Quyết định 1355/QĐ-UBND

Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 quản lý rủi ro thiên tai đến 2020 Bến Tre


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1355/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 10 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TỔNG HỢP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 4089/KH-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về Chương trình kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tại Tờ trình số 24/TTr-SNN ngày 09 tháng 6 năm 2010 về việc xin phê duyệt Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Bến Tre đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu chung:

Huy động mọi nguồn lực sn có của địa phương, nguồn vốn cấp phát của Chính phủ, vận động và kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn h, góp phần bảo đảm phát triển bền vững và an ninh - quốc phòng của tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có trên 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai và đến năm 2020 toàn bộ cộng đồng người dân sẽ được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp (từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, ấp) trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Quản lý và nâng cấp hệ thống đê điều, từng bước ứng phó có hiệu quả với nước biển dâng do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trước mắt từ nay đến năm 2015, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, sạt lở bờ sông và vùng ven sông, rạch. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng các khu tái định cư vùng thiên tai để di dời dân ở các vùng nguy hiểm khác đến nơi an toàn.

- Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ xây dựng hoàn thiện 03 khu neo đậu tàu thuyền: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý thông tin tàu cá của tỉnh; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ và đến năm 2020 đảm bảo 100% tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản có đủ thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn.

2. Giải pháp thực hiện:

- Lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, các ngành, các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn giai đoạn 2010 đến 2020. Xác định công tác quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư phù hợp với xu thế thiên tai, biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai để ổn định và phát triển bền vững.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và cộng đồng người dân để tránh tư tưởng chủ quan, xem nhẹ công tác quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách trong công tác quản lý rủi ro thiên tai. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN từ cấp tỉnh đến cơ sở theo hướng gọn, mạnh.

- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo các loại hình thiên tai. Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đồng bộ từ tỉnh đến xã. Nâng cao năng lực dự báo thiên tai cho dự báo viên.

- Sửa chữa, gia cố, nâng cấp để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều hiện có. Quy hoạch, xây dựng mới để củng cố, nâng cao khả năng phòng, chống của hệ thống đê biển, đê sông, đê bao trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ dân cư, đất đai, phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh - quốc phòng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá từ các tổ chức quản lý đến tận người dân.

- Xây dựng và tổ chức hoạt động lực lượng tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, các ngành, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, huyện và thành phố để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra. Tăng cường đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, huyện, xã và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn.

- Củng cố, nâng cấp các tuyến đường QL.60, QL.57 và các tuyến đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đảm bảo an toàn giao thông nhất là trong mùa mưa bão.

- Kết hợp xây dựng hệ thống đê bao ven sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Tiền... với hệ thống giao thông liên huyện, liên xã khép kín vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng, vừa đảm bảo phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Kinh phí thực hiện:

- Tổng số kinh phí cần đầu tư cho công tác quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 là:

Tổng kinh phí: 62.442,030 tỷ đồng

Trong đó:

+ Biện pháp công trình: 61.988,999 tỷ đồng

+ Biện pháp phi công trình: 453,031 tỷ đồng

- Kinh phí cần đầu tư khẩn cấp cho công tác quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ 2010-2015 là:

Tổng kinh phí: 26.371,922 tỷ đồng

Trong đó:

+ Biện pháp công trình: 25.918,891 tỷ đồng

+ Biện pháp phi công trình: 453,031 tỷ đồng

Điều 2. Giao trách nhiệm cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì triển khai kế hoạch đến các cơ quan có liên quan, chủ động phối hợp với các ngành và địa phương để tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp của tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB TKCN tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Trưởng ban Ban Chỉ huy PCLB TKCN các huyện, thành phố và các thành viên Ban Chỉ huy PCLB TKCN tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Văn Trọng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1355/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1355/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/06/2010
Ngày hiệu lực10/06/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1355/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 quản lý rủi ro thiên tai đến 2020 Bến Tre


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 quản lý rủi ro thiên tai đến 2020 Bến Tre
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1355/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bến Tre
                Người kýCao Văn Trọng
                Ngày ban hành10/06/2010
                Ngày hiệu lực10/06/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 quản lý rủi ro thiên tai đến 2020 Bến Tre

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 quản lý rủi ro thiên tai đến 2020 Bến Tre

                        • 10/06/2010

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 10/06/2010

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực