Quyết định 1069/QĐ-UBND

Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An

Nội dung toàn văn Quyết định 1069/QĐ-UBND quy chế ban chỉ đạo giải quyết việc làm xuất khẩu lao động Nghệ An 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1069/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 17 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt Đán “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 502/KH-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đán “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh;

Xét đề nghị của SLao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 181/LĐTBXH ngày 21 tháng 01 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Các thành viên Ban chỉ đạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐTB&XH (để b/c);
- Chủ tịch, PCT TT UBND tỉnh;
- Chánh VP, PVP VX UBND tỉnh;
- Lưu: VP, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1069/QĐ-UBND ngày 17 tháng 03 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).

2. Quy chế này áp dụng đối với Ban chỉ đạo; các Sở, ban, ngành, cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo

1. Ban chỉ đạo chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo điều hành thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.

2. Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An.

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 3. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo

1. Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng chương trình kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo.

3. Quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

4. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

5. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Điều 4. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo

1. Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Trưởng ban triển khai, điều hành, giải quyết công việc thường xuyên, tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm và xut khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và thay mặt Trưởng ban trực tiếp điều hành các phiên họp Ban chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền.

2. Tham mưu cho Trưởng Ban Chđạo để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phương hướng, giải pháp, biện pháp cụ thể giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

3. Chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động và chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, xuất khu lao động của Trung ương, của tỉnh, của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về Giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

4. Chủ trì, phối hp với sở, ban, ngành lập kế hoạch giải quyết việc làm, xây dựng chtiêu tạo việc làm hàng năm và cả giai đoạn; lập kế hoạch phân bổ vn ngân sách từ chương trình việc làm, dạy nghề hàng năm, vốn vay và giao chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm hàng năm cho các huyện, thành phố, thị xã trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

5. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các Phó trưởng ban, thành viên Ban chỉ đạo

1. Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo quản lý các chính sách, chương trình, dự án và địa bàn phụ trách theo sự phân công tại quy chế này; cụ thể:

a) Phó trưởng ban, thành viên Sở Nội vụ có trách nhiệm trực tiếp tham mưu UBND tỉnh, trưởng Ban chđạo thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sắp xếp tăng cường biên chế, nâng cao năng lực đối với các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Thanh Chương, Nghi Lộc

b) Phó trưởng ban, thành viên Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các sở ngành liên quan tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.

Phối hợp với Sở Lao động - TB & XH tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt nguồn vốn chương trình việc làm - dạy nghề hàng năm; vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề và các nguồn vốn liên quan đến công tác dạy nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Con Cuông

c) Phó trưởng ban, thành viên Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - TB & XH tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho người lao động; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020” trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và chế độ tài chính hiện hành.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Hưng Nguyên

d) Thành viên Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các trường THCS, THPT phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa

đ) Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tchức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thành viên xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Quỳ Hp, Quế Phong

e) Thành viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ngoài nhiệm vụ giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai, điều hành, giải quyết công việc thường xuyên của Ban chđạo. Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động đi làm việc ở trong tỉnh, ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động.

Nghiên cứu, đề xuất kịp thời những giải pháp, chính sách việc làm và xuất khẩu lao động trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Tương Dương, K Sơn

g) Thành viên Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam có trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu kinh tế, khu công nghiệp để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực kịp thời cho doanh nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

Địa bàn phân công phụ trách: thành phVinh, huyện Nam Đàn

h) Thành viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan chỉ đạo trin khai thực hiện các chính sách dạy nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn khuyến nông - lâm - ngư, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề gắn với chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cho người lao động.

Triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới với chính sách việc làm công thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để giải quyết việc làm cho người lao động.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Quỳ Châu

i) Thành viên Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hp với các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển Thương mại, Công nghiệp, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; tích cực kêu gọi đầu tư tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Diễn Châu, Đô Lương

k) Thành viên Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người lao động trong công tác cấp lý lịch tư pháp và các thủ tục pháp lý khác.

Địa bàn phân công phụ trách: thị xã Cửa Lò

l) Thành viên Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tăng cường huy động nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác để đáp ứng kịp thời cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình, người lao động có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm.

Hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, thm định dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giải ngân và thu hồi nợ; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn của người vay.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Quỳnh Lưu

m) Thành viên Công an tnh có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người lao động trong công tác cấp hộ chiếu theo đúng quy định cho người lao động.

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan trong việc phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật trong hoạt động giới thiệu việc làm, xuất khu lao động.

Địa bàn phân công phụ trách: thị xã Hoàng Mai

n) Thành viên Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.

Tổng hợp, nghiên cứu những nội dung đề xuất liên quan đến các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo; các thành viên Ban chđạo; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành ph, thị xã trình Ban chỉ đạo và UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Chđạo việc tham mưu ra thông báo Kết luận của Trưởng ban chỉ đạo tại các phiên họp của Ban chỉ đạo.

m) Thành viên Tỉnh đoàn Nghệ An có trách nhiệm chỉ đạo tchức Đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, thanh niên về mục đích, ý nghĩa của việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đặc biệt là xuất khẩu lao động; cần coi đây là một trong những giải pháp cơ bản của công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm và vận động thanh niên tham gia học nghề; tổ chức các chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên; hướng dẫn thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay giải quyết việc làm tạo điều kiện cho thanh niên lập thân lập nghiệp; tham gia giám sát tình hình thực hiện Đ án.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Anh Sơn, Tân Kỳ

o) Thành viên Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong hội viên, lực lượng lao động trong xã hội về mục đích, ý nghĩa của việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hội viên tự tạo việc làm tăng thu nhập cho bản thân và người lao động của địa phương.

Địa bàn phân công phụ trách: huyện Yên Thành

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC

Điều 6. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo

1. Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban khi được ủy quyền. Phát huy trí tuệ tập thcủa các thành viên; bảo đảm yêu cu phi hợp chặt chẽ, thống nhất trong chđạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm; Ban chỉ đạo tổ chức họp giao ban để kiểm điểm, đánh giá các hoạt động về thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra và xây dựng, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ cho thời gian ti;

- Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm trước 5 ngày làm việc. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo;

- Đxuất của các thành viên Ban chỉ đạo được thảo luận tập thể tại các phiên họp của Ban chỉ đạo. Kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo tại các phiên họp được thể hiện dưới hình thức Thông báo của Văn phòng UBND tỉnh.

2. Các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; ngoài việc đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết việc làm thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành quản lý, có trách nhiệm tham mưu các hoạt động kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với các huyện, thành phố, thị xã và chính quyền cơ sở theo sự phân công của Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.

3. Trưởng Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu của UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Hàng năm, Ban chỉ đạo tchức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo chủ động tổ chức kiểm tra, theo dõi và báo cáo bằng văn bản cho Trưởng Ban chỉ đạo, đồng thời gửi các Phó Trưởng ban để theo dõi và Cơ quan thường trực để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

5. Thường xuyên phi hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thành, thị và các tchức đoàn thể nhân dân trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

Điều 7. Chế độ phối hợp công tác giữa Ban chỉ đạo với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh về các nhiệm vụ được giao;

2. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định. Nội dung báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm ca ngành, địa phương mình, trong đó nêu rõ: những việc làm được, những tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ thời gian tới; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Chế độ báo cáo này là một trong những chỉ tiêu đánh giá thi đua cuối năm của ngành và địa phương.

Điều 8. Chế độ hội họp

- Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban khi được ủy quyền. Phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phi hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm; Ban chỉ đạo tổ chức họp giao ban để kim điểm, đánh giá các hoạt động về thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra và xây dựng, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ cho thời gian tới;

- Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm trước 5 ngày làm việc. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo;

- Đxuất của các thành viên Ban chỉ đạo được thảo luận tập thể tại các phiên họp của Ban chỉ đạo. Kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo tại các phiên họp được thể hiện dưới hình thức Thông báo của Văn phòng UBND tỉnh.

Điều 9. Chế độ thông tin báo cáo

Định kỳ 6 tháng và 1 năm (trước 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm) các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tiến độ, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác giải quyết việc làm, xuất khu lao động thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị và các huyện, thành phố, thị xã quản lý để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 10: Kinh phí, điều kiện hoạt động:

1. Kinh phí hoạt động ca Ban chỉ đạo được cân đối qua cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trên cơ sở dự toán được duyệt.

2. Các thành viên Ban chỉ đạo được phép sử dụng phương tiện và các chuyên viên giúp việc thuộc cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Thay đổi thành viên Ban chỉ đạo

Khi có thành viên của Ban chỉ đạo thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác, nghtheo chế độ...Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) chịu trách nhiệm tham mưu, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, phân công công tác cho phù hợp.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh có trách nhiệm tchức thực hiện đúng theo Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các thành viên Ban chỉ đạo phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1069/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1069/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/03/2016
Ngày hiệu lực17/03/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1069/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1069/QĐ-UBND quy chế ban chỉ đạo giải quyết việc làm xuất khẩu lao động Nghệ An 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1069/QĐ-UBND quy chế ban chỉ đạo giải quyết việc làm xuất khẩu lao động Nghệ An 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1069/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýLê Xuân Đại
                Ngày ban hành17/03/2016
                Ngày hiệu lực17/03/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1069/QĐ-UBND quy chế ban chỉ đạo giải quyết việc làm xuất khẩu lao động Nghệ An 2016

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1069/QĐ-UBND quy chế ban chỉ đạo giải quyết việc làm xuất khẩu lao động Nghệ An 2016

                        • 17/03/2016

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 17/03/2016

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực