Văn bản khác 46/KH-UBND

Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 124/QĐ-TTg

Nội dung toàn văn Kế hoạch 46/KH-UBND 2014 đào tạo cán bộ công chức cơ sở Bình Định 2015 2020 theo 124/QĐ-TTg


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Bình Định, ngày 16 tháng 12 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020” (gọi tắt là Đề án); Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho 04 huyện miền núi, trung du gồm: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và Tây Sơn, với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tiếp tục tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho 04 huyện miền núi, trung du giáp Tây Nguyên: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và Tây Sơn, để góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Ngoài nội dung đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chỉnh phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; từ nay đến năm 2020, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho: 82 lượt người có trình độ văn hóa Trung học phổ thông; 164 lượt người đạt trình độ trung cấp chuyên môn; 205 lượt người về lý luận chính trị; 123 lượt người về tiếng dân tộc; bồi dưỡng 533 lượt người về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Số lượt cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014, cả giai đoạn 2015 - 2020, mỗi xã được cử 27 lượt cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách tham gia đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, mỗi xã có 02 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng văn hóa Trung học phổ thông; 04 lượt người đào tạo, bồi dưỡng trung cấp chuyên môn; 05 lượt người về lý luận chính trị; 03 lượt người về tiếng dân tộc; 13 lượt người về hành chính, kiến thức quốc phòng, an ninh và tin học văn phòng.

Tổng số lượt cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cả giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh là 1.107 lượt/41 xã.

2. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo, bồi dưỡng trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ: Phải đảm bảo đúng theo vị trí việc làm và chức danh đang đảm nhiệm (không thực hiện đào tạo cao đẳng trở lên cho cán bộ, công chức cấp xã).

- Lý luận chính trị: Đào tạo trung cấp đối với cán bộ và sơ cấp đối với công chức chuyên môn.

- Tiếng dân tộc: Chủ yếu đào tạo cho cán bộ, công chức người Kinh chưa biết tiếng dân tộc, công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc (chiếm 85% dân số trở lên).

- Văn hóa Trung học phổ thông: Đào tạo đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

- Đối với những người hoạt động không chuyên trách, số lượt đào tạo, bồi dưỡng trong tổng số 533 lượt đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành chính, quốc phòng, an ninh do UBND tỉnh quyết định.

3. Chế độ về đào tạo, bồi dưỡng

Các chế độ về đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính. Các chính sách hỗ trợ kèm theo được thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ (được cấp tài liệu học tập, được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian học tập trung, được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập); đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được trợ cấp tham quan, học tập theo quy định tại Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Ngoài ra, còn theo các quy định của tỉnh đối với cán bộ, công chức được cử tham gia các lớp bồi dưỡng chính quyền cơ sở.

4. Kinh phí thực hiện

a) Dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức - cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cho 04 huyện miền núi, trung du giáp Tây Nguyên gồm: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và Tây Sơn, giai đoạn 2015 - 2020 là 8.134.270.000 đồng (Tám tỉ, một trăm ba mươi bốn triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

b) Phân kỳ kinh phí từng năm:

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giai đoan 2015 - 2020

Đào tạo, bồi dưỡng

1.388.777

1.388.777

1.388.777

1.388.777

1.388.777

1.190.385

8.134.270

(Có bảng dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)

c) Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí trong tổng dự toán kinh phí.

- Ngân sách tỉnh: Hỗ trợ 30% kinh phí trong tổng dự toán kinh phí. Cân đối kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP Chính phủ và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình mục tiêu tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão và Tây Sơn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hàng năm theo đúng theo Kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch và những vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện trình UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, địa phương liên quan phân bổ kinh phí trình UBND tỉnh giao dự toán kinh phí cho các đơn vị để thực hiện Kế hoạch.

3. Ban Dân tộc: Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, địa phương liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh thực hiện các nội dung về tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số.

4. UBND các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và Tây Sơn

- Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đến năm 2020 đạt chuẩn theo Kế hoạch đã

đề ra. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ tới của địa phương.

- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách được cử đi học theo đúng quy định.

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).

5. Trường Chính trị tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị, bổ túc văn hóa Trung học phổ thông cho cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Kế hoạch.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục ‘kiến thức quốc phòng, an ninh đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc 04 huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và Tây Sơn.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc khó khăn, đề nghị cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Sở: TC; KH và ĐT; GD và ĐT;
- Ban Dân tộc;
- Trường Chính trị tỉnh;
- Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh;
- UBND các huyện: AL, VC, VT, TS;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, SNV, K12.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 46/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu46/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/12/2014
Ngày hiệu lực16/12/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 46/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 46/KH-UBND 2014 đào tạo cán bộ công chức cơ sở Bình Định 2015 2020 theo 124/QĐ-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 46/KH-UBND 2014 đào tạo cán bộ công chức cơ sở Bình Định 2015 2020 theo 124/QĐ-TTg
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu46/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýHồ Quốc Dũng
                Ngày ban hành16/12/2014
                Ngày hiệu lực16/12/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 46/KH-UBND 2014 đào tạo cán bộ công chức cơ sở Bình Định 2015 2020 theo 124/QĐ-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 46/KH-UBND 2014 đào tạo cán bộ công chức cơ sở Bình Định 2015 2020 theo 124/QĐ-TTg

                      • 16/12/2014

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 16/12/2014

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực