Quyết định 1209/QĐ-UBND

Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025

Nội dung toàn văn Quyết định 1209/QĐ-UBND Đề cương Đề án phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản Bình Định 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1209/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 05 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ NHỮNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 150/TTr-BDT ngày 29/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025; cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025.

2. Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Bình Định.

3. Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài chính, các sở có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

4. Thời gian xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Năm 2017.

5. Thời gian triển khai Đề án: Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 - 2025.

6. Đề cương Dự án: Có Đề cương cụ thể kèm theo.

7. Nguồn kinh phí: Kinh phí 90.000.000 đồng (Chín mươi triệu đồng) thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (tại Quyết định số 4545/QĐ- UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Điều 2. Trên cơ sở đề cương này, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh khẩn trương thực hiện hoàn thành Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát và Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

ĐỀ CƯƠNG

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ NHỮNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 1209/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

- Các loại cây lâm nghiệp: Cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Dược liệu, gia vị..;

- Các loại cây trồng (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và cây lương thực);

- Các loài vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản);

- Các sản phẩm đặc sản phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của khu vực và có giá trị kinh tế cao.

2. Phạm vi

Đề án thực hiện trên địa bàn 6 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số gồm: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

3. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Đề án chia làm 2 giai đoạn: Đến năm 2020 và đến năm 2025.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu

2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

3. Phương pháp lấy ý kiến tham gia của các cơ quan.

Phần II

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÂY TRỔNG, VẬT NUÔI VÀ NHỮNG SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỔNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý.

- Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên: Khí hậu; địa hình; thổ nhưỡng; thủy văn và tài nguyên nước.

2. Thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Dân số; đời sống; trình độ dân trí của nhân dân khu vực lập Đề án;

- Lao động, việc làm;

- Tập quán sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi);

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;

- Công tác quy hoạch nuôi trồng các sản phẩm chủ yếu của các huyện miền núi trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi;

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản (cây trồng, vật nuôi).

3. Hiện trạng sử dụng đất khu vực đong bào dân tộc thiểu số

3.1. Đất nông nghiệp :

- Đất trồng trọt;

- Đất chăn nuôi;

- Đất thủy sản;

3.2. Đất lâm nghiệp.

3.3. Đất phi nông nghiệp.

3.4. Đất chưa sử dụng.

II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ NHỮNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN

1. Trồng trọt

2. Chăn nuôi

3. Lâm nghiệp

4. Sản phẩm đặc sản

5. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá hiện trạng phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản

1.1 Về phát triển, cây trồng nông lâm nghiệp

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân.

1.2. Về phát triển vật nuôi

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân.

1.3. Về những sản phẩm đặc sản

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân

2. Đánh giá lợi thế, dự báo tiềm năng phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phăm đặc sản

2.1. Lâm sản

- Tiêu thụ lâm sản và lâm sản ngoài gỗ;

- Chế biến lâm sản và lâm sản ngoài gỗ.

2.2 Nông sản

- Chế biến nông sản;

- Tiêu thụ nông sản.

2.3. Vật nuôi

- Chế biến sản phẩm vật nuôi;

- Tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.

2.4. Đặc sản

- Chế biến sản phẩm đặc sản;

- Tiêu thụ sản phẩm đặc sản.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỔNG, VẬT NUÔI VÀ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2025

I. QUAN ĐIỂM II MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển cây trồng

- Về phát triển vật nuôi;

- Về sản phẩm đặc sản.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2025

1. Định hướng bảo tồn, phát triển về cây trồng

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Qui mô, diện tích quy hoạch phát triển cây trồng.

2. Định hướng phát triển về vật nuôi

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Qui mô, diện tích quy hoạch phát triển chăn nuôi.

3. Định hướng phát triển về những sản phẩm đặc sản

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định những sản phẩm đặc sản của từng khu vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN V. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp kinh tế - kỹ thuật;

2. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và đào tạo;

3. Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh;

4. Nhóm giải pháp về truyền thông, thương mại và chế biến sản phẩm;

5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ;

6. Giải pháp về vốn và huy động vốn.

VI. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng nhu cầu vốn

Trong đó:

- Vốn thực hiện bảo tồn, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ (đặc sản);

- Vốn thực hiện phát triển cây trồng;

- Vốn để thực hiện phát triển vật nuôi;

- Vốn để thực hiện phát triển những sản phẩm đặc sản.

2. Nguồn vốn thực hiện Đề án

3. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện theo các năm

VII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN VÀ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả Của Đề án

- Hiệu quả về kinh tế;

- Hiệu quả về xã hội;

- Hiệu quả về môi trường.

2. Khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện Đề án

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo;

2. Phân công nhiệm vụ.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1209/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1209/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/04/2017
Ngày hiệu lực05/04/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1209/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1209/QĐ-UBND Đề cương Đề án phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản Bình Định 2017


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1209/QĐ-UBND Đề cương Đề án phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản Bình Định 2017
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1209/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýTrần Châu
                Ngày ban hành05/04/2017
                Ngày hiệu lực05/04/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1209/QĐ-UBND Đề cương Đề án phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản Bình Định 2017

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1209/QĐ-UBND Đề cương Đề án phát triển cây trồng vật nuôi đặc sản Bình Định 2017

                        • 05/04/2017

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 05/04/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực