Quyết định 1423/QĐ-UBND

Quyết định 1423/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 1423/QĐ-UBND 2015 Trồng mới bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển Ninh Thuận 2015 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1423/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 26 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TRỒNG MỚI, PHỤC HỒI VÀ KẾT HỢP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG CHỐNG XÂM THỰC BỜ BIỂN THUỘC ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NINH HẢI, NINH PHƯỚC, THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2015-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường-Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Công văn số 78/TTg-KTTH ngày 16/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC;

Căn cứ Công văn số 1164/BNN-TCLN ngày 30/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các dự án trồng rừng ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Kế hoạch số 2345/KH-BNN-TCLN ngày 23/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch triển khai Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”;

Căn cứ Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán Dự án “Trồng mới, phục hồi kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020”;

Căn cứ Công văn số 3738/BNN-TCLN ngày 15/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định kỹ thuật, đơn giá và mức đầu tư đầu tư Dự án trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 923/SNNPTNT-KH ngày 18/6/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 1499/SKHĐT-TĐGS ngày 26/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án Trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020, với những nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

3. Tổ chức tư vấn lập Dự án: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ.

4. Mục tiêu dự án:

Trồng rừng ven biển nhằm khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực đầm Nại, nâng cao độ che phủ rừng, hạn chế tình trạng nhiễm mặn, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, nâng cao tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng kết hợp du lịch sinh thái.

Quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển chống xâm thực bờ biển theo hướng bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng đáp ứng mục đích kinh tế, xã hội, quốc phòng để nâng cao độ che phủ, chống xói mòn.

Duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hạn chế hiện tượng xâm thực bờ biển vào sâu trong đất liền, bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, chống sa mạc hóa và nâng cao độ phì của đất ven biển.

Tạo các đai rừng phòng hộ ven biển có tác dụng phòng hộ chắn sóng, gió bão, cát bay và hạn chế sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, các khu nuôi trồng thủy sản và khu dân cư; tạo các đai rừng phòng hộ bằng các loài cây có giá trị kinh tế và có chức năng phòng hộ cao trên địa bàn huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam.

Bảo tồn mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái rừng khô hạn, rừng lùn trên núi đá, bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ven biển, tạo cảnh quan sinh thái, du lịch, dịch vụ môi trường rừng.

5. Địa điểm đầu tư:

Vị trí khu vực trồng rừng: (i) trồng rừng ngập mặn tại khu vực đầm Nại thuộc địa bàn hành chính các xã Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, huyện Ninh Hải và xã Cá Ná, huyện Thuận Nam; (ii) trồng rừng phi lao tại khu vực dọc theo đường ven biển tại tiểu khu 213 (khoảnh 4,5) và tiểu khu 221 (khoảnh 7) thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước quản lý.

Vị trí khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng: Thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước quản lý, cụ thể như sau: Tiểu khu 210 (khoảnh 6), tiểu khu 211 (khoảnh 1,2,3) và tiểu khu 207 (khoảnh 15).

Vị trí tạo các đai rừng phòng hộ bằng các loài cây có giá trị kinh tế và có chức năng phòng hộ cao trên địa bàn huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam.

Vị trí khu vực khoán quản lý bảo vệ rừng: Thuộc lâm phần do Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý, cụ thể như sau: Tiểu khu 169B (khoảnh 2, 3, 4), tiểu khu 168B (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5 và 6), tiểu khu 150 (khoảnh 1, 2, 4, 5 và 6), tiểu khu 148 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5 và 9), tiểu khu 147 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5 và 6) và tiểu khu 149 (khoảnh 1, 2 và 3).

Vị trí xây dựng trạm bảo vệ rừng: Các xã Vĩnh Hải, Phương Hải, huyện Ninh Hải; các xã Phước Dinh, Phước Diêm, huyện Thuận Nam.

6. Nội dung và quy mô của dự án:

6.1. Quy mô và đơn giá đầu tư:

a) Quy mô đầu tư:

- Các hạng mục đầu tư lâm sinh:

+ Trồng rừng với diện tích là 148,69 ha, trong đó: Rừng ngập mặn là 52,03 ha, rừng phi lao là 96,66 ha;

+ Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên với diện tích là 608,17 ha, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước quản lý;

+ Khoán quản lý bảo vệ rừng diện tích là 3.146,31 ha, thuộc lâm phần do Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý;

+ Hỗ trợ 155 ngàn cây giống có giá trị kinh tế, có chức năng phòng hộ ven biển để phát triển các đai rừng phòng hộ.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và hạng mục hỗ trợ:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây mới 04 trạm quản lý bảo vệ rừng.

+ Các công trình phụ trợ cho trồng rừng ngập mặn: Rà phá bom mìn và vật nổ; tạo mặt bằng trồng rừng (san ủi, đắp bùn và bơm bùn); giải pháp tường mềm để xác định ranh giới khu vực trồng rừng, ngăn chặn người dân lội qua rừng và chắn các vật trôi dạt để bảo vệ rừng mới trồng...

+ Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng: Phương tiện (xe mô tô), trang bị các thiết bị văn phòng (máy in, máy tính,...) cho các Ban Quản lý rừng trực tiếp thực hiện dự án và Ban Quản lý dự án Trồng rừng ven biển cấp tỉnh (BQLDA tỉnh) giai đoạn 2015 - 2020.

- Tổ chức tập huấn, học tập kinh nghiệm về công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng ngập mặn và giải pháp đồng quản lý rừng.

b) Đơn giá đầu tư:

- Các hạng mục đầu tư lâm sinh:

TT

Hạng mục đầu tư

Đơn giá đu tư

Trồng rừng ngập mặn (đồng/ha)

Trồng rừng phi lao (đồng/ha)

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (đồng/ha.năm)

Khoán quản lý bảo vệ rừng (đồng/ha.năm)

Tng cộng

125.716.531

65.456.830

300.000

300.000

1

Năm thứ nhất

108.804.041

46.515.788

2

Năm thứ hai

9.990.640

8.235.058

3

Năm thứ ba

3.460.925

7.245.058

4

Năm thứ tư

3.460.925

3.460.925

- Các hạng mục hỗ trợ:

+ Xây dựng tường mềm để xác định ranh giới khu vực trồng rừng, ngăn chặn người dân đi, lội qua rừng và chắn các vật trôi dạt để bảo vệ rừng mới trồng: Chi phí trực tiếp đầu tư là 4.370.000 đồng;

- Rà phá bom mìn, vật nổ: Chi phí là 18.282.541 đồng/ha;

- Tạo mặt bằng trồng rừng (san ủi, bơm bùn): Chi phí trực tiếp để san ủi, bơm bùn tạo mặt bằng trồng rừng là 107.355.386 đồng/ha.

6.2. Thiết kế kỹ thuật các hạng mục đầu tư:

a) Hạng mục trồng rừng:

(1) Trồng rừng ngập mặn

- Quy mô diện tích là 52,03 ha (trong đó diện tích trồng Đân là 32,05 ha, diện tích trồng Mắm là 18,98 ha).

- Loài cây trồng: Trồng thuần loài Đân hoặc Mắm.

- Tiêu chuẩn cây giống: Tuổi cây đạt từ 12-16 tháng tuổi kể từ khi gieo hạt, chiều cao cây giống từ 0,60-1,0 m tính từ cổ rễ, đường kính cổ rễ từ 1,0-1,5 cm.

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài; mật độ trồng: 3.333 cây/ha.

- Chăm sóc rừng: 4 năm, bao gồm trồng dặm, tu sửa hàng rào, tháo gỡ rong rêu, vật trôi dạt, bảo vệ rừng.

(2) Trồng rừng phi lao:

- Quy mô diện tích là 96,66 ha, tại khoảnh 4, 5 tiểu khu 213, khoảnh 7 tiểu khu 221, do Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước quản lý.

- Loài cây trồng: Phi lao.

- Tiêu chuẩn cây giống: Cây cao từ 60-80cm; đường kính cổ rễ từ 0,8-1,0 cm; tuổi cây giống từ 9-12 tháng tuổi.

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài; mật độ trồng 1.111 cây/ha.

- Chăm sóc rừng: 4 năm, bao gồm trồng dặm, dãy cỏ, vun gốc, bón phân NPK và bảo vệ rừng.

b) Hạng mục khoanh nuôi tái sinh tự nhiên:

- Đối tượng: Đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên cho phép phục hồi lại rừng.

- Quy mô diện tích là 608,17 ha, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước quản lý.

- Giải pháp kỹ thuật: Tuần tra bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Hạng mục khoán quản lý bảo vệ rừng:

- Đối tượng: Đất có rừng tự nhiên, rừng tự nhiên phục hồi trên núi đá.

- Quy mô diện tích là 3.146,31 ha, thuộc lâm phần Vườn quốc gia Núi Chúa.

- Giải pháp kỹ thuật: Định vị khu vực khoán bảo vệ rừng, định kỳ tuần tra bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

d) Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Khối lượng: Xây mới 4 trạm bảo vệ rừng.

- Quy mô công trình: Trạm bảo vệ rừng (nhà dân dụng cấp 3 hoặc cấp 4), mái lợp ngói (hoặc tole), bao gồm hàng rào, cổng, các công trình phụ và các trang thiết bị cần thiết phục vụ sinh hoạt, bảo vệ rừng.

e) Trồng đai rừng phòng hộ ven biển:

- Khu vực trồng: Các xã Phước Dinh, Cà Ná, huyện Thuận Nam; các xã An Hải, Phước Hải, huyện Ninh Phước; các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Thanh Hải và thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.

- Loài cây: Cây đa mục đích (cây dừa) và sao, dầu.

- Tiêu chuẩn cây giống:

+ Cây trồng dừa xiêm: Cây giống đạt 10-12 tháng tuổi, chiều cao cây giống từ 1,0-1,2 m;

+ Cây giống sao, dầu: Cây giống đạt 20-24 tháng tuổi, chiều cao 2,0-2,2 m, đường kính cổ rễ 0,8-1,0 m;

- Số lượng cây giống: 155.000 cây/4 năm, trong đó: Cây dừa xiêm 90.000 cây; cây sao 35.000 cây và dầu 30.000 cây.

f) Các hạng mục hỗ trợ khác:

- Tập huấn, học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo: 04 đợt.

- Phương tiện di chuyển: 08 xe mô tô.

- Máy tính để bàn: 08 bộ.

- Máy tính xách tay: 04 bộ.

- Máy photocopy: 04 máy.

- Máy in đen trắng A4: 04 máy.

- Máy định vị: 08 cái.

7. Tổng mức đầu tư: 49.775,73 triệu đồng, trong đó phân theo các hạng mục đầu tư như sau:

(1) Trồng rừng tập trung:

Trong đó:

- Trồng và chăm sóc rừng trồng:

- Rà phá bom mìn, vật nổ:

- Xây dựng tường mềm:

- Tạo mặt bằng trồng rừng:

(2) Khoanh nuôi phục hồi rừng:

(3) Hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng:

(4) Trồng đai rừng phòng hộ:

(5) Lập dự án đầu tư giai đoạn 2015-2020:

(6) Chi phí thường xuyên của BQLDA tỉnh:

(7) Các hạng mục hỗ trợ khác:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Phương tiện (xe mô tô):

- Trang thiết bị văn phòng:

- Tập huấn, học tập kinh nghiệm:

(8) Lệ phí thẩm định dự án

21.519 triệu đồng

 

16.213,79 triệu đồng

2.304,31 triệu đồng

340,25 triệu đồng

2.660,65 triệu đồng

1.303,9 triệu đồng

6.745,59 triệu đồng

8.000 triệu đồng

679,79 triệu đồng

4.420 triệu đồng

7.100 triệu đồng

5.800 triệu đồng

400 triệu đồng

800 triệu đồng

100 triệu đồng

7,46 triệu đồng

8. Nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân:

8.1. Nguồn vốn đầu tư: 49.775,73 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn vốn Trung ương (Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng) là 45.348,27 triệu đồng.

- Nguồn vốn địa phương (vốn đối ứng): 4.427,46 triệu đồng.

8.2. Tiến độ giải ngân:

TT

Hạng mục

Tổng

Tiến độ giải ngân (triệu đồng)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

TNG CỘNG

49.768,27

22.527,28

12.817,26

5.203,50

4.749,84

2.354,33

2.116,06

1

Trồng và chăm sóc rừng

21.519

11.758,3

7.401,2

1.287,44

833,78

238,27

 

2

Khoanh nuôi

1.303,9

229,89

214,8

214,8

214,8

214,8

214,8

3

Khoán quản lý bảo vệ rừng

6.745,59

1.189,31

1.111,26

1.111,26

1.111,26

1.111,26

1.111,26

4

Trồng đai rừng phòng hộ

8.000

2.600

1.800

1.800

1.800

 

 

5

Các hạng mục hỗ trợ khác

7.100

5.600

1.500

 

 

 

 

6

Kinh phí lập dự án

679,79

679,79

 

 

 

 

 

7

Chi phí thường xuyên của Ban quản lý dự án

4.420

470

790

790

790

790

790

9. Hình thức quản lý dự án:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, điều phối dự án và giao các đơn vị chủ rừng trực tiếp quản lý phần diện tích do đơn vị thực hiện.

10. Thời gian thực hiện dự án: 6 năm, từ năm 2015 đến 2020.

Điều 2: Chủ đầu tư (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có trách nhiệm:

Tham mưu thành lập Ban Quản lý dự án Trồng rừng ven biển cấp tỉnh; tổ chức quản lý thực hiện dự án theo đúng nội dung tại Điều 1 của Quyết định này và các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, KH &ĐT, TC;
- CT, PCT. UBND tỉnh Trần Xuân Hòa;
- Chủ đầu tư (03 bản);
- VPUB: PVP (L.T.Dũng), QHXD;
- Lưu: VT, KTN. QMT

CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1423/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1423/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/06/2015
Ngày hiệu lực26/06/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1423/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1423/QĐ-UBND 2015 Trồng mới bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển Ninh Thuận 2015 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1423/QĐ-UBND 2015 Trồng mới bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển Ninh Thuận 2015 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1423/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýLưu Xuân Vĩnh
                Ngày ban hành26/06/2015
                Ngày hiệu lực26/06/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1423/QĐ-UBND 2015 Trồng mới bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển Ninh Thuận 2015 2020

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1423/QĐ-UBND 2015 Trồng mới bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển Ninh Thuận 2015 2020

                        • 26/06/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 26/06/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực