Văn bản khác 65/KH-UBND

Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 65/KH-UBND 2017 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH THANH HÓA

1. Cơ sở bán buôn:

Toàn tỉnh có 90 cơ sở đăng ký bán buôn, có 86 cơ sở đạt tiêu chuẩn GDP (đạt 93,3%), 04 cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn GDP. Các kho thuốc thuộc cơ sở bán buôn đều đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng thuốc như đã đăng ký đến với người sử dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định về vận chuyển thuốc bằng phương tiện chuyên dụng chưa được các cơ sở bán buôn thực hiện thường xuyên nên có ảnh hưởng một phần đến chất lượng thuốc khi lưu thông trên địa bàn.

2. Cơ sở bán lẻ:

Toàn tỉnh có 3.029 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó 2.141 cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP (chiếm 70,68%). Các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, người bán thuốc tư vấn cho bệnh nhân về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều trị. Một số cơ sở bán lẻ thuốc chưa thực hiện nghiêm quy định về bán thuốc theo đơn. Mặt khác việc thực hiện các quy trình thao tác chuẩn (SOP) của các cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP chưa được chủ cơ sở tự giác, nghiêm túc duy trì thực hiện thường xuyên.

3. Tình hình sản xuất thuốc:

Trên địa bàn có 03 cơ sở sản xuất thuốc (gồm Công ty cổ phần Dược-VTYT Thanh Hóa, Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng, Cơ sở sản xuất thuốc thể thao), trong đó có 01 cơ sở sở sản xuất tân dược đạt tiêu chuẩn GMP (Công ty cổ phần dược-VTYT Thanh Hóa). Riêng 02 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn phải đầu tư nhiều (đặc biệt là nhà xưởng, trang thiết bị, kho bảo quản dược liệu và kho thành phẩm...) mới có thể đạt tiêu chuẩn GMP.

4. Về hoạt động kiểm nghiệm thuốc:

Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở được giao chức năng kiểm nghiệm thuốc là Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn GLP và ISO 17025 và 01 phòng Kiểm tra chất lượng thuốc thuộc Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn GLP. Các cơ sở này đã hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý chất lượng thuốc.

5. Về hoạt động dược lâm sàng:

37/37 bệnh viện công lập trên địa bàn có bộ phận Dược lâm sàng - Thông tin thuốc. Một số bệnh viện ngoài công lập cũng đã triển khai hoạt động này. Bộ phận Dược lâm sàng - Thông tin thuốc hoạt động thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao trong việc cung cấp thông tin về thuốc, tư vấn cho thầy thuốc trong chỉ định thuốc an toàn. Việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) thì đã được chú trọng và được thực hiện khá tốt tại các bệnh viện; Tuy nhiên do nguồn nhân lực dược sỹ hạn chế, đặc biệt là dược sỹ lâm sàng hoặc thầy thuốc có chứng chỉ hoạt động dược lâm sàng nên còn nhiều bệnh viện mới chỉ triển khai theo bề nổi, chưa có bề sâu trong hoạt động dược lâm sàng.

6. Về nhân lực dược: Tham khảo tại Phụ lục 1.

Trong 3.317 cán bộ thì số lượng Dược sĩ có trình độ đại học và sau đại học còn rất thấp (360 dược sỹ đại học, chiếm 10,9%), số lượng Dược sĩ trung học rất cao (chiếm 74,5%) và vẫn còn nhiều dược tá và công nhân trong các cơ sở sản xuất thuốc (chiếm 14,6%). Tỷ lệ Dược sĩ đại học/vạn dân còn thấp mới đạt 1,04%.

7. Về thực hiện lộ trình kho đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP:

Số lượng cơ sở tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP trên địa bàn đến trước năm 2017 là 86 (kể cả kho thuốc thuộc các cơ sở bán buôn đạt tiêu chuẩn GDP); Việc triển khai kho bảo quản thuốc tại các bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hạn hẹp và người đứng đầu cơ sở chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Mặt khác, Bộ Y tế chưa ban hành các tiêu chuẩn tham chiếu cụ thể để đánh giá kho thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP.

Phần II

MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. Mục tiêu đến năm 2020:

1. 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.

2. Phấn đấu sản xuất được 20% tổng giá trị nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuc cổ truyền, thuốc dược liệu trong tỉnh. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó tổng giá trị thuốc sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền chiếm 30%.

3. Quy hoạch vùng nuôi trồng và phát triển dược liệu, phát huy thế mạnh của nguồn dược liệu tại Thanh Hóa; kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến, chiết xuất hoạt chất từ dược liệu nuôi trồng.

4. Phấn đấu có 3,5% số mặt hàng thuốc generic sản xuất trong tỉnh được đánh giá tương đương sinh học (khoảng 10-15 mặt hàng thuốc).

5. 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 100% cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

6. Phấn đấu nhà máy sản xuất dung dịch lọc thận hoạt động đạt hiệu suất 80%; Đầu tư dây chuyền sản xuất viên nang mềm, dây chuyền sản xuất dịch truyền.

7. 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương (đóng trên địa bàn) có bộ phận dược lâm sàng; 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng; 50% cán bộ dược tại bệnh viện có trình độ cao đẳng trở lên.

8. Đạt tỷ lệ 1,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.

9. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội đạt giá trị tiền thuốc 60%, trong đó 35% thuốc sản xuất trong tỉnh.

II. Mục tiêu định hướng đến năm 2030:

1. Thuốc sản xuất trong tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ sở khám chữa bệnh; phấn đấu sản xuất khoảng 400 mặt hàng, trong đó khoảng 100 mặt hàng thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu;

2. Sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị như: thuốc chống ung thư, tim mạch, tiểu đường;

4. Phấn đấu sản xuất được nguyên liệu làm thuốc; đặc biệt quan tâm đến nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu;

5. Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì, vật tư y tế;

6. Cơ sở kiểm nghiệm: Tiếp tục đầu tư về trang thiết bị, nguồn nhân lực để Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa phát triển ngang tầm các Trung tâm lớn trong cả nước;

7. Phấn đấu có thêm 01 Trung tâm thương mại dược phẩm - mỹ phẩm có trụ sở tại huyện Ngọc Lặc;

8. Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 35%;

9. 100% các bệnh viện có bộ phận dược lâm sàng để làm tốt công tác hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và thông tin thuốc;

10. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội đạt giá trị tiền 70% trong đó 50% thuốc sản xuất trong tỉnh. Tỷ lệ sử dụng thuốc y học cổ truyền đạt giá trị tiền 30% thuốc sản xuất trong tỉnh.

11. 100% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương (đóng trên địa bàn) có bộ phận dược lâm sàng, 100% bệnh viện tuyên huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. Đến năm 2025 có 100% cán bộ dược tại bệnh viện có trình độ cao đẳng trở lên.

III. Yêu cầu

- Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu vùng xa.

- Phát triển ngành dược phải gắn chặt với công tác bảo vệ môi trường.

Phần III

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Triển khai chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật:

1.1. Trong năm 2017 tổ chức triển khai sâu rộng Luật Dược năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hướng dẫn thi hành Luật Dược đến tất cả các đối tượng sản xuất, tồn trữ, lưu thông, phân phối, sử dụng thuốc.

1.2. Các năm tiếp theo: tiếp tục triển khai các văn bản do Bộ Y tế ban hành nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Dược năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Dược.

2. Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức:

Hàng năm tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành dược trên cơ sở phối hợp của các phòng chức năng và đơn vị liên quan nhằm đảm bảo hoạt động của ngành dược tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Nghiên cứu khoa học:

Khuyến khích các đơn vị trực thuộc nghiên cứu khoa học để có các công trình nghiên cứu khthi, đáp ứng nhu cầu về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng và đảm bo chất lượng thuốc, đặc biệt khuyến khích các công trình nghiên cứu các dạng bào chế mới phục vụ cho sản xuất thuốc của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong tỉnh.

4. Đào tạo:

Hàng năm phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức đào tạo liên tục cập nhật kiến thức dược lâm sàng cho các dược sỹ, đặc biệt dược sỹ làm việc tại bệnh viện, đảm bảo đến năm 2021 sẽ triển khai toàn diện hoạt động dược lâm sàng trên tất cả các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh.

Phối hợp với các Trường để đào tạo dược sỹ cao đẳng cho các dược sỹ trung học hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập.

5. Sản xuất thuốc:

5.1. Số lượng mặt hàng thuốc: Tập trung sản xuất khoảng 400 mặt hàng, trong đó có khoảng 100 mặt hàng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

5.2. Nâng cấp cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng thành nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO;

5.3. Phấn đấu xây dựng nhà máy sản xuất thuốc trong đó có dây truyền sản xuất viên nang mềm, dây truyền sản xuất dung dịch tiêm truyền;

5.4. Sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị như thuốc chống ung thư, thuốc tim mạch, thuốc chống đái tháo đường...

5.5. Đưa nhà máy sản xuất dung dịch lọc thận đi vào hoạt động đt hiu suất 70 - 80%;

5.6. Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì, vật tư y tế tiêu hao;

5.7. Phấn đấu có 10 - 15 mặt hàng được đánh giá tương đương sinh học.

6. Cung ứng thuốc:

6.1. Đảm bảo 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh;

6.2. 100% các các công ty, doanh nghiệp có xe chuyên dụng để vận chuyển thuốc bảo đảm chất lượng thuốc trong quá trình vận chuyển;

6.3. 100% các cơ sở bán buôn đạt tiêu chuẩn GDP. 100% cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn và 50% tủ thuốc trạm y tế đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”-GPP;

7. Sử dụng thuốc:

7.1. 100% các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện công khai thuốc;

7.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội đạt giá trị tiền 70%, trong đó 35% thuốc sản xuất trong tỉnh;

8. Kiểm nghiệm thuốc:

8.1. 100% mặt hàng thuốc sản xuất trong tỉnh đều được kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng;

8.2. 100% mẫu gửi đến được kiểm tra chất lượng;

8.3. Phấn đấu đưa số mẫu kế hoạch lên 2.000 mẫu/năm.

9. Bảo quản thuốc:

9.1.100% kho của các cơ sở bán buôn đạt tiêu chuẩn GSP;

9.2. 100% kho của các khoa dược bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP;

10. Dược lâm sàng:

10.1. 100% bệnh viện trên địa bàn tỉnh có hoạt động dược lâm sàng;

10.2. 100% các cơ sở khám, chữa bệnh và bán lẻ thuốc tổ chức theo dõi và báo cáo ADR (nếu có).

11. Phát triển thuốc y học cổ truyền:

11.1. Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ (thuộc Viện Dược liệu-Bộ Y tế) tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng và phát triển dược liệu, phát huy thế mạnh của nguồn dược liệu tại Thanh Hóa (Tham khảo Phụ lục 2 và Phụ lục 3).

11.2. Đến năm 2020 các vùng trồng dược liệu trong tỉnh phấn đấu đảm bảo 50% nhu cầu (giá trị tiền) về dược liệu phục vụ sản xuất thuốc chín và nguyên liệu cho sản xuất thuốc ctruyền, thuốc dược liệu;

11.3. Đến năm 2030 phấn đấu đạt 75-80% nhu cầu (giá trị tiền) về dược liệu của các cơ sở khám, chữa bệnh và sản xuất thuốc trong tỉnh;

11.4. Tỷ lệ sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh đạt 30% (giá trị tiền);

12. Các dự án ưu đãi đầu tư:

Kêu gọi đầu tư từ các Dự án được hưởng ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dược trên địa bàn tỉnh căn cứ vào Phụ lục Danh mục các dự án tập trung, ưu đãi đầu tư Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Trước mắt kêu gọi các dự án liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng dược liệu để có thể khoanh vùng trồng dược liệu thế mạnh của tỉnh như: Hy thiêm, Sa nhân tím (Thạch Thành), Ba kích (Như Thanh), Quế (Thường Xuân)...

II. Kinh phí thực hiện

Chi tiết tại Phụ lục 4.

III. Cơ chế báo cáo

Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo 6 tháng, hằng năm theo yêu cầu và quy định của Bộ Y tế; gửi về Phòng Pháp chế và Hội nhập, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế là chủ đầu tư tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:

1.1. Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các kế hoạch, đề án, dự án mới về phát triển ngành Dược như:

+ Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực dược đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

+ Đề án Quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

+ Kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, TTB cho các kho thuốc tại các bệnh viện tuyến tỉnh (kể cả bệnh viện công lập và ngoài công lập) và trung tâm y tế huyện (bao gồm cả bệnh viện tuyến huyện) đạt tiêu chuẩn GSP đến năm 2030.

1.2. Tổng hợp xây dựng dự toán chi hàng năm của các đơn vị y tế, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ từ nguồn kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng triển khai thực hiện.

1.3. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng dự án triển khai thực hiện quy hoạch; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện để tổng hợp báo cáo UBND tnh.

1.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề mới phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

2. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan:

2.1. Sở Kế hoạch & Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh về việc lồng ghép các chương trình, dự án và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư phát triển ngành Dược trên địa bàn tỉnh.

2.2. Sở Tài chính:

Hàng năm trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tổng hợp nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn:

2. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện đề án, dự án trong lĩnh vực khoanh vùng đất trồng dược liệu, tạo giống, nuôi trồng và thu hái dược liệu phục vụ phát triển chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;

Nghiên cứu và phổ biến các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng chống bệnh dịch hại trên cây thuốc nuôi trồng.

2.4. Sở Công Thương:

Phối hợp với Sở Y tế quản lý việc buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc tân dược và dược liệu dùng cho các lĩnh vực khác như: dược liệu dùng để sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp hóa dược, tinh dầu, chất thơm...

2.5. Sở Khoa học & Công nghệ:

Phối hợp với Sở Y tế về nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp dược, công nghệ chọn, tạo giống, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm và tiêu chuẩn hóa;

2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, giao, cho thuê đất nông, lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển dược liệu.

2.7. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Y tế tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện lao động đặc thù của cán bộ dược.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các Sở ban ngành liên quan ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc, bảo tồn, nuôi trồng và phát triển dược liệu theo quy hoạch và có biện pháp quản lý, thực hiện có hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Thanh Hóa. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) (để b/c);
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, vx.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC 1

NHÂN LỰC DƯỢC

(Nguồn: Sở Y tế Thanh Hóa)

Tên đơn vị

Tiến sỹ, DSCKII

Thạc sỹ, DSCKI

Đại học

Trung học

Sơ học

Tổng

1. Các đơn vị công lập

04

31

61

357

26

479

- Tuyến tỉnh

04

24

23

55

11

117

- Tuyến huyện

0

04

35

287

14

340

- Tuyến xã

0

0

0

15

01

16

- Trường Cao đẳng y tế

0

03

03

0

0

06

2. Các đơn vị ngoài công lập

03

72

186

2112

460

2833

- Các DN tư nhân, Cổ phần

03

71

174

2092

460

2800

- Các bệnh viện

0

01

08

14

0

23

- Các trường trung cấp y tế

0

0

04

06

0

10

3. Các đơn vị TW trong tỉnh

0

03

0

02

0

05

Tổng cộng

07

106

247

2.471

486

3.317

Tỷ lệ %

10,9

74,5

14,6

100

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC CÂY DƯỢC LIỆU CÓ TIỀM NĂNG KHAI THÁC TẠI TỈNH THANH HÓA

(Nguồn: Viện Dược liệu - Bộ Y tế)

STT

Tên Dược liệu

Tên khoa học

Nơi khai thác

Ước tính (tấn)

1

Bách bộ

Stemona tuberosa Lour.

Thường Xuân, Cẩm Thủy, Quan Sơn

15

2

Bồ bồ/nhân trần

Adenosma spp. (Adenosma caeruleum R. Br, Adenosma indiana (Lour.) Merr.)

Thạch Thành; Nông cống; Các huyện miền núi

35

3

Chân chim

Schefflera spp.

Các huyện miền núi

10

4

Củ chóc

Typhonium trilobatnm (L.) Schott

Hà Trung; Vĩnh Lộc

5

5

Dây đau xương

Tinospora sinensis Lour. Merr.

Quảng Xương; Hà Trung...

5

6

Hà thủ ô trắng

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Như Thanh; Bá Thước; Quan Sơn; Lang Chánh, Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy

5

7

Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria Lour.

Như Thanh; Bá Thước; Quan Sơn; Lang Chánh

20

8

Hương phụ

Cyperus stoloniferus Wahl.

Tĩnh Gia; Hoàng Hóa; Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn

40

9

Khúc khắc

Heterosmilax spp.

Như Thanh; Bá Thước; Quan Sơn; Lang Chánh, Mường Lát

50

10

Ngũ sắc

Ageratum conizoides L.

Bá Thước; Thường Xuân; Quan Hóa; Lang Chánh...

50

11

Quế rừng

Cinnamomum spp.

Như Thanh; Bá Thước; Quan Sơn; Lang Chánh, Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy

10

12

Sa nhân

Amonum spp.

Thường Xuân; Quan Sơn; Mường Lát

10

13

Sài hồ nam

Plucheapteropoda Hemsl

Nga Sơn; Hoằng Hóa

20

14

Thạch - Thủy xương bồ

Acorus spp.

Các huyện miền núi

15

15

Thảo quyết minh

Senna tora (L.) Roxb.

Thạch Thành; Cẩm Thủy

30

16

Thiên niên kiện

Homalomena spp. (Homalomena occulta, Homalomena tonkinenis)

Thường Xuân; Lang Chánh; Quan Sơn

30

17

Thổ phục linh

Smilax glabra Roxb.

Thường Xuân; Lang Chánh; Bá Thước

30

 

TỔNG CỘNG:

 

 

380

 

 


 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TRỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA

(Nguồn: Viện Dược liệu - Bộ Y tế)

STT

Tên dược liệu

Tên Khoa học

Dự kiến diện tích trồng (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Địa điểm trồng dự kiến (vùng, xã, huyện)

I

Nhóm loài bản địa

 

 

 

 

1

Ba kích

Morinda officimalis How

20

2

40

Trung du, miền núi thấp

2

Bồ bồ

Adenosma mdiana (Lour) Merr.

30

2

60

Trung du, miền núi thấp

3

Cà gai leo

Solanum procumbens Lour.

30

5

150

Đồng bằng

4

Cỏ ngọt

Stevia rebaudiana (Bert oni) Bertoni

10

6

60

Đồng bằng, trung du: Quảng Xương, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

5

Củ mài

Dioscorea persimilis Prain et Burkill.

30

3

90

Trung du, miền núi thấp: Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn

6

Địa liền

Kaempferia galanga L.

10

2

20

Đồng bằng: Như Xuân, Thạch Thành, Ngọc Lặc

7

Đinh lăng

Polyscias/ruticosa (L.) Harms

50

20

1000

Đồng bằng, Trung du, miền núi thấp: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

8

Dâu tằm

Morus alba L.

10

10

100

Thiệu Đô - Thiệu Hóa

9

Giảo cổ lam

Gynostemma pentaphylhmi (Thunb.) Makino

10

2

20

Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Nghiêm - Bá Thước

10

Hòe

Syphnolobium japonicum (L.) Schott

20

1

20

Trồng rải rác ở nhiều nơi (Thiệu Dương, Tp Thanh Hóa...)

11

Hương nhu trắng

Ocimum gratissimum L.

30

1

30

Trung du, miền núi thấp: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

12

Húng quế

Ocimum basilicum

5

8

40

Thạch Sơn, Thạch Bình - Thạch Thành

13

Hy thiêm

Sigesbeckia orientalis L.

20

2,5

50

Trung du, miền núi thấp: Thành Hưng - Thạch Thành

14

Ích mẫu

Leonupus japonious Houtt.

10

3

30

Trung du, miền núi thấp Đồng Bằng: Thành Hưng - Thạch Thành

15

Khôi

Ardisia gigantifolia Stapf

10

2

20

Cổ Lũng - Bá Thước

16

Mã tiền

Strychmos Nuc vomica (Loganiaceae)

10

5

50

Trung du, miền núi thấp: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

17

Náng

Crinum asiaticum L.

30

3

90

Đồng bàng, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh

18

Nghệ

Curcuma longa L.

200

20

4000

Trung đu, miền núi thấp: Thạch Thành

19

Quế

Cinnamomum cassia Presl

20.000

5

100.000

Thường Xuân:

Trung du, miền núi thấp

20

Sả

Symbopogon spp. (C. citratus, C. martinii, C. nardus)

50

4

200

Trung du, miền núi thấp: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

21

Sa nhân tím

Amomum villosum Lour., Amomum longiligulare T. L.Wu

20

0,5

10

Trung du, miền núi thấp Thạch Thành, Ngọc Lặc.

22

Thiên niên kiện

Homalomena occulta (Lour.) Schott

30

1,5

4,5

Trung du, miền núi: Thường Xuân

23

Sinh địa

Rehmania Glutinosa (Scrophulariaceae)

30

2

60

Trung du, miền núi thấp Thạch Thành, Ngọc Lặc.

24

Thanh hao hoa vàng

Artemisia annua L.

20

3

60

Đồng bàng: Quáng Xương, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

25

Rau đắng biển

Bacopa monieri (L.) Wettst.

10

1.5

15

Đồng bằng: Quảng Xương, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

26

Trinh nữ hoàng cung

Artemisia annua L.

20

1

20

Đồng bằng: Nga Sơn, Kiến Xương, Tĩnh Gia

II

Nhóm loài nhập nội

 

 

 

 

27

Đương quy

Angelica acutiloba (Sieb et Zuec Kitagqwa)

10

2

20

Lũng Cao (Son Bá Mười) - Bá Thưởc

28

Tam thất

Panax notaginseng (Bark) F. H. Chen.

10

2

20

Lũng Cao (Son Bá Mười) - Bá Thước

29

Xuyên khung

Ligusticum Wallichii (Apiaceae)

10

2

20

Trung du, miền núi thấp: Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh

 

TỔNG CỘNG

20.475

 

106.209,5

 

 


TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Năm

Hoạt động

Nguồn vốn đầu tư

 

Kinh phí tư nhân

Kinh phí doanh nghiệp

Kinh phí do đơn vị chi trả từ các nguồn vốn hợp pháp (kinh phí sự nghiệp, kinh phí hỗ trợ theo cơ chế chính sách...)

 

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

 

 

[I]. GIAI ĐOẠN 2017-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2017

Hoàn Chỉnh Kế hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2018

Mua máy vi tính phục vụ hoạt động của 37 khoa dược của BVĐK tuyến huyện và 27 bộ phận dược của TTYT huyện.

 

 

 

 

 

 

64

10

640

 

 

Xây dựng dây chuyền sản xuất viên nang mềm (Công ty CP Dược-VTYT Thanh Hóa (Thephaco).

 

 

 

1

7,000

7,000

 

 

 

 

 

Nâng cấp nâng cấp các nhà máy hiện có (Thephaco)

 

 

 

2

2,000

6,000

 

 

 

 

 

Đào tạo (liên thông) Dược sỹ cao đẳng từ dược sỹ trung học

 

 

 

 

 

 

170

10

1700

 

 

Đầu tư trang thiết bị để kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP

10

200

2,000

 

 

 

20

200

4,000

 

2019

Phát triển vùng trong cây thuốc theo quy hoạch, đảm bảo nhu cầu dược liệu cho sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Thephaco)

 

 

 

1

2,000

2000

 

 

 

 

 

Xây dựng cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn GDP

 

 

 

4

200

800

 

 

 

 

 

Xây dựng kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP tại 17 bệnh viện công lập (còn lại) trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

17

200

3,400

 

 

Phát triển vùng trong cây thuốc theo quy hoạch, đảm bảo nhu cầu dược liệu cho sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (CSSX thuốc YHCT Bà Giằng)

 

 

 

1

1,000

1,000

 

 

 

 

 

Xây dựng cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuc cổ truyền đạt tiêu chuẩn GMP (cơ sở sản thuốc YHCT Bà Giằng)

 

 

 

1

4,000

4,000

 

 

 

 

 

Đào tạo (liên thông) Dược sỹ cao đẳng từ dược sỹ trung học

 

 

 

 

 

 

170

10

1,700

 

2020

Đầu tư trang thiết bị để cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP

888

30

26,640

 

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo thầy thuốc có Chứng chỉ hoạt động dược lâm sàng

 

 

 

20

15

300

50

15

750

 

 

Tổng kinh phí giai đoạn 2017-2020

 

 

28,640

 

 

20,800

 

 

11,440

 

 

[ll]. GIAI ĐOẠN 2021-2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2021

Đào tạo thầy thuốc có Chứng chỉ hoạt động dược lâm sàng (tiếp tục)

 

 

 

 

 

 

50

15

750

 

 

Đầu tư trang thiết bị để Tủ thuốc trạm Y tế đạt tiêu chuẩn GPP

100

200

2,000

 

 

 

 

 

 

 

2022

Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì và vật tư y tế tiêu hao (Công ty CP Thiết bị VTYT - Themco)

 

 

 

1

6,000

6,000

 

 

 

 

 

Đầu tư dây chuyền sản xuất dung dịch tiêm truyền - (Thephaco);

 

 

 

1

15

15,000

 

 

 

 

 

Xây dựng nhà máy chiết xuất dược liu (CTCP Dược liệu Việt Nam - Vietmec)

 

 

 

1

30,000

30,000

 

 

 

 

2023

Tiếp tục Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì vật tư y tế tiêu hao (Công ty CP Thiết bị VTYT - Themco)

 

 

 

1

3,000

3,000

 

 

 

 

 

Tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất dung dịch tiêm truyền (Thephaco).

 

 

 

1

15,000

15,000

 

 

 

 

2024

Đầu tư trang thiết bị để Tủ thuốc Trạm Y tế đạt tiêu chun GPP

100

20

2,000

 

 

 

 

 

 

 

 

Nuôi trồng và khai thác dược liệu phục vụ sản xuất thuốc dược liệu, thuc cổ truyền (Thephaco)

 

 

 

1

3,000

3,000

 

 

 

 

 

Nuôi trồng và khai thác dược liệu phục vụ sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng)

 

 

 

1

2,000

2,000

 

 

 

 

2025

Xây dựng Trung tâm Thương mại Dược-Mỹ phẩm tại huyện Ngọc Lặc (Thephaco)

 

 

 

1

5,000

5,000

 

 

 

 

2027

Nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa thành Trung tâm Kiểm nghiệm khu vực

 

 

 

 

 

 

1

10,000

10,000

 

2017

Đầu tư trang thiết bị để Tủ thuốc Trạm Y tế đạt tiêu chun GPP

100

20

2,000

 

 

 

 

 

 

 

2028

Xây dựng dây chuyền sản xuất thuốc chuyên khoa (Thephaco)

 

 

 

1

10,000

10,000

 

 

 

 

2029

Tiếp tục xây dựng dây chuyền sản xuất thuốc chuyên khoa (Thephaco)

 

 

 

1

5,000

5,000

 

 

 

 

 

Đầu tư cho đánh giá tương đương sinh học một số mặt hàng thuốc (Thephaco)

 

 

 

5

600

3,000

 

 

 

 

2030

Tiếp tục đầu tư cho đánh giá tương đương sinh học một số mặt hàng thuốc (Thephaco)

 

 

 

5

600

3,000

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí giai đoạn 2021-2030 (triệu đồng)

 

 

6,000

 

 

121,100

 

 

22,940

Tổng kinh phí (triệu đồng): [I] + [II]

 

34,640

 

 

141,900

 

 

34,380

 

TỔNG HỢP (triệu đồng)

Nguồn vốn tư nhân: 34,640

Nguồn vốn doanh nghiệp: 141,900

Nguồn vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác: 34,380

Tổng cộng các nguồn vốn: 210,920

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 65/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu65/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/04/2017
Ngày hiệu lực24/04/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 65/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 65/KH-UBND 2017 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 65/KH-UBND 2017 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam Thanh Hóa
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu65/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýPhạm Đăng Quyền
                Ngày ban hành24/04/2017
                Ngày hiệu lực24/04/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 65/KH-UBND 2017 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam Thanh Hóa

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 65/KH-UBND 2017 Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam Thanh Hóa

                      • 24/04/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/04/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực