Quyết định 1128/QĐ-UBND

Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 1128/QĐ-UBND chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Bình Dương 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1128/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 13 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s 52/TT-SLĐTBXH ngày 04/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
-
TTTU, TT HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành (18);

- UBND các huyện, tx, tp;
- LĐVP, Thái, TH;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1128/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh)

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH TRẺ EM

1. Đặc điểm chung:

- Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được chia tách, tái lập từ tỉnh Sông Bé kể từ ngày 01/01/1997 với diện tích tự nhiên là 2.694,4 km2; dân shiện nay khoảng 2.004.800 người (thống kê năm 2015), trong đó có hơn 850.000 lao động ngoài tỉnh (chiếm hơn 40% dân số toàn tỉnh). Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 01 thành phố, 04 thị xã và 04 huyện với 91 xã, phường, thị trn.

- Bình Dương có vị trí thuận lợi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, gần cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của khu vực phía Nam. Với các trục quốc lộ quan trọng như Quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, Đường xuyên Á đi qua, Bình Dương trở thành đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh.

- Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng và phát triển kinh tế, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Bình Dương cũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất là về an sinh xã hội trong điều kiện dân số cơ học tăng cao dẫn đến những bất cập trong việc đáp ứng các nhu cầu về y tế, giáo dục, nhà ở, vui chơi, giải trí...

2. Tình hình trẻ em:

- Tính đến tháng 12/2015 toàn tnh có 423.900 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 21,1% dân số trong tnh, trẻ em dưới 6 tuổi là 162.690 chiếm 8,1% trên tổng dân s.

- Với đặc điểm là tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, slượng người dân từ các tỉnh khác đến làm ăn, sinh sống ngày càng nhiều, kéo theo tình hình tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đã tác động đến trẻ em như: nạn bạo hành, xâm hại, ngược đãi, tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông,... đã và đang đặt ra cho tỉnh Bình Dương những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em.

- Để thực hiện tốt Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nn, thương tích trem giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Chương trình phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong việc kim soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trem, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bo an toàn cho trem, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống dưới 600/100.000 trẻ em.

b) Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích dưới 17/100.000 trẻ em.

c) Có ít nhất 80% hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí “Ngôi nhà an toàn”; 100% trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn”; có ít nhất 12% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “Cộng đồng an toàn”.

d) Giảm tối thiểu 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.

đ) Gim tối thiểu 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015.

e) Ít nhất 90% strẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông.

g) Ít nhất 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết knăng an toàn trong môi trường nước.

h) 100% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thy.

i) 100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai dạy bơi an toàn cho trẻ em.

k) 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 100% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trem được tập huấn vkỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng, chống bạo hành, xâm hại, ngược đãi trẻ em; 100% nhân viên y tế khu, ấp, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng: Trẻ em

2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tnh.

IV. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhm nâng cao nhận thức, kiến thức knăng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn th.

a) Tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đi tượng; tổ chức các hoạt động truyn thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nhân bản, in ấn các tài liệu, sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

b) Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn, thương tích, đui nước trẻ em tại cộng đồng cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, cấp xã, đội ngũ cộng tác viên khu, p, cán bộ Hội đoàn th, cán bộ y tế, giáo viên, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ về kỹ năng phòng, chng tai nạn thương tích trẻ em và sơ cu, cấp cứu ban đầu.

2. Xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:

a) Phi hợp các ngành, đoàn thể có liên quan và cộng tác viên, tình nguyện viên khu ấp đi rà soát, đánh giá, can thiệp tư vấn trực tiếp và kim định ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tại các hộ gia đình có trẻ em, nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em tại gia đình.

b) Hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.

3. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:

a) Duy trì 100% trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn” và tổ chức kim tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trường học an toàn phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em tại các Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở. Lồng ghép tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;

b) Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em; tiếp tục củng c và duy trì hoạt động có hiệu quả 28 Câu lạc bộ “Trẻ em với phòng, chống tai nạn thương tích” tại các Trường Trung học Cơ sở trên toàn tỉnh và các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho thành viên các Câu lạc b Trem với phòng, chng tai nạn, thương tích”, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ, các giáo viên để hướng dn gia đình, nhà trường và cộng đồng áp dụng thực hiện các tiêu chun quy định về Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn.

4. Xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:

a) Phi hp đánh giá và nhân rộng mô hình Cộng đồng an toàn phòng, chng, tai nạn thương tích trẻ em. Phấn đấu đến cuối giai đoạn có ít nhất 12% s xã, phường, thị trn đạt tiêu chun cộng đng an toàn phòng, chng tai nạn thương tích trẻ em. Triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về phòng chng tai nạn thương tích trẻ em tại cộng đng. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn thương tích tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.

b) Phối hợp đánh giá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn Cộng đng an toàn và công nhận cộng đng đạt tiêu chun Cộng đồng an toàn phòng chng tai nạn, thương tích trẻ em.

5. Phòng chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em:

a) Phi hợp xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Lồng ghép tổ chức hoạt động ngoại khóa, Hội thi tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em nhm nâng cao kiến thức, k năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

b) Tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan giám sát và hướng dẫn cho trẻ em sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em.

6. Phòng, chống đuối nước trẻ em:

a) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa cũng như phòng, chống đuối nước trẻ em; nghiên cứu đưa ra nhng mô hình phòng, chống đui nước trẻ em trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trong đó có việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người đi đò mặc áo phao”; xây dựng bến thủy văn hóa an toàn phòng, chng tai nạn đuối nước trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy nội địa.

c) Phát động phong trào học bơi, dạy bơi, đặc biệt là tại một số địa phương có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao và có nhiu nguy cơ gây đui nước trẻ em; tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em trong dịp hè; từng bước hỗ trợ chính sách dạy bơi min phí cho trem lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở được phổ cập bơi; hàng năm tổ chức Hội thi bơi giỏi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được dạy bơi min phí.

d) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chng đuối nước trẻ em; Đẩy mạnh phối hợp liên ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông - Vận tải, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân... trin khai đồng bộ công tác phòng, chng đuối nước trẻ em từ tỉnh đến cơ sở, phối hợp đưa nội dung giáo dục phòng, chống đuối nước vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở; tổ chức các lớp đào tạo tập hun sơ cấp cứu cho các cộng tác viên, giáo viên, học sinh trong nhà trường.

7. Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em:

Xây dựng bộ ch tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên hệ thống phần mềm quản lý trẻ em.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em.

2. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, hộ gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội.

3. Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thliên quan về công tác phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Tiếp tục kiểm tra đánh giá và công nhận Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và mô hình câu lạc bộ trẻ em với phòng, chống tai nạn thương tích.

5. Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; đảm bảo thực hiện các quy định an toàn trong môi trường nước, các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy theo quy định.

6. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về việc thực hiện Chương trình.

7. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

8. Tăng cường công tác phi hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

9. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân vận động xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích tr em.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó dự kiến nguồn ngân sách nhà nước đthực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 là 6.836.262.000 đng (Sáu t tám trăm ba mươi sáu triệu, hai trăm hai mươi hai ngàn đồng) gồm:

- Ngân sách tỉnh: 3.404.195.000 đồng.

- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 3.432.067.000 đồng.

(Dự toán chi tiết từng năm kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình;

b) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thng pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em; xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng chng tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em;

c) Hướng dn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức tổng kết khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong Chương trình, giao lưu với những gia đình tiêu biu thực hiện tốt việc cải thiện xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho tr em.

2. Sở Y tế: Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của Ngành Y tế; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ qun lý giáo dục về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Trường học an toàn phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Sở Giao thông Vận tải: triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường b, đường thủy cho trẻ em, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa cũng như phòng, chống đuối nước trẻ em; “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy nội địa”

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: tổ chức lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trem; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thng Chính phủ) và Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).

6. Công an tỉnh: tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; thiết lập hệ thống thống kê, qun lý, khai thác cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.

7. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy: tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các địa phương.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đi mới các hoạt động truyền thông về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi với Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

9. Sở Tài chính: căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương để bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan theo phân cấp ngân sách.

10. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Dương và các cơ quan thông tin đại chúng chủ động tăng thời lượng phát thanh, phát sóng, slượng tin bài và nâng cao cht lượng tuyên truyền về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt tuyên truyền về việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn để phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

11. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Phát động trong tổ chức thành viên, chđộng, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em.

12. Tỉnh Đoàn Thanh niên: Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong đoàn viên thanh niên, hội viên, lực lượng tình nguyện viên. Tổ chức hoạt động dạy bơi gn với các mô hình giáo dục kỹ năng cho trẻ em trong Học kỳ quân đội, học làm người có ích, Trại hè knăng,... vào các hoạt động hè hàng năm,... Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào hoạt động của nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, hướng dẫn các em vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh.

13. Hội Nông dân tnh: Chỉ đạo Hội Nông dân các cấp phối hợp với các ngành chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; vận động hội viên, đặc biệt là các gia đình có con ở độ tuổi dbị tai nạn thương tích tham gia thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn”.

14. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp với các ngành chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục về phòng chng tai nạn, thương tích trẻ em; vận động hội viên, đặc biệt là các gia đình có con ở độ tuổi dễ bị tai nạn thương tích tham gia thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn” “Cộng đng an toàn”. Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em nht là phòng, chng đui nước trẻ em trong thực hiện nhiệm vụ “Vận động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bn vững” đán “Giáo dục bà mẹ nuôi dạy con tt” giai đoạn 2016 - 2020.

15. Hội Chthập đỏ tỉnh: Chỉ đạo cơ sở hội các cấp phối hợp với các ngành chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; vận động hội viên, đặc biệt là các gia đình có con ở độ tuổi dễ bị tai nạn thương tích tham gia thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” và cng cố tăng cường nâng cao chất lượng hiệu qucác điểm sơ cứu, cấp cứu tại nhà trường, cộng đồng trong việc phòng chng tai nạn thương tích trẻ em.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm về phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với Chương trình và các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành chức năng có liên quan; btrí ngân sách, nhân lực của địa phương đthực hiện Chương trình; kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Chương trình; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện Chương trình đtổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tnh và các Bộ, ngành Trung ương.

 


TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: ngàn đng

STT

Năm

Tổng cộng

Tuyến tỉnh

Tuyến huyện

Ghi chú

Cộng

Trong đó

Thủ Dầu Một

Thuận An

Dĩ An

Tân Uyên

Bắc Tân Uyên

Phú Giáo

Bến Cát

Bàu Bàng

Dầu Tiếng

1

Năm 2016

1.480.000

1.480.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Năm 2017

1.252.323

440.270

812.053

120.154

142.817

66.762

69.516

95.019

77.423

64.619

70.075

105.668

 

3

Năm 2018

1.252.323

440.270

812.053

120.154

110.132

99.447

69.516

66.419

77.423

93.219

98.675

77.068

 

4

Năm 2019

1.248.738

440.770

807.968

152.839

110.132

70.847

102.201

62.334

101.938

60.534

65.990

81.153

 

5

Năm 2020

1.602.878

602.885

999.993

152.839

142.817

99.447

102.201

95.019

106.023

93.219

98.675

109.753

 

Tổng Cộng

6.836.262

3.404.195

3.432.067

545.986

505.898

336.503

343.434

318.791

362.807

311.591

333.415

373.642

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1128/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1128/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/05/2016
Ngày hiệu lực13/05/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1128/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1128/QĐ-UBND chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Bình Dương 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1128/QĐ-UBND chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Bình Dương 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1128/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýĐặng Minh Hưng
                Ngày ban hành13/05/2016
                Ngày hiệu lực13/05/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1128/QĐ-UBND chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Bình Dương 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1128/QĐ-UBND chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Bình Dương 2016 2020

                  • 13/05/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 13/05/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực