Chỉ thị 15/CT-UBND

Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2018 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk từ nay đến năm 2020

Nội dung toàn văn Chỉ thị 15/CT-UBND 2018 giải pháp thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đắk Lắk


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Đk Lắk, ngày 09 tháng 7 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ĐỂ TIẾP TC ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Sau 07 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân nên Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trước khi chưa triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, hầu hết các xã của tỉnh đều ở xuất phát điểm rất thấp so với mặt bằng chung toàn quốc; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, nhất là cấp xã còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại vào nhà nước vẫn còn tồn tại ở hầu hết các xã. Toàn tỉnh mới có 03 xa đạt từ 10-12 tiêu chí nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 2%; 51 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 34%, 81 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 53%, toàn tỉnh chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 17,6%; bình quân toàn tỉnh chỉ mới đạt 3,34 tiêu chí/xã. Nhiều xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các huyện nghèo, huyện biên giới chỉ đạt 1-2 tiêu chí. Đến nay, toàn tỉnh có 30 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; 17 xã đt 16-18 tiêu chí; 30 xã đạt 13-15 tiêu chí; 33 xã đạt 10-12 tiêu chí, 42 xã đạt 5-9 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Toàn tỉnh đạt 1.952 tiêu chí/2.888 tiêu chí, bằng 67,6%; bình quân toàn tỉnh đạt 12,84 tiêu chí/xã. Xây dựng nông thôn mới thực sự đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân: tchỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động khắp tỉnh. Vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất. Bộ máy tổ chức về công tác nông thôn mới các cấp thường xuyên kiện toàn, đi vào hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn. Nông thôn mới đã trở thành hiện thực: hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn nâng cao rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cưng sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Chỉ thị số 36/CT-TTg , ngày 30/12/2016 của Thng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020; Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 24/11/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới; Kết luận số 355-KL/TU ngày 04/4/2018 của Tỉnh ủy vviệc kết luận Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tnh (mở rng) ln th13; nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk từ nay đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nội dung trọng tâm, như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tham mưu triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa ban tỉnh theo Quyết định số 490/QĐ-TTg , ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; tham mưu UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí nâng cao đối với các xã đã đạt chuẩn nhất là các tiêu chí về nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân và hoàn thiện kết cu hạ tầng nông thôn; chủ trì, phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và khả năng huy động nguồn lực. Đề án xây dựng nông thôn mới phải gắn với sản xuất, quy hoạch khu dân cư và phù hợp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục tham mưu y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 173/2015/NQ-HĐND ngày 3/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phi Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan đề xuất phương án lồng ghép các nguồn vốn (bao gồm nguồn vốn ngân sách tỉnh) để bảo đảm mục tiêu kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và theo tiến độ hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí đảm bảo tỷ lệ vốn ĐTPT đối ứng của ngân sách tỉnh trong thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành; theo dõi đôn đốc các đơn vị, địa phương thanh toán nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là các địa phương có nợ đọng lớn và không để nợ đọng phát sinh.

3. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường bố trí nguồn vốn sự nghiệp đối ứng của tỉnh tham gia Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định, trong đó tập trung để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; hướng dẫn thanh quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế đặc thù; hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp Chương trình nông thôn mới theo Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của B Tài chính.

4. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lựa chọn và đề xuất nhu cầu đầu tư hàng năm các công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để giúp các địa phương đăng ký đạt chuẩn hàng năm về đích đúng kế hoạch, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tham mưu, điều phối chương trình; tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị địa phương thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm, hàng quý, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh để có chỉ đạo kịp thời.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và khả năng huy động nguồn lực đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khi dân cư hiện có trên địa bàn xã; tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải; tổ chức phát động ngày vệ sinh môi trường ở nông thôn để nâng cao ý thức cho người dân.

7. Các sở: Công Thương, Xây dựng, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch

Theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách linh hoạt trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng các thiết chế ở nông thôn, như: Chợ, nghĩa trang, trạm xá, nhà văn hóa... theo hướng liên xã, liên thôn, buôn ở những xã có dân số ít, dân cư thưa thớt để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư, phát huy hiệu quả các thiết chế nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch vận động các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho người dân; từ sản xuất đến chế biến, sử dụng.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tập trung chỉ đạo khắc phục các tn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện trong thời gian qua; tăng cường huy động và btrí các nguồn lực (kể cả kinh phí đối ứng của ngân sách huyện thị xã, thành phố) để giữ vững và nâng chất lượng tiêu chí đi với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; giao nhiệm vụ cho các đoàn thể chính trị cấp huyện tham gia xây dựng nông thôn mới theo hướng mỗi đoàn thể được giao và chịu trách nhiệm về nội dung, tiêu chí cụ thể gn với địa bàn được phân công phụ trách tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mi đặc biệt là tại các địa phương có số nợ đọng cao và các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng đến công tác giám sát việc bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hi địa bàn nông thôn.

10. Ngoài ra yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1600/QĐ-UBND, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG; Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Công văn số 571/UBND-NN&MT ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mi giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tnh Đắk Lk giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định s530/QĐ-UBND ngày 8/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 5/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới Đắk Lắk, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bảng chấm điểm 19 tiêu chí nông thôn mới; Công văn số 1736/UBND-CN ngày 15/3/2017 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ triển khai Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ; Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 26/8/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch Truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 ... Đồng thời, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương, của UBND tỉnh, các sở, ban ngành hướng dẫn cụ thể các tiêu chí nông thôn mới được giao phụ trách để UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

Nhận được Chỉ thị này, đề nghị các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- TT Tnh y, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thị ủy,Thành ủy,
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Điều phối NTM t
nh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Các ph
òng: KT, TH, NN&MT;
- Lưu: VT, NN&MT (Đg-80b).

CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Nghị

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 15/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu15/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/07/2018
Ngày hiệu lực09/07/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 15/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 15/CT-UBND 2018 giải pháp thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đắk Lắk


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 15/CT-UBND 2018 giải pháp thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đắk Lắk
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu15/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Lắk
                Người kýPhạm Ngọc Nghị
                Ngày ban hành09/07/2018
                Ngày hiệu lực09/07/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 15/CT-UBND 2018 giải pháp thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đắk Lắk

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 15/CT-UBND 2018 giải pháp thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đắk Lắk

                          • 09/07/2018

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 09/07/2018

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực