Văn bản khác 43/KH-UBND

Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Cà Mau ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện 13/CT-TTg trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm Cà Mau 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTG NGÀY 09/5/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch về thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP). Xác định trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATTP của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định pháp luật về ATTP để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

2. Yêu cầu

- Công tác quản lý ATTP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; quản lý ATTP phải thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an toàn ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm;

- Nâng cao kiến thức, thực hành của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý lãnh đạo về ATTP. Tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý ATTP để tạo ra hiệu quả rõ rệt, tránh chồng chéo;

- Ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và giảm thiểu khả năng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm và thủy sản;

- Tổ chức thử nghiệm mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm liên kết theo chuỗi có kiểm soát ATTP nhằm cung cấp địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng chọn lựa và làm cơ sở phổ biến nhân rộng mô hình hiệu quả trong thời gian tới.

II. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm về chỉ đạo điều hành

1.1. Nội dung

Chính quyền và đoàn thể các cấp là lực lượng nòng cốt và xuyên suốt trong hoạt động đảm bảo ATTP. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành và thực thi pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

1.2. Gii pháp thực hiện

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp đối với công tác bảo đảm ATTP. Đưa chỉ tiêu bảo đảm ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các địa phương, các ngành có liên quan để chủ động xây dựng kế hoạch, có giải pháp triển khai thực hiện phù hp tại địa phương;

- Kiện toàn và phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp, nâng cao vai trò của Tcông tác giúp việc Ban Chỉ đạo;

- Tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành, trong đó ngành Y tế làm đầu mối; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp quản lý ATTP;

- Chính quyền các cấp, kể cả khóm, ấp và các cơ quan, đơn vị phải xem việc đảm bảo ATTP là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình.

2. Nhóm về nguồn lực

2.1. Nhân lực

a) Nội dung: Củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách về cả lượng và chất; xây dựng mạng lưới cộng tác viên nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về ATTP.

b) Giải pháp:

- Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ chuyên trách ATTP của các tuyến đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm ATTP trong tỉnh;

- Bố trí lực lượng chuyên môn phù hợp đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ATTP trên từng lĩnh vực được phân công;

- Phát triển mạng lưới cộng tác viên ATTP khóm, ấp. Định kỳ tập huấn và cập nhật các kiến thức và kỹ năng thực hành ATTP cho mạng lưới để quản lý, phổ biến cho người dân tại địa bàn quản lý. Tăng cường và hỗ trợ phụ cấp cho mạng lưới cộng tác viên.

2.2. Vật lực:

a) Nội dung: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác đảm bảo ATTP.

b) Giải pháp:

- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện chuyên dụng cho các đơn vị tham gia quản lý nhà nước về ATTP;

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm nghiệm ATTP đạt tiêu chuẩn ISO 17025, tương xứng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đủ năng lực đảm nhận vai trò là phòng kiểm chứng về ATTP; đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm của tỉnh đạt tiêu chuẩn được chỉ định của Bộ, ngành Trung ương;

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Chiến lược quốc gia ATTP; nguồn ngân sách địa phương; nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (khi có chủ trương); nguồn xã hội hóa chủ yếu cho công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe.

3. Nhóm về chuyên môn kỹ thuật

3.1. Truyền thông giáo dục

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về ATTP; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về ATTP; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Các báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Đài Truyền thanh huyện và Trạm Truyền thanh xã; lồng ghép các hoạt động đảm bảo ATTP với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành, các phong trào quần chúng, các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ và các hoạt động xã hội của các cơ quan, đơn vị; xây dựng và duy trì đội tuyên truyền cơ động về ATTP trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng. Đưa tin tuyên truyền về tình hình ATTP cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong các đợt cao điểm hoặc sự cố ATTP;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, kiến thức và thực hành của chủ doanh nghiệp, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như:

+ Thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức về ATTP; huấn luyện knăng cho đối tượng là chủ các cửa hàng, quầy sạp kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật;

+ Tổ chức tuyên truyền và thực hiện các quy định truy xuất nguồn gốc nguyên liệu động, thực vật đưa vào chế biến tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể...

- Tổ chức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm ATTP, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP;

- Cập nhật kịp thời và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về: Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại A, B, C của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, địa chỉ nơi bày bán sản phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi và được xác nhận an toàn; kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các vụ việc vi phạm được phát hiện về ATTP.

3.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra

- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh vật tư sử dụng trong nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng và thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại nói riêng và các chỉ tiêu quy định về ATTP nói chung trong nông sản, thủy sản thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mvà vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh;

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra ATTP định kỳ và đột xuất tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo luật định;

- Ngăn chặn việc kinh doanh sản phẩm thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng hóa thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ ăn uống, giám sát, kiểm soát các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm.

3.3. Bảo đảm nguồn nguyên liệu ATTP cho sản xuất, chế biến thực phẩm

- Quy hoạch và xây dựng vùng chuyên canh RAT, VietGAP và hướng dẫn người nông dân trong việc trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bảo đảm các điều kiện ATTP theo quy định. Xây dựng các mô hình điểm về cung cấp RAT ở các chợ đầu mối;

- Triển khai việc xây dựng vùng chăn nuôi heo, gia cầm an toàn; tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi đủ điều kiện an toàn, quy trình chăn nuôi an toàn theo VietGAP;

- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, kiên quyết xử lý đối với các hộ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không thực hiện quy định phòng chống dịch bệnh;

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, hướng dẫn người sản xuất chọn lựa sử dụng vật tư đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Khuyến cáo người dân không sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm, giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và các quy định xử lý khi vi phạm sử dụng chất cấm gây mất an toàn thực phẩm;

- Tăng cường quản lý, kiểm tra việc tuân thủ quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

3.4. Thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và thông tin, cảnh báo nguy cơ, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

- Thiết lập và vận hành hệ thống giám sát, cảnh báo về ATTP trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về kết quả kiểm nghiệm thực phẩm của các Labo đạt chuẩn. Trong đó, có giám sát thường kỳ và đột xuất để phát hiện tồn dư hóa chất độc hại trong thực phẩm ở các chợ đầu mối bằng cách sử dụng mẫu xét nghiệm kiểm tra nhanh thực phẩm (test nhanh). Đồng thời, tổ chức cảnh báo công khai và kịp thời nguy cơ mất ATTP.

- Thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm không an toàn.

- Xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm tươi sống an toàn. Hỗ trợ các tập thể, cơ sở tiếp cận các kênh tiêu thụ.

- Phòng chống có hiệu quả thực phẩm là hàng gian, hàng giả và hàng kém chất lượng lưu thông phân phối trên thị trường.

- Xây dựng mô hình điểm các chuỗi về cung ứng, phát triển và quản lý thực phẩm an toàn từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn.

- Xây dựng mô hình điểm tại một số địa phương về chợ buôn bán gia cầm sống phục vụ người tiêu dùng (có sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP từ tuyến tỉnh đến cơ sở; thống nhất chương trình hành động trong phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;

- Tăng cường công tác quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, tổ chức giám sát chất lượng nguồn nước sạch sử dụng trong sản xuất thực phẩm, ăn uống, sinh hoạt và các thực phẩm khác theo quy định của Nhà nước;

- Xây dựng các mô hình điểm đảm bảo ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể; từng bước hoàn thiện mô hình, rút kinh nghiệm để nhân rộng;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về ATTP; phát hiện và xử phạt các vi phạm hành chính về ATTP theo quy định pháp luật. Đôn đốc các sở, ngành, UBND các cấp thực hiện trách nhiệm được phân công về bảo đảm ATTP và báo cáo đúng định kỳ;

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về các biện pháp cụ thể đảm bảo ATTP từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến có thể sử dụng ngay như: Các loại bánh, mứt, kẹo; các loại đồ uống; các sản phẩm từ bột (bún, bánh lọt, bánh canh, bánh tầm, hủ tiếu...); các loại giò, chả v.v...

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cung cấp thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác (VietGAP, GMP, HACCP,...); thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn để thiết lập liên kết với các kênh phân phối sản phẩm và với người tiêu dùng;

- Phối hợp Sở Công thương tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất - tiêu dùng sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn;

- Thí điểm mô hình sản xuất sản phẩm an toàn và liên kết chuỗi cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn (rau, thịt) tại một số chợ trung tâm thành phố Cà Mau và các huyện;

- Mở rộng, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn kết hợp với kim tra, lấy mẫu giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng;

- Tổ chức xây dựng 02 mô hình sản xuất (trồng rau, chăn nuôi) và 02 mô hình bảo quản, phân phối, kinh doanh (rau, thịt) trong chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.

3. Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương được phân công, phân cấp;

- Tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém chất lượng nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại;

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo tổ chức xây dựng các điểm, quầy sạp mua bán sản phẩm gia súc, gia cầm sạch tại các chợ và các đim dân cư. Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết và treo bảng hiệu mua bán thực phẩm sạch, không bị bơm nước, không có chất cấm... Phối hợp UBND thành phố Cà Mau tổ chức xây dựng 02 - 03 chợ điểm về ATTP;

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành tổ chức kết nối sản xuất - tiêu dùng sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn;

- Chủ trì, phối hợp Sở khoa học và Công nghệ tham mưu đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các Trung tâm thương mại, các chợ, hướng dẫn và giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn.

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cùng các địa phương tăng cường lực lượng và gia tăng kim tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống không an toàn, không rõ nguồn gốc;

- Tăng cường cán bộ quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và tại các chợ trên địa bàn.

4. Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố Cà Mau nắm chắc tình hình, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP; điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các dịch vụ ăn uống trong các trường học, xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm ATTP ở các trường có bếp ăn tập thể;

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP trong trường học, huy động giáo viên và học sinh tích cực tham gia công tác bảo đảm ATTP.

6. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí tương ứng với số thu tiền xử phạt hành chính về ATTP thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, chú trọng cả nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp, nhất là vùng sâu, vùng xa;

- Xây dựng quy trình kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm chặt chẽ; thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng theo quy định của pháp luật.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quản lý chặt chẽ đối với hình thức quảng cáo trực quan; quảng cáo bằng loa phóng thanh; màn hình chuyên quản, nhất là đối với thực phẩm chức năng và thực phm tăng cường vi cht dinh dưỡng.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và các báo địa phương

- Phối hợp với các cơ quan liên quan đưa thông tin về ATTP thành nội dung thường xuyên của chương trình phát sóng. Dành thời lượng phát sóng các chương trình về bảo đảm ATTP, các chuyên mục cố định, chuyên đề về bảo đảm ATTP ít nhất 01 tuần/lần;

- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh huyện, thành phố Cà Mau, Trạm Truyền thanh xã, phường, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền về ATTP tại địa phương.

10. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

- Triển khai công tác tuyên truyền vận động, giáo dục các tầng lớp nhân dân, phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là tiêu chí bình xét gia đình đạt chuẩn văn hóa ở khu dân cư, nhằm thúc đẩy hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng;

- Vận động đoàn viên, hội viên các cấp tham gia giám sát ATTP từng hộ gia đình, từng khu dân cư, từng tổ hợp tác, hợp tác xã trong nuôi, trồng, đánh bắt nguồn nguyên liệu thực phẩm ngay tại gốc. Không để thành viên của các hội có hành vi vi phạm ATTP trong trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt và chế biến.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

- Chủ tịch UBND trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP của địa phương, chủ động tổ chức lực lượng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn;

- Đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình bảo đảm ATTP;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về ATTP, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ATTP, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn đđảm bảo việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm; trong năm 2016, mỗi huyện, thành phố Cà Mau phối hợp với các ngành chức năng xây dựng được từ 1 - 2 khu trồng rau an toàn và chợ bán rau, thịt an toàn;

- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP, đặc biệt các khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; quý IV/2016 phải giải quyết dứt điểm việc bán thức ăn trước các cổng trường không đảm bảo ATTP, các dịch vụ ăn uống có sử dụng lò nướng gây khói bụi làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị và người dân;

- Có chính sách khen thưởng với các thông tin cung cấp có giá trị về mất ATTP; đồng thời quy trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu để xảy ra sự cố mất an toàn về thực phẩm.

Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp chung, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, các đoàn thể xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện, gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND (b/c),
- TT UBMTTQ VN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
-
Thành viên BCĐ liên ngành về ATVSTP;
- Các s, ban, ngành, đoàn thể cấp tnh;
- UBND các huyện, Tp. Cà Mau;
- Báo, đài địa phương;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Chuyên viên các khi (VIC);
- Lưu: VT, (TT)-Mi46.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 43/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu43/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/06/2016
Ngày hiệu lực24/06/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 43/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện 13/CT-TTg trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm Cà Mau 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện 13/CT-TTg trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm Cà Mau 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu43/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cà Mau
                Người kýNguyễn Tiến Hải
                Ngày ban hành24/06/2016
                Ngày hiệu lực24/06/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện 13/CT-TTg trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm Cà Mau 2016

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện 13/CT-TTg trách nhiệm quản lý nhà nước an toàn thực phẩm Cà Mau 2016

                      • 24/06/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/06/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực