Công văn 1974/TCT-PC

Công văn 1974/TCT-PC năm 2019 về điều kiện để được trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào do Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 1974/TCT-PC 2019 về trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1974/TCT-PC
V/v: hỗ trợ pháp lý VAHC Công ty TNHH B.O.P khởi kiện Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Trả lời Công văn số 714/CT-THNVDT ngày 9/4/2019 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng báo cáo, xin ý kiến hỗ trợ pháp lý để tham gia phiên tòa hành chính sơ thẩm Công ty TNHH B.O.P khởi kiện quyết định của Cục Thuế thành phố Hải Phòng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013) quy định về điều kiện các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật,

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

- Điểm a khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;”

- Khoản 2 Điều 12 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng) quy định: “2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

b) Có chứng từ thánh toàn không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch và xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”

Căn cứ quy định nêu trên, pháp luật thuế thu nháp doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đều thống nhất áp dụng quy định về thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng điều kiện được trừ chi phí khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

- Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định: “2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chớ được khấu trừ thuế đối với rường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. "

Đoạn 2 Khoản 2, khổ thứ nhất Khoản 3 (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016), Khoản 4 và Khoản 5 Điều 15 Thông tư số 209/2013/NĐ-CP">219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC) quy định về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và các trường hợp phải sử dụng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:

“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên…

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán)…

4. .Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:…

5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức. “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”

- Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC , Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định dẫn chiếu đối với chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: “Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Vì vậy, điều kiện để được trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của cùng một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì người mua hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mới đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào và khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định trên áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp nhằm thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát được các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần vào phòng, chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật, rửa tiền, trốn thuế, tránh thuế.

Tổng cục Thuế thống nhất quan điểm xử lý của Cục Thuế thành phố Hải Phòng, đề nghị Cục Thuế thành phố Hải Phòng nghiên cứu, rà soát các quyết định hành chính, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Phi Vân Tuấn (để b/c);
- Vụ CS (TCT);
- Lưu: VT, PC (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ




Phạm Thanh Tùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 1974/TCT-PC

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1974/TCT-PC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 17/05/2019
Ngày hiệu lực 17/05/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 1974/TCT-PC

Lược đồ Công văn 1974/TCT-PC 2019 về trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 1974/TCT-PC 2019 về trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 1974/TCT-PC
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Phạm Thanh Tùng
Ngày ban hành 17/05/2019
Ngày hiệu lực 17/05/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Công văn 1974/TCT-PC 2019 về trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế

Lịch sử hiệu lực Công văn 1974/TCT-PC 2019 về trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế và khấu trừ thuế

  • 17/05/2019

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 17/05/2019

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực