Quyết định 179/QĐ-UBND

Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020”

Nội dung toàn văn Quyết định 179/QĐ-UBND 2017 phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường Thái Bình 2017 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 17 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 12/01/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 950/TTr-STNMT ngày 30/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020” gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

Bảo vệ môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của địa phương; phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Bảo vệ môi trường phải lấy phương châm phòng ngừa là chính; kết hợp với công tác kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường; bảo đảm sự quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đảm bảo toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; quán triệt nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường sạch phải trả chi phí”, phát huy mọi nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng ngân sách.

2. Mc tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường; khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, từng bước nâng cao chất lượng, phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan sinh thái, tăng tỷ lệ rừng ngập mặn, cây xanh; đồng thời, tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

+ 100% khu công nghiệp, 50% cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới, 90% cơ sở sản xuất cũ đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ 100% trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lớn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định và kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ 100% chất thải rắn đô thị, 95% chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý bảo đảm quy định;

+ 100% kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phục hồi cải thiện ô nhiễm môi trường; đóng cửa 100% bãi rác tự phát, không đúng quy hoạch gây ô nhiễm môi trường;

+ 85% chất thải nguy hại được xử lý bảo đảm quy định;

+ 100% nước thải sinh hoạt thành phố Thái Bình, 50% nước thải sinh hoạt của các thị trấn được xử lý bảo đảm quy chuẩn quy định;

+ Duy trì tỷ lệ 100% chất thải y tế được xử lý, 100% dân số trong tỉnh được cung cấp và nâng cao chất lượng nước sạch.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường;

3.2. Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hoàn thiện thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường;

3.3. Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường;

3.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường;

3.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường;

3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Điều 2. Phê duyệt về nguyên tắc 3 chương trình gồm: 51 dự án, nhiệm vụ (gọi chung là dự án) thực hiện các nội dung của “Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020”.

1. Chương trình 1: Cải thiện, xử lý ô nhiễm môi trường khu, cụm công nghiệp

Có 24 dự án, kinh phí thực hiện 640.000 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 65.000 triệu đồng, ngoài ngân sách 575.000 triệu đồng;

2. Chương trình 2: Cải thiện, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường khu vực đô thị, nông thôn, làng nghề

Có 23 dự án, kinh phí thực hiện 1.960.958 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 86.644 triệu đồng, ngân sách địa phương 90.170 triệu đồng, ngoài ngân sách 1.784.144 triệu đồng;

3. Chương trình 3: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường

Có 4 dự án kinh phí thực hiện 80.000 triệu đồng; trong đó, ngân sách địa phương 80.000 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện: 2.680.958 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương là 151.644 triệu đồng, ngân sách địa phương là 170.170 triệu đồng, ngoài ngân sách là 2.359.144 triệu đồng,

(có danh mục cụ thể kèm theo).

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Làm đầu mối và chủ trì tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch cụ thể nội dung chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt để thực hiện; định kỳ mỗi năm 01 lần báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh; hướng dẫn các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành, địa phương.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí từ các nguồn khác thuộc ngân sách nhà nước thực hiện các dự án, nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm do Sở Tài nguyên và Môi trường lập trình HĐND, UBND tỉnh quyết định phê duyệt; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện thanh quyết toán kinh phí bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách cấp hàng năm theo quy định của pháp luật.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí vốn đầu tư hàng năm đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt để tổ chức thực hiện; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, xã hội hóa về bảo vệ môi trường trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh xây dựng và trình UBND tỉnh quyết định cơ chế ưu đãi, khuyến khích của tỉnh về thuế, đất đai... cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình về xử lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

4. Các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh

Theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc phân công tổ chức triển khai thực hiện các nội dung dự án, đề án, nhiệm vụ trong chương trình kế hoạch hàng năm của tỉnh; xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện; tham mưu cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các tổ chức chính trị, xã hội để triển khai công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác bảo vệ môi trường.

6. UBND xã, phường, thị trấn

Theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc phân công, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung dự án, đề án, nhiệm vụ trong chương trình kế hoạch hàng năm của tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Nhà nước khuyến khích đầu tư kinh doanh hạ tầng bảo vệ môi trường trực tiếp bằng nguồn vốn của tổ chức kinh tế: Vốn đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân theo hình thức BT, BOT; kết hợp giữa Nhà nước với tư nhân; các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đầu tư vốn xây dựng hạng mục công trình về bảo vệ môi trường môi trường đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường hoặc thực hiện đấu nối vào các công trình bảo vệ môi trường tập trung (nếu có).

8. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nếu không tự xử lý đạt quy chuẩn môi trường có trách nhiệm đóng đầy đủ phí, lệ phí, chi phí cho tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi Trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Tên nhiệm vụ, đề án, dự án bảo vệ môi trường

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kế hoạch thực hiện

Tổng kinh phí

Ngân sách

Ngoài ngân sách (kinh phí xã hội hóa)

Trung ương

Địa phương

Chương trình 1: Cải thiện, xử lý ô nhiễm môi trường khu, cụm công nghiệp

1. 04 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải 04 khu công nghiệp (Cầu Nghìn, Tiền Hải, Sông Trà, Xuân Hải)

Chủ đầu tư

BQL KCN

2017-2020

240.000

65.000

 

175.000

2. 20 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải của 20 cụm công nghiệp

Chủ đầu tư

UBND huyện, tp

2017-2020

400.000

0

0

400.000

Chương trình 2: Cải thiện, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường khu vực đô thị, nông thôn, làng nghề

3. Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh

Sở Xây dựng

 

2017

1.000

0

1.000

0

4. Xây dựng, thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

170

0

170

0

5. Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Thái Bình

Chủ đầu tư

Các sở, ban, ngành

2017-2020

991.000

0

0

991.000

6. Dự án nâng công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Thái Bình

Chủ đầu tư

Các sở, ban, ngành

2017-2020

250.000

0

0

250.000

7. 9 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại 9 thị trấn trên địa bàn tỉnh

Chủ đầu tư

UBND huyện, tp

2017-2020

225.000

0

0

225.000

8. Dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình lò đốt kết hợp chôn lấp cho các cụm xã trên địa bàn tỉnh

Chủ đầu tư

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

240.000

0

60.000

180.000

9. Dự án xây dựng đài hóa thân hoàn vũ

Chủ đầu tư

Các sở, ban, ngành

2018

32.500

0

0

32.500

10. Dự án xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường 7 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

42.000

21.000

21.000

0

11. Rà soát, điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn trên địa bàn tỉnh; đề xuất giải pháp giảm thiểu, khc phục ô nhiễm môi trường

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

4.000

0

4.000

0

12. Rà soát điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền quản lý cấp huyện, đặc biệt cơ sở nằm xen kẽ trong các khu dân cư, làng nghề (cơ sở giết mổ, chăn nuôi, phun phủ, đánh bóng bề mặt gỗ, kim loại, kinh doanh phế liệu, rửa xe,...) làm cơ sở lập kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn

UBND huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành

2017-2018

4.000

0

4.000

0

13. 05 Dự án cải thiện ô nhiễm và phục hồi môi trường 05 làng nghề (tại xã Thái Phương, huyện Hưng Hà; chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy; chế biến nông sản xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư; chạm bạc xã Lê Lợi, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương; chế biến nông sản xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ)

UBND huyện, tp

Sở TNMT, Sở Công thương

2017-2020

171.288

65.644

0

105.644

Chương trình 3: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường

14. Dự án đầu tư xây dựng lp đặt các trạm quan trắc tự động trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

47.000

0

47.000

0

15. Tuyên truyền, hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về bảo vệ môi trường

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

20.000

0

20.000

0

16. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện

Sở TNMT

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, tp

2017-2020

1.000

0

1.000

0

17. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường đối với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, xã; việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, đất đai đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Sở TNMT

UBND huyện, tp

2017-2020

12.000

0

12.000

0

Tổng cộng

 

 

 

2.680.958

151.644

170.170

2,359.144

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 179/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu179/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/01/2017
Ngày hiệu lực17/01/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 179/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 179/QĐ-UBND 2017 phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường Thái Bình 2017 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 179/QĐ-UBND 2017 phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường Thái Bình 2017 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu179/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Bình
                Người kýNguyễn Hồng Diên
                Ngày ban hành17/01/2017
                Ngày hiệu lực17/01/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 179/QĐ-UBND 2017 phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường Thái Bình 2017 2020

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 179/QĐ-UBND 2017 phê duyệt chương trình bảo vệ môi trường Thái Bình 2017 2020

                      • 17/01/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 17/01/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực