Quyết định 218/QĐ-UBND

Quyết định 218/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung toàn văn Quyết định 218/QĐ-UBND kế hoạch chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 03 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH” GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2958/QĐ-BYT ngày 16/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnhgiai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 125/TTr-SYT ngày 01/02/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnhgiai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chi tiết kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể;
- Báo Quảng Ng
ãi;
- VPUB: PVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, VX (HQ58)..

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH” GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 03/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, Sởi-Rubela trong nước diễn biến khá phức tạp; năm 2015 cả nước có hơn 50.000 ca mắc sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong. Trong thời gian qua, nhờ chủ động triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm như: Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9) vào Việt Nam. Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm các bệnh trên, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là có thể.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, năm 2015, có 03 bệnh trong số 28 bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng hơn so với cùng kỳ năm 2014, trong đó bệnh sốt xuất huyết Dengue có số ca mắc tăng cao nhất 1.802 ca (tăng gấp 7,3 lần); bệnh Tay chân miệng, Quai bị cũng có số ca mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ. Có 6 bệnh có số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2014 như: bệnh thủy đậu, viêm não virus, tiêu chảy, lỵ trực trùng, Amip, Cúm thường. Có 15 bệnh không ghi nhận ca bệnh nào, đặc biệt như sởi, bạch hầu, bại liệt, uốn ván.

Phòng, chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào hành vi cụ thể của mỗi người dân và cộng đồng, sự quan tâm vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Với quan điểm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, hướng tới mục tiêu mỗi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh về sức khỏe thì việc huy động sức mạnh tổng hợp và phát huy tinh thần trách nhiệm tính tự giác, của cả hệ thống chính trị, sự tham gia quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ và hành động đồng bộ các ban, ngành đoàn thể, tổ chức chính trị, các cơ quan truyền thông đại chúng, truyền thông cơ sở, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, cũng như sự đồng thuận của toàn thể người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch bệnh là rất cần thiết nhằm duy trì kết quả bền vững hiệu quả nâng cao sức khỏe nhân dân.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích:

Nhằm huy động các nguồn lực và sự tích cực chủ động tham gia đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từ các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, từng hộ gia đình và cộng đồng.

2. Yêu cầu:

Các địa phương, sở ngành, các hội đoàn th, đơn vị và hộ gia đình phải tích cực chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung, biện pháp hiện có hiệu quả đthực Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo hoàn thành các nội dung sau:

a) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn th, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng dân cư trong việc tham gia các hoạt động chủ động phòng, chống dịch bệnh.

b) Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm của người dân, cộng đồng để chủ động phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành y tế.

c) Huy động sự đầu tư, đóng góp nguồn lực của toàn xã hội và các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động phòng, chống dịch.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn th, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng dân cư trong việc tham gia các hoạt động chủ động phòng, chống dịch bệnh:

- UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ tùy theo tình hình dịch bệnh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” phù hợp với địa phương, đơn vị. Đảm bảo 100% UBND các huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn có kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh”.

- Các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ...) tích cực, chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh”; 100% các sở, ban, ngành, và các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hưởng ứng xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh”.

- Ngành y tế chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền chủ trì tổ chức hội thảo liên ngành với ban, ngành, các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các doanh nghiệp... Tổ chức các hoạt động tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở nhằm cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và nêu cao vai trò, trách nhiệm phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chng dịch bệnh” với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; lồng ghép với phong trào “Vệ sinh yêu nước” thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe, phòng, chng dịch bệnh, nâng cao sức khỏe trong cộng đồng.

- Tổ chức ngày vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh cố định hàng tuần để huy động toàn thể nhân dân tham gia lấp hố nước đọng và loại bỏ các vật dụng phế thải chứa nước; lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết; diệt muỗi phòng bệnh, không để có lăng quăng, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cơ quan, trường học, công sở; vận động nhân dân sử dụng nguồn nước sạch, sinh hoạt hp vệ sinh, hướng đến xây dựng làng, xã xanh - sạch - đẹp, hưởng ứng Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh”.

- Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gắn liền với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Duy trì câu lạc bộ “Bà mẹ nuôi dạy con tốt”; đẩy mạnh phong trào “Sạch ruộng, sạch đường, sạch làng”.

- Huy động các đoàn thể xã hội nhất là Hội phụ nữ, chính quyền thôn, bản tham gia vận động và tổ chức tốt những đợt tiêm chủng hàng tháng và các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, bản đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, xóa các thôn bản trắng về tiêm chủng.

- Vận động các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình ký cam kết không vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc với chính quyền địa phương; xây dựng các mô hình Chợ an toàn ở những cơ sở kinh doanh buôn bán tập trung. Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, thực hiện 3 không: “không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc gia cầm không an toàn; không kinh danh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”.

- Vận động các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, công trường xây dựng... ký cam kết với chính quyền thôn, bản, khu dân cư thực hiện gia đình, cơ sở không có lăng quăng, thông qua hoạt động tầm soát và diệt lăng quăng hàng tuần; không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.

- Các cơ sở giáo dục tại địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục trong phong trào xây dựng “Trường học nâng cao sức khỏe”.

- Thực hiện nghiêm quy định về thông tin, khai báo các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tại hộ gia đình, khu dân cư, trường học, cơ quan, công trường, cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Chủ động thực hiện triệt đcác biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ngay từ khi phát hiện các ca bệnh đầu tiên.

2. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm của người dân, cộng đồng đchủ động phòng, chống dịch, bệnh theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành y tế:

- Hàng năm các địa phương tổ chức phát động Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh”, phong trào “Vệ sinh yêu nước”, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết, rửa tay bằng xà phòng phòng, chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác. Ngành y tế tham mưu các cấp chính quyền xác định chủ đề ưu tiên để giải quyết các vấn đề cấp thiết về phòng, chống dịch, bệnh phối hợp của các cơ quan truyền thông, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội vn động người dân thực hiện.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đặc hiệu, không đặc hiệu đngười dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tin thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt nhà trường, trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, khu dân dân cư, nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm và là vai trò chủ thể của người dân trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, rửa tay với xà phòng, diệt lăng quăng, sử dụng nhà tiêu hp vệ sinh, đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.

- Nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động các ban, ngành, đoàn th tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ truyền thông, các ban ngành, đoàn thcác cấp, cộng tác viên, truyền thông cơ sở.

- Đảm bảo trên 90% học sinh và người trưởng thành nhận thức được việc chủ động tham gia phòng, chống dịch bệnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan và tổ chức; đồng thời tích cực, tự giác hưởng ứng tham gia các chiến dịch, chương trình, phong trào có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh tại địa phương và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế;

- Nêu cao những tấm gương tập thể, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở.

3. Tăng cường sự đầu tư, đóng góp các nguồn lực của toàn xã hội, các tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống dịch bệnh.

- Các địa phương ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình “Xây dựng nông thôn mới”, “Giảm nghèo bền vững” đthực hiện nội dung Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” trên địa bàn.

- Thực hiện có hiệu quả việc huy động xã hội hóa các nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” từ nhiều nguồn: ngân sách phòng, chống dịch của nhà nước (Trung ương và địa phương), kinh phí huy động cộng đồng, các tổ chức xã hội, cá nhân, đơn vị tham gia các hoạt động hưởng ứng chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh”.

- Đảm bảo trên 90% các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp có bố trí nguồn lực cho hoạt động phòng chống dịch tại địa phương, đơn vị.

- Huy động tối đa các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho công tác phòng, chống dịch bệnh để triển khai thực hiện các hoạt động như: xây dng mô hình vệ sinh nước sạch phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, mô hình nhà tiêu hp vệ sinh, rửa tay với xà phòng...

4. Hoạt động kiểm tra, sơ kết, tổng kết và biểu dương, khen thưởng.

- Thành lập các đoàn liên ngành định kỳ kiểm tra các hoạt động phong trào “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” tại các địa phương, đơn vị.

- Định kỳ hàng năm các đơn vị tổ chức sơ kết, đánh giá các hoạt động phong trào “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh”; kịp thời biểu dương khen thưởng đối với cá nhân, tập thể tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại khu dân cư; các tổ chức, cá nhân và nhóm nòng cốt làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống dịch bệnh.

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tổ chc, chỉ đạo:

a) Thành lập hoặc kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ tỉnh đến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn:

- Kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ cấp tỉnh, huyện, xã;

- UBND các cấp xây dựng và ban kế hoạch chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn;

- Sở Y tế là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh. TTYT/TTYTDP huyện thành phố là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo cấp huyện/thành phố. Trạm Y tế là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo cấp xã. Ngành y tế đơn vị đầu mối tham mưu và triển khai kế hoạch của địa phương, đôn đốc, theo dõi các hoạt động phòng chống dịch bệnh và tổng hợp báo cáo.

b) Kiện toàn hệ thống phòng, chống dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở:

- Sở Y tế kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của ngành; chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc thành lập hoặc kiện toàn các Ban chỉ đạo, thành lập các đội cơ động phòng chống dịch, đội cấp cứu, điều trị lưu động tuyến tỉnh, tuyến huyện. Tất cả các Ban chỉ đạo của y tế đều phải có kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh hàng năm, đặc biệt các bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; có cơ chế phối hợp hành động cụ thể để sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống dịch bệnh xảy ra.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia cầm, gia súc của ngành và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thành lập hoặc kiện toàn các Ban chỉ đạo tại các tuyến. Ban chỉ đạo các tuyến phải có kế hoạch, phương án phòng, chống dịch cụ thể, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và các loại động vật khác. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ gia cầm, gia súc lây sang người.

- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể thành viên của Ban chỉ đạo các cấp: Trên cơ sở kế hoạch chung, xây dựng kế hoạch chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” giai đoạn 2016 - 2020 riêng của sở, ban, ngành, hội, đoàn th mình triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

- Thủ trưởng các Sở ban, ngành, hội, đoàn th, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp, nội dung phòng, chống dịch do Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

c) Thiết lập đường dây nóng, tổ chức trực báo dịch từ tỉnh đến cơ sở:

- Ban chỉ đạo các huyện, thành phố và các sở, ban ngành, hội, đoàn thể thành viên của Ban chỉ đạo tỉnh cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tỉnh (Sở Y tế).

- Ngành Y tế thiết lập đường dây nóng từ tỉnh đến y tế cơ sở nhằm thu thập thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh cũng như trả lời những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh; thông báo các số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đạo hệ thống y tế phòng, chống dịch từ tỉnh đến cơ sở tổ chức trực 24/24 giờ, làm đầu mối tiếp nhận thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết lập đường dây nóng báo cáo dịch động vật, đặc biệt dịch bệnh gia cầm, gia súc từ tỉnh đến cơ sở; thông báo các số điện thoại đường dây nóng cho các cơ quan liên quan. Chỉ đạo hệ thống thú y tổ chức trực kiểm tra, kiểm soát dịch động vật, làm đầu mối tiếp nhận thông tin và báo cáo tình hình dịch theo quy định của ngành.

2. Công tác thông tin tuyên truyền:

a) Nội dung thông tin tuyên truyền:

- Sở Y tế là cơ quan phát ngôn về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở người của tỉnh, chủ động cung cấp nội dung cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền. Hàng năm Sở Y tế phối hợp với một số cơ quan liên quan chuẩn bị tốt các nội dung tuyên truyền, sản xuất, nhân bản và phân phối các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, áp-phích, stay, băng, đĩa...), nhất là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây nhiễm nhanh, bệnh gia tăng theo mùa hoặc bệnh có nguy cơ lan rộng thành dịch.

- Nội dung thông tin tuyên truyền nhằm giúp cho người dân biết các thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và những nguy cơ dịch bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi; phbiến các kiến thức cơ bản (các biểu hiện bệnh, đường lây nhiễm, cách phòng bệnh) đngười dân biết cảnh giác với dịch bệnh và sẵn sàng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; các thông tin cần phải chọn lọc để không gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và tiêu dùng của người dân.

b) Hoạt động thông tin tuyên truyền:

- Hàng năm, tùy theo tính chất (mùa cao điểm, mức độ nguy hiểm) của từng loại dịch bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế phối hợp cùng các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai các đợt chiến dịch truyền thông phòng, chống các dịch bệnh một cách cụ thể, sớm đưa thông tin đến với người dân;

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện truyền thông; các cơ quan thông tin đại chúng phải dành thời lượng và số trang nhất định để thông tin chuyên mục về phòng, chống dịch bệnh;

- Tất cả các sở, ban, ngành; hội, đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền trong hệ thống của mình và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động tại cộng đồng, nhất là phổ biến những điều cần biết về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống; đưa các hoạt động lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh vào kế hoạch của ngành;

- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm, phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh.

3. Hoạt động chuyên môn y tế:

a) Tăng cường năng lực hệ thống dự phòng:

- Tập huấn và triển khai hoạt động giám sát dịch từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định mắc các loại bệnh truyền nhiễm gây dịch, nhất là người bệnh có kèm yếu tố dịch tễ như vừa đi từ vùng có dịch trở về hoặc có tiếp xúc với người bệnh. Hàng năm, tập huấn b sung và cập nhật kiến thức phòng, chống dịch cho mạng lưới y tế dự phòng;

- Các đội cơ động phòng, chống dịch tỉnh, huyện, thành phố và lực lượng quân y chuẩn bị đầy đủ, thường xuyên kiểm tra, bổ sung thuốc, hóa chất, phương tiện, vật tư, trang thiết bị đsẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới xử lý các dịch;

- Các cơ sở y tế dự phòng chủ động triển khai tiêm ngừa vắc-xin đối với những bệnh đã có vắc-xin dự phòng;

- Các bộ phận lấy mẫu bệnh phẩm hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ hóa chất, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm ở bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh tại các tuyến.

b) Triển khai mạng lưới điều trị chuyên biệt, nâng cao năng lực hệ thống khám chữa bệnh:

- Tập huấn phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch của Bộ Y tế cho các cơ sở điều trị từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, kể cả y tế ngoài công lập; hàng năm cập nhật, bổ sung kiến thức mới cho các cơ sở điều trị;

- Tất cả các cơ sở điều trị đều phải xây dựng và triển khai phương án tiếp nhận, vận chuyển, tổ chức khu vực cách ly cấp cứu, điều trị chuyên biệt các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Tăng cường nhân lực cho các bộ phận liên quan và phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp đồng bộ từ khâu tiếp nhận đến cách ly điều trị và chăm sóc bệnh nhân;

- Rà soát lại số lượng, chất lượng đảm bảo các trang thiết bị chuyên dụng, vật tư, thuốc, hóa chất, dịch truyền phục vụ công tác điều trị tại tuyến tỉnh và huyện, thành phố để có kế hoạch bố trí sử dụng, đồng thời đề xuất nhu cầu đbổ sung hàng năm;

- Các đội cấp cứu, điều trị lưu động tỉnh, huyện, thành phố và lực lượng quân y chuẩn bị sẵn sàng thuốc và trang thiết bị cấp cứu để hỗ trợ tuyến dưới khi có nhu cầu;

- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên hệ thống loa truyền thanh trong bệnh viện, dán áp-phích, cấp phát tờ rơi tuyên truyền tại các phòng tư vấn, các điểm tuyên truyền và các khoa phòng của bệnh viện.

c) Các biện pháp cụ thể cho từng nhóm bệnh truyền nhiễm:

+ Nhóm bệnh lây truyền qua đường hô hấp:

- Thực hiện giám sát, xét nghiệm đối với các trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus, đặc biệt là các trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), Ebola, MERS-CoV, sởi, sốt phát ban, rubella;

- Tổ chức điều tra, xử lý triệt để khu vực có các ca cúm A(H5N1) và cúm A(H1N1);

- Kiểm soát dịch cúm A ở gia cầm, ngăn ngừa không để lây sang người; Giám sát chặt chẽ các đối tượng đến từ vùng dịch Ebola, MERS-CoV tại các bến cảng và cộng đồng để cách ly theo dõi theo quy định; thiết lập hệ thống thông tin báo cáo giữa hai ngành Thú y và Y tế để kịp thời phối hợp trong việc giám sát, xử lý dịch ở động vật và những người tiếp xúc;

+ Nhóm bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa:

- Giám sát sự lưu hành các týp virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng (TCM) tại địa phương; các đơn vị dự phòng kết hp với bệnh viện lấy mẫu các trường hợp bệnh tay chân miệng, tiêu chảy để giám sát sự lưu hành của các chủng vi khun, vi rút gây bệnh; tăng cường giám sát vùng nguy cơ cao, các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn trọng điểm có số ca mắc các bệnh lây theo đường tiêu hóa;

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, đảm bo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi, rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt ngành Giáo dục phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với ngành Y tế tổ chức truyền thông ở các nhà trẻ, mẫu giáo về vệ sinh cá nhân cho trẻ, báo cáo kịp thời cho cơ quan Y tế các trường hợp mắc bệnh như: tiêu chảy cấp, TCM...

- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường: Nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh; xử lý rác, diệt ruồi, kiểm tra nguồn nước sinh hoạt định kỳ, thường xuyên phát động các chiến dịch vệ sinh môi trường.

+ Nhóm bệnh lây truyền qua véc tơ, vật trung gian truyền bệnh:

- Tăng cường giám sát tình hình sốt xuất huyết (SXH), bệnh sốt rét tại các địa bàn, nhất là tại các dịch cũ, tại các vùng nguy cơ cao, các huyện, thành phố; xã, phường thị trấn trọng điểm có số ca mắc bệnh cao vượt đường cong dịch tuần; phát hiện sớm và xử lý triệt để các dịch. Cảnh giác, kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của dịch bệnh Zika lây truyền do muỗi đốt;

- Cơ sở khám chữa bệnh tăng cường hiệu quả điều tr theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong; thực hiện thông tin, báo cáo ca bệnh hàng ngày cho đơn vị dự phòng để kịp thi điều tra, xử lý các ổ dịch;

- Phối hợp Viện Pasteur Nha Trang, Viện Côn trùng-Ký sinh trùng-Sốt rét Quy Nhơn đy mạnh hoạt động giám sát muỗi, ký sinh trùng và virus Dengue để đánh giá nguy cơ dịch và triển khai các biện pháp phòng chống chủ động;

- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, tẩm màn phòng, chống bệnh SXH, sốt rét ngăn chặn kịp thời, không để bùng phát thành dịch tại địa phương.

- Tập trung các biện pháp theo dõi giám sát phát hiện kịp thời và xử trí triệt để các dịch bệnh: Hội chứng viêm não màng não, bệnh dịch hạch, bệnh sởi-rubella, bệnh dại...

4. Đảm bảo hu cần, cơ sở vt chất:

- Các địa phương ưu tiên bố trí đầy đủ ngân sách đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thường xuyên hằng năm.

- Khi có các tình huống dịch xảy ra, Sở Y tế chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống dịch gửi Sở Tài chính xem xét thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.

- Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị đang có, tùy theo tình hình dịch bệnh, Ban chỉ đạo của tỉnh sẽ huy động từ các sở, ban, ngành để kịp đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch, như: nhân lực, phương tiện vận tải, cứu thương; trường học, khách sạn (thành lập bệnh viện dã chiến, khu cách ly điều trị bệnh nhân).

5. Kiểm tra đánh giá:

- Duy trì hoạt động kiểm tra giám sát các tuyến;

- Tần suất kiểm tra: 3-4 lần/năm, thời gian thường vào trước mùa dịch tại địa phương nhằm kịp thời chấn chỉnh các hoạt động và có giải pháp hỗ trợ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, sở, ngành tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.

- Chỉ đạo hệ thống y tế toàn tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” trên địa bàn quản lý; giám sát chặt chẽ, phát hiện và điều trkịp thời các trường hợp mắc bệnh, ngăn chặn biến chứng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch trên diện rộng; thành lập các đội cấp cứu lưu động ở tất cả các tuyến y tế, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

- Lập dự toán kinh phí cụ thể phục vụ công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch ở người như: sởi-rubella, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, viêm màng não do não mô cầu, bạch hầu, Ebola, MERS-CoV ...gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc các cơ sở khám chữa bệnh; năng lực giám sát, kiểm soát dịch bệnh cho hệ thống y tế dự phòng; tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế và các ngành liên quan về công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh, như: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai phát động phong trào vsinh yêu nước; phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, các chiến dịch truyền thông... tại các địa phương và các cơ sở khám, chữa bệnh. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

- Đảo bảo chế độ thông tin khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bệnh, đối chiếu với các điều kiện về công bố dịch tại Quyết định số 64/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ “về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm” để kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, giải quyết theo đúng thẩm quyền. Tham mưu UBND tỉnh thành lập bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh phối hợp với ngành y tế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ các biện pháp phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, bạch hầu...

- Phối hợp với ngành y tế để thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi- Rubella tại trường học đạt chỉ tiêu, an toàn. Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nội dung: vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế môi trường, dụng cụ đồ chơi, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân. Phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào “cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” trong toàn ngành giáo dục.

- Khi phát hiện các dịch tại cơ sở giáo dục phải thông báo kịp thời cho cơ sở y tế và phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo dự toán cho Sở Y tế hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Xem xét thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh do Sở Y tế lập, trình UBND tỉnh quyết định đảm bảo kinh phí triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với ngành y tế tuyên truyền cho người dân cảnh giác với dịch cúm gia cầm, không ăn tiết canh và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín, không ăn gia cầm mắc bệnh và thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc, chế biến gia cầm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện dịch bệnh xuất hiện trên đàn gia súc, gia cầm tại địa bàn tỉnh nhằm phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi:

- Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm, nguyên nhân, đường lây, triệu chứng và các biện pháp phòng, chống theo từng loại dịch bệnh để chủ động thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay tại gia đình, cộng đồng.

- Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh... Tăng cường công tác truyền thông phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các sở, ngành, hội, đoàn th và ý thức trách nhiệm của người dân tích cực tham gia hưởng ứng chương trình “cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh”.

6. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, đoàn th tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

7. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn quản lý;

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người; chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 tại địa phương, đơn vị

- Phối hợp chỉ đạo ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tập trung xử lý triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng.

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch từ nguồn ngân sách của huyện, thành phố; nhất là các hoạt động phun hóa chất ty uế môi trường, chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy/lăng quăng, các hoạt động phát động phong trào vệ sinh yêu nước, hoạt động cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh.

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Sở Y tế về diễn biến tình hình bệnh và công tác phòng, chống các bệnh tại địa phương theo quy định.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 218/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu218/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/02/2016
Ngày hiệu lực03/02/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 218/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 218/QĐ-UBND kế hoạch chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 218/QĐ-UBND kế hoạch chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu218/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ngãi
                Người kýLê Quang Thích
                Ngày ban hành03/02/2016
                Ngày hiệu lực03/02/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 218/QĐ-UBND kế hoạch chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 218/QĐ-UBND kế hoạch chương trình cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh 2016 2020

                  • 03/02/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 03/02/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực