Văn bản khác 2592/KH-UBND

Kế hoạch 2592/KH-UBND năm 2017 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nội dung toàn văn Kế hoạch 2592/KH-UBND 2017 phổ cập giáo dục xóa mù chữ Phú Thọ 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2592/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 22 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Căn cứ Kế hoạch số 1787/KH-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC) đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ TÍNH ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2016

1. Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Thực hiện các văn bản của Trung ương về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn gắn với tình hình thực tế của địa phương. Công tác phổ cập giáo dục được cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, kế hoạch và có những giải pháp phù hợp để thực hiện mục các tiêu đề ra.

2. Kết quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

- Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: 13/13 đơn vị (100%); số đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: 277/277 đơn vị đạt (100%).

- Tổng số trẻ trong độ tuổi: 26309 (Trong đó: Số trẻ phải huy động là 26108; Trẻ khuyết tật trong độ tuổi là 201). Số trẻ đến trường, lớp trong độ tuổi phải huy động: 26107/26108 tỷ lệ gần 100%; số trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 157/157 tỷ lệ 100%; Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tiếp tục được bổ sung, hng năm thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non vào biên chế theo Nghị quyết số 235/NQ-HĐND ngày 14/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch số 4058/KH-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh về PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi và được hỗ trợ theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HDND tỉnh về việc hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế hợp đồng tại các huyện, thành, thị thời điểm 30/9/2016. Đến tháng 10 năm 2016, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 9964 người (trong đó, Hợp đồng làm việc là 5930 người; Hợp đồng lao động là 4034 người). Tổng số giáo viên dạy lớp 5 tuổi là 1848 người (trong đó, Hợp đồng làm việc là 1671 người; Hợp đồng lao động là 177 người). 100% các lớp 5 tuổi đã bố trí đủ 2 giáo viên/lớp; Số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên (trong đó, trên chuẩn là 1469/1848 chiếm tỉ lệ 79,5%). Đảm bảo đủ số người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

- Từ năm 2012 đến nay, hệ thống mạng lưới trường, lớp của giáo dục mầm non luôn được mở rộng và củng cố, thu dần các điểm lẻ; quy mô nhóm, lớp ngày càng tăng thêm. Đến năm học 2016-2017 có 317 trường mầm non trong đó có 298 trường mầm non công lập, 19 trường mầm non ngoài công lập. Tổng số nhóm, lớp là 3394 nhóm, lớp. Trong đó có 908 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. 100% số nhóm lớp học 2 buổi /ngày. Nhìn chung, các trường mầm non đều được đóng trên địa bàn có điều kiện thuận lợi, đảm bảo giao thông dễ dàng, an toàn.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong các nhà trường tiếp tục được tăng cường và củng cố đảm bảo 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại thông tư Số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 100% các trường mầm non đều có sân chơi xanh, sạch, đẹp, và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.Tổng số phòng học hiện nay là 3412 phòng. Số phòng học dành cho lớp mẫu giáo 5 tuổi là 914 phòng, đảm bảo tỉ lệ 1,0 phòng/lớp. 100% phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích theo yêu cầu.

- Tính đến tháng 12/2016 có 181/317 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 57,1%.

- Tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn PCGD MN cho trẻ em 5 tuổi.

2.2. Phổ cập giáo dục tiểu học:

- 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 277/277 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 125700/25702 đạt 99,99%, số trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 19066/19500 đạt 97,8%, còn 434 em đang học ở tiểu học. Số trẻ khuyết tật có khả năng học tập1470 trong đó số trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục1420/1470 (96.6%).

- Đội ngũ giáo viên và nhân viên cấp tiểu học về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng. Năm 2016, số giáo viên tiểu học là 6453 người. Trong đó, số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo: 6453 người (100%); trên chuẩn là 5340 người (83%). Số giáo viên năm học trước liền kề đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là 6457 người (100%). Đảm bảo đủ số người theo dõi công tác PCGD, XMC tại địa bàn được phân công.

- Mạng lưới trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được bố trí hợp lý. Các địa phương đều tập trung củng cố, hoàn thiện mạng lưới trường lớp tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Ở tất cả các xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 01 trường tiểu học. Các xã miền núi, các xã, phường có diện tích rộng, các phường dân số đông,... đều có 02 trường tiểu học tạo điều kiện thuận lợi cho mọi trẻ em đến trường. Năm 2016, toàn tỉnh có 298 trường tiểu học trên 277 đơn vị cấp xã, không xã nào không có trường tiểu học, 1 trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật, 5 trường có 2 cấp học và 1 trường có 3 cấp học. Các trường tiểu học đều đảm bảo điều kiện giao thông thuận lợi cho học sinh đi học an toàn.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học không ngừng được tăng cường, củng cố. Tổng số phòng học là 4465 phòng, đạt tỉ lệ phòng 1,01 phòng học/lớp. Về cơ bản, các phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội. 100% các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh có đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT , các thiết bị được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện.

- Tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3.

2.3. Phổ cập giáo dục THCS:

- Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 là 11/13 đơn vị, mức độ 3 là 2/13 đơn vị. Số đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 là 1/277 xã, mức độ 2 là 167/277 xã, mức độ 3 là 109/277 xã. Tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 19489/19528 (99,8%), số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS 65495/68777 (95,18%), số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc GDNN 51814/68777 (75,34%), số thanh thiếu niên khuyết tật có khả năng học tập là 780 trong đó được tiếp cận giáo dục là 676 (86.67%).

- Hiện nay, tổng số giáo viên THCS là: 5836 người; tỷ lệ 2,38 giáo viên/lớp; giáo viên các môn học đặc thù đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu môn học; 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; trình độ giáo viên đạt chuẩn đạt tỷ lệ 100% (trong đó trên chuẩn đạt 76,9%); số lượng giáo viên có đủ số lượng và cơ cấu các bộ môn học. Đảm bảo đủ số người tham gia theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Quy mô mạng lưới trường lớp được phát triển theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ. Các phòng GD&ĐT đã nghiên cứu, duy trì và phát triển hợp lí quy mô trường lớp ở từng đơn vị trong năm học và tầm nhìn tới năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 260 trường trung học cơ sở, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân, đảm bảo chất lượng giáo dục và gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; chú trọng phát triển trường nội trú, bán trú tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Toàn tỉnh có 2448 lớp học với 76345 học sinh.

- Cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm 2016, tổng số phòng học là 2631 phòng học, tỉ lệ 1,07 phòng/lớp. 100% phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi. 100% các trường THCS có đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT , các thiết bị được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện. 100% các trường THCS có hệ thống sân chơi bãi tập, được sử dụng thường xuyên, an toàn, môi trường xanh - sạch - đẹp; có nguồn nước, hệ thống thoát nước hợp lí; đảm bảo đầy đủ công trình vệ sinh theo yêu cầu.

- Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, số trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh là 146/260 trường (56,15%).

- Tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

2.4. Xóa mù chữ:

- Tại thời điểm tháng 12/2016, số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 là 505925/506321 đạt 99,92%; số xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 là 277/277 đạt 100%; số huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 là 13/13 đạt 100%;

- Số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 941953/947559 đạt 99,41% số xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 là 276/277 = 99,64%, còn 01 xã chưa đạt chuẩn mức độ 2 chiếm 0,36% (tuy nhiên, đây là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc huyện Tân Sơn). Số huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2: 13/13 = 100%.

- Tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

II. KẾ HOẠCH PCGD, XMC ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, củng cố, nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ.

- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đối với phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Duy trì 277/277 xã, phường, thị trấn đạt PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi và 13/13 huyện, thành, thị duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Duy trì tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt 100%.

- Huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98% trở lên; Trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 30% trở lên.

- Trẻ em được học 2 buổi/ngày trong một năm học theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành đạt 100%.

- Trẻ em 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non 100%.

- Đảm bảo đủ phòng học cho các lớp mầm non.

- Bố trí đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện đảm bảo, đầy đủ chế độ chính sách cho giáo viên mầm non.

- Đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu cho các nhóm, lớp; tiếp tục trang bị đồ chơi ngoài trời và thiết bị làm quen với tin học-ngoại ngữ cho những nơi có đủ điều kiện.

- Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi ở những nơi có điều kiện.

b) Đối với phổ cập giáo dục tiểu học

- Hng năm huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, không có học sinh bỏ học, giảm tỉ lệ lưu ban ở tiểu học xuống dưới 0.5%.

- Duy trì 100% các huyện, thành, thị đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

- Đảm bảo đủ phòng học cho các lớp tiểu học; Bố trí đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.

- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%.

- Tăng tỷ lệ trẻ em được học 2 buổi/ngày trong một năm học theo chương trình GDTH do Bộ GD&ĐT ban hành.

c) Đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Hng năm, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9%; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt 95%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hng năm đạt từ 98,5%; Tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở giáo dục trung học cơ sở dưới 1%; Tiếp tục củng cố, duy trì, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.

- Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu môn học đồng bộ.

-Cơ sở vật chất đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ cho công tác PCGDTHCS.

- Tỷ lệ học sinh đã và đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN đạt 85% trở lên.

- Duy trì đảm bảo 100% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện, thành, thị đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2; phấn đấu đến trước năm 2020 các đơn vị cấp huyện, thành, thị đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3, toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3.

- Phấn đấu đến năm 2020, số trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh là 80%.

d) Xóa mù chữ

- Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là 99,9%;

- Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 là 99,8%;

- Tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ: cân bằng;

- Tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập, không mù chữ trở lại: 99,8%.

- Duy trì tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác từ tỉnh đến cơ sở, đưa chỉ tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hng năm để chỉ đạo thực hiện.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Chú trọng việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở cấp huyện, cấp xã nhằm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch; ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn, giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện công tác phổ cập, xóa mù chữ.

- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở các cấp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, cập nhật và quản lý phổ cập giáo dục các cấp học.

- Chỉ đạo các địa phương hằng năm có báo cáo tổng kết, đánh giá công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ để rút kinh nghiệm làm tốt hơn nữa công tác PCGD, XMC trong các năm tiếp theo.

2.2. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:

- Tiếp tục quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình của từng địa phương theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài của các cấp học và yêu cầu phổ cập giáo dục. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực hiện đổi mới giáo dục.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; tổ chức đa dạng, phù hợp và hiệu quả các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá học sinh bảo đảm sát đối tượng, đúng quy định.

- Tăng cường thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với các đối tượng học sinh theo đặc trưng của vùng miền; dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng các chương trình môn học hay các chủ đề tự chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục địa phương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý phổ cập giáo dục, tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ quản lý giáo dục, phần mềm quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt hơn việc thường xuyên cập nhật dữ liệu, khai thác có hiệu quả phần mềm quản lý phổ cập giáo dục xóa mù chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp; sử dụng hệ thống biểu mẫu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ từ phần mềm.

2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Hng năm rà soát, sắp xếp lại các điểm trường đảm bảo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, công tác quản lý, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, ưu tiên các trường vùng khó khăn để thu hút trẻ, học sinh đến trường; từng bước xóa phòng học tạm, đảm bảo đáp ứng đủ phòng học an toàn, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở theo hướng kiên cố hóa theo các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia.

- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Tăng cường đầu tư, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học cho các trường nhằm nâng cao chất lượng dạy, học, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đầu tư, công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học tại các trường.

2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ lồng ghép thông qua các kỳ kiểm tra chuyên môn, thường xuyên, định kỳ ở các đơn vị nhằm củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản chỉ đạo, hồ sơ phổ cập, đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp.

- Hng năm kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh, huyện, xã và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; thành lập các đoàn kiểm tra và công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ từ tỉnh đến cơ sở theo đúng quy định.

- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCGD, XCM ở các địa phương.

2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:

- Xây dựng mối liên kết giữa Ngành Giáo dục và Đào tạo với các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội để tăng cường huy động các nguồn lực tham gia phát triển giáo dục, đào tạo, huy động học sinh ra lớp, chống lưu ban, bỏ học góp phần đảm bảo chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Chủ động lồng ghép các chương trình, đề án, dự án và huy động nguồn lực của xã hội để duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ.

- Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư phát triển trường, lớp học và trung tâm học tập cộng đồng.

- Tăng cường công tác hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để các em có điều kiện học tập và vươn lên.

3. Tổ chức thực hiện.

3.1. Ban chỉ đạo PCGD, XMC tỉnh:

Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo đánh giá kết quả công tác PCGD, XMC hàng năm của các huyện, thành, thị.

3.2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn giai đoạn 2016-2020 của từng địa phương.

Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, căn cứ tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên các cấp học; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, căn cứ tiến độ thực hiện kế hoạch và tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục để tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt danh mục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Chỉ đạo các trung tâm GDTX, Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp và các trường trung học phổ thông làm tốt công tác hướng nghiệp, Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện phân luồng học sinh, dạy nghề, xóa mù chữ cho người lớn tuổi.

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đánh giá tiến độ chất lượng triển khai, định kỳ sơ kết, tổng kết việc triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành thực hiện các nhiệm vụ công tác phổ cập giáo dục thuộc lĩnh vực dạy nghề; xây dựng kế hoạch đào tạo, xúc tiến việc làm cho các đối tượng tham gia phổ cập đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp (bằng trung cấp, cao đẳng); chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo nghề gắn với công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, căn cứ tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên đào tạo nghề đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận để chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động có chất lượng cho tỉnh.

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đào tạo nghề, chế độ, chính sách đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho người học và cơ sở đào tạo nghề; nghiên cứu, đề xuất cân đối ngành nghề đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo nghề dài hạn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên các môn văn hóa, giáo viên dạy nghề theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ PCGD, XMC.

3.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch bố trí nguồn lực đầu tư nhằm xây dựng mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học, kinh phí đào tạo và các điều kiện khác để phát triển hệ thống trường, cơ sở dạy nghề thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC và phân luồng cho học sinh sau trung học cơ sở.

3.6. Sở Tài chính:

Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính sẽ tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và đầu tư mua sắm trang thiết bị cần thiết thực hiện kế hoạch.

3.7. Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác tác phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở để mọi tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ phổ cập giáo dục và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; động viên, tạo điều kiện cho con em học tập để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục; mở các chuyên mục, xây dựng các chương trình tuyên truyền kịp thời nêu gương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động phổ cập giáo dục, đặc biệt là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, xóa mù chữ cho người lớn.

3.8. Các sở, ban, ngành của tỉnh:

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng chương trình công tác, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành để triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và các nhiệm vụ liên quan đạt hiệu quả.

3.9. Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn:

Căn cứ Kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh, xây dựng kế hoạch và các giải pháp triển khai thực hiện trên địa bàn đạt kết quả cao.

Quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các Trung tâm trực thuộc trên địa bàn; phối hợp quản lý các đối tượng phổ cập ở các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, … đảm bảo tiến độ phổ cập giáo dục trên địa bàn. Theo dõi việc học tập của các đối tượng phổ cập giáo dục: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình có con em trong độ tuổi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được đi học đạt trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huy động mọi nguồn lực trên địa bàn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và triển khai công tác phổ cập giáo dục đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

3.10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể nhân dân của tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội Khuyến học tỉnh:

Tăng cường vận động người dân, đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch cụ thể với những hoạt động thiết thực để động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phối hợp với các cơ sở giáo dục, dạy nghề, giúp đỡ các đối tượng phổ cập tham gia học tập; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tiền của cho cơ sở giáo dục, dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, đặc biệt là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, nhà trường và gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện thành thị xây dựng kế hoạch PCGD, XMC của đơn vị để triển khai thực hiện.

Định kỳ hằng năm có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, mọi phát sinh, vướng mắc, khó khăn đề nghị các đơn vị liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT;
- BCĐQGXDXHHT(BGD&ĐT);
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT, PCT ( Ô. San);
- UBMTTQ tỉnh;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- BCĐ: PCGD, XMC tỉnh; BCĐXDXHHT cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, PVP ( Ô Anh);
- Lưu: VT,VX4 (50b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Kế San

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2592/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu2592/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/06/2017
Ngày hiệu lực22/06/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2592/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 2592/KH-UBND 2017 phổ cập giáo dục xóa mù chữ Phú Thọ 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 2592/KH-UBND 2017 phổ cập giáo dục xóa mù chữ Phú Thọ 2020
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu2592/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
                Người kýHà Kế San
                Ngày ban hành22/06/2017
                Ngày hiệu lực22/06/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 2592/KH-UBND 2017 phổ cập giáo dục xóa mù chữ Phú Thọ 2020

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 2592/KH-UBND 2017 phổ cập giáo dục xóa mù chữ Phú Thọ 2020

                  • 22/06/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/06/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực