Văn bản khác 449/KH-UBND

Kế hoạch 449/KH-UBND về phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong mùa khô năm 2016

Nội dung toàn văn Kế hoạch 449/KH-UBND chống hạn hán ứng phó ảnh hưởng El Nino Gia Lai 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 449/KH-UBND

Gia Lai, ngày 16 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN VÀ ỨNG PHÓ VỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG EL NINO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TRONG MÙA KHÔ NĂM 2016

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 32/CĐ-TW ngày 12/10/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương, về phòng chống thiên tai; Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTT ngày 23/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (về việc tăng cường thực hiện các gii pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino); theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh (về việc thực hiện tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chng hạn hán vụ Đông xuân năm 2015-2016 và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống hạn hán và ứng phó với nh hưởng của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn tnh Gia Lai với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tác động của hiện tượng El Nino, hạn hán trong mùa khô năm 2016.

- Có kế hoạch chủ động tổ chức sản xuất, điu chỉnh mùa vụ, cu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cp nước đảm bảo phục vụ thng lợi vụ Đông xuân 2015-2016 và vụ Mùa 2016.

- Chđộng điu tiết, dự trữ ngun nước phục vsản xut nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người và gia súc và công nghiệp.

2. Yêu cầu:

- Sử dụng tài nguyên nước một cách hp lý, tiết kiệm nước, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao.

- Tt cả các ngành, các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm "Bn tại ch" (chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) và "Ba sẵn sàng" (chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính).

II. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT VÀ NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÔ HẠN TRONG MÙA KHÔ NĂM 2016:

1. Hiện tượng El Nino:

Hiện tượng El Nino trong năm 2015 kéo dài đến hết mùa khô năm 2016 đạt cường độ tương đương với El Nino mạnh kỷ lục 1997-1998 và trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua kể từ khi có những quan trắc chi tiết vhiện tượng ENSO.

2. Nhiệt độ:

Nn nhiệt độ các tháng mùa khô năm 2016 ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN. Cụ thể như sau:

- Tháng 1, 2/2016 ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN;

- Tháng 3, 4, 5, 6 /2016 ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN.

3. Lượng mưa:

Tng lượng mưa trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh phbiến mức xấp xỉ hoặc thấp hơn so với TBNN. Trong thời gian mùa khô có khả năng xảy ra vài đợt mưa trái mùa. Đầu mùa và giữa mùa khô, lượng mưa phbiến ở mức thấp hơn TBNN, cuối mùa khô ở mức xấp xỉ TBNN. Cụ th như sau:

- Tháng 1, 2/2016: Khu vực các huyện phía Tây và trung tâm tỉnh lượng mưa không đáng k, khu vực các huyện phía Đông có mưa vài nơi, lượng mưa phổ biến thấp hơn so với TBNN;

- Trong tháng 3/2016 khả năng có một strận mưa trái vụ, lượng mưa phân bố không đu theo không gian, phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với TBNN;

- Tháng 4/2016: Lượng mưa có khả năng xấp xỉ so với TBNN, tháng 4 là tháng chuyn mùa, tạo điều kiện cho mây đi lưu phát triển, cn đề phòngggiật mạnh, mưa đá xảy ra trong thời kỳ này.

4. Thủy văn:

- Mực nước trên các sông suối thuộc vùng phía Tây và phần giữa tnh: Từ tháng 01 đến 4 năm 2016: Mực nước có xu thế giảm dần theo thời gian và đạt giá trị nhnhất ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, xuất hiện vào tháng 3. Sang tháng 4, do xut hiện những đợt mưa rào, nên trên các sông sui nhỏ mực nước có xu thế tăng.

- Mực nước trên các sông suối thuộc vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh: Từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2016: Mực nước và lưu lượng trên các sông, suối có dao động theo xu thế giảm. Mực nước thấp nhất có khả năng ở mức tương đương hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

- Hiện nay các hồ chứa nước ở khu vực phía Đông, Đông Nam tỉnh lượng nước trữ trong hồ chỉ đạt từ 30%-80% dung tích hồ. Lượng dòng chảy trên sông sui các tháng mùa khô 2016 thấp hơn trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn và khả năng thiếu nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và đu vụ mùa năm 2016 và thiếu nước sinh hoạt cao hơn so với năm trước, cạn kiệt mức nghiêm trọng, xảy ra trên diện rộng. Lượng dòng chảy trên các sông, suối, thiếu hụt từ 30 - 50%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Đánh giá chung:

Trên địa bàn tỉnh có 340 công trình thủy lợi (112 công trình hồ chứa, 188 đập dâng và 40 trạm bơm) với tng năng lực thiết kế tưới cho 54.684 ha, trong đó tưới cho 31.159 ha lúa, 23.525 ha rau màu và cây công nghiệp. Tuy nhiên, do tình hình thời tiết bt lợi, thiếu hụt ngun nước xảy ra nên dự kiến diện tích tưới vụ Đông xuân 2015-2016 là 23.950 ha lúa nước và 21.381 ha rau màu và cây công nghiệp, giảm so với vụ đông xuân năm 2014-2015 khoảng 2.670 ha lúa.

2. Tình hình mực nước các hồ chứa nước trong tỉnh:

- Các hồ chứa nước trên địa bàn toàn tỉnh đầu năm 2016 đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, một số hồ chứa ở khu vực phía Đông và Đông nam tỉnh mực nước và dung tích hiện tại thp hơn nhiều so với dung tích thiết kế, cụ th như sau:

Thống kê dung tích một số hồ cha nước thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn tỉnh:

STT

Tên công trình

Địa điểm XD

Dung tích thiết kế (106m3)

Dung tích hiện tại (106m3)

Dung tích cùng kỳ năm 2015 (106m3)

Dung tích hiện tại so với dung tích thiết kế (%)

Dung tích hiện tại so với cùng k năm 2015(%)

1

Hồ chứa AyunHạ

Ayun Pa

201

180,21

184,5

89,66

97,67

2

Hồ Biển Hồ

PleiKu

10,9

11,34

11,31

104,04

100,27

3

Hồ Ia HRung

Ia Grai

1,58

1,70

1,53

107,59

111,11

4

Hồ chứa Hà Ra Bắc

Mang yang

0,685

0,68

0,69

99,27

98,55

5

Hồ chứa Hà Ra Nam

Mang yang

2,004

1,52

2,31

75,85

65,80

6

Hồ Tân Sơn

Tân Sơn

4,09

4,10

4,08

100,24

100,49

7

Hồ Ia Mlá

Krong Pa

48,64

35,34

44,64

72,66

79,17

8

Hồ Hoàng Ân

Chư Prông

5,2

6,12

5,2

117,69

117,69

9

Hồ Ia Ring

Ia Băng

10,18

10,26

10,68

100,79

96,07

10

Hồ IaGlai

Chư Sê

2,8

3,46

3,43

123,57

100,87

11

Plei Pai

Chư Prông

9,58

9,73

9,27

101,57

104,96

12

Hồ Phú Cần

Krông Pa

0,908

0,814

0,563

89,60

144,52

13

Hồ Ia Dréh

Krông Pa

4,852

1,432

2,572

29,51

55,68

14

Hồ Hòn Cỏ

An Khê

0,10

0,086

0,0915

84,6

94,00

15

HBuôn Lưới

Kbang

1,1

1,045

0,847

95

123,38

16

H Plêi Tơ Kơn

Kbang

1,3

1,113

1,105

85,6

100,71

3. Diện tích gieo trồng vụ Đông xuân năm 2015-2016:

- Kế hoạch diện tích gieo trồng vụ Đông xuân năm 2015-2016 là 63.960 ha. Trong đó:

+ Diện tích lúa Đông xuân 2015-2016 là 23.950 ha lúa.

+ Diện tích cây Ngô: 4.500 ha.

+ Diện tích cây Khoai Lang: 550 ha.

+ Diện tích cây sắn: 5.700 ha.

+ Diện tích cây Đậu các loại: 11.310 ha.

+ Diện tích cây Lạc: 216.297 ha.

+ Diện tích cây Thuốc lá: 4.120 ha.

+ Diện tích cây Mía trồng mới: 8.100 ha.

+ Diện tích cây Hàng năm khác: 2.000 ha.

- Tiến độ gieo trồng đến ngày 15/02/2016: Toàn tỉnh đã gieo trồng được 52.728 ha cây trồng các loại đạt 82,4% KH và bng 95,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Lúa nước 22.764 ha, đạt 95% KH; ngô 3.534 ha, đạt 78,5% KH; đậu các loại 3.099 ha, đạt 86,6% KH; lạc 82,1 ha, đạt 54,7% KH; sắn 5.394 ha, đạt 94,6% KH; khoai lang 568 ha, đạt 103,2% KH; mía trồng mới 6.259 ha, đạt 77,3% KH; thuốc lá 3.320 ha, đạt 80,6% KH; rau các loại 8.763 ha, đạt 77,5% KH.

4. Các khu vực có thể xảy ra hạn hán:

- Thị xã Ayun Pa: Diện tích lúa có khả năng bị hạn khoảng 10 ha (Phường Cheo Reo 3 ha, xã Ia Sao 7 ha) do cuối kênh tưới của công trình thủy li Ayun Hạ.

- Huyện Chư Pưh: Diện tích lúa có khả năng bị hạn trên địa bàn huyện khoảng 300 ha. Cụ th:

+ Cánh đồng Ia Rong và cánh đồng Ia Blang-xã Ia Rong khả năng bị hạn khoảng 40 ha;

+ Cánh đồng Plei Đung, cánh đồng Plei Dư, cánh đồng Ia Pal và cánh đồng Ia Mét-xã Ia Hru: khả năng bị hạn khoảng 30 ha;

+ Cánh đng Tung Chrênh và cánh đồng Tung Đao-xã Ia Dreng: khả năng bị hạn khong 30 ha;

+ Cánh đồng Plei Djriết, cánh đồng Plei Hai Dong I và II-thị trấn Nhơn Hòa: khả năng bị hạn khoảng 55 ha;

+ Cánh đồng Plei Thơ Ga, cánh đồng Ia Chăm-xã Chư Don: khả năng bị hạn khoảng 65 ha;

+ Cánh đồng Ia Yô, cánh đồng đập Ia Blứ 4-xã Ia Le: khả năng bị hạn khoảng 20 ha;

+ Cánh đồng Đông xuân, cánh đồng thuộc đập tưới Ia HLốp-xã Ia Blứ: khả năng bị hạn khoảng 40 ha.

- Huyện Chư Prông: Diện tích có khả năng bị hạn hán 128 ha lúa nước:

+ Cánh đồng làng Klũh, Klãh - xã Ia Boòng: khả năng bị hạn khoảng 50 ha;

+ Cánh đng làng Ia Cành, Ia Nhung - xã Thăng Hưng: khả năng bị hạn khoảng 30 ha;

+ Cánh đồng làng Siu, Làng O Ngol - xã Ia Vê: khả năng bị hạn khoảng 40 ha;

+ Cánh đồng làng Bạc I - xã Ia Phìn: khả năng bị hạn khoảng 8 ha;

+ Ngoài ra các xã có diện tích lúa Đông xuân sản xuất theo các khe suối như: xã Ia Kly, xã Ia Me, Ia O, Ia Drăng... cũng có nguy cơ xảy ra hạn cao.

- Huyện Chư Sê: Diện tích có khả năng bị hạn là 110,8 ha lúa, gồm;

+ Diện tích canh tác do công trình thủy lợi Ia Pết xã Bờ Ngoong phụ trách tưới: khả năng bị hạn 4,3 ha, công trình Phạm Leo xã Bar Maih khả năng bị hạn 2,5 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Ia Lốp (Blin) - xã Ia Lốp phụ trách tưới: khả năng bị hạn 5 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập làng U - xã AI Bá phụ trách tưới: khả năng bị hạn 6,1 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Ia Bòong, đập Ia Pet, đập Hvăk - xã AI Bá phụ trách tưới: khả năng bị hạn 31 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Choa A neng, đập Greo Sec, đập Ia My, đập Bor - xã Dun phụ trách tưới: khả năng bị hạn 5,8 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Hố Lang - xã Chư Pong phụ trách tưới: khả năng bị hạn 15 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Chư Rui - xã Kông H'Tok phụ trách tưới: khả năng bị hạn 6,1 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Kueng Thoa - xã Ia Pal phụ trách tưới: khnăng bị hạn 4,0 ha;

+ Ngoài ra còn một số diện tích khác có khả năng bị hạn.

- Huyện Mang Yang: Diện tích lúa có khả năng bị hạn trong khu có công trình thủy lợi 60 ha:

+ Diện tích canh tác do công trình đập Lò Than - xã Ayun phụ trách tưới: khả năng bị hạn 10 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình đập Đăk Pơ You - xã Kon Chiêng phụ trách tưới: khả năng bị hạn 25 ha;

+ Diện tích canh tác do công trình tạm đập Đa ha - xã H’ra phụ trách tưới: khả năng bị hạn 5 ha;

+ Diện tích canh tác tại cánh đồng Roong - xã Đak Ta Ley phụ trách tưới: khả năng bị hạn 40 ha.

- Huyện Ia Grai: Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đến nay vẫn chưa tích trữ đủ nước, các hchứa nước chỉ đạt gần ti cao trình mực nước dâng bình thường, khả năng thiếu nước để phục vụ sản xuất vụ Đông xuân 2015-2016 sẽ xảy ra.

- Huyện Ia Pa: Do ảnh hưởng của tình hình thi tiết diễn biến bất lợi và do ảnh hưởng của Thủy điện Đăk Pi Hao 2 tích nước để phát điện, một số diện tích có thể bị khô hạn trong vụ Đông xuân năm 2015-2016 gồm: Cánh đồng Trạm bơm điện Đăk PTó; Trạm bơm điện Chư Răng 1,2; Trạm bơm điện Kim Tân 2; ngoài ra khu vực trạm bơm điện Plei Toan, trạm bơm điện Ia Kdăm cũng có khả năng xảy ra hạn hán.

- Huyện Đăk Đoa: Diện tích lúa nước thường xuyên bị khô hạn 378 ha.

- Huyện Kông Chro: Khả năng xảy ra hạn hán ở một số loại cây trồng như mỳ cao sản, bp lai, lúa nước....

- Huyện Kbang: Diện tích có thể xảy ra hạn do không chủ động được nguồn nước: 177 ha lúa, trong đó diện tích khu canh tác không có công trình thủy lợi là 99 ha (thuộc cánh đồng làng Kung-xã Sơ Pai: 14ha, cánh đồng Tà Lốp-xã Tơ Tung: 50 ha và 35 ha làng Cao Sơn, Klếch, Sui Lơ- xã Tơ Tung) và 78 ha thuộc khu tưới có các công trình thủy lợi: khu vực cuối cánh đng Đê Bar-làng Leng-xã Tơ Tung: 10 ha, cuối cánh đng suối Khăm-xã TTung: 10 ha, cuối cánh đồng Đăk Phan, cánh đồng thôn 2-xã Sơn Lang: 10 ha, cuối cánh đồng Mơ trai-xã Krong: 7 ha, cánh đồng Đăk Jăng-xã Lơ Ku: 26 ha, phía đông cánh đồng Buôn Lưới-xã Sơ Pai: 10 ha, cuối cánh đồng Đăk Book-xã Krong: 5 ha).

- Huyện Đức Cơ: Diện tích có nguy cơ thiếu nước cui vụ: 226,3 ha đt trng lúa, 85 ha đất trồng lúa bị khô hạn ngay tđầu vụ không thể sản xuất.

- Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, Krông Pa: Một số diện tích ở xa, cuối kênh của các công trình thủy lợi có khả năng xảy ra hạn vào cuối vụ.

- Các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tnh qun lý gm 32 công trình (gm 12 công trình hchứa, 17 công trình đập dâng, và 03 trạm bơm) tại các địa bàn: Thành Pleiku, Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Phú Thiện, TX Ayun Pa, Ia Pa, Krông Pa:

+ Các công trình thủy li là đập dâng có nguy cơ thiếu nước trong cuối tháng 2 và tháng; 3, đặc biệt là các công trình có phục vụ tưới cây công nghiệp (Cà phê): đập Plei Thơ Ga, đập Ia HLp - Chư Pưh; các công trình thủy lợi An Phú, Chư Á (đập Plei Wâu, đập đất, đập An Phú -xã An Phú, đập Bà Zĩ - xã Chư Á, Đập Ia Lôm- phường Phú Li); Đập dâng Ia Lâu-huyện Chư Prông.

+ Các công trình thủy lợi là hchứa có nguy cơ thiếu nước cao: Hchứa nước Ayun Hạ-huyện Phú Thiện, hồ chứa nước Ia Hrung-huyện Ia Grai.

+ Các công trình thủy lợi phục vụ tưới cây công nghiệp khả năng thiếu nước phục vụ tưới đt 2, đt 3.

5. Giải pháp phòng, chống hạn hán trong mùa khô năm 2016:

5.1. Giải pháp trước mắt:

a) UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Khu vực có công trình thủy lợi: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường phi hp với các đơn vị quản lý thủy nông để xác định khả năng cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi, từ đó có những phương án bố trí cu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng cân đối nguồn nước.

- Khu vực cách xa công trình thủy lợi, khu vực không có công trình thủy lợi, khu vực canh tác dựa vào nước trời, nước hi quy từ các công trình thủy lợi:

+ Khuyến cáo người dân canh tác một cách chủ động, chuyển đổi cấu cây trng từ cây lúa sang nhng cây trng ít dùng nước, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất;

+ Huy động và hỗ trợ nhân dân sử dụng các máy bơm của hộ gia đình bơm nước từ các khe suối, ao, hồ để phục vụ chống hạn; đào giếng các ao hồ nhỏ đcấp nước tưới; khoan giếng để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khô hạn;

+ Chủ động bố trí nguồn vốn địa phương để sửa chữa khắc phục các công trình thủy lợi nhỏ do địa phương quản lý để phục vụ hiệu quả;

- Đối với các trạm bơm điện dọc sông Ba thuộc địa bàn các huyện, thị xã (Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa):

+ Chính quyền các địa phương trên cần phối hợp chặt chẽ với Công ty Thủy điện An Khê Ka Nak, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Công ty C phn Điện Gia Lai đđảm bảo mực nước cho các trạm bơm; tham mưu, đề xuất kịp thời cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc;

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch chống hạn của địa phương đã xây dựng;

+ Huy động nguồn lực của nhân dân để nạo vét kênh mương nội đồng;

+ Khuyến cáo người dân gieo trồng theo kế hoạch mùa vụ, kế hoạch cấp nước ca các quan chuyên môn đthuận lợi cho việc vận hành công trình cấp nước phục vụ sản xut và đảm bảo tiết kiệm;

+ Tuyên truyền sâu, rộng đến nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

b) Đối với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi:

- Thường xuyên theo dõi tình hình thi tiết, mực nước hồ các hồ cha, phối hợp cht chẽ với chính quyn địa phương đlập kế hoạch sản xuất, khuyến cáo chuyn đi cơ cu cây trng tại những nơi bp bênh không chủ động được ngun nước tưới.

- Phối hợp với chính quyn địa phương huy động nhân vật lực đphục vụ chống hạn. Hướng dẫn nhân dân có biện pháp tích trữ nước trong ao, đầm đphục vụ tưới và chuyn đi cây trồng có nhu cầu sử dụng nước ít nhưng hiệu quả kinh tế cao.

- Thường xuyên duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị tại các trạm bơm, cửa van điu tiết nước, máy đóng m. Đối với các trạm bơm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, điện tận dụng tối đa bơm giờ thấp đim. Kiểm tra các máy bơm dự phòng được trang bị để chuẩn bị sẵn sàng bơm khi có hạn xảy ra.

- Quản lý chặt chẽ, điu tiết hợp lý nguồn nước; sửa chữa gấp những công trình bị hư hỏng nặng không đảm bảo dẫn nước, nạo vét hồ chứa, kênh mương từ ngun kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị, đảm bảo không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước.

- Khi tình hình hạn hán xảy ra, mực nước hồ, sông suối bị hạ thấp cần chun bị các máy bơm dã chiến, bơm thuyền để bơm sử dụng dung tích chết của hồ.

- Vận hành công trình theo đúng quy trình vận hành trong mùa kiệt. Khi xảy ra hạn hán cần thực hiện các biện pháp ưu tiên cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho gia súc và cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều tiết nước, kế hoạch chống hạn cụ thể của đơn vị.

- Phát động phong trào chống hạn trong nhân dân; tiến hành động viên, khen thưởng kịp thời đi với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống hạn hán.

5.2. Giải pháp lâu dài:

- Các địa phương cn kiện toàn tổ chức làm công tác quản lý hạn hán và quản lý thiên tai.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước trong mùa khô để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.

- Xây dựng các kịch bản chống hạn, thường xuyên cập nhật và điều chỉnh đcó các giải pháp chng hạn hiệu quả.

- Nhận định các khu vực bị hạn và hướng dn nhân dân chuyn đi cơ cu cây trồng, chuyển dịch thời vụ cây trồng cho phù hợp với tình hình thực tế, sdụng các giống lúa ngắn ngày đưa vào sản xuất vụ Đông Xuân đặc biệt khu vực thuộc các huyện phía Đông và Đông nam tỉnh đné hạn vào cuối vụ.

- Xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước. Ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trị cao.

- Áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và triển khai nhân rộng các mô hình này, cụ th:

+ Đối với cây lúa: Áp dụng các mô hình tiên tiến cho cây lúa như hệ thống thâm canh lúa cải tiến-SRI, Nông-L-Phơi; canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu-CSA...

+ Đi với cây trng cạn: Nhân rộng và áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới dí thay cho các biện pháp tưới tràn truyền thống rất tốn nước.

- Đối với các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Ba và suối Đăk Pơ You:

+ Yêu cầu STài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương đôn đốc, giám sát việc vận hành các hchứa của Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak, Công ty C phn Điện Gia Lai thực hiện nghiêm việc xả nước về hạ du trong mùa cạn theo quy định tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba được ban hành kèm theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch xả nước phục vụ chống hạn của các thủy điện thuộc các công ty này.

+ Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương với các Chủ đập thủy điện đvận hành các nhà máy thủy điện hợp lý; cung cấp thông tin kịp thời chính xác về nguồn nước để địa phương chủ động kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch chống hạn khi tình hình mực nước tại các hồ chứa xuống thấp hoặc do hư hỏng cần phải bảo dưỡng.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và nạo vét các hồ chứa bị hư hỏng, bồi lấp để tăng dung tích trữ nước mùa mưa, phục vụ chống hạn.

- Đầu tư xây dựng mới một số công trình thủy lợi trọng điểm nhằm trnước, điu hòa và phân phối hợp lý nguồn nước trong năm cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trong khu vực và kết hợp phòng chống lũ.

- Bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.

- Thường xuyên cập nhật sliệu hạn hán, báo cáo đy đủ vSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh) để tổng hp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét chỉ đạo kịp thời.

IV. KẾ HOẠCH KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương đtriển khai công tác phòng chống hạn theo đúng quy đnh pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh):

- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kim tra, đánh giá mức độ thiệt hại do hạn hán gây ra, đxuất công bố hạn, hỗ trợ khc phục theo đúng chính sách quy định.

- Theo dõi, đôn đc các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này, tng hp báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do hạn hán gây ra vUBND tỉnh đtheo dõi, chỉ đạo.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tchức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn.

- Khi có thiệt hại do hạn hán gây ra phải báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hp, báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo.

- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để triển khai công tác phòng chống hạn, nếu vượt khả năng ngân sách của địa phương thì báo cáo về Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh.

3. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, Cổng thông tin điện tử tỉnh:Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các bản tin khô hạn do Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Tây Nguyên cung cấp. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, các Văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và của UBND tỉnh vcông tác phòng, chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.

4. Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Tây Nguyên: Tăng cường dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết, khí hậu, các bản tin khô hạn trong mùa khô năm 2016. Thông báo kịp thời cho các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đchủ động ứng phó với tình hình khô hạn, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Công Thương: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy điện trên dòng sông Ba, sông Sê San đđảm bảo vận hành xả nước về hạ du theo đúng quy trình vận hành liên hchứa trong mùa cạn, ưu tiên ngun nước phục vụ dân sinh, sản xuất.

6. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

(Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các đơn vị báo cáo vThường trực Ban Chỉ huy Phòng chng thiên tai và TKCN tnh (SNông nghiệp và PTNT) đtổng hợp, báo cáo và đxuất cho UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo).

Trên đây là Kế hoạch phòng chống hạn hán và ứng phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành của tỉnh; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban chđạo TW về PCTT(b/c):
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- Thường trực Tnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tnh:
- Các s, ban, ngành ca tnh:
- UBND các huyện, thị xã, thành ph;
- Đài PT-TH tnh, Báo Gia Lai;
- Cổng thông tin điện tử tnh;
- Đài Khí tượng thủy văn KV Tây Nguyên:
- Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tnh:
- Lưu VT, KTTH, NL

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 449/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu449/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/02/2016
Ngày hiệu lực16/02/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 449/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 449/KH-UBND chống hạn hán ứng phó ảnh hưởng El Nino Gia Lai 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 449/KH-UBND chống hạn hán ứng phó ảnh hưởng El Nino Gia Lai 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu449/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Gia Lai
                Người kýKpă Thuyên
                Ngày ban hành16/02/2016
                Ngày hiệu lực16/02/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 449/KH-UBND chống hạn hán ứng phó ảnh hưởng El Nino Gia Lai 2016

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 449/KH-UBND chống hạn hán ứng phó ảnh hưởng El Nino Gia Lai 2016

                      • 16/02/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 16/02/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực