Công văn 1691/GSQL-GQ1

Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ


TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1691/GSQL-GQ1
V/v vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Trả lời công văn số văn bản số 3073/HQLS-GSQL ngày 11/11/2014 của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn về vướng mắc thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 7, Điều 8 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA từ rừng tự nhiên trong nước quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP thuộc đối tượng cấm xuất khẩu; sản phẩm làm từ gỗ thuộc nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh và khi xuất khẩu thương nhân chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin giấy phép.

Đồng thời, nội dung hướng dẫn của Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan tại công văn số 1306/GSQL-GQ1 ngày 02/10/2014 căn cứ theo ý kiến của Cục Kiểm lâm tại công văn số 481/KL-TTPC ngày 23/9/2014, theo đó nội dung hướng dẫn liên quan đến hồ sơ xuất khẩu sản phẩm là đồ gỗ, đồ mỹ nghệ cao cấp có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu, không phải nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.

Do vậy, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn căn cứ chính sách quản lý đối với sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp. Riêng đối với hồ sơ xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu là đồ gỗ, đồ mỹ nghệ cao cấp có nguồn gốc từ gỗ nhập khẩu, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo đúng hướng dẫn của Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan tại công văn số 1306/GSQL-GQ1 dẫn trên.

Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Vũ Ngọc Anh-PTCT (để b/cáo);
- Lưu: VT, GQ1 (3b).

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đức Nga

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1691/GSQL-GQ1

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu1691/GSQL-GQ1
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/12/2014
Ngày hiệu lực19/12/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu1691/GSQL-GQ1
                Cơ quan ban hànhCục Giám sát quản lý về hải quan
                Người kýNguyễn Đức Nga
                Ngày ban hành19/12/2014
                Ngày hiệu lực19/12/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

                  Lịch sử hiệu lực Công văn 1691/GSQL-GQ1 năm 2014 vướng mắc thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

                  • 19/12/2014

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 19/12/2014

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực