóa được dùng để xác định khóa bí mật chia sẻ trước Z.

2.4.2. Hàm dẫn xuất khóa 2

Ký hiệu hashlen chỉ độ dài đầu ra của hàm hash được chọn và maxhashlen là độ dài đầu vào cực đại của hàm hash.

Đầu vào

Đầu vào của hàm dẫn xuất khóa là

- Z Xâu bit là bí mật chia sẻ.

CHÚ THÍCH: Giao thức thỏa thuận khóa sử dụng mật mã trên đường cong elliptic dẫn xuất ra khóa bí mật chia sẻ KAB hoặc dưới dạng một điểm trên đường cong elliptic hoặc dưới dạng ghép hai điểm. Trong trường hợp thứ nhất, để có được khóa mật chia sẻ Z làm đầu vào cho hàm dẫn xuất khóa thì phải áp dụng hàm p để chuyển điểm trên đường cong elliptic thành số nguyên và từ đó chuyển sang xâu bit. Trong trường hợp thứ hai áp dụng hàm p cho cả hai điểm để được hai số nguyên z1,z2; hai số nguyên này sau đó được biến đổi thành các xâu bít và được ghép lại với nhau.

- Keydatalen số nguyên biểu thị độ dài tính bằng bit của dữ liệu khóa được tạo ra, nhỏ hơn đại lượng hashlen x (232 - 1)

- (Tùy chọn) Xâu bit SharedInfor gồm một dữ liệu nào đó được hai thực thể dùng chung nhằm chia sẻ bí mật Z.

Thuật toán

Hàm dẫn xuất khóa được tính như sau:

1. Khởi động bộ đếm 32-bit 00000001 (Hệ thập lục)

2. Vòng lặp với i = 1 đến j = [keydatalen/hashlen] thực hiện:

- Tính Hashi = H(Z || counter || Sharedlnfo)

3. Tăng giá trị bộ đếm

4. Tăng i

5. Giả sử HHashj biểu thị HHashj khi Keydatalen/hashlen là số nguyên và biểu thị (Keydatalen(hashlen x (j - 1))) bit bên trái nhất của Hashi trong trường hợp ngược lại

6. Đặt Keydata = Hash1 || Hash2 || … || Hashj-1 || HHashj

Đầu ra

Là dữ liệu khóa ở dạng xâu bit có độ dài bằng keydatalen.

CHÚ THÍCH: Lưu ý là hàm dẫn xuất khóa tạo ra dữ liệu khóa có độ dài nhỏ hơn hashlen x (232 - 1) bit. Bất kì lược đồ nào gọi hàm dẫn xuất khóa cho xâu bít lớn hơn hoặc bằng hashlen x (232 - 1) bit sẽ cho ra thông báo “lỗi” và dừng lại. Tương tự, tất cả hàm dẫn xuất khóa được gọi ra không băm các xâu bít có độ dài lớn hơn maxhashlen. Bất kì lược đồ nào gọi hàm dẫn xuất khóa băm các xâu bít có độ dài lớn hơn maxhashlen đều cho ra thông báo “lỗi” và dừng lại.

2.5. Giao thức vận chuyển khóa bí mật

Điều này trình bày giao thức vận chuyển khóa bí mật, một khóa được truyền từ thực thể A sang thực thể B và một khóa được truyền từ thực thể B sang thực thể A.

Bước 1. Kiến thiết thẻ khóa (A1): Thực thể A tạo ra một thẻ khóa KTA1 bao gồm một số ngẫu nhiên rA và một trường dữ liệu tùy chọn Text1 rồi gửi nó cho thực thể B:

KTA1 = rA || Text1

Bước 2. Mã khóa khối khóa (B1.1): Thực thể B có một khóa KB và muốn gửi một cách an toàn cho thực thể A. Trước hết B tạo ra khối dữ liệu khóa bao gồm định danh riêng biệt của bên gửi B, khóa KB và trường dữ liệu tùy chọn Text2. Thực thể B mã hóa khối dữ liệu khóa này bằng phép mã công khai EA của A, thu được khối mã:

BE1 = EA(IDB || KB || Text2)

Bước 3. Kiến thiết thẻ khóa (B1.2): Thực thể B tạo ra một khối thẻ khóa bao gồm định danh riêng biệt của bên nhận A, một số ngẫu nhiên rA nhận được ở bước 1, một số ngẫu nhiên mới rB (tùy chọn) do B tạo ra, khối đã mã BE1 và một trường dữ liệu tùy chọn Text3. Tiếp đó, B tiến hành ký khối dữ liệu thẻ bằng phép ký bí mật của mình và gửi kết quả cho A:

KTB1 = SB(rB || rA || IDA || BE1 || Text3) || Text4

Bước 4. Kiểm tra thẻ khóa (A2.1): Thực thể A sử dụng phép kiểm tra công khai của bên gửi VB  để kiểm tra chữ ký số của thẻ khóa nhận được KTB1. Tiếp đó A kiểm tra định danh riêng biệt A và kiểm tra giá trị nhận được rA xem có khớp với số ngẫu nhiên nhận được ở Bước 1 (A1) hay không.

Bước 5. Giải mã khối khóa (A2.2): Thực thể A tiến hành giải mã khối BE1 bằng phép giải mã bí mật DA của mình. Tiếp đó, A kiểm tra định danh riêng biệt của bên gửi B. Nếu tất cả lần kiểm tra đều thành công thì A chấp nhận khóa KB.

Bước 6. Mã khóa khối khóa (A2.3): Thực thể A có một khóa KA muốn gửi cho B một cách an toàn. Trước hết, A tạo ra khối dữ liệu khóa bao gồm định danh riêng biệt của bên gửi A, khóa KA và trường dữ liệu tùy chọn Text5. Tiếp đến, A mã hóa khối dữ liệu khóa này bằng phép mã công khai EB của B để được khối mã:

BE2 = EB(IDA || KA || Text5)

Bước 7. Kiến thiết thẻ khóa (A2.4): Thực thể A tạo ra một khối thẻ khóa bao gồm định danh riêng biệt của bên nhận B, một số ngẫu nhiên rA do A tạo ra bước 1 (A1), một số ngẫu nhiên mới rB do B tạo ra ở (B1.2), khối đã mã BE2 và một trường dữ liệu tùy chọn Text6. Tiếp đó, A tiến hành ký khối dữ liệu thẻ bằng phép ký bí mật của mình và gửi kết quả cho B:

KTA2 = SA(rA || rB || IDB || BE2 || Text6) || Text7

Bước 8. Kiểm tra thẻ khóa (B2.1) Thực thể B sử dụng phép kiểm tra công khai của bên gửi VA để kiểm tra chữ ký số của thẻ khóa nhận được KTA2. Tiếp đó B kiểm tra định danh riêng biệt B của mình và kiểm tra giá trị nhận được rB xem có khớp với số ngẫu nhiên ở Bước 3 (B1.2) hay không. Ngoài ra, B cũng kiểm tra giá trị ngẫu nhiên nhận được rA xem có khớp với số ngẫu nhiên ở Bước 1 (A1) hay không.

Hình 2 - Cơ chế vận chuyển khóa bí mật

Bước 9. Giải mã khối khóa (B2.2): Thực thể B tiến hành giải mã khối BE2 bằng phép giải mã bí mật DB của mình. Tiếp đó, B kiểm tra định danh riêng biệt của bên gửi A. Nếu tất cả phép kiểm tra đều thành công thì B chấp nhận khóa KA.

CHÚ THÍCH: Trong tình huống chỉ có một bên gửi khóa bí mật cho bên kia, chẳng hạn thực thể B muốn chuyển khóa bí mật KB cho A, thì chỉ cần thực hiện giao thức trên từ bước 1 đến bước 5.

2.6. Giao thức vận chuyển khóa công khai

Điều này trình bày hai giao thức truyền thông tin khóa công khai từ một thực thể A đến một thực thể B. Giao thức thứ nhất (giao thứ 2.6.1) không sử dụng bên thứ ba tin cậy, theo giao thức này để kiểm tra tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin khóa công khai, hai thực thể sử dụng một hàm băm được quy định tại QCVN 5 : 2016/BQP. Giao thức thứ hai (giao thức 2.6.2) giả thiết là chứng thư khóa công khai hợp lệ CertA của A được cấp bởi bên thứ ba tin cậy là Tổ chức chứng thực và cấp chứng chỉ khóa công khai CA, theo giao thức này thực thể B có thể truy cập vào bản sao có xác thực của phép kiểm tra khóa công khai của tổ chức này.

2.6.1. Giao thức vận chuyển khóa công khai không sử dụng bên thứ ba tin cậy

Giao thức gồm bốn bước và được minh họa trên Hình 3.

Hình 3: Cơ chế vận chuyển khóa công khai

Bước 1. Kiến thiết thẻ khóa (A1): A tạo ra một thẻ khóa KTA1 bao gồm thông tin khóa công khai của A và gửi đến cho B:

KTA1 = PKIA || Text1

Bước 2. Tiếp nhận thẻ khóa (B1): B tiếp nhận được thẻ khóa, trích lấy thông tin khóa công khai PKIA. Hoặc B sẽ thực hiện kiểm tra khóa kiểm tra của A hoặc sẽ lưu trữ nó ở nơi tránh được giả mạo phục vụ để cho lần kiểm tra sau hoặc sẽ sử dụng.

Bước 3. Kiến tạo thẻ kiểm tra (A2): A tính toán giá trị kiểm tra hash(PKIA) đối với thông tin khóa công khai của mình và gửi giá trị kiểm tra này cùng với các định danh tùy chọn riêng biệt của A B rồi gửi đến thực thể B sử dụng một kênh truyền có xác thực và độc lập thứ hai (ví dụ kênh truyền điện báo hoặc đường truyền thư đăng ký trước).

KTA2 = A || B || hash(PKIA) || Text2

Bước 4. Kiểm tra thẻ khóa (B2): Dựa vào thông tin thẻ khóa nhận được KTA2, B có thể tùy chọn kiểm tra định danh riêng biệt của A B, tính toán ra giá trị kiểm tra trên thông tin khóa công khai của A nhận được từ thẻ khóa KTA1 và so sánh với giá trị kiểm tra nhận được từ thẻ khóa KTA2. Nếu kết quả kiểm tra thành công thì B lấy khóa công khai của A đưa lên danh sách các khóa đang hoạt động (danh sách này được bảo vệ chống lại sự giả mạo).

2.6.2. Giao thức vận chuyển khóa công khai sử dụng bên thứ ba tin cậy

Giao thức gồm hai bước và được minh họa trên Hình 4.

Hình 4 - Cơ chế vận chuyển khóa công khai 2

Bước 1. Kiến thiết thẻ khóa (A1): Thực thể A tạo ra một thẻ khóa KTA bao gồm chứng chỉ khóa công khai của A và gửi nó cho B:

KTA = CertA || Text

Bước 2. Kiểm tra chứng chỉ (B1): Dựa trên thông tin nhận được về chứng chỉ khóa công khai, B sử dụng phép kiểm tra công khai VCA của CA để kiểm tra tính xác thực của thông tin khóa công khai và kiểm tra cả tính hợp lệ đối với khóa công khai của A.

2.7. Quy định kỹ thuật cho các tham số

2.7.1. Quy định về nguồn ngẫu nhiên

Các số ngẫu nhiên được sử dụng cho các mục đích khác nhau như để sinh các tham số mật mã, các khóa mật mã, các giá trị ngẫu nhiên dùng một lần và các giá trị thách đố xác thực.

Một số bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định DRBG được chấp thuận để sử dụng theo quy định chung bao gồm: HASH_DRBG, HMAC_DRBG và CTR_DRBG.

Các bộ sinh bit ngẫu nhiên RBG tuân theo SP800-90A phiên bản sửa đổi lại năm 2015 để sinh bit ngẫu nhiên cũng được chấp thuận để sử dụng tiếp.

2.7.2. Quy định đối với tham số RSA

2.7.2.1. Các yêu cầu chung

1. Số mũ công khai e cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) Số mũ công khai e cần được chọn trước khi tạo số mũ bí mật d;

b) Số mũ công khai e cần phải là số nguyên dương lẻ sao cho

65,537 ≤ e <>nlen-2security_strength

Với nlen là độ dài của modulo n theo bit.

Chú ý rằng e có thể là giá trị bất kỳ thỏa mãn ràng buộc 1(b); p q sẽ được chọn (trong mục 2) sao cho e là nguyên tố cùng nhau với cả (p - 1) và (q - 1).

2. Hai số nguyên tố p q được tạo ngẫu nhiên và giữ bí mật cần phải được chọn với các ràng buộc sau:

a) (p - 1) và (q - 1) cần phải là nguyên tố cùng nhau với số mũ công khai e;

b) Mỗi một trong bốn số (p + 1), (p - 1) và (q + 1), (q - 1) cần phải có các nhân tử nguyên tố lớn hơn 2security-strength+20;

c) Nhân tử nguyên tố bí mật p, q cần phải được chọn ngẫu nhiên từ các số nguyên tố thỏa mãn ()(2(nlen/2)-1) ≤ q < p="" ≤="">(nlen/2) - 1);

d) |p - q| > 2(nlen/2-100).

3. Số mũ bí mật d cần phải được lựa chọn sau khi tạo p q với các ràng buộc:

a) Số mũ d cần phải lớn hơn 2(nlen/2), và

b) d = e-1mod(LCM((p - 1), (q - 1)))

(Chi tiết về hàm tạo các tham số RSA có thể tham khảo trong tài liệu FIPS 186-4: Digital Signature Standard).

2.7.2.2. Quy định ngưỡng giá trị cho tham số theo thời hạn sử dụng

Thời hạn Quy định

RSA

2020

|p| = 1536

2030

|p| = 2048

Sau 2030

|p| = 3072

2.7.3. Hệ mật dựa trên Logarit rời rạc DL

Tham số của hệ mật dựa trên bài toán Logarit rời rạc trên trường hữu hạn Fp là bộ:

(p,q,g), trong đó p là đặc số của trường Fp, q là bậc của nhóm F*(p) và là ước của p - 1 thỏa mãn các điều kiện sau:

- p, q là số nguyên tố

- Độ dài của p, q được cho dưới bảng sau:

Năm

Độ dài p

Độ dài q

Đến 2020

|p| = 1536

||q|| = 192

Đến 2030

|p| = 2048

||q|| = 224

Sau năm 2030

|p| = 3072

||q|| = 256

2.7.4. Hệ mật ECC

2.7.4.1 Quy định về các khóa

Kiểm tra tính hợp lệ của các tham số miền (p, SEED, a, b, G, n, h) như sau:

Xâu SEED dùng để sinh ngẫu nhiên đường cong Elliptic xác định trên trường Fp với p là số nguyên tố lẻ.

Trước khi sử dụng một bộ tham số miền, tính hợp lệ của nó phải được kiểm tra theo thuật toán dưới đây:

1. Kiểm tra p là một số nguyên tố lẻ.

2. Kiểm tra a, b, xG, yG là các phần tử của trường Fp.

3. Kiểm tra rằng a b được dẫn xuất tương ứng từ SEED.

4. Kiểm tra (4a3 + 27b2) khác 0 và j(E) ≠ 0; 1728 trong Fp

5. Kiểm tra  trong Fp.

6. Kiểm tra n là nguyên tố và n > 4.

7. Kiểm tra nG = OE.

8. Kiểm tra đường cong có thuộc danh sách các đường cong yếu:

a. Thỏa mãn điều kiện MOV, (chú ý rằng một đường cong thỏa mãn điều kiện MOV sẽ không phải là đường cong siêu biến).

b. Kiểm tra đường cong không kì dị, nghĩa là #E ≠ p.

Nếu bất kỳ sự kiểm tra nào ở trên thất bại thì tham số miền phải được xem là không hợp lệ.

Điều kiện MOV được hiểu là không có giá trị k nguyên dương nào 0 k <>B để cho pk - 1 chia hết cho n. Trên thực hành hiện nay |p| = 224 bit thì người ta xét với B = 15 là đủ vì khi đó |pk| = 3360 > 2048.

Các hệ số a,b của đường cong được sinh ngẫu nhiên trên Fp từ đầu vào SEED và có thể kiểm tra được.

Khóa bí mật d phải được sinh ngẫu nhiên trong khoảng [1,n - 1].

Đường cong Elliptic xác định trên trường hữu hạn Fp với tối thiểu |p| = 224 bit và được xác định cụ thể như sau:

Độ dài bit của n

Độ dài bit của p

224 - 255

|p| = 224

256 - 383

|p| = 256

384 - 511

|p| = 384

≥ 512

|p| = 521

Đại lượng Cofactor được định nghĩa và ký hiệu là h = #E(Fp)/n tuân theo bảng dưới đây:

Độ dài bit của n

Giá trị h cực đại cho phép

224 - 255

214

256 - 383

216

384 - 511

224

≥ 512

232

2.7.5. Độ an toàn theo bit quy đổi giữa RSA, DL và ECC

Độ an toàn

ECC

RSA

DL

112

224

2048

2048

128

256

3072

3072

192

384

7680

7680

256

512

15360

15360

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mật mã và yêu cầu quản lý khóa mật mã nêu tại Quy chuẩn này là các chỉ tiêu chất lượng phục vụ được quản lý theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định tại Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015.

3.2. Hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm mật mã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

3.3. Quản lý sử dụng khóa mật mã:

- Các loại khóa mật mã phải được lập thành danh mục với việc mô tả chi tiết mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng.

- Đảm bảo sử dụng khóa đúng mục đích được quy định (chẳng hạn khóa dùng để mã các khóa khác không được sử dụng để mã hóa dữ liệu), không sử dụng khóa đã hết hạn sử dụng hoặc hủy khóa trước thời hạn đảm bảo khả năng giải mã khi dữ liệu hết thời hạn bảo mật. Không cung cấp khóa cho người nhận không có thẩm quyền.

- Khóa mật mã phải được bảo vệ chống lại các mối nguy cơ như bị lộ (ngoại trừ các khóa công khai), sửa đổi, phá hủy và tái sử dụng. Việc bảo vệ phải thực hiện suốt cả vòng đời của khóa. Mục tiêu bảo vệ phải phù hợp với từng loại khóa. Đối với khóa công khai cần đảm bảo tính toàn vẹn và tính khả dụng, đối với khóa bí mật phải đảm bảo đầy đủ cả ba tính chất: bí mật, toàn vẹn và khả dụng. Bảo vệ khóa phải kết hợp đồng bộ các giải pháp bằng kỹ thuật mật mã, phương tiện vật lý và phương tiện tổ chức để tạo ra một vùng an toàn để cất giữ khóa, sử dụng khóa và thực thi thuật toán mật mã:

+ Khóa phải được lưu trữ trong một thiết bị lưu trữ an toàn tách biệt (được gọi là vật mang khóa như HSM, thẻ Token hay thẻ thông minh) để đảm bảo khóa được lưu trữ và tương tác với các thuật toán mật mã an toàn. Trong trường hợp vật mang khóa là mô-đun an toàn phần cứng HSM, yêu cầu an toàn tối thiểu mức 3, trường hợp vật mang khóa là thẻ Token hay thẻ thông minh, yêu cầu an toàn tối thiểu mức 2 (mức an toàn được quy định tại TCVN 11295:2016 (ISO/IEC 19790:2012) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Yêu cầu an toàn cho mô-đun mật mã).

+ Trường hợp khóa lưu trữ ở dạng mềm cần sử dụng kỹ thuật mật mã để bảo vệ (Tuân thủ theo các quy định tại QCVN 4 : 2016/BQP và QCVN 5 : 2016/BQP).

+ Trường hợp hệ thống khóa được tổ chức theo cấu trúc phân cấp, các khóa cùng tầng chỉ được dùng để bảo vệ khóa ở tầng kế tiếp. Khóa chủ, tức khóa ở tầng cao nhất, phải được bảo vệ bằng cách chia ra nhiều thành phần và mỗi thành phần được bảo vệ riêng. Biện pháp này nhằm chống nguy cơ khóa bị lộ từ bên trong nội bộ.

- Việc hủy khóa phải đảm bảo hủy bỏ được tất cả các bản ghi khóa, bao gồm cả các bản sao dự phòng, sao cho không thể khôi phục được bất kì thông tin khóa nào dù bằng bất kì phương tiện nào. Đồng thời không để bất kì khóa nào bị hủy bỏ trước thời hạn nhằm đảm bảo khả năng giải mã khi dữ liệu hết thời hạn bảo mật.

- Nếu khóa bị tổn thương hoặc bị nghi ngờ tổn thương hoặc có sự thay đổi chủ sở hữu thì phải thực hiện thu hồi khóa để vô hiệu hóa nguy cơ bị lộ hoặc mất an toàn.

- Thiết bị lưu trữ khóa phải được quản lý bởi người sử dụng. Người sử dụng có trách nhiệm bảo quản khóa ở vị trí an toàn, chống tiếp cận trái phép, chống sao chép hoặc bị đánh cắp. Không cung cấp khóa cho người không có thẩm quyền.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

4.2. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cho các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tài sản dưới 10 tỷ, tổ chức tài chính vi mô) có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phù hợp với Quy chuẩn này. Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4.3. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy, thực hiện quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc công bố hợp quy.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý kỹ thuật mật mã của Quản lý khóa theo Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 161/2016/TT-BQP

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu161/2016/TT-BQP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/10/2016
Ngày hiệu lực09/12/2016
Ngày công báo16/11/2016
Số công báoTừ số 1177 đến số 1178
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 161/2016/TT-BQP

Lược đồ Thông tư 161/2016/TT-BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự ngân hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 161/2016/TT-BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự ngân hàng
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu161/2016/TT-BQP
                Cơ quan ban hànhBộ Quốc phòng
                Người kýNgô Xuân Lịch
                Ngày ban hành21/10/2016
                Ngày hiệu lực09/12/2016
                Ngày công báo16/11/2016
                Số công báoTừ số 1177 đến số 1178
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Thông tư 161/2016/TT-BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự ngân hàng

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 161/2016/TT-BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự ngân hàng

                  • 21/10/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 16/11/2016

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 09/12/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực