Quyết định 1788/QĐ-UBND

Quyết định 1788/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035

Nội dung toàn văn Quyết định 1788/QĐ-UBND 2018 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa đến 2025


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1788/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1576/TTr-SNN ngày 06 tháng 6 năm 2018 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1877/SKHĐT-KTN ngày 15 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án quy hoạch

Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.

2. Quan điểm phát triển

Quy hoạch đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; gắn với chế biến, xuất khẩu thủy sản và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi sản phẩm.

Phát triển khai thác thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giảm dần nghề khai thác gần bờ, phát triển nghề khai thác xa bờ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững.

Hình thành Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa, tạo đầu mối giao lưu quan trọng quốc tế làm động lực cho phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển gắn với ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu, mục tiêu định hướng phát triển ngành theo chuỗi sản xuất, từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3. Mục tiêu phát triển

3.1. Mục tiêu tổng quát

- Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng điều kiện tự nhiên để phát triển khai thác, bảo vệ, nuôi trồng, chế biến và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần ổn định kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Phát triển ngành thủy sản toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại hóa, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, chất lượng, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế; sản phẩm đa dạng phục vụ cho xuất khẩu và phát triển du lịch; gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu phát triển với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 57 - 59% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản khoảng 130 - 135 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 87%, nuôi trồng thủy sản chiếm 13%.

- Tổng giá trị sản xuất thủy sản khoảng 8.300 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Trong đó, khai thác thủy sản chiếm 60%, nuôi trồng thủy sản chiếm 35% và sản xuất giống chiếm 5%.

- Tổng số tàu cá giảm còn khoảng 7.650 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ khoảng 1.488 chiếc.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm còn khoảng 3.575 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn 2.958 ha, nuôi nước ngọt 617 ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 566 triệu USD, tăng trưởng bình quân khoảng 3 - 4%/năm.

- Trên 75% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

b) Đến năm 2025:

- Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 60 - 62% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản khoảng 150 - 155 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 86%, nuôi trồng thủy sản chiếm 14%.

- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010); trong đó, khai thác thủy sản chiếm 62%, nuôi trồng thủy sản chiếm 33% và sản xuất giống chiếm 5%.

- Tổng số tàu cá giảm còn khoảng 7.050 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ khoảng 1.787 chiếc.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 3.457 ha; trong đó diện tích nuôi nước mặn khoảng 2.840 ha, nuôi nước ngọt khoảng 617 ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 725 triệu USD, tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm.

- Trên 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

c) Định hướng đến năm 2035:

- Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 62 - 63% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản khoảng 160 - 170 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 85%, nuôi trồng thủy sản chiếm 15%.

- Tổng giá trị sản xuất thủy sản khoảng 13.000 tỷ đồng (giá cố định năm 2010); trong đó, khai thác thủy sản chiếm 57%, nuôi trồng thủy sản chiếm 38% và sản xuất giống chiếm 5%.

- Tổng số tàu cá giảm còn khoảng 6.250 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ khoảng 2.120 chiếc.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm còn khoảng 2.742 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn giảm còn 2.065 ha, nuôi nước ngọt còn 677 ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 1.042 triệu USD, tăng trưởng bình quân 3 - 4%/năm.

- Trên 85% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

4. Nội dung quy hoạch

4.1. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

a) Sản lượng khai thác:

- Tăng sản lượng khai thác theo xu hướng giảm dần tỷ trọng khai thác vùng nước gần bờ, khai thác vùng nước nội địa; tăng tỷ trọng khai thác đánh bắt xa bờ và các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020, tổng sản lượng khai thác đạt khoảng 113.760 tấn; trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ 87.000 tấn (sản lượng cá ngừ đại dương 20.000 tấn) chiếm 76% tổng sản lượng khai thác; sản lượng khai thác nội địa và ven bờ, vùng lộng 26.760 tấn (chiếm 24%).

- Đến năm 2025 tổng sản lượng khai thác đạt khoảng 132.030 tấn và đến năm 2035 đạt khoảng 145.825 tấn.

b) Năng lực tàu thuyền khai thác và tàu dịch vụ hậu cần:

- Giảm dần số lượng tàu thuyền khai thác, đặc biệt là nhóm tàu công suất dưới 20CV; đến năm 2020, tổng số tàu toàn tỉnh giảm còn khoảng 7.650 chiếc (trong đó đội tàu khai thác xa bờ 1.480 chiếc); tổng công suất 545.000CV, (trong đó công suất tàu xa bờ 380.000CV); đến năm 2025, tổng số tàu toàn tỉnh giảm xuống còn khoảng 7.050 chiếc (trong đó đội tàu khai thác xa bờ 1.787 chiếc); tổng công suất 560.000CV (trong đó công suất tàu xa bờ 460.000CV). Đến năm 2035, tổng số tàu thuyền còn khoảng 6.250 chiếc, trong đó tàu xa bờ tăng lên đạt 2.120 chiếc.

- Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho tàu khai thác hải sản: Đến năm 2020 là 400 chiếc, đến năm 2025 là 450 chiếc, đến năm 2035 là 550 chiếc.

c) Cơ cấu nghề khai thác thủy sản:

- Các nghề chính được sắp xếp theo Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản của Trung ương và của tỉnh Khánh Hòa có sự đa dạng nghề nghiệp.

- Tỷ trọng cơ cấu nghề đến năm 2020 như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10% tổng số tàu thuyền; nghề lưới vây 5%; nghề lưới rê 35%; nghề lưới câu 22%; nghề vó mành 11%; dịch vụ thủy sản 5%; nghề khác 12%. Duy trì trên vịnh Nha Trang còn 04 đầm đăng: Đầm Lam Dự, đầm Hòn Nọc, đầm Hòn Xưởng, đầm Sủng Hồng, đảm bảo giao thông đường thủy.

d) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:

- Chú trọng công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, xây dựng triển khai thực hiện một số chương trình thả giống ra các vùng nước tự nhiên đối với một số đối tượng thủy sản có nguy cơ cạn kiệt tại các vịnh Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều.

- Xây dựng Khu bảo tồn biển đảo Nam Yết, đảo Bình Ba, Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khu bảo vệ biển đầm Nha Phú, đầm Thủy Triều. Khôi phục và bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản tại vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh.

- Chuyển giao, nhân rộng các mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng.

e) Dịch vụ hậu cần nghề cá:

- Hình thành cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ, thu hút tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn của địa phương và khu vực lân cận; là đầu mối tập trung và phân phối hàng thủy sản tại khu vực; đồng thời cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ dịch vụ cứu hộ, cứu nạn.

- Đầu tư hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh bão theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 và theo quy hoạch của tỉnh.

- Đầu tư các bến cá tại địa phương như: Bích Đầm, Bình Tây, Tân Thành, Thủy Đầm, Xuân Tự 2, Cam Lâm, Quảng Hội. Nâng cấp bến cá Quảng Hội thành cảng cá loại 2 kết hợp khu neo đậu tránh trú bão.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa để sớm hình thành và đi vào hoạt động.

- Đầu tư xây dựng mới nhà máy đóng, sửa chữa tàu cá bằng các vật liệu composite và thép; từng bước thay thế các tàu cá vỏ gỗ; đầu tư, nâng cấp nhà máy đóng tàu vật liệu composite tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa; xây dựng thêm khu đóng sửa tàu thuyền tại thành phố Nha Trang.

4.2. Nuôi trồng thủy sản

- Đến năm 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản giảm còn khoảng 3.575 ha, giảm 7,3%/năm; trong đó: Nuôi mặn, lợ giảm còn 2.958 ha (do chuyển sang mục đích khác và không tính diện tích mặt nước nuôi ngọc trai vào diện tích nuôi trồng thủy sản), nuôi nước ngọt ổn định 617 ha; đến năm 2025 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản giảm còn khoảng 3.457 ha, giảm 0,7%/năm; trong đó: Nuôi mặn, lợ giảm còn 2.840 ha, nuôi nước ngọt ổn định 617 ha; đến năm 2035 tổng diện tích nuôi giảm còn 2.742 ha, giảm 2,3%/năm (nuôi mặn, lợ 2.065 ha, nuôi nước ngọt 677 ha).

- Đến năm 2020, sản lượng nuôi toàn tỉnh khoảng 17.000 tấn (nuôi mặn lợ 16.030 tấn, nuôi nước ngọt 970 tấn); đến năm 2025, sản lượng nuôi tăng lên 18.500 tấn (nuôi mặn lợ 17.480 tấn, nuôi nước ngọt 1.020 tấn); đến năm 2035, sản lượng nuôi khoảng 20.500 tấn (nuôi mặn lợ 19.450 tấn, nuôi nước ngọt 1.050 tấn).

- Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản giảm để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi công nghệ cao và nuôi biển hở nên sản lượng nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này vẫn tăng.

4.2.1. Nuôi thủy sản nước mặn/lợ

4.2.1.1. Nuôi tôm

a) Nuôi tôm siêu thâm canh:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi tôm thâm canh, đặc biệt là nuôi tôm công nghệ cao để tăng năng suất. Xây dựng vùng nuôi tôm chân trắng công nghệ cao dự kiến tại thị xã Ninh Hòa với quy mô đến năm 2020 khoảng 50 ha, năng suất nuôi bình quân đạt khoảng 50 - 100 tấn/ha/năm và đến năm 2025 mở rộng ra một số vùng có đủ điều kiện khoảng 100 ha.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung thâm canh và bán thâm canh tại các xã, phường: Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Giang, Ninh Hải và Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa; xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh; xã Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Long và Vạn Phước, huyện Vạn Ninh.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến tại phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa.

b) Nuôi tôm hùm:

- Đối tượng nuôi: Phát triển nuôi 5 loài tôm hùm, trong đó 2 đối tượng chủ lực là tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm xanh (P. Hormarus). Các đối tượng nuôi kèm theo là tôm hùm đỏ (P. Longipes), tôm hùm tre (P. Polyphagus) và tôm hùm sỏi (P. Versicolor).

- Đến 2020, nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè trong vũng, vịnh và biển hở ven đảo, ven bờ ít chịu sóng lớn hay bão lũ; định hướng đến năm 2025, 2035, nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trong các vịnh kín, biển hở ven bờ, ven đảo.

- Khu vực nuôi tại các vịnh: Vịnh Cam Ranh (Cam Bình, Cam Lập); vịnh Nha Trang (Trí Nguyên, Bích Đầm, giao giữa Đầm Bấy - Bích Đầm); vịnh Vân Phong (lạch Cổ Cò, khu Vạn Hưng - Vạn Lương, lạch Cửa Bé).

- Đến năm 2020 và ổn định đến năm 2025 số lồng nuôi 40.600 lồng (cả lồng nổi và lồng chìm) với sản lượng khoảng 1.300 tấn; đến năm 2035, số lồng nuôi giảm xuống còn 38.700 lồng với sản lượng 1.190 tấn.

4.2.1.2. Nuôi cá mặn, lợ

a) Nuôi cá trong ao/đầm:

Đến năm 2020, diện tích nuôi cá nước lợ giảm còn 230 ha (trong đó: Ninh Hòa 100 ha; Cam Lâm 80 ha; Vạn Ninh 50 ha); đến năm 2025, giảm còn 200 ha; đến năm 2035, giảm còn 150 ha (Ninh Hòa 100 ha; Vạn Ninh 50 ha).

b) Nuôi cá lồng bè:

- Tập trung đầu tư, phát triển nuôi cá lồng bè trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng ven biển, đưa nghề nuôi cá biển trở thành một ngành chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Quy hoạch nuôi cá biển tập trung tại các vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong và huyện đảo Trường Sa.

- Số lượng lồng nuôi cá biển:

+ Đến năm 2020, số lượng lồng nuôi khoảng 6.910 lồng, trong đó có 310 lồng nuôi công nghiệp gồm: Nha Trang 950 lồng (50 lồng công nghiệp), Cam Ranh 3.000 lồng, Ninh Hòa 1.230 lồng (30 lồng nuôi công nghiệp), Vạn Ninh 1.700 lồng (200 lồng nuôi công nghiệp) và Trường Sa 30 lồng (nuôi công nghiệp).

+ Đến năm 2025, số lượng lồng nuôi khoảng 7.150 lồng, trong đó có 550 lồng nuôi công nghiệp gồm: Nha Trang 1.050 lồng (150 lồng nuôi công nghiệp), Cam Ranh 3.000 lồng, Ninh Hòa 1.250 lồng (50 lồng nuôi công nghiệp), Vạn Ninh 1.800 lồng (300 lồng nuôi công nghiệp) và Trường Sa 50 lồng (nuôi công nghiệp).

+ Đến năm 2035, số lượng lồng nuôi giảm còn khoảng 6.575 lồng, trong đó có 675 lồng nuôi công nghiệp gồm: Nha Trang 850 lồng (150 lồng nuôi công nghiệp), Cam Ranh 3.000 lồng, Ninh Hòa 1.275 lồng (75 lồng nuôi công nghiệp), Vạn Ninh 1.350 lồng (350 lồng nuôi công nghiệp) và Trường Sa 100 lồng (nuôi công nghiệp).

- Sản lượng nuôi cá: Đến năm 2020, sản lượng nuôi cá khoảng 5.880 tấn (Nha Trang 1.020 tấn, Cam Ranh 1.080 tấn, Ninh Hòa 1.700 tấn, Cam Lâm 350 tấn, Vạn Ninh 1.430 tấn, Trường Sa 300 tấn); đến năm 2025, sản lượng nuôi cá khoảng 7.200 tấn (Nha Trang 1.320 tấn, Cam Ranh 1.180 tấn, Ninh Hòa 1.900 tấn, Cam Lâm 300 tấn, Vạn Ninh 2.000 tấn, Trường Sa 500 tấn); đến năm 2035, sản lượng nuôi cá khoảng 9.580 tấn (Nha Trang 1.530 tấn, Cam Ranh 1.450 tấn, Ninh Hòa 2.600 tấn, Vạn Ninh 2.500 tấn, Trường Sa 1.500 tấn).

4.2.1.3. Nuôi nhuyễn thể

- Nuôi ốc hương: Đến năm 2020, diện tích nuôi khoảng 775 ha, sản lượng khoảng 2.500 tấn; đến năm 2025 diện tích nuôi khoảng 775 ha, sản lượng khoảng 2.600 tấn; đến năm 2035 diện tích nuôi còn khoảng 600 ha, sản lượng khoảng 2.400 tấn. Ốc hương được nuôi tập trung tại thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.

- Nuôi ngọc trai: Được nuôi chủ yếu ở vịnh Vân Phong với diện tích được duy trì ổn định khoảng 454 ha, sản lượng ngọc trai khoảng 0,3 tấn.

- Các đối tượng nhuyễn thể khác như: Vẹm xanh, tu hài, hàu Thái Bình Dương...; sản lượng nuôi: Đến năm 2020 đạt khoảng 170 tấn, đến năm 2025 đạt khoảng 200 tấn, đến năm 2035 đạt khoảng 250 tấn; vẹm xanh và hàu Thái Bình Dương chủ yếu được nuôi tại đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa.

4.2.1.4. Nuôi cua

Diện tích nuôi cua được duy trì ổn định khoảng 100 ha với sản lượng nuôi khoảng 100 tấn đến năm 2020 và năm 2025; sản lượng đạt khoảng 130 tấn đến năm 2035. Cua được nuôi chủ yếu tại thị xã Ninh Hòa.

4.2.1.5. Nuôi rong biển

Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng còn khoảng 98 ha, sản lượng khoảng 500 tấn; đến năm 2025 diện tích nuôi trồng giảm còn khoảng 80 ha, sản lượng khoảng 400 tấn và đến năm 2035 diện tích nuôi trồng giảm còn 50 ha, sản lượng khoảng 120 tấn.

4.2.2. Nuôi thủy sản nước ngọt

Đến năm 2020 và năm 2025 diện tích nuôi nước ngọt duy trì ổn định khoảng 617 ha, sản lượng đến năm 2020 đạt khoảng 970 tấn và tăng lên khoảng 1.020 tấn vào năm 2025; đến năm 2035 diện tích nuôi tăng lên 677 ha (sử dụng diện tích mặt nước của các hồ chứa nước thủy lợi) với sản lượng nuôi đạt 1.050 tấn. Nuôi cá nước ngọt chủ yếu tập trung tại các huyện/thị xã: Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

4.2.3. Nuôi trồng thủy sản theo địa phương

a) Thành phố Nha Trang (vịnh Nha Trang):

- Sắp xếp, phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè tại vùng mặt nước đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 như sau:

+ Vùng mặt nước đảo Bích Đầm: Phát triển nuôi lồng truyền thống, diện tích khoảng 6 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 25 - 30 lồng.

+ Vùng mặt nước giao giữa đảo Bích Đầm và Đầm Bấy: Quy hoạch vùng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy), diện tích khoảng 50 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 150 lồng (lồng nuôi công nghiệp có đường kính từ 20 - 30 m).

+ Vùng mặt nước đảo Trí Nguyên (Hòn Miễu): Phát triển nuôi lồng truyền thống, diện tích khoảng 14 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 100 lồng.

- Đối tượng nuôi: Tôm hùm (tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ), cá biển (cá bớp, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm...).

- Có chính sách hỗ trợ cho người dân di dời lồng, bè đến vùng nuôi theo quy định và chính sách khuyến khích người dân chuyển sang nuôi lồng công nghiệp.

- Xây dựng mô hình làng chài kiểu mẫu tại đảo Bích Đầm.

b) Thành phố Cam Ranh (vịnh Cam Ranh):

- Sắp xếp, phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè tại vùng mặt nước đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 như sau:

+ Vùng mặt nước tại Bình Ba: Khu vực vũng Bình Ba, phía Tây đảo Bình Ba giữ nguyên 3 vùng nuôi theo hiện trạng với diện tích 100 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 8.000 lồng (chủ yếu nuôi bằng lồng chìm, đối tượng nuôi là tôm hùm).

+ Vùng mặt nước tại Cam Lập: Quy hoạch vùng nuôi mới phía Tây xã Cam Lập với diện tích khoảng 500 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 25.000 lồng với mục tiêu di dời, sắp xếp lại toàn bộ lồng bè đang nuôi trong vịnh (chủ yếu nuôi bằng lồng chìm, đối tượng nuôi là tôm hùm).

+ Vùng mặt nước tại Bình Hưng: Phát triển nuôi với diện tích khoảng 30 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.000 lồng (chủ yếu nuôi bằng lồng chìm và lồng nổi, đối tượng nuôi là tôm hùm và cá biển).

- Đối tượng nuôi chủ lực: Nuôi trong ao, đầm là tôm chân trắng; nuôi biển là tôm hùm, cá biển (cá bớp, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm...).

- Thời gian cho phép nuôi trồng thủy sản đối với các vùng nuôi trên vịnh Cam Ranh được kéo dài cho đến khi Nhà nước thu hồi diện tích mặt nước cho mục đích quốc phòng và phù hợp với các quy hoạch hiện hành; các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải thu dọn vệ sinh, xử lý môi trường nuôi và hoàn trả mặt nước theo hiện trạng ban đầu mà không được nhận bồi thường, hỗ trợ; trước khi triển khai nuôi trồng thủy sản phải có cam kết với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ các quy định hiện hành.

c) Thị xã Ninh Hòa:

- Diện tích nuôi: Đến năm 2020 và năm 2025 ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 2.300 ha (nuôi cá 100 ha, tôm sú 290 ha, tôm chân trắng 1.000 ha, ốc hương 350 ha, trồng rong 50 ha, nuôi cua 100 ha và nuôi nước ngọt 410 ha), quy mô nuôi khoảng 1.230 lồng nuôi cá (có 50 lồng nuôi công nghiệp) và 200 lồng nuôi tôm hùm; đến năm 2035, diện tích nuôi còn khoảng 1.710 ha (nuôi cá 100 ha, tôm sú 150 ha, tôm chân trắng 700 ha, ốc hương 200 ha, trồng rong 50 ha, nuôi cua 100 ha và nuôi nước ngọt 410 ha), quy mô nuôi khoảng 1.275 lồng, nuôi cá (có 75 lồng nuôi công nghiệp) và 200 lồng nuôi tôm hùm.

- Sản lượng: Đến năm 2020 đạt khoảng 6.800 tấn (cá mặn lợ 1.700 tấn, tôm hùm 20 tấn, tôm chân trắng 2.500 tấn, tôm sú 280 tấn, ốc hương 1.600 tấn, cua 100 tấn, rong biển 100 tấn, nhuyễn thể khác 100 tấn và cá nước ngọt 500 tấn); đến năm 2025, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.400 tấn (cá mặn lợ 1.900 tấn, tôm hùm 20 tấn, tôm chân trắng 2.800 tấn, tôm sú 280 tấn, ốc hương 1.600 tấn, cua 120 tấn, rong biển 100 tấn, nhuyễn thể khác 100 tấn và cá nước ngọt 500 tấn); đến năm 2035, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 8.200 tấn (cá mặn lợ 2.600 tấn, tôm hùm 20 tấn, tôm chân trắng 3.200 tấn, tôm sú 280 tấn, ốc hương 1.200 tấn, cua 130 tấn, rong biển 120 tấn, nhuyễn thể khác 150 tấn và cá nước ngọt 500 tấn).

- Đối tượng nuôi chủ lực: Nuôi trong ao đầm là tôm chân trắng, tôm sú, cua; nuôi biển: Cá biển (cá giò, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm...), hàu Thái Bình Dương.

- Xây dựng một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cho các đối tượng nuôi chủ lực như:

+ Vùng nuôi ốc hương: Tập trung ở xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa.

+ Xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Ninh Lộc, xã Ninh Phú với diện tích khoảng 50 ha để tăng năng suất, quản lý môi trường, dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung của các xã, phường: Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Giang, Ninh Hà và Ninh Phú.

- Vùng nước đầm Nha Phu: Quy hoạch 03 vùng nuôi lồng bè với các đối tượng nuôi chính như cá chim, cá bớp, tôm hùm, hàu Thái Bình Dương..., cụ thể như sau:

+ Vùng nuôi tại vị trí 1: Nuôi lồng truyền thống, chia thành 02 khu phía Tây Nam của các đảo Hòn Lăng, Hòn Giữa và Hòn Thị để giảm mật độ nuôi với diện tích 40 ha.

+ Vùng nuôi tại vị trí 2: Nuôi lồng truyền thống, phía Tây Nam đảo Hòn Thị với diện tích 20 ha.

+ Vùng nuôi tại vị trí 3: Nuôi lồng công nghiệp, phía Tây khu vực Bãi Giông, xã Ninh Vân với diện tích 26 ha.

d) Huyện Cam Lâm:

- Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản còn khoảng 370 ha, sản lượng khoảng 1.350 tấn; đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản còn khoảng 251,8 ha sản lượng khoảng 1.000 tấn.

- Nuôi tôm tại phía Đông xã Cam Hòa, Cam Đức, Cam Thành Bắc; đến năm 2020 diện tích nuôi còn khoảng 150 ha; đến năm 2025 diện tích nuôi còn khoảng 80 ha và sau năm 2025 không còn phát triển nuôi tôm.

- Trồng rong, nuôi hàu rải rác tại khu vực đầm Thủy Triều; đến năm 2020 diện tích còn khoảng 48,2 ha; đến năm 2025 diện tích còn khoảng 30 ha và sau năm 2025 định hướng không phát triển trồng rong, nuôi hàu.

- Nuôi cá biển tại các xã Cam Hòa, Cam Đức, Cam Thành Bắc: Đến năm 2020 diện tích nuôi còn khoảng 80 ha; đến năm 2025 diện tích nuôi còn khoảng 50 ha và sau năm 2025 không còn phát triển nuôi cá.

- Nuôi nước ngọt ổn định với diện tích nuôi 91,8 ha.

đ) Huyện Vạn Ninh (vịnh Vân Phong):

- Đến năm 2020 và đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản còn khoảng 725 ha; đến năm 2035 diện tích còn khoảng 700 ha.

- Đối tượng nuôi chủ lực: Nuôi trong ao đầm là tôm chân trắng, ốc hương; nuôi biển: Tôm hùm, cá biển (cá giò, cá hồng, cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm...), ngọc trai.

- Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cho các đối tượng nuôi chủ lực định hướng đến năm 2025 như sau:

+ Vùng nuôi ốc hương: Nuôi tập trung tại các xã Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Long và Vạn Phước.

+ Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng: Nuôi tập trung tại các xã Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Long và Vạn Phước.

+ Vùng nuôi tôm trên cát tại xã Vạn Thọ với diện tích 60 ha, khu vực này nằm trong vùng lõi của Đặc khu kinh tế Vân Phong, không đưa vào quy hoạch nhưng cho phép cá nhân nuôi đến khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Đối với vùng nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè trên vịnh Vân Phong tập trung tại các vùng mặt nước, cụ thể như sau:

+ Vị trí 1 (thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng): Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 120 ha, nuôi bằng lồng truyền thống, mật độ bố trí lồng nuôi khoảng 2.000 lồng (tránh khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào).

+ Vị trí 2 (lạch Cổ Cò, xã Vạn Thạnh - từ mũi Đá Sơn tới bãi Tranh): Diện tích khoảng 100 - 120 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 2.000 lồng, nuôi lồng truyền thống kết hợp nuôi công nghiệp theo kiểu lồng Na Uy.

+ Vị trí 3 (bãi Nặm và bãi Sau thuộc thôn Khải Lương): Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 100 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.500 lồng nuôi truyền thống và 50 lồng nuôi công nghiệp.

+ Vị trí 4 (cửa Lớn phía mũi Cổ Cò): Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 50 - 60 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 150 lồng, nuôi công nghiệp theo kiểu lồng Na Uy.

+ Vị trí 5 (phía Nam hòn Ông): Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 100 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.500 lồng, nuôi lồng truyền thống.

+ Vị trí 6 (hòn Vung): Diện tích vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 50 ha, mật độ lồng nuôi bố trí khoảng 1.000 lồng, nuôi lồng truyền thống.

+ Đối với các vùng nuôi lồng, bè đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cấp phép cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư nuôi trồng thủy sản, các vị trí này đề xuất nằm trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

- Đối với nuôi ngọc trai: Tiếp tục phát triển tại các điểm đã giao cho doanh nghiệp; xây dựng thêm diện tích nuôi trai ngọc theo hình thức treo giá thể trong lồng.

- Quy hoạch nuôi thả tự nhiên trên đáy kết hợp với thả rạn nhân tạo: Khu vực quy hoạch xung quanh hòn Lớn, hòn Dung, hòn Mai, hòn Me, cùm Me, hòn Vung và hòn Mao; đối tượng nuôi là các loại cá, tôm, cua ghẹ, nhuyễn thể có trong khu vực.

- Thời gian cho phép nuôi trồng thủy sản đối với các vùng nuôi trên địa bàn huyện Vạn Ninh kéo dài cho đến khi Nhà nước thu hồi diện tích mặt nước để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, phù hợp với các quy hoạch hiện hành; các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải thu dọn vệ sinh, xử lý môi trường nuôi và hoàn trả mặt nước theo hiện trạng ban đầu mà không được nhận bồi thường, hỗ trợ; trước khi triển khai nuôi trồng thủy sản phải có cam kết với chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền.

e) Huyện Khánh Vĩnh:

- Đến năm 2025, khai thác diện tích mặt nước tại các ao, hồ chứa nước, hồ phân tán trong gia đình... để nuôi cá, các loại thủy sản với nhiều hình thức nuôi, đối tượng thả nuôi thích hợp với từng điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm; đối tượng nuôi: Cá mè trắng, mè bông, trôi trắng, trôi đen, chép, rô phi, trắm cỏ... Định hướng đến năm 2035, các hồ chứa nước thủy lợi được đầu tư xây dựng xong có thể kết hợp để nuôi cá lồng, cá bè.

- Xây dựng một số vùng nuôi cá nước lạnh, tập trung ở các xã: Sơn Thái, Khánh Thượng, Khánh Phú, Khánh Trung, Khánh Hiệp với diện tích khoảng 10 ha.

g) Huyện Trường Sa:

- Đến năm 2020, đầu tư phát triển khoảng 30 lồng nuôi với sản lượng đạt 300 tấn; đến năm 2025 đạt khoảng 50 lồng nuôi với sản lượng đạt 500 tấn; đến năm 2035 đạt khoảng 100 lồng nuôi với sản lượng đạt 1.500 tấn.

- Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, hệ thống lồng nổi, chìm để thích ứng với các điều kiện tự nhiên như: Bão, gió... Sử dụng các lồng có kích thước ≥ 1.000 m3/lồng, chịu được sóng, gió cấp 11 - 12 hoặc công nghệ đánh chìm, lồng từ 1.000 - 1.200 m3 có đường kính từ 12 - 15 m, độ sâu nước trong lồng 8 - 10 m, mỗi ha có 20 lồng.

- Phát triển nuôi các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao như: Cá chim trắng, cá hồng đen, vược mõm nhọn, cá chim vây vàng, cá ngừ đại dương...

4.2.4. Sản xuất giống

- Rà soát vùng sản xuất giống thủy sản trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở hiện có theo hướng an toàn sinh học, sản xuất các đối tượng giống thủy sản có chất lượng cao.

- Về giống hải sản mặn lợ: Tập trung phát triển sản xuất giống thủy hải sản có lợi thế (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, rong biển...); ưu tiên nguồn lực đầu tư để hình thành vùng sản xuất giống hải sản tập trung công nghệ cao và sạch bệnh.

- Giống thủy sản nước ngọt: Chú trọng phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao và giá trị dinh dưỡng.

- Chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng các đối tượng nuôi chủ lực: Đến năm 2020 sản xuất 100% giống có chất lượng và 100% giống tôm sú, tôm chân trắng sạch bệnh; đến năm 2025, 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống có chất lượng cao và sạch bệnh.

- Đầu tư xây dựng vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích xây dựng là 60 ha, sản lượng giống dự kiến sản xuất hàng năm đạt khoảng 6 tỷ con giống; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất giống tại khu sản xuất giống tập trung.

- Sản lượng tôm giống nước lợ đến năm 2020 khoảng 6 tỷ con giống, trong đó tôm sú giống khoảng 1,5 tỷ con giống, tôm chân trắng khoảng 4,5 tỷ con giống; đến năm 2025 khoảng 10 tỷ con giống, trong đó tôm sú giống khoảng 3 tỷ con giống, tôm chân trắng khoảng 7 tỷ con giống.

- Đến năm 2020 sản lượng giống cá biển đạt khoảng 20 triệu con; nhuyễn thể 150 triệu con giống; cá nước ngọt khoảng 6 triệu con giống; đến năm 2035 sản lượng giống cá biển đạt khoảng 40 triệu con; nhuyễn thể đạt 200 triệu con giống; cá nước ngọt khoảng 10 triệu con giống.

4.3. Chế biến thủy sản

a) Cơ cấu mặt hàng chế biến:

- Chế biến nội địa: Thủy sản tiêu thụ nội địa gồm 3 nhóm sản phẩm chủ yếu là: Nước mắm, hàng khô (tôm khô, cá khô, mực khô) và đồ hộp.

- Chế biến xuất khẩu: Nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm đông lạnh, các loại cá đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng trong cơ cấu sản lượng các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Khánh Hòa, chiếm 80% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

b) Thị trường tiêu thụ:

- Duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tại (Mỹ, EU, Nhật) với tỷ trọng trên 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh.

- Phát triển mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng như: Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, các nước ASEAN, các nước khu vực Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi..., phấn đấu đạt trên 5% tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây là các nước có mức tăng trưởng tiêu dùng ngày càng cao và ưa thích thủy sản Việt Nam.

c) Kim ngạch xuất khẩu:

- Đến năm 2020: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 556 triệu USD, tăng trưởng bình quân 3 - 4%/năm; sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đến năm 2020 đạt 96 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân 1,7%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 725 triệu USD, tăng trưởng bình quân từ 5 - 6%/năm; sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đến năm 2025 đạt khoảng 121 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân khoảng 3,9%/năm.

- Đến năm 2035: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.042 triệu USD, tăng trưởng bình quân từ 5 - 6%/năm; sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đến năm 2035 đạt 147 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân khoảng 3,2%/năm.

d) Cơ sở chế biến nội địa:

- Cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, hàng khô, nước mắm và mắm các loại quy mô hộ gia đình, đến năm 2025 cần điều tra, thống kê đầy đủ theo từng loại hình, số lượng, quy mô; ưu tiên lựa chọn địa điểm gần khu vực tại các cảng cá, bến cá để quy hoạch hình thành các cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản truyền thống.

- Di dời các cơ sở chế biến nội địa ra xa khu dân cư, đô thị và không tập trung trong thành phố Nha Trang, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường cho cộng đồng dân cư.

đ) Nhu cầu công suất, nhà máy chế biến xuất khẩu:

- Đến năm 2020, công suất chế biến thủy sản của tỉnh vẫn giữ ở mức từ 600 - 700 tấn sản phẩm/ngày như hiện nay, đồng thời nâng cấp các nhà xưởng đổi mới dây chuyền công nghệ phục vụ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bảo đảm sản xuất có lãi; sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu có thể đạt khoảng 114 nghìn tấn; sản phẩm chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá biển, cá rô phi, mực, bạch tuộc..., đảm bảo sản phẩm giá trị gia tăng chiếm từ 60 - 70% tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu. Nguyên liệu cần nhập là tôm chân trắng, mực, bạch tuộc, cá hồi...

- Đến năm 2035, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt khoảng 203 nghìn tấn, giữ nguyên công suất chế biến thủy sản đã được đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng. Sản phẩm chủ yếu tôm các loại, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá biển các loại, cá rô phi và cá chẽm...

- Đề xuất xây dựng tỉnh Khánh Hòa thành một trong hai trung tâm chế biến thủy sản xuất khẩu của vùng duyên hải miền Trung.

e) Dịch vụ hậu cần cho chế biến thủy sản:

- Di dời các cơ sở chế biến đang sản xuất trong nội thị thành phố Nha Trang, Cam Ranh gây ô nhiễm môi trường về các khu công nghiệp. Thành phố Nha Trang di dời các nhà máy chế biến thủy sản và các cơ sở chế biến quy mô nhỏ thành khu chế biến thủy sản tập trung không nằm trong thành phố để phát triển Nha Trang trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp.

- Đối với các cơ sở chế biến nhỏ còn sản xuất tại các khu dân cư phải có hệ thống xử lý nước thải và có biện pháp đảm bảo bảo vệ môi trường.

- Đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ cho các nhà máy theo hướng ưu tiên chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Phát triển các làng nghề chế biến thủy sản trên cơ sở quy hoạch của làng, xã.

5. Tổng vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư:                                                                       3.696 tỷ đồng.

Trong đó, dự án đầu tư 2.051 tỷ đồng, chương trình phát triển 1.645 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách Trung ương:                                                                 1.552 tỷ đồng.

+ Vốn ngân sách tỉnh:                                                                                370 tỷ đồng.

+ Vốn tài trợ nước ngoài (WB, ODA,…):                                                  1.072 tỷ đồng.

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác:                                                              702 tỷ đồng.

- Giai đoạn đầu tư:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hạng mục

Đến năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2035

Tổng số

Dự án đầu tư

1.446

375

230

2.051

Chương trình phát triển

60

1.540

45

1.645

Tổng số

1.506

1.915

275

3.696

6. Danh mục dự án đầu tư, chương trình phát triển ưu tiên đầu tư: Theo Phụ lục I kèm theo.

7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

7.1. Giải pháp chính sách

- Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời cụ thể hóa các chính sách của ngành thủy sản gắn với tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Có cơ chế thu hút vốn đầu tư cho ngành thủy sản; các ngân hàng, đơn vị liên quan tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

- Hỗ trợ rủi ro cho người dân trong vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá.

7.2. Giải pháp về vốn

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước, các thành phần kinh tế, vốn nước ngoài thông qua tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.

7.3. Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất

- Tổ chức các hoạt động sản xuất thủy sản theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao năng lực, trình độ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thủy sản.

- Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất; khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với các nhà chế biến, nhà đầu tư...; hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

7.4. Giải pháp khoa học công nghệ

- Ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi thủy sản; công nghệ khai thác tiên tiến. Công nghệ và thiết bị bảo quản trên tàu phù hợp với từng loại nghề, từng loại đối tượng khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sau khai thác.

- Ứng dụng công nghệ nuôi lồng công nghiệp chịu được sóng gió trên các vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh và đầm Nha Phu.

- Nghiên cứu chọn tạo giống thủy sản sạch bệnh, tăng trưởng nhanh và kháng bệnh; các biện pháp kiểm soát môi trường và dịch bệnh, xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản.

- Tiếp tục ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại để phát triển chế biến theo chiều sâu; nâng cấp các cơ sở chế biến bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu các mô hình tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ trên biển nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm sau khai thác.

- Áp dụng các công nghệ tin học, viễn thám, sử dụng vệ tinh trong quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản.

7.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Chuyển đổi nghề cho các hộ sản xuất ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi; rà soát, điều chỉnh các vùng nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản đảm bảo yêu cầu về môi trường.

7.6. Các giải pháp khác

Duy trì cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng. Phát triển các hệ thống cung ứng cho từng mặt hàng theo nhu cầu thị trường, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm.

Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng các hình thức đào tạo cho những người trực tiếp sản xuất phù hợp với từng ngành nghề.

Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn tài trợ, vốn vay ưu đãi (như: WB, ODA, AFD...) từ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; hướng dẫn và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch ở các địa phương.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch này; định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện quy hoạch và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổ chức rà soát, tham mưu, cập nhật bổ sung và điều chỉnh kịp thời quy hoạch phù hợp điều kiện thực tế và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy sản; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách đầu tư các công trình hạ tầng thủy sản; phối hợp kêu gọi vốn đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế thủy sản.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để đảm bảo thực hiện nội dung quy hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chính sách đổi mới công nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước; phối hợp và hỗ trợ các địa phương quy hoạch, phát triển các cụm chế biến, chợ thủy sản đầu mối, cụm đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến thủy sản.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung nhu cầu sử dụng đất xây dựng các công trình, dự án phát triển thủy sản theo quy hoạch được duyệt vào kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm của tỉnh; kiểm tra, xử lý các cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn thực hiện việc giao, cho thuê đất, mặt nước để sản xuất thủy sản.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực thủy sản.

Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO...; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

7. Sở Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch hài hòa, không xung đột với quy hoạch thủy sản; thường xuyên rà soát để báo cáo kiến nghị điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

8. Các sở, ban, ngành có liên quan khác có liên quan: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy sản trên địa bàn; tổ chức công bố, xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm, 05 năm của địa phương; trực tiếp quản lý phát triển sản xuất - kinh doanh thủy sản trên địa bàn theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

10. Hội, hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội: Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông và hỗ trợ ngư dân trong hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp và các thành phần tổ chức kinh tế khác, bảo vệ lợi ích, quyền lợi của ngư dân trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

11. Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình: Phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả triển khai thực hiện quy hoạch, góp phần thu hút các nguồn lực để phát triển ngành thủy sản tỉnh trong thời gian tới.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Dự án, chương trình

Địa điểm

Vốn đầu tư

Chia ra

Huyện, thị xã, thành phố

Vốn địa phương

Vốn Trung ương

Vốn ODA cấp phát

Vốn ODA vay lại

Các nguồn vốn hợp pháp khác

A

DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN NĂM 2020

 

 

1.506

237,1

287,7

607,7

80

293,5

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

1.446

211,1

269,7

607,7

80

277,5

I.1

Dự án đã bố trí được nguồn vốn

 

 

1.203

98,1

214,7

547,7

80

262,5

1

Cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 1)

Cam Linh

Cam Ranh

171

20

114,7

 

 

36,3

2

Cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 2)

Cam Linh

Cam Ranh

470

16

 

210

80

164

3

Nâng cấp, mở rộng Cảng cá Đá Bạc thuộc Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa

Cam Linh

Cam Ranh

286

12

 

214,9

 

59,1

4

Cải tạo, nâng cấp Cảng cá Vĩnh Lương

Vĩnh Lương

Nha Trang

44

5,2

 

38,8

 

 

5

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân

Ninh Vân

Ninh Hòa

91

15

 

76

 

 

6

Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh học Hang Dơi - Lệ Cam

Ninh Phú

Ninh Hòa

5

1

 

4

 

 

7

Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh học tại xã Ninh Lộc

Ninh Lộc

Ninh Hòa

5

1

 

4

 

 

8

Xây dựng cầu cảng mới tại Cảng cá Hòn Rớ phục vụ tàu cá hạng nhỏ

Phước Đồng

Nha Trang

11

9,5

 

 

 

1,5

9

Bến cá Quảng Hội

Vạn Thắng

Vạn Ninh

20

18,372

 

 

 

1,628

10

Thủy lợi hóa vùng nuôi tôm sú thịt Ninh Lộc

Ninh Lộc

Ninh Hòa

100

 

100

 

 

 

I.2

Dự án chưa bố trí được nguồn vốn

 

 

243

113

55

60

 

15

1

Bến cá Cam Lâm

Cam Đức

Cam Lâm

10

10

 

 

 

 

2

Bến cầu tàu Ninh Vân

Ninh Vân

Ninh Hòa

10

10

 

 

 

 

3

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Cảng cá Vĩnh Lương

Vĩnh Lương

Nha Trang

20

 

20

 

 

 

4

Xây dựng Khu bảo tồn biển Nam Yết

 

Trường Sa

5

 

5

 

 

 

5

Xây dựng Khu bảo vệ biển đầm Nha Phu

 

Ninh Hòa

4

4

 

 

 

 

6

Xây dựng Khu bảo vệ hệ sinh thái đầm Thủy Triều

 

Cam Lâm

4

4

 

 

 

 

7

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản

 

Nha Trang, Cam Lâm

10

10

 

 

 

 

8

Nâng cấp Cảng cá Đại Lãnh

Đại Lãnh

Vạn Ninh

60

30

 

30

 

 

9

Khu neo đậu tránh trú bão Ninh Hải

Ninh Hải

Ninh Hòa

60

30

 

30

 

 

10

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại sông Tắc - Hòn Rớ

 

Nha Trang

60

15

30

 

 

15

II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

 

60

26

18

 

 

16

II.1

Chương trình đã bố trí được nguồn vốn

 

 

7

7

 

 

 

 

1

Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, đào tạo nghề cho ngư dân

 

Huyện ven biển

5

5

 

 

 

 

2

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường

 

Huyện ven biển

2

2

 

 

 

 

II.2

Chương trình chưa bố trí được nguồn vốn

 

 

53

19

18

 

 

16

1

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản xa bờ tại vùng biển Trường Sa

 

Huyện ven biển

10

2

 

 

 

8

2

Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở dữ liệu thống kê nghề cá của tỉnh

 

Huyện ven biển

2

 

2

 

 

 

3

Đề án tổ chức lại khai thác hải sản trên biển

 

Huyện ven biển

3

3

 

 

 

 

4

Chương trình đào tạo cho lao động chế biến thủy sản

 

Huyện ven biển

5

5

 

 

 

 

5

Khôi phục và bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản tại vùng nước nội địa tại đầm Thủy Triều và đầm Nha Phu

 

Cam Lâm, Ninh Hòa

10

2

8

 

 

 

6

Nâng cao năng lực ngành thủy sản trong các lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, kiểm ngư

 

Toàn tỉnh

18

2

8

 

 

8

7

Hệ thống giám sát, quản lý vùng nuôi trên hệ thống GIS, viễn thám

 

Toàn tỉnh

5

5

 

 

 

 

B

DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

 

1.915

218

175

 

 

1.512

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

375

190

175

 

 

 

1

Nâng cấp Bến cá Quảng Hội thành cảng cá

Vạn Thắng

Vạn Ninh

60

30

30

 

 

 

2

Nâng cấp khu neo đậu, tránh trú bão Cảng cá Hòn Rớ

Phước Đồng

Nha Trang

80

40

40

 

 

 

3

Khu neo đậu, tránh trú bão Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa

Cam Linh

Cam Ranh

60

30

30

 

 

 

4

Bến cá Bích Đầm

Vĩnh Nguyên

Nha Trang

25

25

 

 

 

 

5

Bến cá Bình Tây

Ninh Hải

Ninh Hòa

20

20

 

 

 

 

6

Xây dựng Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào

Vạn Hưng

Vạn Ninh

2

2

 

 

 

 

7

Xây dựng Khu bảo tồn biển tại đảo Bình Ba

Cam Bình

Cam Ranh

3

3

 

 

 

 

8

Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản

Ninh Lộc, Ninh Phú

Ninh Hòa

75

20

55

 

 

 

9

Đầu tư xây dựng mạng lưới ương nuôi và cung ứng tôm hùm giống chất lượng cao tỉnh Khánh Hòa

Vạn Hưng, Ninh Ích

Vạn Hưng, Ninh Hòa

15

5

10

 

 

 

10

Xây dựng hệ thống giám sát, quản lý vùng nuôi trên hệ thống GIS, viễn thám

 

Toàn tỉnh

5

5

 

 

 

 

11

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung tại các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh

 

Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh

30

10

10

 

 

10

II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

 

1.540

28

 

 

 

1.512

1

Phát triển tổ đội sản xuất trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo

 

Huyện ven biển

10

10

 

 

 

 

2

Hỗ trợ đóng mới, hiện đại tàu cá đánh bắt xa bờ

 

Huyện ven biển

1.500

 

 

 

 

1.500

3

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (các loài quý hiếm, khai thác tại các đảo Trường Sa...)

 

Toàn tỉnh

5

5

 

 

 

 

4

Quy hoạch vùng khai thác, vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Khánh Hòa

 

Toàn tỉnh

3

3

 

 

 

 

5

Đề án nuôi tôm áp dụng quy trình VietGAP theo hình thức tổ liên kết

 

Huyện ven biển

15

3

 

 

 

12

6

Nghiên cứu phát triển sản phẩm thủy sản nội địa và thị trường nội địa

 

Toàn tỉnh

2

2

 

 

 

 

7

Chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thủy sản xuất khẩu

 

Toàn tỉnh

5

5

 

 

 

 

C

DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2026-2035

 

 

275

97

150

 

 

28

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

230

90

130

 

 

10

1

Bến cá Thủy Đầm

Ninh Thủy

Ninh Hòa

20

20

 

 

 

 

2

Bến cá Xuân Tự 2

Vạn Hưng

Vạn Ninh

20

20

 

 

 

 

3

Bến cá Tân Thành

Ninh Ích

Ninh Hòa

20

20

 

 

 

 

4

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi thủy sản lồng bè tập trung tại huyện Trường Sa

 

Trường Sa

100

 

100

 

 

 

5

Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến thủy sản

 

Nha Trang

20

10

10

 

 

 

6

Nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung tại các vịnh Vân Phong, vinh Nha Trang, vịnh Cam Ranh

 

Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh

50

20

20

 

 

10

II

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

 

45

7

20

 

 

18

1

Xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng

 

Toàn tỉnh

20

 

10

 

 

10

2

Mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến thủy sản

 

Nha Trang

20

2

10

 

 

8

3

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản

 

Toàn tỉnh

5

5

 

 

 

 

(*) Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ rà soát, bổ sung danh mục dự án, chương trình cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

 

PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2035

 

 

I

Giá trị sản xuất thủy sản (Giá so sánh năm 2010)

Tỷ đồng

5.469

8.000

10.000

13.000

 

1

Khai thác thủy sản

Tỷ đồng

3.410

4.950

6.200

7.400

 

2

Nuôi trồng thủy sản

Tỷ đồng

1.791

2.650

3.300

4.950

 

3

Sản xuất giống

Tỷ đồng

268

400

500

650

 

II

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

102.913

130.760

150.530

166.325

 

1

Sản lượng khai thác

Tấn

89.194

113.760

132.030

145.825

 

-

Sản lượng xa bờ

Tấn

60.000

87.000

106.000

122.000

 

2

Sản lượng nuôi trồng

Tấn

13.719

17.000

18.500

20.500

 

-

Sản lượng mặn lợ

Tấn

12.965

16.030

17.480

19.450

 

-

Sản lượng nước ngọt

Tấn

754

970

1.020

1.050

 

III

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản

Ha

5.223

3.575

3.457

2.742

 

1

Diện tích mặn lợ

Ha

4.606

2.958

2.840

2.065

 

2

Diện tích nước ngọt

Ha

617

617

617

677

 

IV

Tổng số tàu thuyền

Chiếc

9.810

7.650

7.050

6.250

 

1

Số tàu > 90CV

Chiếc

1.241

1.488

1.787

2.120

 

2

Tổng công suất

CV

525.164

545.000

560.000

580.000

 

V

Chế biến thủy sản

 

 

 

 

 

 

1

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

388,7

566

725

1.042

 

2

Chế biến nội địa

Tỷ đồng

663

1.166

1.464

2.199

 

 

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ, CÁC CẢNG CÁ, BẾN CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. Danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035

TT

Khu neo đậu

Địa điểm

Quy mô

(số lượng tàu/cỡ tàu)

Ghi chú

1

Sông Tắc - Hòn Rớ

Nha Trang

1.500 chiếc/500CV

Cấp vùng, kết hợp Cảng cá Hòn Rớ

2

Vịnh Cam Ranh

Cam Ranh

2.000 chiếc/1.000CV

Cấp vùng, kết hợp Cảng cá Đá Bạc

3

Đảo Đá Tây

Trường Sa

1.000 chiếc/1.000CV

Kết hợp Cảng cá Đá Tây

4

Đầm Môn

Vạn Ninh

800 chiếc/500CV

Kết hợp Cảng cá Đầm Môn

5

Vĩnh Lương

Nha Trang

1.000 chiếc/500CV

Kết hợp Cảng cá Vĩnh Lương

6

Ninh Vân

Ninh Hòa

1.000 chiếc/300CV

Kết hợp Cảng cá Ninh Vân

7

Ninh Hải

Ninh Hòa

500 chiếc/300CV

 

8

Đại Lãnh

Vạn Ninh

500 chiếc/300CV

Kết hợp Cảng cá Đại Lãnh

9

Cam Bình

Cam Ranh

500 chiếc/500CV

 

10

Đảo Song Tử Tây

Trường Sa

100 chiếc/1.000CV

Kết hợp Cảng cá Song Tử Tây

11

Đảo Trường Sa lớn

Trường Sa

100 chiếc/1.000CV

Kết hợp Cảng cá đảo Trường Sa

12

Đảo Sinh Tồn

Trường Sa

100 chiếc/1.000CV

Kết hợp Cảng cá đảo Sinh Tồn

13

Đảo Phan Vinh

Trường Sa

100 chiếc/1.000CV

Kết hợp Cảng cá đảo Phan Vinh

14

Đầm Thủy Triều

Cam Lâm

300 chiếc/90CV

 

II. Danh sách cảng cá đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035


TT

Tên cảng cá

Địa điểm

Quy mô

(số lượng tàu/cỡ tàu)

Lượng thủy sản qua cảng (tấn/năm)

A

Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa

Phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh

1.000 lượt/ 2.000CV

120.000

1

Cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa

 

 

 

2

Cảng cá Đá Bạc thuộc Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa

 

 

 

B

Cảng cá

 

 

 

I

Cảng cá loại I

 

 

 

1

Cảng cá Hòn Rớ

Xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang

150 lượt/ 500CV

15.000

2

Cảng cá Đá Tây

Đảo Đá Tây, thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa

100 lượt/ 1.000CV

10.000

II

Cảng cá loại II

 

 

 

1

Cảng cá Đại Lãnh

Xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh

90 lượt/ 500CV

7.000

2

Cảng cá Đầm Môn

Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh

90 lượt/ 500CV

7.000

3

Cảng cá Vĩnh Lương

Phường Vĩnh Lương, TP.Nha Trang

90 lượt/ 500CV

10.000

4

Cảng cá Ninh Vân

Xã Ninh Vân, TX.Ninh Hòa

100 lượt/ 500CV

11.000

5

Cảng cá đảo Trường Sa

Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa

90 lượt/ 1.000CV

5.000

6

Cảng cá đảo Song Tử Tây

Xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa

60 lượt/ 1.000CV

4.000

7

Cảng cá đảo Nam Yết

Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa

50 lượt/ 1.000CV

3.000

8

Cảng cá đảo Sinh Tồn

Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa

50 lượt/ 1.000CV

3.000

9

Cảng cá đảo Phan Vinh

Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa

50 lượt/ 1.000CV

3.000

III. Danh sách bến cá (cảng cá loại III) đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035


TT

Tên bến cá

Địa điểm

Quy mô

(số lượng tàu/cỡ tàu)

Lượng thủy sản qua cảng (tấn/năm)

1

Bích Đầm

Phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang

400CV

8.000-10.000

2

Bình Tây

Tổ dân phố Bình Tây, phường Ninh Hải, TX.Ninh Hòa

90CV

5.000-7.000

3

Tân Thành

Thôn Tân Thành, xã Ninh Ích, TX.Ninh Hòa

90CV

2.000-4.000

4

Thủy Đầm

Tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, TX.Ninh Hòa

90CV

3.000-5.000

5

Xuân Tự 2

Thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, Vạn Ninh

90CV

1.000-2.000

6

Bến cá Quảng Hội

Xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh

90 lượt/500CV

7.000

7

Cam Lâm

Đầm Thủy Triều, Cam Đức, Cam Lâm

200CV

1.000-1.500

IV. Định hướng phát triển cảng cá đến năm 2035


TT

Tên công trình

Địa điểm

Quy mô

(số lượng tàu/cỡ tàu)

Lượng thủy sản qua cảng (tấn/năm)

1

Cảng cá đảo An Bang

Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa

50 lượt/1.000CV

3.000

2

Cảng cá đảo Đá Thuyền Chài

Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa

50 lượt/1.000CV

3.000

3

Cảng cá đảo Sơn Ca

Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa

50 lượt/1.000CV

3.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1788/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1788/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/06/2018
Ngày hiệu lực22/06/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1788/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1788/QĐ-UBND 2018 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa đến 2025


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1788/QĐ-UBND 2018 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa đến 2025
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1788/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Khánh Hòa
                Người kýĐào Công Thiên
                Ngày ban hành22/06/2018
                Ngày hiệu lực22/06/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1788/QĐ-UBND 2018 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa đến 2025

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1788/QĐ-UBND 2018 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản Khánh Hòa đến 2025

                  • 22/06/2018

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/06/2018

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực