Văn bản khác 120/KH-UBND

Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 120/KH-UBND 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học Hậu Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 06 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM CỦA TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Thực hiện Văn bản số 01/BCĐ33-VP33 ngày 01/04/2013 của Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam về xây dựng kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giải quyết cơ bản hậu quả Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- 100% gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin đang ở nhà hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng được hỗ trợ xây mới nhà ở hoặc sửa chữa.

- 100% hộ gia đình là nạn nhân bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Đến năm 2015 có 30% và đến năm 2020 có 100% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.

- Quản lý khám, xác nhận và cùng tham gia điều trị những bệnh tật, dị dạng, dị tật… trên cơ thể của con người có liên quan đến phơi nhiễm với các loại Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

- Thực hiện quản lý thai nghén cho 100% thai phụ của các nạn nhân có liên quan đến Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tham gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả Chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về khắc phục hậu quả chất độc hóa học.

2. Thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi giáo dục, Y tế, thăm và tặng quà vào các dịp lễ tết… đối với người nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin theo Pháp lệnh ưu đãi người có công.

3. Rà soát gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin đang ở nhà tạm, nhà bị hư hỏng nặng để có kế hoạch hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

4. Thực hiện chính sách trợ giúp đối với đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin không đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi người có công, có đủ điều kiện theo quy định của Luật người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Tổ chức thăm hỏi, động viên, trợ cấp cứu đói cho gia đình nạn nhân thuộc diện hộ nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...

5. Rà soát và hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ gia đình là nạn nhân bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin.

6. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật còn khả năng lao động.

7. Tuân thủ quy trình xác định nạn nhân nhiễm/phơi nhiễm Chất độc hóa học và các tiêu chí xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật… do nhiễm Chất độc hóa học được Nhà nước ban hành.

8. Xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ, bệnh tật, dị tật, dị dạng… của các nạn nhân Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

9. Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo việc tiếp nhận, nuôi dưỡng nạn nhân nhiễm Chất độc hóa học; Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chẩn đoán dị tật/dị dạng bẩm sinh trước khi sinh… cho nạn nhân nhiễm/ phơi nhiễm Chất độc hóa học; Đào tạo và nâng cao năng lực truyền thông, tư vấn sinh sản, di truyền… cho cán bộ y tế cơ sở.

10. Xây dựng các mô hình chăm sóc nạn nhân Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại cộng đồng; Tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ, truyền thông và tư vấn… cho các nạn nhân Chất độc hóa học ở các địa phương. Phát triển Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin từ tỉnh tới cơ sở.

11. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, ủng hộ cho nạn nhân nhiễm Chất độc hóa học về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và chữa bệnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định cho người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm chất độc hóa học da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo pháp lệnh ưu đãi người có công. Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai hỗ trợ về nhà ở cho gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Tổng điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm Chất độc hóa học trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động.

- Chỉ đạo về chuyên môn Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2. Sở Y tế

- Hướng dẫn danh mục bệnh, tật và các tiêu chí giúp cho chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật… có liên quan đến Chất độc hóa học theo quy định của Bộ Y tế và các Bộ/Ngành liên quan.

- Xây dựng, triển khai kế hoạch chữa trị, chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh, tật, dị dạng, dị tật… cho nạn nhân Chất độc hóa học; Xây dựng các chương trình phát hiện sớm, tư vấn sinh sản và phục hồi chức năng cho nạn nhân Chất độc hóa học.

- Thực hiện các quy trình, thủ tục giám định để khám giám định đúng đối tượng, xác định đúng bệnh, tật và đúng mức độ bệnh, tật theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, chính xác.

- Phối hợp với Sở Ngành có liên quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế, các hoạt động kiểm tra, khám, chăm sóc sức khoẻ, truyền thông và tư vấn… cho các nạn nhân Chất độc hóa học ở các địa phương.

1.4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có điều kiện thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về Chất độc hóa học.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lồng ghép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, dự án có hiệu quả gắn với kế hoạch hành động khắc phục hậu quả Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

1.5. Sở Tư pháp

Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch hành động, tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc khắc phục hậu quả Chất độc hóa học.

1.6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả Chất độc hóa học thông qua các cơ quan thông tin đại chúng

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về khắc phục hậu quả Chất độc hóa học; Trong đó đi sâu tuyên truyền về các điển hình trong công tác khắc phục hậu quả Chất độc hóa học và nhân thân của những người đã hy sinh, nạn nhân bị ảnh hưởng do Chất độc hóa học; Tuyên truyền công tác xã hội hóa khắc phục hậu quả sau chiến tranh, tôn vinh những liệt sỹ đã hi sinh trong thực hiện nhiệm vụ, những người có công với công tác khắc phục hậu quả chiến tranh do Chất độc hóa học.

1.7. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

- Xác nhận cho các đối tượng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong vùng bị nhiễm Chất độc hóa học.

- Chỉ đạo các Ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thưc hiện tốt chính sách đối với người có công đặc biệt là các đối tượng bị nhiễm Chất độc hóa học trong kháng chiến chống Mỹ.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch.

1.8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch.

1.9. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động về khắc phục hậu quả Chất độc hóa học phù hợp với kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Lồng ghép việc thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả Chất độc hóa học với các chương trình, đề án và kế hoạch khác có liên quan; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố:

+ Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm Chất độc hóa học da cam/Dioxin có đủ điều kiện theo quy định của Luật người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng.

+ Phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan tham mưu cho UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả Chất độc hóa học tại địa phương mình.

+ Hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin nói riêng và người có công với cách mạng nói chung trên địa bàn huyện cần hỗ trợ nhà ở, trình UBND huyện, thành phố phê duyệt vá báo cáo UBND tỉnh làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

1.10. Các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng:

Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các hoạt động khắc phục hậu quả Chất độc hóa học.

1.11. Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch hành động của tỉnh.

- Xây dựng cơ chế chính sách thăm hỏi các gia đình chính sách theo quy định.

- Xây dựng website riêng cho Hội nạn nhân chất độc da cam. Từ đó hình thành liên kết giữa các nạn nhân để các cá nhân, đoàn thể, tổ chức… thuận tiện trong việc phát động các phong trào ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình.

2. Cơ chế tài chính

- Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo các nguồn lực cần thiết, vận động sự tham gia đóng góp của cộng đồng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước tham gia thực hiện kế hoạch hành động.

- Việc phân bổ kinh phí cho Kế hoạch hành động được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách, các sở, ban ngành căn cứ vào nhiệm vụ được giao có trách nhiệm lập dự án, dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là kế hoạch hành động khắc phục hậu quả Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Các đơn vị triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để được chỉ đạo giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo 33;
- Bộ TN&MT;
- TTr. Tỉnh ủy;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- UBMT tổ quốc tỉnh Hà Giang;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NNTNMT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 120/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu120/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/06/2013
Ngày hiệu lực28/06/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Kế hoạch 120/KH-UBND 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học Hậu Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 120/KH-UBND 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học Hậu Giang
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu120/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hậu Giang
                Người kýĐàm Văn Bông
                Ngày ban hành28/06/2013
                Ngày hiệu lực28/06/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 120/KH-UBND 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học Hậu Giang

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 120/KH-UBND 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học Hậu Giang

                  • 28/06/2013

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 28/06/2013

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực