Văn bản khác 158/KH-UBND

Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Nội dung toàn văn Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Phú Yên


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Phú Yên, ngày 31 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. THỰC TRẠNG CÂY TRỒNG CẠN ĐƯỢC TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC:

Trong thời gian qua, một số hộ nông dân trồng mía đã áp dụng mô hình tưới nước bằng phương pháp béc quay tự động và tưới nhỏ giọt; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun cục bộ trong sản xuất thâm canh mía, rau màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Theo báo cáo của các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, đến cuối năm 2017 tổng diện tích cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 3.936ha, trong đó: Cây mía: 1598ha; cây cà phê: 800ha; cây hồ tiêu: 350ha; cây ăn quả (cây bơ: 30ha; cây sầu riêng: 20ha; cây có múi: 25ha; cây chuối: 66ha; cây dứa: 35ha; cây xoài: 48ha; cây đu đủ: 44ha; cây dừa 20ha); rau màu các loại: 900ha.

II. MỤC TIÊU:

- Góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp, của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cung cấp nguồn nước tưới cho các loại cây trồng cạn có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông sản chất lượng cho thị trường.

- Từ nay đến năm 2020, dự kiến trên địa bàn tỉnh có 5.000ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (mía, sắn, ngô, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thay thế phương pháp tưới truyền thống nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Rà soát, bổ sung quy hoạch:

- Rà soát quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu tái cơ cấu ngành trong điều kiện biến đổi khí hậu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các đề án, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng.

- Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào “Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Yên đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2040".

- Rà soát, lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố nhiệm vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ: Cây mía, sắn, ngô, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả các loại, rau màu, dược liệu...

- Lập quy hoạch mẫu cho một số vùng trọng điểm gắn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các biện pháp thực hành nông nghiệp khác, mô hình chính sách, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách:

Hướng dẫn, đánh giá tình hình triển khai thực hiện, đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:

- Hoàn thiện, đề xuất hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Hoàn thiện và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích (tín dụng, thuế, nguồn vốn, chính sách khác) cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, cấu kiện, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Chính sách khuyến khích mô hình đối tác công - tư, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực.

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công:

- Rà soát và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế các công trình tạo nguồn (hồ Mỹ Lâm, huyện Tây Hòa; Hồ Lỗ Chài giai đoạn 2; hồ Suối Cái huyện Phú Hòa; Hồ chứa nước Hậu Đức, huyện Tuy An vv..., các hệ thống kênh nối mạng) phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ. Ưu tiên, khuyến khích đầu tư công tư trong xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh (CSA) gắn với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; thử nghiệm áp dụng các chính sách mới; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất - tiêu thụ, lồng ghép trong các dự án đầu tư công để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Điều chỉnh các dự án thủy lợi đang đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các địa phương đã có công trình thủy lợi: Xây dựng hệ thống đường ống lấy nước từ hồ chứa cấp cho các vùng sản xuất cây trồng cạn chủ lực quy mô lớn; xây dựng trạm bơm để tạo nguồn cho các vùng xa công trình thủy lợi; chuyển đổi hình thức kênh hở sang cấp bằng đường ống.

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ:

- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: Quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực (mía, cà phê, hồ tiêu, vv...); các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, phục vụ nhân rộng mô hình; các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu, mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực.

- Ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng thiết bị tưới đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tưới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chuyển nước nối mạng thủy lợi, trọng tâm là sử dụng nước sau thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc để nâng cao hiệu quả nguồn nước trong các công trình thủy lợi.

- Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng các giải pháp tạo nguồn:

+ Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn cho vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi.

+ Giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị bơm cột nước cao phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cao.

+ Ứng dụng công nghệ thủy lợi nhỏ, thân thiện môi trường để bảo vệ và bổ cập nước ngầm ở các địa phương thường xuyên bị khô hạn, khan hiếm nước, gồm các huyện: Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tây Hòa, Tuy An.

5. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn thông qua Đài Truyền thanh, Truyền hình, Báo chí và hoạt động của Hội Nông dân tỉnh để nâng cao nhận thức của người dân tham gia xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thành công ở các tỉnh, thành trong nước cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhất là đội ngũ lãnh đạo của địa phương.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý địa phương (ưu tiên cấp huyện, xã), các tổ chức dùng nước, chủ trang trại và người nông dân về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế:

- Lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn vào các chương trình hợp tác, các dự án vay vốn ODA để kêu gọi nguồn lực quốc tế tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, v.v.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; theo dõi, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT.

3. Các sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm triển khai Kế hoạch hành động này, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế (Danh mục nhiệm vụ và phân công thực hiện thể hiện chi tiết trong phụ lục kèm theo).

4. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Phú Yên và các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng nội dung tuyên truyền Kế hoạch này; đồng thời, thông tin, phản ánh kịp thời các mô hình, điển hình về công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các tỉnh, thành trong nước và trên địa bàn tỉnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, người nông dân biết.

5. Chế độ thông tin báo cáo: Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Các Sở: NNPTNT, TC, KHĐT, CT, TTTT, KHCN;
- Đài Phát thành TT tỉnh;
- Báo Phú Yên;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HgA, HK

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh Phú Yên)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian (Hoàn thành)

I

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1

Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành liên quan

Hội nghị nội bộ

Quý III/2018

II

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

1

Rà soát Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tưới tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Quy hoạch được phê duyệt

Năm 2018-2020

2

Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Phú Yên đến năm 2020”.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Đề án được phê duyệt

Năm 2018-2020

III

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ÁP DỤNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC

1

Hướng dẫn áp dụng, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ban hành tại Nghị định 77/2018/-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn, báo cáo đánh giá

Năm 2018

2

Phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất: các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật; thiết kế mẫu công nghệ, các mô hình mẫu; định mức, đơn giá cho các thiết kế mẫu công nghệ và mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế (cà phê, điều, hồ tiêu, v.v); quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sửa đổi, bổ sung) cho rau, quả tươi an toàn gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo áp dụng, phổ biến, chuyển giao

Năm 2018-2020

IV

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

1

Đề xuất, đăng ký danh mục các dự án ưu tiên đầu tư gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Danh mục dự án được Bộ phê duyệt

Năm 2018-2020

2

Xây dựng Dự án thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (……..) và nhân rộng mô hình

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Dự án thí điểm và mô hình nhân rộng

Năm 2018-2020

3

Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Dự án được điều chỉnh

Năm 2018

V

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

1

Rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình tưới, các nghiên cứu về chế độ tưới, quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực trong tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo tổng kết, đánh giá

Năm 2018-2020

2

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chuyển nước nối mạng thủy lợi, trọng tâm là sử dụng nước sau thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Giải pháp đề xuất, mô hình thí điểm (nếu có)

Năm 2018-2020

3

Tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng, nhân rộng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Công nghệ, kết cấu và giải pháp kỹ thuật kèm theo

Năm 2018-2020

4

Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng ứng dụng, phát triển công nghệ thiết bị bơm cột nước cao, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp công trình trữ nước quy mô nhỏ phục vụ tưới tiết kiệm nước vùng đồi núi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Công nghệ, thiết bị, giải pháp kỹ thuật, sổ tay kỹ thuật

Năm 2018-2020

5

Ứng dụng, nhân rộng các mô hình bổ cập và tái tạo nguồn nước ngầm phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Mô hình, sổ tay kỹ thuật

Năm 2018-2020

VI

TUYÊN TRUYỀN, ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN

1

Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Kế hoạch, tài liệu, hội nghị tuyên truyền

Hàng năm

2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan thực tế các mô hình đã xây dựng thành công tại địa phương

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hội nghị, hội thảo

Hàng năm

3

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước lồng ghép trong chương trình mực tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Sở nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh

Kế hoạch đào tạo

2018-2020

4

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước

Sở nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh

- Các tổ chức hợp tác dùng nước; chủ trang trại, người nông dân

Số lớp, số người được đào tạo

2018-2020

VII

HỢP TÁC QUỐC TẾ

 

Lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn vào các chương trình hợp tác kỹ thuật, các dự án vay vốn ODA

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Số dự án

Năm 2018-2020

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 158/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu158/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/07/2018
Ngày hiệu lực31/07/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 158/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Phú Yên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Phú Yên
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu158/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Yên
                Người kýTrần Hữu Thế
                Ngày ban hành31/07/2018
                Ngày hiệu lực31/07/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Phú Yên

                          Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 158/KH-UBND 2018 phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Phú Yên

                          • 31/07/2018

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 31/07/2018

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực