Quyết định 2250/QĐ-UBND

Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 2250/QĐ-UBND bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Sóc Trăng 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2250/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 23 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điu của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điu của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

Căn cứ Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật th đđưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Thực hiện Công văn số 2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng và phê duyệt dự án bo vvà phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quc gia trên địa bàn tỉnh/thành ph;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu chung

- Bảo tồn những giá trị căn bản và chuẩn mực của nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ (gọi tắt là nghệ thuật sân khấu Dù kê) trên địa bàn tnh Sóc Trăng về bài bản, phong cách biểu diễn, sinh hoạt và mục đích hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân.

- Bảo tồn không gian biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù(theo điều kiện thực tế ở địa phương) thông qua các dạng thức đã có từ lâu đời; đồng thời xây dựng những hình thức biu diễn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế văn hóa và du lịch của tỉnh Sóc Trăng.

- Phát huy các hình thức sinh hoạt, biu din, truyn nghề,... để nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khấu Dù kê.

- Phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị, người làm công tác văn hóa tham gia tổ chức hoạt động, quảng bá, giáo dục và đầu tư cho nghệ thuật sân khấu Dù kê.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kế hoạch cần tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định liên quan và Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thvà lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL); Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

- Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu qu, đúng tiến độ.

3. Mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện

3.1. Nâng cao nhận thức xã hội đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê

- Xúc tiến các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật sân khu Dù kê đến mọi tng lớp xã hội, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên,

- Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu Dù kê bằng nhiu hình thức đi với lực lượng làm nghệ thuật, nghệ nhân, diễn viên và cán bộ quản lý văn hóa ở các huyện, thị xã, thành phố,...

3.2. Đào tạo, truyền nghề

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.

- Tổ chức truyn dạy, đào tạo cho diễn viên, nhạc công trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Dù kê.

- Phát hiện tài năng, đào tạo chuyên sâu để có đội ngũ kế thừa, có kiến thức vững vàng, có tâm huyết và có năng lực hoạt động, giỏi về chuyên môn.

3.3. Nghiên cứu khoa học

- Tăng cường công tác sưu tầm, kiểm kê, nhận diện di sản văn hóa phi vật thNghệ thuật sân khấu Dù kê theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL.

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học chuyên đề, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhm tạo hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, truyn dạy và quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù kê (thực hiện từ năm 2016 - 2020).

- Khảo sát và đánh giá chất lượng giảng dạy ở các thiết chế văn hóa hay các đoàn thể.

3.4. Xây dựng không gian biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê thành sản phẩm du lịch tại các địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi tập trung đông du khách trên địa bàn tỉnh.

3.5. Tổ chức lực lượng và sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Dù kê thông qua việc củng cnâng cao chất lượng nghthuật cho các câu lạc bộ, nhóm; duy trì lịch hoạt động thưng kỳ; hỗ trợ điều kiện vật cht để các tổ chức hoạt động nghệ thuật sân khu Dù kê thuận lợi trong biểu diễn và truyền dạy.

3.6. Tổ chức Liên hoan và biểu diễn nghthuật sân khấu Dù kê

- Tổ chức liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê vào năm 2020, đổi mới hình thức và nội dung để thu hút giới trtham gia rộng rãi, đồng thời nâng cao trình độ biu din ngày càng điêu luyện cho các nghệ nhân, diễn viên.

- Liên kết, hp tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghnghiệp, các tổ chức văn hóa trong và ngoài nước để tổ chức trình diễn, giao lưu.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghệ thuật để tổ chức biểu diễn.

- Tổ chức giao lưu mở rộng, tạo điều kiện để các nghệ nhân, diễn viên, cá nhân tranh tài, tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy ngh thut sân khấu Dù kê.

- Duy trì sinh hoạt thường kỳ ở các câu lạc bộ, các thiết chế văn hóa, các t đim giao lưu để người dân có điều kiện tham gia.

3.7. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh cho những người hoạt động, truyền dạy nghệ thuật sân khu Dù kê.

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện: 4.411.000.000 đồng (Bốn tỷ, bốn trăm mười một triệu đồng). Trong đó:

- Ngun vốn ngân sách tỉnh (kinh phí sự nghiệp từ ngân sách tỉnh) cấp: 3.811.000. 000 đng (Ba tỷ, tám trăm mười một triệu đồng).

- Nguồn vốn xã hội hóa: 600.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng).

Nội dung chi tiết theo Kế hoạch số 1108/KH-SVHTTDL ngày 25/7/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đính kèm.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Đài Phát thanh - Truyền hình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ VHTTDL;
- TT.T
nh ủy, HĐND tnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VX, TH, HC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Hùng

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)

Thực hiện Công văn số 2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng và phê duyệt Dự án bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh, thành phố;

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020).

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

1. Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2, mật độ dân số bình quân là 386/người/km2. Toàn tỉnh có dân số là 1.292.853 người, trong đó dân tộc Kinh 830.508 người, dân tộc Khmer 397.014 người, dân tộc Hoa 64.910 người, dân tộc khác 421 người (số liệu thống kê năm 2010).

Thời Pháp thuộc, tỉnh Sóc Trăng là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, Sóc Trăng được thành lập tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 02/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên hay Phong Dinh). Tháng 4/1992 tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.

Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chánh gồm: thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và 8 huyện gồm: Châu Thành, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị. Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm khoảng 30% dân số), tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer và tổ chức nhiều lhội truyền thống của đng bào dân tộc cho nên Sóc Trăng được mệnh danh là x schùa chiền và lễ hội của Nam Bộ Việt Nam. Người Khmer ở Sóc Trăng sinh sng chủ yếu vùng nông thôn, là cư dân nông nghiệp chuyên canh lúa nước và trng các loại hoa màu. Đời sống văn hóa của người Khmer rất phong phú, đa dạng với những lhội c truyn gắn với sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Từ bao đời nay, người Khmer ở đng bng sông Cửu Long nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng là nhng người vốn yêu thích nghệ thuật. Đa sngười Khmer khi ln lên Du biết hát, biết múa những bn nhạc Khmer cơ bản, đơn giản, dễ nhớ như các điệu múa Rom vông, Rom kbach, Rom Lêu, Saravan... Đặc biệt là nghệ thuật sân khấu Dù kê được người Khmer rt ưa thích và người Khmer Sóc Trăng luôn tự hào về cái nôi đã sản sinh ra sân khấu Dù kê.

2. Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ

Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời khoảng thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX (theo khảo sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng). Nhưng việc xác định thời gian và nguồn gốc ra đời khác nhau.

Do nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer lao động chủ yếu là nghề ruộng rẫy nên hình thức sân khấu kịch hát dân tộc Khmer Nam Bộ ra đời một cách thô sơ gọi là “sân khấu dàn bầu” (La khôn Trơng Khlốk) là do những nhóm hát Dù kê tập luyện và biểu diễn với sân khu là mặt đất, lấy lá cây, nhánh cây che tạm, che trại như cái dàn bu nên mọi người mới gọi là "La khôn Trơng Khlốk”.

Theo tài liệu của Campuchia và các học gi Khmer thì năm 1921 ông Lý Cuôn tên thường dùng là Kọn, sinh năm 1886, quê quán p Phú Ninh (người Khmer gọi là “Sróc Pô”, người Việt gọi là ‘‘Sóc Vồ", xã An Ninh, quận Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng cũ), là người Khmer lai Triều Châu, sinh ra trong một gia đình giàu có nhất xứ lúc bấy giờ, là người thông minh có học thức cao giỏi tiếng Pháp nên được người Pháp sử dụng làm thư ký văn phòng cho xã An Ninh một thời gian nên có tên gọi là ông xã Kọn (gọi trại theo tiếng Khmer là “Chhà Kọn”). Do lòng ham mê, muốn có một gánh hát để phục vụ bà con dân tộc mình, nên ông tbỏ việc làm cho Pháp rồi dồn sức bỏ của ra tập hợp anh em, bạn bè bà con thân thuộc trong phum sóc lập nên gánh hát riêng dưới sự quản lý của mình và rước thầy Sua (Kru Sua) ở Trà Vinh về tập tuồng. Đoàn Dù kê ln của ông Chhà Kọn ra đi với cái tên “Tự Lập Ban”, sân khấu Sơn Thủy (phong cảnh) thay thế sân khấu dàn bầu kể từ đó.

Sau một thời gian thành lập, Đoàn Dù kê Chhà Kọn sang Phnôm Pênh (Campuchia) biu din vào khoảng năm 1927. Ông Kọn là người đầu tiên dẫn dt gánh hát Dù kê của mình sang biểu diễn và y được tiếng vang lớn ở đất nước Chùa Tháp làm cho người dân ở nơi đây thật sự khâm phục và yêu chuộng loại hình nghệ thuật sân khấu có sức lôi cuốn và hấp dẫn người xem nên Đoàn Dù kê ông Chhà Kọn ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sng tinh thần của mọi người ở nơi đây và họ đã đặt tên gọi cho Đoàn là “La Khôn Ba Sắc”. “La Khôn” là sân khấu, “Ba Sắc” hay “Sróc Ba Sắc” là xứ Ba Sắc (Sóc Trăng). Nghĩa là “Sân khu của những người ở xứ Ba Sc”.

Điều này có thể chứng minh rằng địa điểm khai sinh ra sân khấu Dù kê không ở đâu khác ngoài vùng đất Sóc Trăng (Ba Sắc) và người có công lớn trong việc hình thành sân khấu ca kịch dân tộc Khmer ra đời, trưởng thành và phát triển thành Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ chính là ông Lý Cuôn (Chhà Kọn).

Sau thời gian dẫn dắt gánh hát Dù kê của mình đi lưu diễn Campuchia trở về quê nhà, ông Chhà Kọn (xã Kọn) tập trung củng cđoàn hát, ra sức đầu tư tập luyện, tổ chức biểu diễn thử nghiệm và vào đu mùa mưa năm 1929 ông lại tiếp tục dẫn gánh hát của mình sang nước bạn Campuchia biu din và ln này “Tự Lập Ban” đã thu được kết quả khả quan.

Từ sau năm 1930, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ không ngừng bổ sung những yếu tố mới để ngày càng hoàn thiện mình. Chính vì vậy, Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ và kể cả người dân đất nước Campuchia.

Từ sự thành công của “Tự Lập Ban” năm 1933, ông Chhà Kọn cho thành lập thêm gánh hát Dù kê “Tự Lập Thành” và giao cho em rể của mình Ông Thại (Tà Thại) làm bầu gánh với quy mô lớn không thua kém “Tự Lập Ban” và đi lưu diễn khắp nơi ở đồng bng sông Cửu Long và kể cả Campuchia.

Năm 1934 xuất hiện thêm một gánh hát Dù kê ở Vũng thơm (hiện nay thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với tên gọi là “TLập Thành” do Ông Chhà Tỷ làm bầu gánh.

Từ năm 1936 đến năm 1942 là giai đoạn đỉnh cao phát triển cường thịnh của Nghệ thuật sân khấu Dù kê, người dân Khmer Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng, ai cũng có thể tự hào về những gì mình đã làm đgóp phần tạo nên sự thành công cho sân khu Dù kê của dân tộc mình và mọi người ở Campuchia Dựu biết đến loại hình Nghệ thuật này với tên gọi thân thương “La Khôn Ba Sắc”.

Sau năm 1940 ở Sóc Trăng còn xuất hiện thêm hai gánh hát Dù kê mới với địa bàn lưu diễn chủ yếu ở Bến Tre và ở Bạc Liêu với tên gọi “Võ Lập Thành” do ông Bu (còn gọi là Tà Bu) là người Triều Châu ở Cà Săng (nay thuộc Phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) làm bầu gánh và Đoàn “Hoa Nở” do Ông Binh (còn gọi là Tà Binh), người ở Prey Chóp (nay thuộc xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) làm bầu gánh.

Thời gian này sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ vẫn tiếp tục khởi sắc phong cách biểu diễn với những bước tiến nhảy vọt, nhiều yếu tố nghệ thuật mới ra đời. Đây chính là giai đoạn phát triển tự hoàn thiện của Đoàn sân khu Dù kê nhưng cũng chính giai đoạn này đã xuất hiện những mâu thuẫn nội tại trong 03 gánh hát hàng đu ở Sóc Trăng, báo hiệu thời kỳ khủng hoảng sắp bắt đầu và cả 03 gánh hát dần dần yếu đi rồi dẫn đến tan rã.

Đến năm 1946, “Tự Lập Ban’’ được tái sinh, bên cnh đó vào năm 1949 còn xuất hiện gánh hát Dù kê “Ánh Sáng” ở Trà Tim, Sóc Trăng (nay là xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).

Từ năm 1953, sân khu Dù kê Khmer Nam Bộ sau cuộc khủng hoảng trm trọng lại được phục hi, tái sinh và có nhưng bước phát triển mi mang tính đng bộ, Dù kê đã nhanh chóng thu hút khán giả cả người Kinh người Hoa, phạm vi lưu diễn ngày càng mở rộng khắp các tnh đồng bằng sông Cửu Long vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn và một s tnh Đng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Campuchia và cho đến năm 1972, sau những biến c thăng trầm “Tự Lập Ban” lại một lần nữa tan rã và vĩnh viễn xóa tên mình.

Năm 1972, tại Sóc Vồ thuộc xã An Ninh, huyện Mỹ Tú (nay thuộc Phường 7, thành phố Sóc Trăng), Đoàn Dù kê “Dạ Quang” được thành lập với quy mô ln tập hợp được nhiu nghệ sĩ có tên tuổi tham da. Đoàn hoạt động khá ni tiếng vùng đất Sóc Trăng, Bạc Liêu và một s tnh lân cận được đông đảo khán gi mến mộ.

Sau 30/4/1975, được sự quan tâm của Đảng, nghệ thuật sân khấu truyền thng của người Khmer trong đó có sân khấu Dù kê được khôi phục, hầu hết các tỉnh có đng bào Khmer sinh sng đồng bằng sông Cửu Long Dựu có Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cấp tnh.

Sau năm 1980 ở Sóc Trăng có một sĐoàn Dù kê tư nhân được thành lập và tổ chức hoạt động lưu diễn chủ yếu vào mùa khô với phạm vi trong tỉnh và một s nơi ngoài tnh có đông đồng bào Khmer sinh sng với phương thức bán vé doanh thu như: Đoàn Dù kê Ánh Bình Minh, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên; Đoàn Dù kê Ron Ron, xã Phú Tân, huyện Châu Thành; Đoàn Dù kê Bờ Đập sau này có tên gọi là Đoàn Dù kê Tân Nguyệt Quang, xã Viên An, huyện Trần Đề...

Từ khi ra đời, hình thành và phát triển, sân khấu Dù kê đã trải qua những bước thăng trầm, vượt qua nhng cam go thử thách đtồn tại cho đến ngày nay. Sau ngày Min Nam hoàn toàn giải phóng, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ nói chung trong đó có Sóc Trăng tuy có giảm về số lượng nhưng chất lượng nghệ thuật không ngừng được quan tâm cải tiến để nâng cao trình độ nghệ thut trên các mặt như: biên kịch, đạo diễn dàn dựng, thiết kế cảnh trí sân khu, phục trang biểu diễn, âm nhạc, lực lượng diễn viên,...

3. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghthuật sân khấu Dù kê

Nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer nói chung và nghệ thuật sân khu Dù kê của người Khmer Nam Bộ nói riêng có một vai trò to lớn, đang giữ vị trí rất quan trọng trong đời sng văn hóa, xã hội của người Khmer. Sân khấu Dù kê là di sản văn hóa nghệ thuật cổ truyền Khmer quý giá đã, đang và sẽ được duy trì, phát triển rộng khắp trên các vùng có đông đng bào Khmer sinh sống ở Nam Bộ.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một bộ phận cấu thành trong nền văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ và là một bộ phận nghệ thuật không thể tách rời trong vườn hoa nghệ thuật Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng, của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sc dân tộc nói chung.

Người Khmer Nam Bộ là một trong skhông nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam có được loại hình sân khu riêng của mình mà quê hương đu tiên, hình thành và phát triển có lẽ không đâu khác hơn ngoài Sóc Trăng và hoạt động, tồn tại đến ngày hôm nay. Nó là sản phẩm nghệ thuật dân tộc được hình thành từ những yếu tố đặc biệt qua sự giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc. Do đó, nó có bản năng sinh tồn và thích nghi với mọi hoàn cảnh mới, môi trường mới, luôn năng động có tính dung nạp cao và được Dù kê hóa các yếu tnghệ thuật của các dân tộc khác một cách nhun nhuyn, đy tính sáng tạo và hấp dẫn.

Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ bên cnh kế thừa các yếu tố nghệ thuật truyền thống của dân tộc, còn luôn biết tiếp thu có chọn lọc, dung nạp và sáng tạo những yếu tố mi của nghệ thuật, không ngừng b sung cho loại nh của mình ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Đồng thời, là sn phẩm văn hóa tinh thần tiêu biu mang tính đặc thù của vùng đất Sóc Trăng với mi quan hệ đoàn kết, giao lưu qua cuộc sng xen cư - sinh tồn của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đi nay. Loại hình nghệ thuật này đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền giáo dục, củng cố, tăng cường vun đp mi quan hệ truyền thng đoàn kết gn bó ba dân tộc trong đu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, trong bi cảnh đó, nhiều loại hình vui chơi giải trí đua nhau xut hiện. Tuy nhiên, đi với cộng đng cư dân Khmer Nam Bộ thì nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn được xem là nghệ thuật chính, bởi vìđã thm sâuo xương máu, vào tiềm thức của mi người; Giá trđộc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê không đơn thuần là để phục vụ nhu cu vui chơi giải trí của người dân sau những mùa vụ và những ngày lao động mệt nhọc hay trong những ngày lễ hội, mà qua mỗi vdiễn của sân khấu Dù kê sẽ gây nhiều n tượng, nhiều cảm xúc trong lòng mi người. Xem nghệ thuật sân khu Dù kê con người sẽ cảm nhận được nhiều điều hay lẽ phải nhận thức được thin - ác, chính - tà, định hướng cho con người tự hoàn thiện mình và tiến tới xã hội lành mnh, tiến bộ. Nghệ thuật sân khu Dù kê mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc, do đó nghệ thuật sân khu Dù kê đi với cộng đng người Khmer Nam Bộ là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống xã hội.

4. Hin trng di sản văn hóa phi vật thể nghthuật sân khấu Dù kê

Nghệ thuật sân khấu Dù kê dù tiếp nhận nhiều yếu tố nghệ thuật khác, song vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo của riêng mình, có khả năng hòa nhập cao.

Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, phạm vi hoạt động và số lượng khán giả xem sân khu Dù kê ngày càng bị thu hẹp. Ngoài khán giả lớn tuổi, lớp trẻ, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, ít quan tâm đến nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình.

Mặt khác, cũng như các loại hình sân khấu khác, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ngày càng cũ và lạc hậu, đội ngũ tác giả, các thầy tuồng cũng ngày một giảm dần, hụt hẫng do lớp trước đây đã già đi. Công tác đào tạo bài bn chưa thật sự được chú trọng, lớp nghệ nhân, diễn viên kế thừa dần dần yếu đi do chính sách đãi ngộ dành cho họ chưa được quan tâm đúng mức.

Đặc thù của loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê thường chbiểu diễn phục vụ vào mùa khô, mùa din ra nhiu lhội, cho nên hàng năm các đoàn đi lưu din khoảng 06 tháng. Ngoài đoàn chuyên nghiệp của các tỉnh (các diễn viên của Đoàn được hưởng lương), thời gian còn lại, do nhu cầu đời sống nên các ngh nhân, din viên của các đoàn Dù kê qun chúng phải tìm làm các công việc khác (có thở nơi khác) để mưu sinh và khi tìm được công việc thích hợp thì họ có thbỏ nghề hát dù họ rất yêu chuộng nghệ thuật Dù kê.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN

- Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;

- Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điu của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị ln thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bn vững đt nước;

- Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

- Căn cứ Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ đi với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn;

- Căn c Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thvà lập hsơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Căn cứ Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;

- Căn cứ Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 31/7/2014 của Tnh ủy Sóc Trăng vthực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát trin văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

- Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về trin khai thc hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

- Căn cứ Quyết định số 1276/QĐHC-CTUBND ngày 07/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt kế hoạch kim kê và lập hsơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015;

- Căn cứ Công văn số 86/PC-VP ngày 10/01/2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Công văn số 2231/VP-VX ngày 02/7/2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc xây dựng và phê duyệt dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ Kế hoạch số 1518/KH-SVHTTDL ngày 25/11/2011 của Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch về việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thtrên địa bàn tnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015;

- Căn cứ Kế hoạch số 196/KH-SVHTTDL ngày 26/02/2015 của Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch về triển khai thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

III. HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH

Với việc triển khai thực hiện Kế hoạch sẽ góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự đng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tnh đối với việc bảo tn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khu Dù kê; đồng thời thực hiện quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù kê với du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, việc trin khai thực hiện kế hoạch còn là bước đi cụ thể, trin khai các gii pháp cần thiết, hiệu quả mang tính chiến lược giúp nghệ thuật sân khu: Dù kê tiếp tục tn tại và phát triển trong đời sống văn hóa tinh thần của đng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG

1. Mc tiêu chung

Việc xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thnghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020) nhằm các mục tiêu sau đây:

- Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

- Bảo tồn những giá trị căn bản và chuẩn mực của nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về bài bản, phong cách biểu diễn, sinh hoạt và mục đích hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân.

- Bảo tồn (trong điều kiện thực tế ở địa phương) không gian biểu diễn sân khu Dù kê của người Khmer thông qua các dạng thức đã có từ lâu đời; đồng thời xây dựng nhng hình thức biểu diễn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh Sóc Trăng.

- Phát huy các hình thức sinh hoạt, biểu diễn, truyền nghề,... để nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khu Dù kê của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan đơn vị Nhà nước, cán bộ làm công tác văn hóa tham gia tổ chức hoạt động, quảng bá, giáo dục và đầu tư cho nghệ thuật sân khu Dù kê của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kế hoạch cần tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về vic kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

- Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khu Dù kê của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020), đảm bảo chất lượng, tiến độ.

- Cộng đồng và cá nhân tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020)

- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và cả giai đoạn cho Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện

3.1. Nâng cao nhận thức xã hội đối với nghệ thuật sân khu Dù kê

- Xúc tiến các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật sân khu Dù kê của người Khmer đến mọi tng lp xã hội, đặc biệt là đi tượng học sinh, sinh viên.

- Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer bằng nhiều hình thức đối với lực lượng làm nghệ thuật, nghệ nhân, diễn viên và cán bộ quản lý văn hóa ở các huyện, thị,...

3.2. Đào tạo, truyền nghề

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.

- Tổ chức truyền dạy, đào tạo cho diễn viên nhạc công trong lĩnh vực sân khấu Dù kê (thực hiện ở các năm 2016, 2018, 2020).

- Phát hiện tài năng đào tạo chuyên sâu để có đội ngũ kế thừa trẻ tuổi, có kiến thức vững vàng, có tâm huyết và có năng lực hoạt động chuyên môn giỏi.

3.3. Nghiên cứu khoa học

- Tăng cường công tác sưu tầm, kiểm kê, nhận diện di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật sân khu Dù kê theo hướng dn tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 ca Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch quy định về việc kim kê di sn văn hóa phi vật thvà lập h sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (thực hiện từ năm 2016 - 2020).

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học chuyên đề, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tạo hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, truyền dạy và quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù kê (thực hiện từ năm 2016 - 2020).

- Khảo sát và đánh giá chất lượng giảng dạy ở các thiết chế văn hóa, hay các đoàn thể.

3.4. Xây dựng không gian biểu diễn nghệ thuật sân khu Dù kê thành sản phẩm du lịch

Xây dựng các điểm biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer tại các địa điểm du lịch ni tiếng và tại không gian cộng đng chủ thvăn hóa trên địa bàn tỉnh.

3.5. Tổ chức lực lượng và sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Dù kê

Củng cố nâng cao chất lượng nghệ thuật cho các câu lạc bộ, ban nhóm; duy trì lịch hoạt động thường kỳ; hỗ trợ điều kiện vật chất đcác tổ chức hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê thuận lợi trong biu din và truyền dạy.

3.6. Tổ chức Liên hoan và biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê

- Tổ chức liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê vào năm 2020, đổi mới hình thức và nội dung để thu hút giới trẻ tham gia rộng rãi, đng thời nâng cao trình độ biểu diễn ngày càng điêu luyện cho các nghệ nhân, din viên.

- Liên kết, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức văn hóa trong và ngoài nước đtổ chức trình diễn, giao lưu.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghệ thuật chính quy để tổ chức biu diễn.

- Tổ chức giao lưu mở rng, tạo điều kiện để các nghệ nhân, diễn viên, cá nhân tranh tài, tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

- Duy trì sinh hoạt thường kỳ ở các câu lạc bộ, các thiết chế văn hóa, các tụ điểm giao lưu để người dân có điều kiện tham gia.

3.7. Ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh cho những người hoạt động, truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 4.411.000.000 (Bốn tỷ, bốn trăm mười một triệu đng). Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (kinh phí sự nghiệp tngân sách tỉnh) cấp: 3.811.000.000 (Ba tỷ, tám trăm mười một triệu đồng).

- Nguồn vốn xã hội hóa: 600.000.000 (Sáu trăm triệu đồng).

ính kèm dự toán kinh phí thực hiện)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Nghiên cứu đề xut Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành chính sách chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần cho lực lượng hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê (nghệ nhân, diễn viên); hướng dẫn lập hồ sơ, thực hiện xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân; tôn vinh những cá nhân đã có những đóng góp cho nghệ thuật sân khấu Dù kê dưới nhiều góc độ khác nhau (đối với người làm công tác quản lý, người làm công tác nghiên cứu, nghệ nhân...)

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng thực hiện các chương trình biu din, liên hoan, hội din hàng năm; xây dựng các chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

- Phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh khu vực đng bằng sông Cửu Long để tổ chức biên soạn và giảng dạy chuyên sâu về nghệ thuật sân khấu Dù kê cho các trường Văn hóa Nghệ thuật trong khu vực.

- Phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tnh khu vực đng bằng sông Cửu Long để tổ chức liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê đnh vào năm 2020.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, các hình thức khen thưởng, tôn vinh và thực hiện xét tặng các danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho nghệ nhân, diễn viên và những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đóng góp cho nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

3. Sở Giáo dục và Đào to

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học và thực tiễn về phương pháp và biện pháp truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê ở hệ thống trường học; kết hợp nghệ nhân đxây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học về Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

- Tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho nghệ nhân và giáo viên để kết hợp giảng dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

- Chọn địa điểm trường để thể nghiệm thực hành, truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ, tổng kết rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn và phổ biến nhân rộng.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan báo, đài, chỉ đạo đài truyền thanh cấp huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam bộ, nhằm giúp người dân, nhất là đng bào dân tộc Khmer có ý thức bảo tn và phát huy giá trị của Nghệ thuật sân khấu Dù kê trong đời sống tinh thần của người dân.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch đầu tư, bố trí kinh p tngân sách hàng năm và cả giai đoạn đm bảo cho việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

6. S Tài chính

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan thm định dự toán kinh phí cụ thể hàng năm và cả giai đoạn, đề xuất ngun chi phù hợp và hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tuyên truyền, quảng bá, phổ biến nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ trên chương trình phát thanh và truyền hình của tỉnh.

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang giới thiệu và quảng bá về nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer ở địa phương; Thực hiện các chương trình nghệ thuật sân khấu Dù kê có chất lượng để giới thiệu đến công chúng.

- Vận dụng phương châm xã hội hóa trong việc tổ chức liên hoan, hội diễn hàng năm.

- Động viên, khuyến khích nhân dân hưởng ứng sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

8. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã và huyn

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vtrên địa bàn và các Ủy ban nhân dân xã, phường xây dựng kế hoạch, chương trình để hưởng ứng việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.

- Vận động các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội khác tham gia tích cực các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, tôn vinh nghệ nhân, diễn viên, tổ chức luyện tập và biểu diễn.

- Chỉ đạo việc duy trì sinh hoạt, luyện tập của các nhóm nghệ nhân của các xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng kế hoạch tham dự liên hoan, hội diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê của tỉnh và khu vực hàng năm.

- Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sc trong phong trào nghệ thuật sân khấu Dù kê ở địa phương.

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

(Kèm theo Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020)

Đơn vị tính: đồng

TT

DIỄN GIẢI

Tổng cng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

KINH PHÍ NGÂN SÁCH

3.811.000.000

945.000.000

330.000.000

853.000.000

330.000.000

1.353.000.000

I

Nâng cao nhận thức xã hội đối với Nghệ thuật biểu diễn Dù Kê

500.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

1

Xúc tiến các hoạt động gii thiệu, quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật sân khấu Dù kê

250.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

a

T chc sinh hoạt chuyên đề về sân khấu Dù kê tại các điểm trường n tộc nội trú (trang trí hội trường, công tác phí, nhiên liệu xe; thuê máy chiếu, âm thanh; nước uống, bi dưỡng thuyết trình viên,,..)

75.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

b

Chi phí in sổ tay qung bá, tuyên truyền giới thiệu tóm tắt về nghệ thuật sân khấu dù kê (In ấn, nhuận bút, nhuận ảnh, chi phí thực hiện,...)

150.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

c

Chi phí in tờ gấp, tờ rơi giới thiệu nghệ thuật sân khấu dù kê (In ấn, nhuận bút, nhuận nh, chi phí thực hiện,...)

25.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

2

Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu Dù kê (Tổ chức Hội nghị gii thiệu về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu dù kê)

250.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

50.000.000

 

+ Thuê hội trường tổ chức Hội nghị

25.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

 

+ Trang trí hội trường, băng rôl

10.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

 

+ Chi phí thuê máy chiếu

10.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

 

+ In ấn tài liệu Hội nghị

15.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

 

+ Văn phòng phẩm

10.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

 

+ Bồi dưỡng viết bài và bồi dưỡng người gii thiệu về nghệ thuật sân khấu Dù kê

30.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

 

+ Tiền ăn khách mời

75.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

 

+ Chi phí nước uống

15.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

 

+ Chi phí khác cho hoạt động tổ chức Hội nghị (thẻ đeo, hoa cài áo, chi phí đưa đón, thư mời,...)

60.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

II

Đào tạo, truyền nghề

1.509.000.000

503.000.000

0

503.000.000

0

503.000.000

1

Tổ chc mở lp đào tạo diễn viên, nhạc công trong lĩnh vực Sân khấu Dù Kê thi gian 02 tháng/năm.

1.509.000.000

503.000.000

0

503.000.000

0

503.000.000

 

- Chi thù lao giảng viên (500.000đ /buổi x 02 buổi x 60 ngày)

180.000.000

60.000.000

 

60.000.000

 

60.000.000

 

- Phụ cấp tiền ăn ging viên (150.000đ/ngày x 60 ngày)

27.000.000

9.000.000

 

9.000.000

 

9.000.000

 

- Chi đưa, đón giảng viên (2.000.000đ x 2 lượt)

12.000.000

4.000.000

 

4.000.000

 

4.000.000

 

- Chi bố trí nơi cho giảng viên (3.000.000đ/tháng x 2 tháng)

18.000.000

6.000.000

 

6.000.000

 

6.000.000

 

- Hỗ trợ tiền ở cho học viên (20 người x 500.000 đ/tháng x 2 tháng)

60.000.000

20.000.000

 

20.000.000

 

20.000.000

 

- Chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên (100.000đ/ngày x 20 học viên x 60 ngày)

360.000.000

120.000.000

 

120.000.000

 

120.000.000

 

- Chi tiền xe cho học viên (100.000đ x 20 học viên x 02 lượt)

12.000.000

4.000.000

 

4.000.000

 

4.000.000

 

- Chi bồi dưng cho học viên (hỗ trợ ngày công lao động) (150.000đ/ngày x 20 học viên x 60 ngày)

540.000.000

180.000.000

 

180.000.000

 

180.000.000

 

- Các chi phí khác tổ chức lp học (văn phòng phẩm, trang trí hội trường, dụng cụ học tập, nước ung, nhạc cụ,...) (10.000.000đ/tng x 2 tháng)

60.000.000

20.000.000

 

20.000.000

 

20.000.000

 

- Chi phí đi khảo sát, thực tế

240.000.000

80.000.000

 

80.000.000

 

80.000.000

III

Nghiên cứu khoa học

302.000.000

142.000.000

30.000.000

50.000.000

30.000.000

50.000.000

1

Tổ chức Hội thảo, Tọa đàm

112.000.000

112.000.000

0

0

0

0

 

+ Tiền ăn khách mời (02 ngày x 150.000đ x 50 người)

15.000.000

15.000.000

 

 

 

 

 

+ Tiền nghkhách mời (01 đêm x 250.000đ x 50 người)

12.500.000

12.500.000

 

 

 

 

 

+ Chi phí đưa, rước đại biểu khách mời

10.000.000

10.000.000

 

 

 

 

 

+ Bồi dưỡng viết bài tham luận (10 bài x 3.000.000đ)

30.000.000

30.000.000

 

 

 

 

 

+ Bồi dưỡng viết bài thảo luận (05 bài x 500.000đ)

2.500.000

2.500.000

 

 

 

 

 

+ Tổ chức buổi cơm chiêu đãi khách và Ban tchức (2.000.000đ/mâm x 6 mâm)

12.000.000

12.000.000

 

 

 

 

 

+ In ấn tài liệu Hội thảo

5.000.000

5.000.000

 

 

 

 

 

+ Thuê hội trường tổ chức Hội thảo

5.000.000

5.000.000

 

 

 

 

 

+ Trang trí hội trường, băng rôl

3.000.000

3.000.000

 

 

 

 

 

+ Chi phí thuê máy chiếu

2.000.000

2.000.000

 

 

 

 

 

+ Chi phí nước ung

1.500.000

1.500.000

 

 

 

 

 

+ Chi phí khác cho hoạt động tổ chức Hội thảo (thẻ đeo, hoa, thư mời, văn phòng phẩm...)

13.500.000

13.500.000

 

 

 

 

2

Công tác sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học

150.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

3

Khảo sát và đánh giá

40.000.000

0

0

20.000.000

0

20.000.000

IV

Xây dựng không gian biểu diễn Dù Kê thành sản phẩm du lịch

400.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

 

Biểu diễn tại các điểm du lịch trong tỉnh (04 xuất x 20.000.000đ/xuất)

400.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

V

Tổ chức lực lượng và sinh hoạt nghệ thuật biểu diễn Dù Kê.

600.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

1

Đầu tư cho nghệ thuật

100.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

 

- Hỗ trợ tác giả viết kịch bản sân khấu dù kê (02 tác phẩm/năm x 10.000.000đ/tác phẩm)

100.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

20.000.000

2

Tăng cường đầu tư trang thiết bị nghệ thuật, gồm âm thanh, ánh sáng và nhạc cụ

500.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

 

- Đầu tư tụ điểm sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Dù kê

500.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

VI

Tổ chức Liên hoan và trình diễn Nghệ thuật biểu diễn Dù Kê định kỳ

500.000.000

0

0

0

0

500.000.000

 

Tổ chức 01 cuộc liên hoan sân khu Dù kê

500.000.000

0

0

0

0

500.000.000

B

KINH PHÍ XÃ HỘI HÓA

600.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

120.000.000

1

Liên kết tổ chức trình diễn giao lưu 01 cuộc.

200.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

 

- Liên kết tổ chức biểu diễn 01 cuộc

200.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

40.000.000

2

Duy trì sinh hoạt 04 cuộc.

400.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

 

- Chi phí tổ chức sinh hoạt (20.000.000đ/cuộc x 4 cuộc)

400.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

C

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN (A+B)

4.411.000.000

1.065.000.000

450.000.000

973.000.000

450.000.000

1.473.000.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2250/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2250/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/09/2016
Ngày hiệu lực23/09/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2250/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2250/QĐ-UBND bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Sóc Trăng 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2250/QĐ-UBND bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Sóc Trăng 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2250/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Sóc Trăng
                Người kýNgô Hùng
                Ngày ban hành23/09/2016
                Ngày hiệu lực23/09/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2250/QĐ-UBND bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Sóc Trăng 2016 2020

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2250/QĐ-UBND bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù Sóc Trăng 2016 2020

                      • 23/09/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/09/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực