Văn bản khác 13/KH-UBND

Kế hoạch 13/KH-UBND về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018

Nội dung toàn văn Kế hoạch 13/KH-UBND 2018 quản lý vận chuyển giết mổ kinh doanh thịt gia súc gia cầm Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ VẬN CHUYỂN, GIẾT MỔ, KINH DOANH THỊT GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, NĂM 2018

Căn cứ Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 12/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; căn cứ vào tình hình hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đchủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, ngành và kiến thức, thái độ, hành vi của người vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, người tiêu dùng về hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc gia cm. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành; chuyên môn kỹ thuật; nguồn lực nhằm đưa hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đi vào nề nếp.

2. Yêu cầu

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý; thường xuyên thanh tra, kiểm tra để phát chấn chỉnh kịp thời các hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh trái quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đảm bảo kiểm soát triệt để số lượng gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ, lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn; Kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo Quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm cấp huyện, xã; cán bộ làm công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; vận động người dân chỉ sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan thú y kiểm soát.

- Đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp các cơ sở giết mổ theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; tổ chức, đi vào hoạt động có hiệu quả đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đối với các cơ sở giết mđược xây dựng mới và nâng cấp.

II. NỘI DUNG

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm các cấp

1.1. Nội dung:

- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các đơn vị có liên quan quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trong tỉnh và ngoài tỉnh đưa ra các giải pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý tận gốc các hành vi vi phạm, đảm bảo thịt gia súc, gia cầm đến tay người tiêu dùng an toàn.

- Nâng cao hiệu quả sự phối hợp của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong việc quản lý, thanh kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3548/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về Quy chế phối hợp quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm vi phạm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các hoạt động này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong kiểm tra, đôn đốc, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi VietGAP và hình thành hệ thống phân phối, kết nối người tiêu dùng sử dụng thịt gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm.

1.2. Thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn; giao ban định kỳ theo quý, kết quả hoạt động của các thành viên ban chỉ đạo được phân công chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện).

- Các sở, ngành đưa nội dung thuộc lĩnh vực quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm vào lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018. Tng hp báo cáo trưởng Ban chỉ đạo tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao định kỳ theo quý đtổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện được phân công thực hiện Kế hoạch.

- UBND các huyện tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã định kỳ giao ban theo quý đánh giá kết quả đạt được và phương hướng thực hiện quý tiếp theo. Tổng hợp báo cáo trưởng Ban chỉ đạo tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao định kỳ theo quý để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Nâng cấp và xây dựng mới các cơ Sở giết mổ tập trung theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

2.1. Nội dung:

Năm 2018 tiếp tục, đẩy mạnh thực hiện xây dựng các cơ sở giết mổ theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hăm 2020.

Đến cuối năm 2018, tất cả các thị trấn, trung tâm các huyện đều xây dựng xong các cơ sở giết mổ; riêng thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, huyện Tĩnh Gia, huyện Ngọc Lặc là các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh cần phải xây dựng xong hết các khu giết mtập trung.

- Thực hiện di dời 10%, xóa bỏ 15% các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân không đảm bảo vệ sinh trên địa bàn vào các cơ sở giết mổ tập trung đã được nâng cấp, xây dựng mới theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân, các dự án tham gia đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường theo quy hoạch. Tùy theo điều kiện cụ thể, ngoài chính sách của tnh, các huyện trên cơ sở nguồn lực hiện có có cơ chế chính sách ưu đãi đkhuyến khích xây dựng cơ sở giết tập trung trên địa bàn.

2.2. Thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3. Thanh tra, kiểm tra

3.1. Nội dung:

+ Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh:

+ Kiểm tra việc triển khai, kết quả thực hiện kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của tnh về công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

+ Kiểm tra tại các cơ sở, điểm giết mổ, chợ, cửa hàng, siêu thị kinh doanh thịt gia súc, gia cầm việc chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở giết m, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn việc chp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu, từ tỉnh ngoài đưa vào tỉnh tiêu thụ việc thực hiện các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y tại các cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối, chợ kinh doanh gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn. Kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gian lận thương mại. Kiên quyết không đgia súc, gia cầm, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm chưa qua kim dịch, kiểm soát giết mổ lưu thông, buôn bán tại các chợ thực phẩm.

- Kiểm tra các điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho chủ các cơ sở giết mổ; giấy phép kinh doanh sản phẩm động vật. Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp Giy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật sau giết mổ.

- Thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, các cơ sở chăn nuôi, thu gom tập trung việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, kháng sinh, chế phẩm sinh học theo đúng quy định. Đhướng dẫn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc thú y ngoài danh mục cho phép, chất cấm trong chăn nuôi

- Xử lý vi phạm và công khai các hành vi vi phạm, kết quả thanh tra kiểm tra, giám sát theo quy định của Pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát căn cứ Quyết định số 3912/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh phân công trách nhim quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan kiện toàn các Đoàn kiểm tra liên ngành, tổ kiểm tra lưu động tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chăn nuôi, thu gom tập trung.

- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các cửa hàng, siêu thị, chợ cấp 1 kinh doanh gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm (trừ chợ đầu mối) trên địa bàn.

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ dụng cụ, phụ gia, hương liệu, hóa chất chế biến, vật liệu bao gói chứa đng thịt gia súc, gia cầm tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể.

- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các ngành có liên quan quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyn gia súc, gia cầm và các sản phẩm động vật sau giết mổ đảm bảo an toàn, đúng quy định.

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh, các sở ngành có liên quan tổ chức kế hoạch thanh tra môi trường các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thuộc phạm vi quản lý.

- UBND các huyện thực hiện kiểm tra, đánh giá phân loại. Kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các cửa hàng, siêu thị, chợ kinh doanh gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.

4. Giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường

4.1. Nội dung:

- Tổ chức lấy mẫu giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ; các chợ kinh doanh thịt gia súc gia cầm. Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các mẫu: Nước, thịt gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển và dụng cụ sử dụng trong giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Quy trình lấy mẫu và xử lý kết quả mẫu theo Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với các chủ hộ chăn nuôi; kinh doanh vận tải; giết mổ gia súc, gia cầm; buôn bán gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm; Ban quản lý các Chợ kinh doanh thực phẩm. Tổ chức các tổ, đội giám sát an toàn thực phẩm và giao cho các trưởng thôn, cán bộ thú y cơ sở, cán bộ y tế theo dõi, giám sát đến thôn, xóm, hộ vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Kịp thời phát hiện các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, thịt gia súc, gia cầm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gian lận thương mại,...không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật sau giết mổ khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Trường hợp phát hiện thực phẩm có nguồn gốc động vật nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý động vật, sản phẩm động vật sau giết mổ theo quy định của Pháp luật.

4.2. Thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y lấy mẫu giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ 2 ln/năm tại các cơ sở giết mổ, chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và đột xuất; phối hợp với các Sở đơn vị có liên quan trong việc thu hồi, xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ cơ sở kinh doanh buôn bán phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ, sử dụng chế biến thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh, siêu thị. Truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy mẫu giám sát vệ sinh môi trường (nước thải) tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh, siêu thị.

- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc vận chuyn, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

5. Đào tạo, tập huấn về công tác vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn

5.1. Cấp tỉnh

a) Nội dung:

- Cử cán bộ đi đào tạo, học tập kinh nghiệm ở các cơ quan Trung ương hoặc Viện thú y, Chi cục Thú y các tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vquản lý, tham mưu, chẩn đoán, xét nghiệm và giám sát an toàn thực phẩm.

- Đào tạo cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết m, kiểm tra vệ sinh thú y cấp tỉnh, huyện, xã về an toàn thực phẩm, các quy trình, quy phạm, tiêu chun định mức kỹ thuật, áp dụng trong hoạt động vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, sử dụng trang thiết bị kiểm tra mẫu; phân tích nguy cơ trong chuỗi ngành hàng thịt gia súc, gia cầm đối với phương tiện vận chuyển, cơ sở giết mổ, các chợ, cửa hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm

- Đào tạo cho cán bộ cấp huyện, xã trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát giết mổ về quy trình kiểm soát giết mổ, kỹ năng xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc các bệnh truyền nhiễm giữa người và động vật, kỹ năng bảo quản mẫu; Quy trình thực hành chuẩn; quy trình sản xuất tốt cho cơ sở giết mổ được nâng cấp và xây dựng mới; Ban quản lý các chợ, người kinh doanh, vận chuyển trong chuỗi cung ứng gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cm.

- Đào tạo kỹ năng truyền thông về an toàn thực phẩm, các hành vi vi phạm, xử phạt hành chính trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm quy định của Pháp luật cho cán bộ làm công tác quản lý từ tỉnh đến xã.

b) Thực hiện:

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

5.2. Cấp huyện

a) Nội dung:

- Tổ chức hội nghị triển khai, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, chưa thực hiện được các nội dung của Kế hoạch năm 2017 cho các thành viên ban chỉ đạo cấp huyện, trưởng ban, phó ban chỉ đạo cấp xã. Giao rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo, đó là tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm.

- Phổ biến hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, trong hoạt động vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết m, người vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.

b) Thực hiện: UBND huyện chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban, ngành các đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện.

6. Thông tin tuyên truyền

6.1. Nội dung:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân, đặc biệt là đối với người chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học,…các quy định của Luật Thú y, Luật an toàn thực phẩm; các mức vi phạm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đối với các hành vi, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của trung ương, tỉnh về ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp; tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ theo quy hoạch; vận động các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đua gia súc, gia cầm vào cơ sở giết mổ tập trung khi được xây dựng xong.

- Tăng cường đưa tin, bài viết giới thiệu, biểu dương tổ chức, cá nhân các sở sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời công bố, phê phán các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết về các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, phân biệt, lựa chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện các phóng sự, chuyên mục, chương trình về công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; thông tin những việc làm hay, cách làm tốt của các đơn vị, tuyên truyền cho các đơn vị khác tham quan, học tập kinh nghiệm và làm theo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ cách làm của thủ trưởng các đơn vị; có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không an toàn.

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống Đài phát thanh xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên, mọi người dân trong công tác giám sát vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm báo ngay cấp có thẩm quyền khi thy các du hiệu vi phạm.

6.2. Thực hiện:

- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện kế hoạch quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tiếp tục thực hiện tốt chuyên mục nói không với thực phẩm bn đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc động vật; tăng thời lượng và tn sut phát sóng, đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, trung thực khách quan về tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay.

- Các Sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông, báo chí và UBND các huyện, tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cùng cấp thực hiện hiệu quả công tác giám sát, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

7. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm

7.1. Nội dung:

Trang bị các bộ test, máy kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước dùng, nước thải; test thử nhanh tồn dư kháng sinh, chất cấm trong thịt, nước tiểu kiểm tra tại các trạm, chốt đầu mối giao thông, các cơ sở giết mổ, chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; súng bắn nhiệt (đkiểm tra nhiệt độ gia súc, gia cầm, kho bảo quản, xe vận chuyển thịt gia súc, gia cầm); du kiểm soát giết mổ; dụng cụ khoan, ct, bảo quản mẫu; thùng Inox đảm bảo vệ sinh thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ; máy đo hàm lượng nitrit và nitrat trong thịt gia súc, gia cầm; bảo hộ lao động phục vụ các đt thanh tra, kiểm tra của Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

7.2. Thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành lập kế hoạch thực hiện.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch đã được giao cho Chi cục Thú y từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018. Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí từ ngân sách huyện để thực hiện các nội dung công việc được giao trong kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y tổ chức thực hiện các nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động vận chuyển gia súc gia cầm, thịt gia súc gia cầm, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y thịt gia súc gia cầm thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức kiểm tra lưu động liên ngành để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm xuất và nhập vào tỉnh.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thú y, an toàn thực phẩm, môi trường trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc khi xảy ra các sự cố về an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh về lĩnh vực vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; phối hợp với UBND các huyện hướng dẫn và vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật an toàn, đã được kiểm soát, chứng nhân đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,...

2. S Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức kết nối các tổ chức, cá nhân, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; thịt gia súc gia cầm lưu thông trên thị trường; các doanh nghiệp quản lý chợ; ban quản lý các chợ bố trí, sắp xếp phân khu kinh doanh của các ch, đảm bảo các chợ có khu buôn bán động vật và sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh thú y.

- Thực hiện kiểm tra phòng chống sản phẩm gia súc, gia cầm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng và gian lận thương mại trong quá trình lưu thông, buôn bán trên thị trường.

3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các phòng chức năng, công an các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án, kế hoạch về kiểm soát công tác bảo vệ môi trường trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật.

- Chỉ đạo lc lượng cảnh sát môi trường, công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm về buôn lậu, kinh doanh vận chuyển, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. S Tài chính: Thẩm định dự toán khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao; hướng dẫn sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

5. SKế hoạch và Đầu tư

- Có kế hoạch bố trí, phân bngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị có kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trình tự, thủ tục đhưởng các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước liên quan đến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch ngân sách hỗ trợ các dự án đầu tư giết m, chế biến gia súc, gia cầm tập trung theo quy định hiện hành; hướng dẫn các nhà đầu tư vthủ tục, trình tự và thẩm định tiếp nhận dự án đầu tư.

6. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành có liên quan quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm sống và các sản phẩm sau giết mổ lưu thông trên thị trường đảm bảo an toàn, đúng quy định.

7. SY tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm động vật thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.

- Chỉ đạo các trung tâm y tế, cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng trực tiếp tham gia giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm theo quy định

- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan trong ngành phối hợp vi các cơ quan thông tin, tuyên truyền như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa,…

- Phối hợp chặt chẽ với SNông nghiệp và PTNT, chính quyền các cấp chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tích cực tham gia và hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng tránh các loại dịch bệnh lây nhiễm từ động vật, sản phẩm động vật sang người, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với UBND các vận chuyển thẩm định hồ giao đất, cho thuê đất đối với các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch.

- Hướng dẫn các cơ sở giết mổ, chợ thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định và xây dựng các công trình xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.

9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống đài truyền thanh cơ sở thực hiện công tác thông tin, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm vi phạm các quy định về vệ sinh thú y, an toàn toàn thực phẩm; các cơ sở giết mổ, cửa hàng kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y cho người dân biết lựa chọn sản phẩm.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tuyên truyền, có kế hoạch đưa các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư vào các cơ sở giết mổ tập trung đã được nâng cấp, xây dựng mới đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; người kinh doanh không kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm dịch; tác dụng, sự cần thiết cũng như chất lượng an toàn thực phẩm để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn các sản phẩm gia súc, gia cầm qua giết mổ tập trung được Cơ quan thú y quản lý kiểm soát.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên vả Môi trường kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở giết mổ tập trung.

- Lựa chọn thu hút các tổ chức, cá nhân hoặc tập hợp các hộ tham gia đu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường theo quy hoạch.

- Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, môi trường tại các cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc gia cầm trên địa bàn quản lý, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Kim tra các điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh giết mổ cho chủ các cơ sở giết mổ; giấy phép kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống cho các chủ ky ốt, cửa hàng buôn bán sản phẩm động vật tươi sống theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm trong hoạt động vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc, chợ tự phát trên địa bàn; Ban quản lý các chợ trên địa bàn kiên quyết không để sản phẩm động vật chưa có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y vào chợ buôn bán; từng bước xoá bỏ giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ trên địa bàn xã theo quy hoạch, chỉ đạo của huyện, thị xã, thành phố; tuyên truyền, vận động đưa những hộ giết mổ vào cơ sở giết mổ tập trung đã xây dựng hoặc điểm giết mổ đã nâng cấp đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái. Cương quyết dẹp bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không vào các điểm giết mổ tập trung.

- Củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động vận chuyển, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, các chợ kinh doanh thực phẩm hạng 3. Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, UBND huyện.

- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở giết mổ; nghiêm cấm việc kinh doanh thịt gia súc, gia cầm ở các quầy, sạp, chợ cóc, chợ tự phát không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bn quản lý; phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng mô hình chợ an toàn.

- Thành lập các tgiám sát và giao cho trưởng thôn, cán bộ thú y xã theo dõi, giám sát hoạt động vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đến tận thôn, xóm, hộ và báo cáo thông tin cho Ban chỉ đạo cấp xã đcó biện pháp xử lý kịp thời. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

- Đầu tư nâng cấp cơ Sở vật chất, kỹ thuật nhằm đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, môi trường. Thông tin đầy đủ, chính xác về các vấn đề an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật được phát hiện trong toàn bộ quá trình vận chuyển, giết mổ và kinh doanh để truy xuất nguồn gốc.

- Tổ chức, cá nhân khi sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học vi sinh vật, hóa chất dùng trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm có trong danh mục được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ban, ngành chức năng liên quan tổ chức, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Các Sở, ngành: Sở Nông nghiệp và PTNT; Công thương; Y tế; Giao Thông vận tải; Tài Nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Công an t
nh;
-
y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Thú y;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHTỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 13/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu13/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/01/2018
Ngày hiệu lực19/01/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 13/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 13/KH-UBND 2018 quản lý vận chuyển giết mổ kinh doanh thịt gia súc gia cầm Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 13/KH-UBND 2018 quản lý vận chuyển giết mổ kinh doanh thịt gia súc gia cầm Thanh Hóa
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu13/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýNguyễn Đức Quyền
                Ngày ban hành19/01/2018
                Ngày hiệu lực19/01/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 13/KH-UBND 2018 quản lý vận chuyển giết mổ kinh doanh thịt gia súc gia cầm Thanh Hóa

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 13/KH-UBND 2018 quản lý vận chuyển giết mổ kinh doanh thịt gia súc gia cầm Thanh Hóa

                  • 19/01/2018

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 19/01/2018

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực