Văn bản khác 1870/KH-UBND

Kế hoạch 1870/KH-UBND năm 2015 về phát triển nuôi cá lồng thâm canh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1870/KH-UBND 2015 Phát triển nuôi cá lồng thâm canh Phú Thọ 2015 2020


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1870/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 22 tháng 5 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy chuẩn quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản;

- Căn cứ Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020”;

- Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020;

- Căn cứ Kế hoạch hành động số 92/KH-UBND ngày 08/01/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 47/TTr-SNN ngày 20/4/2015, UBND tỉnh ban hành kế hoạch Phát triển nuôi cá lồng thâm canh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

- Trong thời gian qua, nghề nuôi cá lồng thâm canh trên sông và hồ chứa của tỉnh có bước phát triển mạnh theo chiều hướng hàng hóa với quy mô lớn. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 421 lồng lưới, thể tích nuôi 100m3/lồng, năng suất bình quân đạt 6 tấn/lồng/chu kỳ nuôi. Ước hết năm 2015 tổng số lồng lưới trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 700 lồng, tổng sản lượng cá lồng ước đạt trên 3.600 tấn, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh.

- Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế cao từ nghề nuôi cá lồng dẫn đến người dân ở một số địa phương phát triển ồ ạt một cách tự phát, thiếu định hướng về thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái.

Vì vậy, để nghề nuôi thâm canh cá lồng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời làm cơ sở thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế mặt nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng lĩnh vực thủy sản trong thời gian tới, việc xây dựng Kế hoạch phát triển cá lồng thâm canh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 là hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Mục tiêu:

- Đến năm 2020,số lồng nuôi cá thâm canh trên sông và hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh đạt 1.970 lồng (197.000 m3); năng suất trung bình đạt 60 kg/m3/năm; tổng sản lượng cá lồng đạt 10.000 tấn, trong đó cá đặc sản chiếm 45%, cá khác 55%.

- Đến năm 2020: 100% cơ sở nuôi cá lồng được chứng nhận điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng được 02 thương hiệu chất lượng, uy tín là “Cá sông Đà” và “Cá sông Lô”.

2. Yêu cầu:

- Phát triển nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo: Vị trí nuôi an toàn về mưa lũ; đảm bảo quy chuẩn về mặt kỹ thuật; nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuất; tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về đầu tư thâm canh các đối tượng thủy sản đặc sản, thủy sản giống mới, giống có giá trị kinh tế cao, áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chủ động về thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát triển các hợp tác xã; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư nuôi cá lồng thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Tổ chức sản xuất

1.1. Kế hoạch sản xuất.

- Phát triển nuôi cá lồng thâm canh theo kỹ thuật mới (lồng lưới, quy mô kích cỡ 100m3/lồng) tại các đoạn sông không cấp phép cho hoạt động khai thác cát sỏi, bến bãi và có đủ điều kiện về độ sâu, lưu tốc dòng chảy, có nơi neo bè đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và 13 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên. Phấn đấu đến 2020 tổng số lồng nuôi cá thâm canh trên địa bàn tỉnh đạt 1.970 lồng (số lồng tối đa theo quy chuẩn là 6.505 lồng), cụ thể như sau:

- Phát triển trên sông là 1.690 lồng, trong đó:

+ Kế hoạch phát triển trên Sông Đà 660 lồng, trong đó: Huyện Thanh Sơn 45 lồng; huyện Thanh thủy 565 lồng; huyện Tam nông 50 lồng.

+ Kế hoạch phát triển trên sông Lô là 975 lồng; Trong đó: huyện Đoan Hùng 395 lồng; huyện Phù Ninh 265 lồng; thành phố Việt Trì 305 lồng.

+ Kế hoạch phát triển trên sông Bứa, tại huyện Tam Nông là 65 lồng.

- Phát triển nuôi trong 13 hồ chứa trên địa bàn có dung tích trên 1 triệu m3 là 280 lồng, trong đó:

+ Huyện Hạ Hòa (hồ Ngòi Vần, hồ Ao Châu, hồ Đầm Trì, hồ Cửa Khâu) phát triển tối đa không quá 150 lồng.

+ Huyện Cẩm Khê (hồ Dộc Gạo, hồ Đồng Ban) phát triển tối đa không quá 20 lồng.

+ Huyện Thanh Thủy (hồ Phượng Mao, hồ Suối Rồng) phát triển tối đa không quá 40 lồng.

+ Huyện Yên Lập (hồ THượng Long, hồ Dộc Giang) phát triển tối đa không quá 40 lồng.

+ Huyện Thanh Sơn (hồ Đầm Gai) phát triển tối đa không quá 10 lồng.

+ Huyện Tân Sơn (hồ Xuân Sơn) phát triển tối đa không quá 40 lồng.

+ Huyện Thanh Ba (hồ Trầm Sắt) phát triển tối đa không quá 40 lồng.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

1.2. Đối tượng nuôi:

- Cơ cấu giống nuôi gồm: Cá đặc sản (Cá lăng, nheo, trắm đen,...); cá giống mới có giá trị kinh tế cao (Cá rô phi chất lượng cao, diêu hồng, chép lai, cá trắm cỏ,...).

- Nhu cầu giống đến năm 2020 khoảng 14 triệu con các loại, trong đó: Giống đặc sản chiếm 45%; cá giống mới, cá có giá trị kinh tế cao chiếm 55%.

1.3. Thành phần kinh tế tham gia sản xuất:

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất theo chính sách của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.

- Khuyến khích người dân hiện đang nuôi quy mô nhỏ và vừa từng bước phát triển quy mô; phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết nuôi theo chuỗi.

2. Công tác khuyến ngư:

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo kỹ thuật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông cho đội ngũ khuyến nông cơ sở; tổ chức các hội thảo kỹ thuật, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong đầu tư thâm canh, phòng trị dịch bệnh cho 100% người nuôi cá lồng.

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền các văn bản quy định của pháp luật; tuyên truyền các mô hình, đối tượng, kỹ thuật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao thông qua bản tin khuyến nông, đài truyền hình, websites, báo, tạp chí,... để người dân áp dụng.

- Xây dựng mô hình khảo nghiệm, thử nghiệm các đối tượng giống mới cho năng suất, giá trị kinh tế cao để bổ sung vào cơ cấu giống nuôi, đa dạng sản phẩm, mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

3. Phát triển hệ thống dịch vụ:

- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật ương nuôi các đối tượng giống đặc sản, giống mới cho các cơ sở sản xuất, ương nuôi trên địa bàn để chủ động con giống phục vụ người nhu cầu người nuôi cá lồng.

- Tổ chức các hội nghị cho các doanh nghiệp cung ứng thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học với các cơ sở nuôi cá lồng tạo sự gắn kết giữa đơn vị cung ứng đầu vào với người sản xuất. Khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi cá lồng trở thành đại lý cung ứng vật tư đầu vào, vừa phục vụ sản xuất, vừa tham gia cung ứng vật tư cho người dân nuôi thủy sản trên địa bàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Khuyến khích phát triển các làng nghề sản xuất ngư cụ trên địa bàn; chủ động cung ứng ngư cụ cho các cơ sở nuôi cá lồng, đồng thời phục vụ tốt hơn cho người nuôi thủy sản trên địa bàn.

4. Xúc tiến thương mại:

- Xây dựng thương hiệu cá sông Đà, cá sông Lô. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng để giảm khâu trung gian. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm. Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người sản xuất.

- Đối với thị trường trong tỉnh: Xây dựng mạng lưới cửa hàng tiêu thụ sản phẩm tại các chợ trung tâm các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, các khu du lịch, đô thị, khu dân cư lớn, khu công nghiệp, gắn với chỉ đạo áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận chất lượng sản phẩm.

- Đối với thị trường ngoài tỉnh: Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại thị trường thành phố Hà Nội thông qua các chợ đầu mối lớn.

5. Công tác quản lý nhà nước:

- Chỉ đạo phát triển theo kế hoạch; tổ chức thực hiện cấp mã cơ sở nuôi cá lồng nhằm kiểm soát số lồng nuôi; thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở nuôi, giám sát chất lượng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động nuôi.

- Phát triển các mô hình tổ hợp tác, chú trọng phát triển hợp tác xã theo diện rộng và chiều sâu để phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững.

- Thúc đẩy áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, nuôi có chứng nhận điều kiện, chất lượng sản phẩm.

6. Về cơ chế chính sách

- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi thâm canh cá lồng trên sông của tỉnh đã ban hành.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tỉnh các chính sách phát triển thủy sản theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

- Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng thương hiệu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại.

- Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn kinh phí do cá tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư triển khai nuôi cá lồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ theo chính sách ban hành tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020, và lồng ghép các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch dự kiến 1.800 tỷ đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án cụ thể theo Kế hoạch được phê duyệt. Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, nội dung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo UBND tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối, đề xuất bố trí các nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ lĩnh vực thủy sản. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, thủy sản đặc sản trên địa bàn nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh các sản phẩm của tỉnh.

4. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng hóa thủy sản. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất các chính sách xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thủy sản chất lượng cao, thủy sản đặc sản của tỉnh.

6. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện nội dung kế hoạch này.

7. UBND các huyện, thành, thị: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất. Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn.

Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo triển khai nghiêm túc các nội dung của kế hoạch./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, PCT (Ô. Thủy);
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị
;
- Chi cục Thủy sản;
- CVP, PCVPTH;
- Lưu: VT, KT5 (40b)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Công Thủy

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁ LỒNG TRÊN SÔNG VÀ HỒ CHỨA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1870/KH-UBND ngày 22/5/2015 của UBND tỉnh)

TT

Địa điểm

Kế hoạch phát triển (Lồng)

Định hướng đến 2030

Tổng số

Chia ra các năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

A

NUÔI TRÊN SÔNG

1,690

375

262

285

305

285

210

70

6,225

I

Sông Đà

660

85

100

105

105

95

80

70

2,310

1

Huyện Thanh Sơn

45

0

0

10

10

10

10

5

450

 

Tinh Nhuệ

25

 

 

5

5

5

5

5

300

 

Lương Nha

20

 

 

5

5

5

5

 

150

2

Huyện Thanh Thủy

565

85

100

85

85

75

70

65

1,710

 

Tu Vũ

25

 

 

5

5

5

5

5

150

 

Yến Mao

25

 

 

5

5

5

5

5

240

 

Phương Mao

25

 

 

5

5

5

5

5

50

 

Trung Nghĩa

25

 

 

5

5

5

5

5

180

 

Đồng Luận

25

 

 

5

5

5

5

5

280

 

Đoan Hạ

75

22

8

10

10

10

10

5

160

 

Bảo Yên

75

24

11

10

10

10

5

5

80

 

Thị trấn Thanh Thủy

25

 

 

5

5

5

5

5

100

 

Tân Phương

25

 

 

5

5

5

5

5

100

 

Thạch Đồng

61

 

11

10

10

10

10

10

170

 

Xuân Lộc

179

39

70

20

20

10

10

10

200

3

Huyện Tam Nông

50

 

0

10

10

10

 

 

150

 

Hồng Đà

50

 

 

10

10

10

10

10

150

II

Sông Lô

965

103

162

180

200

190

130

 

3,850

1

Huyện Đoan Hùng

395

59

56

80

85

75

40

 

1,500

 

Sóc Đăng

45

 

5

10

10

10

10

 

100

 

Chí Đám

45

 

5

10

10

10

10

 

150

 

Hữu Đô

40

 

10

10

10

10

 

 

150

 

Đại nghĩa

35

 

5

10

10

10

 

 

250

 

Hùng Long

75

43

7

10

10

5

 

 

250

 

Phú Thứ

45

9

6

10

10

10

 

 

250

 

Vụ Quang

60

7

13

10

10

10

10

 

250

 

TT. Đoan Hùng

50

 

5

10

15

10

10

 

100

2

Huyện Phù Ninh

265

23

42

50

55

55

40

 

1,500

 

Phú Mỹ

25

 

5

5

5

5

5

 

250

 

Trị Quận

35

15

5

5

5

5

 

 

250

 

Hạ Giáp

50

 

10

10

10

10

10

 

200

 

Tiên Du

25

 

5

5

5

5

5

 

200

 

Bình Bộ

45

 

5

10

10

10

10

 

300

 

Tử Đà

40

 

5

5

10

10

10

 

150

 

Vĩnh Phú

45

8

7

10

10

10

 

 

150

3

Thành phố Việt Trì

305

21

64

50

60

60

50

 

850

 

Hùng Lô

67

8

19

10

10

10

10

 

200

 

Phượng Lâu

53

13

10

10

10

10

 

 

150

 

Dữu Lâu

40

 

5

5

10

10

10

 

100

 

Trưng Vương

35

 

 

5

10

10

10

 

250

 

Sông Lô

110

 

30

20

20

20

20

 

150

III

Sông Bứa

65

187

 

 

 

 

 

 

65

1

Huyện Tam Nông

65

187

 

 

 

 

 

 

 

 

Quang Húc

40

187

 

 

 

 

 

 

 

 

Hùng Đô

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

Tề Lễ

15

 

15

 

 

 

 

 

 

B

NUÔI HỒ CHỨA

280

54

45

57

65

39

20

 

280

1

Huyện Hạ Hòa

150

49

22

26

28

15

10

 

 

 

Hồ Ngòi Vần

80

49

11

10

10

 

 

 

 

 

Hồ Ao Châu

50

 

5

10

10

15

10

 

 

 

Hồ Đầm Trì

10

 

3

3

4

 

 

 

 

 

Hồ Cửa Khâu

10

 

3

3

4

 

 

 

 

2

Huyện Cẩm Khê

20

 

6

6

8

 

 

 

 

 

Hồ Dộc Gạo

10

 

3

3

4

 

 

 

 

 

Hồ Đồng Ban

10

 

3

3

4

 

 

 

 

3

Huyện Thanh Thủy

40

 

6

8

11

10

5

 

 

 

Hồ Phượng Mao

30

 

3

5

7

10

5

 

 

 

Hồ Suối Rồng

10

 

3

3

4

 

 

 

 

4

Huyện Yên Lập

40

 

6

8

11

10

5

 

 

 

Hồ Thượng Long

30

 

3

5

7

10

5

 

 

 

Hồ Dộc Giang

10

 

3

3

4

 

 

 

 

5

Huyện Tân Sơn

10

5

2

3

 

 

 

 

 

 

Hồ Xuân Sơn

10

5

2

3

 

 

 

 

 

6

Huyện Thanh Sơn

10

 

 

3

3

4

 

 

 

 

Hồ Đầm Gai

10

 

 

3

3

4

 

 

 

7

Huyện Thanh Ba

10

 

3

3

4

 

 

 

 

 

Hồ Trằm Sắt

10

 

3

3

4

 

 

 

 

 

Tổng cộng

1,970

429

307

342

370

324

230

70

6,505

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1870/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu1870/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/05/2015
Ngày hiệu lực22/05/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1870/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 1870/KH-UBND 2015 Phát triển nuôi cá lồng thâm canh Phú Thọ 2015 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 1870/KH-UBND 2015 Phát triển nuôi cá lồng thâm canh Phú Thọ 2015 2020
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu1870/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
                Người kýHoàng Công Thủy
                Ngày ban hành22/05/2015
                Ngày hiệu lực22/05/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 1870/KH-UBND 2015 Phát triển nuôi cá lồng thâm canh Phú Thọ 2015 2020

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 1870/KH-UBND 2015 Phát triển nuôi cá lồng thâm canh Phú Thọ 2015 2020

                      • 22/05/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 22/05/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực