Chỉ thị 05/CT-UBND

Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung toàn văn Chỉ thị 05/CT-UBND 2017 tiếp tục tăng cường quản lý đất đai Vĩnh Phúc


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 4 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật đất đai theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, ngành. Từ đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp và chặt chẽ hơn; việc sử dụng đất ngày càng hợp lý, có hiệu quả đã góp phần tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai ở một số mặt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế để xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đất đai nhưng chậm được khắc phục, xử lý, thậm chí có nơi có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp như: tình trạng lấn chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang giao thông và các công trình chuyên dùng, trên đất đã có thông báo thu hồi đất; lợi dụng chuyển mục đích sử dụng đất, hạ cốt để khai thác đất, khoáng sản trái phép; một số dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện; có biểu hiện cửa quyền, tiêu cực trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ, gia đình, cá nhân v.v...

Những tồn tại trên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với việc thực thi pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyên nhân chính của những tồn tại đó là do đất đai có nguồn gốc phức tạp; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, có nơi có tình trạng buông lỏng trong công tác quản lý đất đai; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Để hạn chế, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai và xử lý nghiêm các vi phạm đã xảy ra nói trên nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, UBND tỉnh yêu cầu tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cấp bách sau:

1. Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện và UBND cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang giao thông và các công trình chuyên dùng, trên đất đã có thông báo thu hồi đất (với mục đích trục lợi bồi thường) để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm ngay từ khi xảy ra và tập trung nỗ lực để đến hết năm 2018 xử lý xong cơ bản các vi phạm nói trên đã phát hiện còn tồn tại từ trước đến nay.

2. UBND cấp huyện chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, ngành có liên quan khác và UBND cấp huyện để tham mưu HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo và thực hiện thống nhất các loại quy hoạch, kế hoạch đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai, thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường quản lý việc thực hiện các dự án có sử dụng đất (Từ xác định địa điểm, thu hồi, giao đất, chuyển mục đính sử dụng đất đến thực hiện nghĩa vụ tài chính và đầu tư xây dựng), xử lý nghiêm các vi phạm của chủ dự án nếu để lãng phí đất đai hoặc sử dụng đất sai mục đích được giao.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản cụ thể hóa pháp luật đất đai phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, dân chủ, minh bạch nhằm hạn chế cửa quyền, tiêu cực… trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và các đơn vị có chức năng đẩy mạnh công tác lập Hồ sơ địa chính, xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kịp thời chỉnh lý biến động đất đai đảm bảo đồng bộ và thống nhất giữa hồ sơ quản lý và thực tế nhằm từng bước quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất. Trước mắt, việc chỉnh lý biến động đất đai phải được thực hiện đồng thời với thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đến hết năm 2018 phải hoàn thành việc lập cơ sở dữ liệu địa chính đối với huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô (dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt), sau đó có kế hoạch từng bước mở rộng ra toàn tỉnh.

5. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường các cấp và đơn vị trực thuộc theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong ngành đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ quản lý theo hướng hiện đại và tin học hóa.

6. Phân công trách nhiệm:

6.1. UBND các huyện, thành, thị:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng các biện pháp cần thiết để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngay từ khi bắt đầu xảy ra; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý các vi phạm đã phát hiện còn tồn tại, trường hợp cần thiết phải cương quyết cưỡng chế thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ngành khác có liên quan, trường hợp có sự không thống nhất hoặc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết;

b) Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai và trách nhiệm công vụ để xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý thiếu trách nhiệm để xảy ra nhiều vi phạm trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các trường hợp xảy ra từ ngày 01/7/2014 và trường hợp cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nhất là trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân;

c) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Đăng ký đất đai kiểm tra, rà soát, thống kê tổng hợp các hồ sơ tồn đọng về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật;

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm các tồn tại đã phát hiện theo nhiệm vụ, mục tiêu đã nêu ở Mục 1 Chỉ thị này.

6.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện để tăng cường tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung và trước hết là thực hiện những nhiệm vụ cấp bách đã nêu cụ thể trong Chỉ thị này;

b) Hướng dẫn kịp thời UBND cấp huyện trong việc phân loại và biện pháp xử lý các vi phạm đất đai đã phát hiện còn tồn tại từ trước đến nay, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các ngành liên quan và UBND cấp huyện để đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo hoặc quyết định biện pháp thực hiện;

c) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất để phát hiện các vi phạm pháp luật đất đai mới xảy ra, các hành vi tiêu cực về quản lý đất đai nhất là tại các địa bàn trọng điểm hoặc theo phản ánh của nhân dân để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức có liên quan theo quy định của pháp Luật đất đai và Luật Cán bộ, công chức;

d) Chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả và chỉ đạo thực hiện Chỉ thị.

6.3. Sở Xây dựng:

a) Chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, sở, ngành khác có liên quan và UBND cấp huyện để tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, quản lý các dự án đầu tư có xây dựng theo chức năng của ngành và nhiệm vụ đã nêu tại Mục 2, Chỉ thị này;

b) Phối hợp với UBND cấp huyện để kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch xây dựng phục vụ cho công tác xử lý các vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng từ trước đến nay đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

6.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tiếp tục nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế phối hợp, liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai tạo bước đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh theo nhiệm vụ, mục tiêu đã nêu tại Mục 2, Chỉ thị này;

b) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư nhất là các dự án có sử dụng đất để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm.

6.5. Sở Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành với những nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và nhân dân; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc xử lý các vi phạm pháp luật đất đai nêu ở Mục 1, Chỉ thị này;

b) Tăng cường theo dõi việc thi hành văn bản quy pháp pháp luật đất đai, kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cho phù hợp với thực tiễn của tỉnh và quy định của pháp luật theo nhiệm vụ nêu tại Mục 3, Chỉ thị này;

6.6. Sở Tài chính:

a) Tăng cường quản lý chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất theo pháp luật; hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai nêu tại Mục 1, chỉ thị này; Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan khác thực hiện nhiệm vụ nêu tại Mục 2,3, Chỉ thị này;

b) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện Chỉ thị này theo đúng tinh thần Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chính việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

6.7. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường nắm tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến quản lý đất đai; phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong việc tổ chức cưỡng chế xử lý vi phạm pháp luật đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

6.8. Các sở, ngành: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh và Ban Quản lý các khu công nghiệp: Tăng cường thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện để thực hiện trách nhiệm của ngành theo quy định của pháp luật góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu tại Mục 1, 2, 3 của Chỉ thị này.

6.9. Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh truyền hình tỉnh: Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, xây dựng và giao thông đường bộ với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp; kịp thời phản ánh kết quả thực hiện Chỉ thị, nêu gương các điển hình tiên tiến và phê phán các hiện tượng tiêu cực trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6.10. Đề nghị các cấp ủy Đảng: Tập trung quán triệt nội dung chỉ thị này tới các chi bộ Đảng, đặc biệt là chi bộ Đảng cơ sở thuộc xã, phường, thị trấn để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật, phát hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời những vi phạm về đất đai theo thẩm quyền.

6.11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể thành viên: Tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với lĩnh vực quản lý đất đai; phối hợp với UBND các cấp tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật đất đai.

UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này. UBND cấp huyện tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị đến các xã, phường, thị trấn./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu05/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2017
Ngày hiệu lực26/04/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 05/CT-UBND 2017 tiếp tục tăng cường quản lý đất đai Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 05/CT-UBND 2017 tiếp tục tăng cường quản lý đất đai Vĩnh Phúc
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu05/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
                Người kýNguyễn Văn Trì
                Ngày ban hành26/04/2017
                Ngày hiệu lực26/04/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBất động sản
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 05/CT-UBND 2017 tiếp tục tăng cường quản lý đất đai Vĩnh Phúc

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 05/CT-UBND 2017 tiếp tục tăng cường quản lý đất đai Vĩnh Phúc

                      • 26/04/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 26/04/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực