Chỉ thị 07/CT-BGTVT

Chỉ thị 07/CT-BGTVT năm 2016 về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 07/CT-BGTVT về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức quán triệt, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị trong Ngành và xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các Chương trình hành động. Kết quả là, công tác bảo vệ môi trường GTVT đã có những chuyển biến tích cực: bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường được hình thành; nhận thức của cán bộ, công chức về công tác bảo vệ môi trường đã được cải thiện; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường GTVT được xây dựng, ban hành đáp ứng yêu cầu thực tiễn; các quy hoạch, chiến lược, dự án đầu tư phát triển GTVT đã bước đầu thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; công tác kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm từ hoạt động của các loại phương tiện giao thông cơ giới đã đi vào nền nếp; một số đề án, dự án bảo vệ môi trường đã được xây dựng, phê duyệt, triển khai và đạt được những hiệu quả nhất định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường GTVT còn nhiều vấn đề cần quan tâm: ô nhiễm không khí tại các đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng, trong đó có tác động đáng kể từ khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là đối với phương tiện hoạt động tuyến quốc tế; ô nhiễm bụi xảy ra khá phổ biến trong thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; việc tổ chức thu gom, xử lý các loại chất thải chưa được đồng bộ, còn mang tính đối phó, hình thức.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và triển khai Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ thị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT

1.1. Trường Cán bộ quản lý GTVT tăng cường lồng ghép giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong công tác đào tạo cán bộ, công chức GTVT.

1.2. Hội Môi trường GTVT Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ GTVT.

1.3. Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải và Trung tâm Công nghệ thông tin gia tăng số lượng, chất lượng tin, bài tuyên truyền, phổ biến về pháp luật bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường GTVT trong các ấn phẩm và trên các trang thông tin điện tử.

1.4. Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh GTVT chủ động tổ chức và phát động đội ngũ đoàn viên tham gia hưởng ứng các hoạt động, các ngày về môi trường (Ngày Môi trường thế giới, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam,...).

1.5. Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT và các doanh nghiệp GTVT căn cứ điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị để tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

1.6. Vụ Môi trường chủ trì hướng dẫn, tổng hợp các nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng kế hoạch nguồn vốn sự nghiệp môi trường hàng năm của Bộ; kết hợp công tác kiểm tra với tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường GTVT

2.1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì rà soát, tăng cường nhân lực chuyên môn về bảo vệ môi trường cho Vụ Môi trường, trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành; nghiên cứu lồng ghép tiêu chí về bảo vệ môi trường trong bình xét khen thưởng hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

2.2. Vụ Môi trường, Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành chủ động tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước để tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

2.3. Từng cơ quan, đơn vị trong Ngành phải tổ chức, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường và tăng cường bộ phận chuyên trách, cán bộ có chuyên môn về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường GTVT giai đoạn 2016 - 2020

3.1. Bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

a) Vụ Môi trường:

- Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong công tác chiến lược, quy hoạch và trong đầu tư, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

- Phối hợp với Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư:

Tham mưu bảo đảm việc bố trí kinh phí để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trong công tác chiến lược, quy hoạch và trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

c) Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:

Tham mưu bảo đảm việc chủ đầu tư, nhà đầu tư lồng ghép phù hợp các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của dự án vào trong thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, biện pháp thi công và tổ chức giám sát việc thực hiện trong quá trình thi công xây dựng.

d) Chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án:

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, các cam kết bảo vệ môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận của dự án.

- Tổ chức giám sát, đôn đốc các nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và nắm bắt diễn biến môi trường tại công trường thi công để có biện pháp xử lý phù hợp.

3.2. Bảo vệ môi trường trong quản lý phương tiện và quản lý vận tải

a) Vụ Vận tải chủ trì phối hợp với Tổng cục và các Cục quản lý chuyên ngành tham mưu thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, nâng cao thị phần của hệ thống vận tải đường sắt, đường thủy và vận tải ven biển.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các thành phố lớn.

- Thực hiện áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 đối với xe mô tô và mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011.

- Đề xuất lộ trình nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành và nhập khẩu đã qua sử dụng.

c) Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực đường sắt theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 4149/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2015.

d) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thúc đẩy phát triển dịch vụ thu gom, xử lý chất thải từ phương tiện thủy nội địa, tàu biển tại các cảng, bến thủy nội địa.

đ) Cục Hàng hải Việt Nam:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn để thực hiện các quy định của Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra và Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại của tàu.

- Thúc đẩy phát triển dịch vụ thu gom, xử lý chất thải từ tàu biển, phương tiện thủy nội địa tại các cảng biển.

e) Cục Hàng không Việt Nam chủ trì nghiên cứu xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không dân dụng phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); chỉ đạo các hãng hàng không tổ chức thu gom, xử lý chất thải từ tàu bay theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

g) Các Sở GTVT nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thúc đẩy phát triển giao thông công cộng (đặc biệt là phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn tại các đô thị lớn) và đầu tư, khai thác vận hành các loại xe buýt, xe taxi tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường (như: xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sạch, khí tự nhiên, điện).

3.3. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ GTVT

a) Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay hoàn thiện bản đồ tiếng ồn và phương án giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động hàng không dân dụng.

b) Cục Y tế GTVT:

- Chủ động tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện xử lý triệt để nước thải gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở khám, chữa bệnh GTVT.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh GTVT tổ chức thu gom, phân loại, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải y tế theo quy định; vận hành hệ thống xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

c) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ GTVT:

- Rà soát hồ sơ môi trường của đơn vị và các tổ chức trực thuộc để thực hiện việc lập, trình phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Thiết lập, triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và xây dựng, thực hiện các định mức tiêu thụ nhiên liệu, các quy chế về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động của đơn vị, đáp ứng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng kế hoạch (hoặc lộ trình) để tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế các trang thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức quan trắc định kỳ các thông số môi trường về nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung theo các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

Công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện với môi trường; Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Đảng ủy khối CQTW,
- Các Thứ trưởng;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT Việt Nam;
- Đoàn TNCS HCM Bộ GTVT;
- Văn phòng BCS đảng Bộ GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Sở GTVT các tỉnh, thành phố;
- Hội Môi trường GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT, MT(ThànhN-5).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/CT-BGTVT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu07/CT-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/08/2016
Ngày hiệu lực03/08/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/CT-BGTVT

Lược đồ Chỉ thị 07/CT-BGTVT về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 07/CT-BGTVT về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải 2016
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu07/CT-BGTVT
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
                Người kýTrương Quang Nghĩa
                Ngày ban hành03/08/2016
                Ngày hiệu lực03/08/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 07/CT-BGTVT về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải 2016

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 07/CT-BGTVT về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải 2016

                      • 03/08/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 03/08/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực