Văn bản khác 145/KH-UBND

Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2015 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nội dung toàn văn Kế hoạch 145/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Thanh Hóa 2016 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2016

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004; Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Công văn số 1828/TY-TS ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2016; căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Đchủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho động vật thủy sản; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

- Nâng cao nhận thức của nhân dân, chủ cơ sở nuôi về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi trồng, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

- Tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, các hộ nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh. Từng bước bao vây, khống chế các bệnh nguy hiểm như: bệnh vi rút ở tôm nuôi (bệnh đốm trắng WSD; hội chứng gan tụy trên tôm nuôi EMS/AHPNS) và một số bệnh nguy hiểm khác trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền về phòng, chống bệnh thủy sản

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến; tăng thời lượng phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn toàn tỉnh về Pháp lệnh Thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, các kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh hại động vật thủy sản đến tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền về các loại dịch bệnh thủy sản và cách phát hiện, kỹ thuật phòng trị bệnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh hại động vật thủy sản.

2. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản, không để động vật chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo kiểm soát toàn bộ động vật thủy sản lưu thông ra, vào địa bàn tỉnh.

- Tổ chức xử lý động vật thủy sản mang mầm bệnh nguy hiểm. Nếu động vật thủy sản vận chuyển vào địa bàn tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch, vượt quá số lượng đã kiểm dịch theo quy định thì phải tổ chức kiểm tra lại và xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh khi di nhập giống về để sản xuất phải có đầy đủ các giấy tờ kiểm dịch tại nơi xuất phát. Đối với con giống khai thác ngoài tự nhiên khi đem về cơ sở sản xuất phải được nuôi cách ly và làm thủ tục khai báo kiểm dịch với cơ quan thú y. Đối với con giống sản xuất trong tỉnh trước khi xuất bán phải làm thủ tục khai báo kiểm dịch ít nhất 3 ngày trước khi xuất hàng.

- Thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm các bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch (theo Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với các loại thủy sản nằm trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch (theo Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Chi cục Thú y thực hiện nghiêm chế độ kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sn phẩm thủy sản.

3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đđiều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học theo quy định tại Thông tư 51/2009/TT-BNNPNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản và việc tiêu hủy, thu hồi thuốc thú y thủy sản giả, không rõ nguồn gốc; hết hạn sử dụng; kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục được phép lưu hành; không có nhãn hoặc có nhãn nhưng không đúng quy định của pháp luật.

4. Công tác phòng, chống dịch

Công tác phòng, chống dịch phải được thực hiện đồng bộ, nhanh gọn, triệt để, nhằm phát hiện sớm các dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng giữa các vùng nuôi và kết quả điều tra ổ dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, thực hiện việc khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường phải khẩn trương thông tin, báo cáo trạm thú y huyện để trạm thú y huyện ccán bộ kỹ thuật đến hiện trường kiểm tra, hướng dẫn xử lý tạm thời (lập biên bản hiện trạng đồng nuôi, cách ly cơ sở nuôi, không để thủy sản nghi nhiễm bệnh ra môi trường, thông báo cho các cơ sở nuôi xung quanh biết để có biện pháp phòng ngừa,...); đồng thời báo cáo Chi cục Thú y để kiểm tra, xử lý. Chi cục Thú y thực hiện việc điều tra, xác định nguyên nhân gây bệnh, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh để các chủ hộ nuôi chủ động triển khai thực hiện; hàng ngày báo cáo công tác chống dịch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y.

Chủ cơ sở nuôi phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chấp hành các quy định về xử lý ao nuôi theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

5. Quan Trắc môi trường

- Thực hiện công tác quan trắc cảnh báo môi trường, tần suất quan trắc 02 lần/tháng ở các huyện vùng triều. Quan trắc đột xuất tiến hành khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh với các đối tượng như tôm, cá biển, cá nước ngọt và nhuyễn thể.

- Đối với vùng nuôi tôm nước lợ:

+ Thực hiện việc quan trắc môi trường nguồn nước cấp để cung cấp thông tin về chất lượng nước phục vụ cho nuôi tôm bền vững

+ Quan trắc môi trường ao nuôi, lựa chọn ao đại diện nhằm xác định din biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất

- Quan trắc môi trường nuôi nhuyễn thể nhằm đánh giá chất lượng môi trường vùng cửa sông, thủy triều ảnh hưởng trực tiếp tới vùng nuôi nhuyễn thể. Tập trung quan trắc ở vùng có nguy cơ gây biến động môi trường vùng nuôi.

- Quan trắc môi trường nuôi cá nước ngọt để đánh giá chất lượng môi trường nước đảm bảo nuôi cá nước ngọt bền vững.

6. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch

6.1. Thu mẫu định kỳ các đối tượng nuôi

a) Thu mẫu tôm và cá

- Đối với tôm sú (2 vụ nuôi/năm, trung bình 4 tháng/vụ):

+ Tổng số mẫu của 1 vụ nuôi: Lấy mẫu 1 lần/tháng x 4 tháng/vụ x 15 mẫu/huyện x 6 huyện = 360 mẫu. Tổng số mẫu cần lấy trong cả năm: 360 mẫu/vụ x 2 vụ/năm = 720 mẫu.

+ Kiểm tra 2 chỉ tiêu bệnh là bệnh đu vàng và bệnh đốm trắng; tổng số mẫu kiểm tra: 720 mẫu kiểm tra chtiêu đốm trắng, 300 mẫu hoại tử gan tụy.

- Đối với tôm chân trắng (3 vụ nuôi/năm, trung bình 3 tháng/vụ):

+ Tổng số mẫu của 1 vụ nuôi: Lấy mẫu 1 lần/tháng X 3 tháng/vụ X 15 mẫu/huyện X 6 huyện = 270 mẫu. Tổng số mẫu cần lấy trong cả năm: 270 mẫu/vụ X 3 vụ/năm = 810 mẫu ; trong đó: 810 mẫu kiểm tra chỉ tiêu bệnh đốm trắng và 300 mẫu hoại tử gan tụy.

- Một số cá nước ngọt: cá chép, cá trắm ,... thường mắc bệnh xuất huyết mùa xuân. Để có cơ sở triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật phòng, trị bệnh, một năm tiến hành lấy mẫu kiểm tra 2 lần tại 10 vùng nuôi cá nước ngọt phát triển; tổng số 20 mẫu.

b) Thu mẫu định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường: Hàng tháng thu mẫu 2 lần, mỗi lần lấy mẫu tại 06 vùng nuôi tôm trọng điểm, mỗi vùng thu 3 điểm, mỗi điểm thu 05 mẫu (chín tháng) tại các đồng nuôi, nước ở các cửa lạch. Kiểm tra 3 chỉ tiêu NH3, NO2, H2S; trong đó: NH3 = 1.620 chỉ tiêu, NO2= 1.620 chỉ tiêu, H2S = 1.620 chỉ tiêu.

6.2. Hóa chất phòng chống dịch (Clorin B): Lượng hóa chất dự kiến cần sử dụng 10.770 kg (10,77 tấn).

7. Tập huấn

Tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên thú y cấp huyện, cấp xã về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản năm 2016: Các huyện trọng điểm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hong Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cng mỗi huyện 02 lớp/năm; các huyện còn lại 01 lớp/năm; mỗi lớp từ 40 - 50 người.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ các quy định hiện hành và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản năm 2016; trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh; trực tiếp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở, vùng nuôi an toàn, quản lý cơ sở vùng nuôi thủy sản an toàn.

- Huy động, phân công lực lượng chuyên môn tham gia phòng, chống dịch,

- Chỉ đạo Chi cục Thú y rà soát lại hóa chất, kít kiểm tra bệnh, phương tiện, thiết bị phục vụ phòng, chống dịch; đề xuất bổ sung phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y trực tiếp xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch và thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh; hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp bao vây, không che, dập dịch khi có dịch xảy ra, không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính

Có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2016; thẩm định dự toán kinh phí khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao; hướng dẫn thủ tục, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo đúng quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), các chủ cơ sở nuôi thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình về công tác phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng con giống đưa về địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp con giống đưa về địa phương chưa được kiểm dịch; tổng hợp slượng con ging, diện tích thả nuôi tại địa bàn quản lý.

- Tổ chức triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản cấp huyện. Phối hợp chặt chẽ với các ngành cấp tỉnh và thực hiện triệt để các nội dung của công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Huy động lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; đặc biệt là khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

- Chủ động bố trí nguồn ngân sách của huyện để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Nhà nước.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y.

5. Ủy ban nhân dân các xã

- Là cấp chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý.

- Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch trong nuôi trồng thủy sản cấp xã. Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện.

- Kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng con giống đưa về địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp thủy sản giống đưa về địa phương chưa được kiểm dịch. Tổng hợp số lượng con giống, diện tích thả nuôi; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, trạm thú y huyện.

- Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật thủy sản, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn xã.

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ về thú y.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời báo cáo trạm Thú y huyện khi có dấu hiệu bệnh. Triển khai lực lượng phòng chống dịch kịp thời nhằm khống chế bao vây dịch ở diện hẹp.

- Phối hợp thực hiện việc khử trùng, tiêu độc cho các cơ sở hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện vận chuyn động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh đối với thủy sản trên địa bàn xã theo quy định.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã về Ủy ban nhân dân huyện và trạm Thú y huyện.

6. Các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y, thủy sản

- Chấp hành nghiêm, đầy đcác quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản: Tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tuân thủ theo đúng quy trình trong việc chuẩn bị ao nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy sản nuôi; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

- Thiết kế hệ thống nuôi trồng thủy sản và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn, quy định của các cơ quan chức năng, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong phòng chống dch bệnh, bảo vệ môi trường,

- Chsử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y.

- Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh.

- Những tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định trong lĩnh vực thú y, làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng có liên quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đ b/c);
- Thường trực:
Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
-
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Trung tâm Thú y vùng 3;
- Đồng chí Bí thư các huyện, thị, thành ủy;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi c
c Thú y Thanh Hóa;
- Lưu: VT, NN. (A304)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 145/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu145/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/11/2015
Ngày hiệu lực02/11/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 145/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 145/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Thanh Hóa 2016 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 145/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Thanh Hóa 2016 2015
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu145/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýNguyễn Đức Quyền
                Ngày ban hành02/11/2015
                Ngày hiệu lực02/11/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 145/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Thanh Hóa 2016 2015

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 145/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Thanh Hóa 2016 2015

                  • 02/11/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 02/11/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực