Văn bản khác 91/KH-UBND

Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2017 về thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Nội dung toàn văn Kế hoạch 91/KH-UBND 2017 thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn Kiên Giang 2017 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THẢ GIỐNG BỔ SUNG MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN VÀO CÁC NGÀY LỄ LỚN, NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2017-2020

Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Kế hoạch 107);

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thả giống bổ sung một số loài thủy sản vào các ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các cấp, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn th, nghề nghiệp, chính trị xã hội về công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam (Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các - ngày 15/01 âm lịch; ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam - ngày 01/4 dương lịch; ngày Môi trường thế giới - ngày 05/6 dương lịch ...) đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy sản và nhất là cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Nêu bật ý nghĩa ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam và tinh thần bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng dân cư.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngăn chặn, giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường.

Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các cơ quan dân vận, mặt trận, đoàn thể, chính trị xã hội tham gia đẩy mạnh công tác thả giống bổ sung một số loài thủy sản về môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền

Phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành cho cộng đồng nhân dân về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tập trung tuyên truyền các văn bản sau:

- Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản.

- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2011 và Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang...

Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền (tờ bướm, bản đồ, quyết định, nghị định...); dựng một số pano tại cảng cá, bến tàu và trung tâm hành chính một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng dân cư.

Đăng tin, bài và thực hiện các phóng sự liên quan đến nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản và nhất là việc triển khai, vận động cộng đồng xã hội tham gia đẩy mạnh công tác thả ging thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Thả bổ sung một số loài thủy sản bản địa, một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, không phát tán các loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên:

- Thả một số loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn (loài thủy sản bản địa) tại các thủy vực phù hợp như: Cá rô (Anabas testudineus), cá lóc (Chana striata), tôm sú (penaus monodon), ghẹ xanh (Portunus pelagicus), sò huyết (Arca granosa)...

- Không phát tán các loài ngoại lai xâm hại và các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường: Tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), cá ăn muỗi (Gambusia affinis), cá hổ (Pygocentrus nattereri), cá chim trắng toàn thân (Piaractus brachypomus) ...(quy định tại phụ lục I, II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Khuyến khích thả một số loài thủy sản có giá trị kinh tế: Cá lóc bông (Channa micropeltes), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), cua bin (Scylla serrata)...

2. Công tác thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên

2.1. Tổ chức lễ thả giống

- Tổ chức buổi lễ thả giống bổ sung một số loài thủy sản về môi trường tự nhiên nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam tại các thủy vực quan trọng.

- Đưa tin, bài viết, phóng sự về buổi lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản phổ biến rộng rải trong các tầng lớp nhân dân.

- Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội... tham gia đóng góp bằng nguồn giống thủy sản tự sản xuất hoặc bằng tiền mặt để mua con giống phục vụ cho buổi lễ thả giống về môi trường tự nhiên.

- Thả một số loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn tại các thủy vực phù hợp như: Cá rô (Anabas testudineus), cá lóc (Chana striata), tôm sú (penaus monodon), ghẹ xanh (Portunus pelagicus), cua biển (Scylla serrata), sò huyết (Arca granosa)...

2.2. Nội dung buổi lễ thả giống thủy sản

- Tuyên truyền nâng cao tầm quan trọng, ý nghĩa các ngày lễ lớn, ngày truyền thống Nghề cá Việt Nam, ý nghĩa của việc thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên và tinh thn bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng dân cư.

- Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản; phổ biến mối nguy hại về sự phát tán của các loài thủy sản ngoại lai. Tập trung cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nhất là thanh, thiếu niên, học sinh và cộng đồng ngư dân.

- Cấp phát tài liệu, tờ bướm tuyên truyền các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Bản đồ phân vùng khai thác trên vùng biển Kiên Giang; quy định về cấm đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, xung điện, chất độc; quy định đảm bảo an toàn cho người và tàu cá; quy định về bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm....

- Nêu gương các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Tiến hành thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành buổi lễ thả giống

- Thời gian, địa điểm hàng năm tổ chức lễ thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên:

+ Đợt 1: Tổ chức lễ thả giống thủy sản nhân dịp lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, vào ngày 15 tháng 01 âm lịch, tại Đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên.

+ Đợt 2: Tổ chức lễ thả giống thủy sản nhân ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam, vào ngày 01 tháng 4 dương lịch, tại cửa biển Xẻo Nhàu, xã Tân Thạnh, huyện An Minh.

+ Đợt 3: Tổ chức lễ thả giống thủy sản hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo, ngày Môi Trường thế giới và ngày Đại dương thế giới, từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 08 tháng 6 dương lịch, trên địa bàn huyện Phú Quốc.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao vào các ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 được triển khai thực hiện từ nguồn kinh phí theo danh mục các dự án ưu tiên (Kế hoạch 107) và kinh phí vận động từ nguồn xã hội hóa.

1. Kinh phí từ ngân sách (Kế hoạch 107)

- Nguồn kinh phí thả giống theo danh mục các dự án ưu tiên giai đoạn 2017-2020 là: 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng), trong đó:

+ Các hạng mục và phân kỳ kinh phí thực hiện (Chi tiết xem phụ lục).

2. Kinh phí vận động từ nguồn xã hội hóa

2.1. Kinh phí vận động từ các chương trình, dự án liên quan, các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các chương trình, dự án liên quan

- Vận động, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án liên quan, các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các chương trình, dự án liên quan: Chương trình cải tiến nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang... đóng góp nguồn giống thủy sản hoặc bằng tiền mặt đmua con giống phục vụ cho buổi lễ thả giống.

2.2. Kinh phí vận động từ các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản

Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản: Chủ tàu cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở kinh doanh giống, vật tư nuôi trồng thủy sản, cơ sở thu mua, chế biến thủy sản... và các nhà hảo tâm tham gia đóng góp nguồn giống thủy sản hoặc bằng tiền mặt để mua con giống phục vụ cho buổi lễ thả giống.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Phối hợp với Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang xây dựng kế hoạch đưa tin, thực hiện phóng sự tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

- Chủ trì, phối hợp với: Hội Thủy sản tỉnh, Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá; UBND các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận; Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tổ chức lễ thả giống bổ sung đợt 2.

- Chủ trì, phối hợp với: Hội Thủy sản tỉnh; Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá; Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tổ chức lễ thả giống bổ sung đợt 1, 3.

- Vận động, tranh thủ kinh phí từ nguồn xã hội hóa cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách tổ chức lễ thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên.

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ và đột xuất.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối bố trí vốn từ ngân sách cho các nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo Kế hoạch 107.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. Lng ghép vào chương trình, kế hoạch tuyên truyền công tác biển, đảo hàng năm của ngành tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc; Hội Thủy sản tỉnh; Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá; UBND huyện Phú Quốc; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tổ chức lễ thả giống bổ sung đợt 3.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy

Đề nghị phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. Lng ghép vào chương trình, kế hoạch thực hiện hàng năm của đơn vị để tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

5. Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm, các sở, ban ngành có liên quan chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này có liên quan đến ngành, đơn vị, lĩnh vực phụ trách.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thả giống bổ sung một số loài thủy sản về môi trường tự nhiên phù hợp với đặc điểm của địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các nhà hảo tâm trên địa bàn hưởng ứng lễ thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên.

- Giao UBND thị xã Hà Tiên: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Thủy sản tỉnh; Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tổ chức lễ thả giống bổ sung đợt 1.

7. Các tổ chức hội nghề nghiệp

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm, các tổ chức hội nghề nghiệp, đoàn thể tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên tham gia phối hợp thực hiện công tác thả giống thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này có liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

Các sở, ngành và địa phương căn cứ Kế hoạch thả giống bổ sung một số loài thủy sản nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền thống ngành thủy sản giai đoạn 2017 - 2020 triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình xin ý kiến UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các tổ chức hội nghề nghiệp;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, P. KTCN, P. KTTH;
- Lưu: VT, cvquoc (
01b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Anh Nhịn

 

PHỤ LỤC

CÁC HẠNG MỤC VÀ PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

DANH MỤC

Cơ quan chủ trì

Kinh phí thực hiện hàng năm

Phân kỳ kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017-2020

Kinh phí hàng năm

Kinh phí thả giống đợt 1

Kinh phí thả giống đợt 2

Kinh phí thả giống đợt 3

Tổng Kinh phí

Năm

2017

2018

2019

2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

100

30

40

30

400

100

100

100

100

I

Chi phí tổ chức lễ thả giống

 

24

08

08

08

96

24

24

24

24

1

Thuê phương tiện thả giống

 

09

03

03

03

36

09

09

09

09

2

Thuê hội trường, thiết bị văn phòng, băng rôn...

 

09

03

03

03

36

09

09

09

09

3

Văn phòng phẩm

 

03

01

01

01

12

03

03

03

03

4

In ấn, phô tô tài liệu tuyên truyền

 

03

01

01

01

12

03

03

03

03

II

Khen thưởng

 

06

02

02

02

24

06

06

06

06

1

Chi phí làm giấy khen, bằng khen

 

06

02

02

02

24

06

06

06

06

III

Chi phí mua giống (tôm, cua, ghẹ, cá...)

 

70

20

30

20

280

70

70

70

70

Tổng (I+II+III)

 

100

30

40

30

400

100

100

100

100

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 91/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu91/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/06/2017
Ngày hiệu lực20/06/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 91/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 91/KH-UBND 2017 thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn Kiên Giang 2017 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 91/KH-UBND 2017 thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn Kiên Giang 2017 2020
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu91/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kiên Giang
                Người kýMai Anh Nhịn
                Ngày ban hành20/06/2017
                Ngày hiệu lực20/06/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Kế hoạch 91/KH-UBND 2017 thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn Kiên Giang 2017 2020

                  Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 91/KH-UBND 2017 thả giống bổ sung thủy sản vào ngày lễ lớn Kiên Giang 2017 2020

                  • 20/06/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/06/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực