Văn bản khác 230/KH-UBND

Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội 2017 do thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 230/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Lễ Tết Hà Nội 2017 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM PHỤC VỤ TẾT DƯƠNG LỊCH, TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU VÀ LỄ HỘI NĂM 2017

Thực hiện Luật An toàn thực phẩm (ATTP) năm 2010, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 10/8/2016 về việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đđảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội 2017 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, UBND thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm và tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội năm 2017.

2. Mc tiêu c thể

- Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội năm 2017.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATTP, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng ATTP, bảo đảm số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016; Tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội năm 2017 như: rau, thịt, rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, dịch vụ ăn uống; Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất tại làng nghề, các cơ sở kinh doanh tại các chợ và siêu thị.

- Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân.

- Triển khai đồng loạt trên toàn thành phố, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác ATTP Thành phố.

II- THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Từ 20/12/2016 đến hết 25/3/2017.

2. Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG TRIN KHAI

1. Hoạt động truyền thông

- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lhội năm 2017.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin và phóng sự về công tác đảm bảo ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm trên hệ thống loa đài.

- Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội năm 2017; làm rõ vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành; tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu, các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết và mùa Lễ hội.

2. Hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành

a) Đối tượng thanh tra, kiểm tra:

- Đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và các Lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo,.... Trong đó, các đoàn Thành phố tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra.

- Đối với công tác quản lý về ATTP: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Định Dậu và Lễ hội năm 2017 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý ATTP và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.

b) Nội dung thanh tra, kiểm tra:

(1) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm tra đánh giá:

- Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP các cấp.

- Việc lập kế hoạch và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ATTP trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội 2017.

- Việc triển khai các quy định về bảo đảm ATTP tại địa phương.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về ATTP tại địa phương.

- Hoạt động mô hình, chuyên biệt theo điều kiện đặc thù của từng địa phương, theo chỉ đạo của các bộ, ngành hữu quan.

(2) Đối với các cơ sở thực phẩm:

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và xử lý vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản hiện hành.

- Nội dung thanh kiểm tra đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và phương pháp thanh, kiểm tra.

- Thực hiện xử lý vi phạm:

+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các sản phẩm quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

+ Trong quá trình thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm, khi cần thiết các đoàn của tuyến trên chuyn hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân hoặc thanh tra chuyên ngành về Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương) để xử lý theo quy định.

3. Phân cấp thanh kiểm tra

a) Cấp Thành phố:

Tổ chức 06 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP Thành phố kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn. Kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được phân công:

- Đoàn 1: do Lãnh đạo Sở Y tế làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông.

- Đoàn 2: do Lãnh đạo Sở Y tế làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Mê Linh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Gia Lâm, Hoàn Kiếm.

- Đoàn 3: do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Đông Anh, Long Biên.

- Đoàn 4: do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Mỹ Đức, ng Hòa, Đan Phượng, Cầu Giấy, Thanh Trì.

- Đoàn 5: do Lãnh đạo Sở Công Thương làm trưng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Tây Hồ, Thạch Thất, Quốc Oai.

- Đoàn 6: do Lãnh đạo Sở Công Thương làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Sơn Tây, Ba Vì, Đan Phượng, ng Hòa, Chương Mỹ.

Lưu ý: Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chủ động xếp lịch; thông báo thời gian, nội dung, chương trình làm việc với các địa phương; bố trí phương tiện đi lại cho đoàn đbảo đảm thời gian và tiến độ theo phân công; Báo cáo kết quả thanh, kiểm tra của đoàn về Thường trực BCĐ ATTP Thành phố (Sở Y tế).

b) Cấp quận, huyện, thị xã:

- Thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán và Lhội năm 2017 tại các xã, phường, thị trấn.

- Kiểm tra Lễ hội, các cơ sở, dịch vụ, cơ sở sản xuất hộ gia đình, đại lý kinh doanh thực phẩm... đã được phân cấp trên địa bàn quận, huyện quản lý.

- Phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường kiểm tra.

c) Cấp xã, phường, thị trấn:

Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra tại các Lễ hội, cơ sở phục vụ, dịch vụ, cơ sở bán lẻ, chợ và thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường theo phân cấp.

4. Chế đ báo cáo

- Các Sở, ngành, quận, huyện lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội năm 2017 gửi về Sở Y tế Hà Nội, đơn vị thường trực Ban chỉ đạo ATTP Thành phố trước ngày 20/12/2016.

- Báo cáo nhanh kết quả kiểm tra đợt 1 trước Tết Nguyên Đán vào ngày 12/01/2017, báo cáo tổng hợp toàn đt Tết trước ngày 10/2/2017 (theo mu do Sở Y tế cung cấp).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Thường trực Ban chỉ đạo công tác ATTP Thành phố, xây dựng kế hoạch triển khai đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội năm 2017.

- Tổ chức, triển khai các hoạt động thanh tra liên ngành ATTP của Thành phố.

- Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đặc biệt chú trọng kiểm tra nội dung: Vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân; nguồn gốc nguyên liên đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường các hoạt động đảm bảo ATTP tại các địa điểm tổ chức các hoạt động đón Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán Định Dậu và Lễ hội 2017.

- Phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Hà Nội và Trung ương tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP, công bố thông tin các cơ sở vi phạm quy định về đảm bảo ATTP.

- Chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

- Thường trực tổng hợp kết quả báo cáo UBND thành phố và Bộ Y tế theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.

- Tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn thành phố (chợ, siêu thị, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ). Duy trì và tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm dịch liên ngành đầu mối giao thông để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật chuyển vào Thành phố.

- Tăng cường kiểm tra rau, quả lưu thông trên địa bàn Thành phố, đặc biệt các chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh rau an toàn. Tổ chức lấy mẫu rau, quả kiểm nghiệm hóa chất bảo vệ thực vật.

- Kiểm tra sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi.

- Phối hợp các sở, ngành, UBND các cấp trong công tác thanh, kiểm tra.

- Tuyên truyền chỉ đạo các đơn vị trong ngành các biện pháp đảm bảo ATTP.

3. Sở Công Thương

- Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, kiểm tra, kiểm soát thị trường chú trọng nguồn gốc, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhãn mác sản phẩm. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành.

- Phối hợp các sở, ngành, UBND các cấp trong công tác thanh, kiểm tra.

- Tuyên truyền chỉ đạo các đơn vị trong ngành các biện pháp đảm bảo ATTP.

4. Công an thành phố Hà Nội

Phối hợp với các ngành chức năng kiểm soát chất lượng ATTP đối với các loại thực phẩm lưu thông trên địa bàn Thành phố. Phát hiện, điều tra xử nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về ATTP. Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường đưa các tin bài về hoạt động ATTP, thông báo kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các cơ sở vi phạm quy định ATTP.

6. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch

Phối hợp với ngành Y tế kiểm tra giám sát việc chấp hành nội dung quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành. Phối hợp với các ngành có liên quan trong quản lý An toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, các khu, điểm du lịch; cơ sở ăn ung tại các khách sạn, lễ hội trên địa bàn Thành phố.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm theo quy định hiện hành.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường học.

9. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bố trí kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

10. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Tổ chức thành viên

Tham gia giám sát cộng đồng, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP để có biện pháp xử lý kịp thời.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo Hà Nội Mi, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô và các cơ quan báo chí, truyền thông của Thành phố

Tăng cường đưa tin bài ảnh, phóng sự về tình hình ATTP trên địa bàn. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, các quy định pháp luật về ATTP.

12. Các sở, ban, ngành Thành phố

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, tuyên truyền về đảm bảo ATTP, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tt công tác đảm bảo ATTP.

13. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ Hội Xuân năm 2017.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo ATTP theo phân cấp.

- Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra giám sát theo phân cấp, kiên quyết xử lý vi phạm về ATTP.

- Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cùng các Tổ chức thành viên và yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố (qua Sở Y tế - Chi cục ATVSTP Hà Nội) theo chế độ báo cáo./.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để b/cáo)
- Văn phòng Chính phủ; (để b/cáo)
- Các Bộ: YT, CT, NN&PTNT; (để b/cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/cáo)
- TTrực: Thành ủy, HĐND TP; (để b/cáo)
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.N Kỳ, N.N.Sơn; Phòng KGVX, TKBT, KT, TH;
- Lưu VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 230/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu230/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/12/2016
Ngày hiệu lực16/12/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 230/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 230/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Lễ Tết Hà Nội 2017 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 230/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Lễ Tết Hà Nội 2017 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu230/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Văn Sửu
                Ngày ban hành16/12/2016
                Ngày hiệu lực16/12/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 230/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Lễ Tết Hà Nội 2017 2016

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 230/KH-UBND bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Lễ Tết Hà Nội 2017 2016

                      • 16/12/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 16/12/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực