Văn bản khác 122/KH-UBND

Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh Phú Yên

Nội dung toàn văn Kế hoạch 122/KH-UBND 2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội Phú Yên 2025 2030


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Phú Yên, ngày 19 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TỈNH PHÚ YÊN

Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”; Công văn số 2144/LĐTBXH-BTXH ngày 01/6/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Để tổ chức triển khai thực hiện, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh Phú Yên, với những nội dung chủ yếu như sau:

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN

I. Thực trạng tình hình đối tượng bảo trợ xã hội, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên trên 5.000km2, với dân số gần 900.000 người, trong đó có trên 231.000 trẻ em (chiếm trên 20% dân số), gần 97.000 người cao tuổi (chiếm trên 10,7% dân số), trên 20.100 người khuyết tật (chiếm gần 2,24% dân số).

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên toàn tỉnh có hơn 39.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, 25.765 hộ nghèo, 22.050 hộ cận nghèo và hơn 20.000 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trong đó 6.820 trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 2.931 người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, 5.214 người khuyết tật thuộc dạng thần kinh, trí tuệ và 5.373 người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo).

Đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hiện sinh sống đều khắp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo, vùng khó khăn thường xảy ra thiên tai lũ lụt cao hơn so với các xã ở vùng đồng bằng và thành thị.

II. Kết quả trợ giúp xã hội năm 2016

1. Công tác truyền thông

Để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ, chăm sóc các đối tượng yếu thế trong xã hội những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trong thời gian qua công tác truyền thông rất được chú trọng và thực hiện thường xuyên. Thông qua đó các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,... được tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Phú Yên, Đài Phát thanh -Truyền hình Phú Yên (01 tuần/tin, bài) và hệ thống Đài truyền thanh ở cơ sở; biên soạn, in ấn và cấp phát hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2. Kết quả thực hiện

Mặc dù, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nlực phấn đấu của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương cơ sở, nên các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được quan tâm tổ chức triển khai kịp thời, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Kết quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo, cụ thể như sau:

Trong năm 2016 vận động từ nhiều nguồn khác nhau đã hỗ trợ xây dựng 728 nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách với tổng kinh phí hơn 28.000 triệu đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho 249.289 lượt người thuộc hộ nghèo, người dân đang sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và 28.564 lượt người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ miễn giảm học phí ước thực hiện đến cuối năm 2016 cho 35.261 lượt học sinh với số tiền 5.512 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập 29.460 lượt học sinh, với số tiền 13.044 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện 30.803 hộ, với tổng kinh phí 17.003 triệu đồng; hỗ trợ vốn tín dụng cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất 8.268 lượt hộ nghèo và cận nghèo, doanh số cho vay 244.035 triệu đồng; cho vay 3.342 hộ mới thoát nghèo, với doanh số cho vay 119.229 triệu đồng; xét cho 3.277 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay 17.444 triệu đồng; cho vay xóa nhà tạm 50 nhà, với số tiền 990 triệu đồng…

Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; năm 2016, tỉnh đã giải quyết trợ cấp xã hội từ nguồn ngân sách Nhà nước cho khoảng 39.206 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng/năm; giải quyết cứu đói cho hơn 44.700 lượt hộ, 95.214 lượt người với hơn 1.527 tấn gạo, đồng thời nhân các dịp lễ, tết, nhất là Tết Nguyên đán, các tổ chức, cá nhân đã trao tặng cho hơn 65.700 suất quà cho người nghèo với tổng kinh phí hơn 38.300 triệu đồng, đã giải quyết trợ cấp đột xuất cho gia đình có người chết, người bị thương và nhà sập do thiên tai lũ lụt gây ra với tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng; đồng thời các nhà hảo tâm đã tặng hơn 18.076 suất quà cho gia đình bị thiệt hại do lũ lụt gây ra với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Đã nâng cấp Trung tâm công tác xã hội trẻ em thành Trung tâm công tác xã hội, nâng tổng số Trung tâm trợ giúp xã hội trên toàn tỉnh là 05 Trung tâm (Trong đó: 03 Trung tâm công lập và 02 Trung tâm ngoài công lập).

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội được chú trọng thực hiện, số lượng nhân viên Công tác xã hội tăng từ 623 người năm 2010 lên 796 người năm 2016, đến nay toàn tỉnh đã có 112/112 xã phường thị trấn có cộng tác viên công tác xã hội.

3. Đánh giá chung

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và sự hỗ trợ thường xuyên của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả thiết thực. Hầu hết các hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, trợ cấp xã hội thường xuyên, trợ cấp đột xuất,… một bộ phận hộ nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất vươn lên thoát nghèo; các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chính sách bảo trợ xã hội đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai tốt, tác động trực tiếp đến đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế:

- Ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, trình độ dân trí còn thấp dẫn đến việc bảo vệ, chăm sóc các đối tượng yếu thế, các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn hạn chế; các giá trị đạo đức, lối sống thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nguồn nuôi dưỡng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

- Hiện nay toàn tỉnh có 5.214 người khuyết tật thuộc dạng thần kinh, trí tuệ, chưa có trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

- Đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, nhất là cán bộ làm công tác thương binh-xã hội và các hội, đoàn thể không ổn định, thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành trong công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương cơ sở.

- Các hình thức chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng chưa phát triển mạnh; số trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật được chăm sóc thay thế tại gia đình, cộng đồng còn ít; mức trợ cấp, trợ giúp còn thấp, trong khi đó giá cả thị trường biến động liên tục tăng cho nên đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các đối tượng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên; một bộ phận hộ nghèo và cận nghèo còn mang tính ỷ lại, không tự lực vươn lên để thoát nghèo.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN

I. Quan điểm

- Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quan trọng. Đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia trợ giúp xã hội; đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.

- Trợ giúp xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước, xu hướng quốc tế và từng bước tiếp cận với mức sống tối thiểu trong từng thời kỳ; ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống ở vùng miền núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

- Trợ giúp xã hội phải đa dạng về mô hình, toàn diện cả vật chất và tinh thần phù hợp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân; bảo đảm người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; thực hiện mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng miền núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Trung ương.

b) 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

2. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng (theo quy định chung của Chính phủ); triển khai thực hiện kịp thời các chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ; tiếp tục mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Trung ương.

b) 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

3. Tầm nhìn đến năm 2030

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội điều chỉnh phù hợp với khả năng ngân sách và xu hướng quốc tế.

b) 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

III. Đối tượng và phạm vi

1. Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức và các đối tượng có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật...

2. Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, được triển khai thực hiện trên toàn tỉnh; ưu tiên đầu tư nguồn lực thực hiện Đề án tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, buôn đặc biệt khó khăn, vùng có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vùng bãi ngang ven biển,...

IV. Nội dung hoạt động

1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

- Nội dung hoạt động: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội;

Công tác truyền thông được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, phong phú về nội dung nhằm vận động, huy động gia đình, cộng đồng, xã hội tham gia chấp hành pháp luật về trợ giúp xã hội, tích cực xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

Công tác truyền thông, vận động xã hội được xây dựng phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng. Đặc biệt tập trung hoạt động truyền thông, vận động xã hội vào những vùng có đông đối tượng, dân tộc ít người, miền núi, hải đảo và những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: 550 triệu đồng; trong đó:

+ Giai đoạn 2017-2020: 200 triệu đồng. Ngân sách Trung ương: 120 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 80 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2020-2025: 350 triệu đồng. Ngân sách Trung ương: 150 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 200 triệu đồng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan, Báo Phú Yên, Đài phát thanh và truyền hình Phú Yên, Đài phát thanh và truyền hình cấp huyện và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2. Tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội

- Nội dung:

+ Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cơ sở, cộng tác viên công tác xã hội, cán bộ các hội, đoàn thể.

+ Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội các xã, phường, thị trấn và nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở y tế;

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội các cấp.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025.

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2017-2020: 1.000 triệu đồng; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 400 triệu đồng;

+ Vốn lồng ghép các chương trình Đề án của tỉnh: 600 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 1.250 triệu đồng; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 500 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 750 triệu đồng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, các tổ chức hội, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3. Hỗ trợ các đối tượng trợ giúp xã hội trong việc tiếp cận các chính sách về an sinh xã hội

3.1. Triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017-2025

- Nội dung:

+ Thực hiện kịp thời các Chương trình nghèo bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và các chính sách pháp luật hiện hành;

+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 68-KH/TU, ngày 14/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai mô hình “Cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, thôn (buôn) khó khăn và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức giúp đỡ hộ nghèo”.

+ Xây dựng các Đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt các cơ chế, chính sách giảm nghèo riêng phù hợp với tình hình từng địa phương, như: Đề án cơ chế chính sách các thôn, buôn đặc biệt khó khăn không còn diện đầu tư của Chương trình 135 ở các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; các thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao giai đoạn 2017-2020; Đề án giải quyết đất ở cho hộ nghèo.

+ Xây dựng Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở các chính sách quy định của Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; Đồng thời trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt các cơ chế, chính sách giảm nghèo riêng biệt phù hợp với từng địa phương.

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: Lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo của Trung ương và địa phương.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành liên quan, các tổ chức hội, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3.2. Triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ

- Nội dung: Thực hiện giải quyết các chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 61/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các chính sách pháp luật hiện hành. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội tại các địa phương; kịp thời điều chỉnh, bổ sung phương án chi trả trợ cấp xã hội qua hệ thống Bưu điện.

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3.3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng tham gia trợ giúp khẩn cấp

- Nội dung: Huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng tham gia trợ giúp khẩn cấp; lồng ghép trợ giúp khẩn cấp với các đề án, chương trình, chính sách liên quan ở các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lụt, tác động của biến đổi khí hậu có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: Lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành liên quan và các tổ chức Hội, đoàn thể.

3.4. Hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Nội dung: Quan tâm hỗ trợ và trợ cấp khó khăn đột xuất đối với những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức tặng quà, thăm hỏi động viên trong những ngày lễ, tết nhất là nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày Quốc tế Người khuyết tật 03/12, ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6, ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10,...

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: 1.320 triệu đồng (Nội dung chi và mức chi hỗ trợ theo quy định tài chính hiện hành); trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 150 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp huyện, xã: 360 triệu đồng;

+ Vốn lồng ghép các chương trình, dự án: 360 triệu đồng;

+ Huy động các tổ chức, cá nhân: 450 triệu đồng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan, các tổ chức Hội, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

4. Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội

- Nội dung:

+ Xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần của tỉnh với năng lực từ 300-350 đối tượng để tập trung các đối tượng tâm thần lang thang, các đối tượng tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng được phục hồi chức năng luân phiên tại Trung tâm.

+ Xây dựng quy hoạch mạng lưới chính sách bảo trợ xã hội.

+ Xây dựng quy hoạch các cơ sở dịch vụ công tác xã hội.

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở cai nghiện ma túy và trợ giúp xã hội.

+ Xây dựng, nâng cấp Trung tâm công tác xã hội tỉnh Phú Yên.

+ Xây dựng khu dưỡng lão - Trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội.

- Thời gian thực hiện: 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và vốn lồng ghép của địa phương.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, bảo đảm tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội.

- Nội dung:

+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống tiêu chí dữ liệu và quy trình, quy chế vận hành, khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu;

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống máy tính tại cơ sở trợ giúp xã hội và các địa phương;

+ Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội;

+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho địa phương;

+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: 1.350 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 900 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 180 triệu đồng;

+ Vốn lồng ghép: 270 triệu đồng.

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở trợ giúp xã hội.

6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện

- Nội dung:

+ Xây dựng bộ công cụ giám sát thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;

+ Khảo sát, điều tra, rà soát, phân loại đối tượng cần trợ giúp xã hội;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”;

+ Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phục vụ yêu cầu chỉ đạo quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch;

+ Nghiên cứu học tập kinh nghiệm trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của một số tỉnh thành có mô hình hiệu quả;

+ Sơ kết, tổng kết đánh giá Đề án, thực hiện quản lý Chương trình.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017-2025.

- Kinh phí thực hiện: 270 triệu đồng (Ngân sách tỉnh 270 triệu đồng).

- Phân công trách nhiệm:

+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

V. Kinh phí thực hiện

Hàng năm, căn cứ Kế hoạch đã được phê duyệt và tình hình thực tế của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Tổng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch (giai đoạn 2017-2025) là 5.740 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 1.630 triệu đồng (giai đoạn 2017-2020, mỗi năm 70 triệu đồng; giai đoạn 2021-2025, mỗi năm 270 triệu đồng);

- Ngân sách trung ương: 2.070 triệu đồng;

- Ngân sách cấp huyện, xã: 360 triệu đồng;

- Lồng ghép các chương trình, dự án: 1.230 triệu đồng;

- Huy động các nguồn hợp pháp khác: 450 triệu đồng.

(Có bảng chi tiết đính kèm)

VI. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội.

2. Tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chính sách trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

3. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội

a) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất một số chính sách về trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu của Đề án; nghiên cứu, xây dựng mức chuẩn trợ cấp xã hội và các hệ số trợ cấp xã hội dựa trên nhu cầu tối thiểu của con người, theo vòng đời và bảo đảm hội nhập quốc tế.

b) Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, phát triển dịch vụ trợ giúp khẩn cấp phù hợp theo hướng dựa trên mức độ thiệt hại, mức độ tổn thương, hoàn cảnh cụ thể và khả năng khắc phục rủi ro của cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân của bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em bị mua bán.

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng cùng với gia đình tham gia trợ giúp khẩn cấp; lồng ghép trợ giúp khẩn cấp với các đề án, chương trình, chính sách liên quan ở các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lụt, tác động của biến đổi khí hậu có sự hỗ trợ của Nhà nước.

4. Công tác quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội

a) Thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội; bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Sở, ngành liên quan.

b) Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, bảo đảm tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội.

d) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện.

5. Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo mục tiêu của Đề án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, hỗ trợ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Huy động, sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội

a) Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách căn cứ vào tình hình thực tế của từng Sở, ngành và địa phương;

b) Nhà nước hỗ trợ chi phí cho đối tượng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở ngoài công lập cung cấp theo khung giá và danh mục dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khẩn cấp.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, chăm sóc và trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

8. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài trong việc hỗ trợ kinh nghiệm, nguồn lực để triển khai các hoạt động của Đề án.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng mô hình thí điểm cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện; căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng thí điểm “Quỹ trợ giúp khẩn cấp”; tổ chức đánh giá, tổng kết và nhân rộng mô hình;

- Hướng dẫn, tổ chức, triển khai, điều phối, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát, rà soát, thống kê, phân loại các nhóm đối tượng trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở đánh giá tình hình biến động và xây dựng các giải pháp thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan và các địa phương vận động các nguồn viện trợ trong nước và ngoài nước cho việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

3. Sở Tài chính hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách, chủ trì phối hợp cùng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

4. Sở Thông Tin và Truyền Thông phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng thiết thực, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

5. Các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan của Kế hoạch.

6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội, đoàn thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực tham gia các hoạt động của Kế hoạch; phối hợp tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác trợ giúp xã hội nhằm nâng cao nhận thức trong việc chăm lo, bảo vệ, trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội trong hội viên, đoàn viên và nhân dân.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Lồng ghép hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn;

- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện kế hoạch;

- Chủ động phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo việc thực hiện kế hoạch theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TBXH (b/c);
- CT, PCT.UBND tỉnh (P.Đ.Phùng);
- Các sở, ngành liên quan;
- Ủy ban Mặt trận TQVN, hội ĐT tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Chánh, PVP.UBND tỉnh, (Ch);
- Lưu: VT, KT, KgVx(Ty).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Đình Phùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 122/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu122/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/07/2017
Ngày hiệu lực19/07/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 122/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 122/KH-UBND 2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội Phú Yên 2025 2030


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 122/KH-UBND 2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội Phú Yên 2025 2030
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu122/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Yên
                Người kýPhan Đình Phùng
                Ngày ban hành19/07/2017
                Ngày hiệu lực19/07/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 122/KH-UBND 2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội Phú Yên 2025 2030

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 122/KH-UBND 2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội Phú Yên 2025 2030

                      • 19/07/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 19/07/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực