Nội dung toàn văn Quyết định 2416/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch Hưng Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2416/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 28 tháng 8 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SẠCH TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 32/TTr-SNN ngày 05/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, gồm những nội dung sau:
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên.
3. Quan điểm của quy hoạch: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị Hưng Yên, định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh; hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, sử dụng công nghệ xử lý nước mới cùng với các biện pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch, nâng cao khả năng cấp nước an toàn và vệ sinh cho nhân dân, các khu đô thị và khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước.
4. Phạm vi, mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch
4.1. Phạm vi quy hoạch
- Về không gian: Tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Về nội dung: Cung cấp nước sạch cho các khu dân cư nông thôn, khu đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.2. Mục tiêu quy hoạch
- Đến năm 2020: Đạt 70% dân số trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước tập trung, với tiêu chuẩn dùng nước khoảng 70 lít/người/ngày.đêm.
- Giai đoạn 2020-2030: Nâng công suất nhà máy cấp nước tập trung tăng tiêu chuẩn cấp nước cho người dân lên 100-120 lít/người/ngày.đêm; nâng cao chất lượng nước từ QCVN 02:2009/BYT lên QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.
4.3. Nhiệm vụ quy hoạch
- Thu thập tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sạch;
- Rà soát, đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch bao gồm:
+ Khảo sát điều tra và đánh giá hiện trạng chất lượng công trình cấp nước tập trung;
+ Hiện trạng công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, khả năng đáp ứng nhu cầu về cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết đối với quy hoạch giai đoạn này;
+ Hiện trạng các công trình cấp nước tập trung đã xây dựng;
- Tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt qua các giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu;
- Đề xuất phương án quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành. Giải pháp quy hoạch tiên tiến, mang tính đồng bộ, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, từng bước phát triển về lĩnh vực cấp nước sạch ở khu vực nông thôn.
5. Nội dung quy hoạch
5.1. Giai đoạn đến năm 2020
a) Đối với các xã, phường, thị trấn đã, đang xây dựng hoặc đã có nhà đầu tư ký hợp đồng cấp nước hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư: Nâng công suất, mở rộng mạng lưới đường ống từ 43 nhà máy nước hiện tại đã, đang xây dựng hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đến hết năm 2018 hoàn thành cung cấp nước cho 153 xã, phường, thị trấn.
b) Các xã chưa có nhà máy, doanh nghiệp đăng ký cấp nước sạch, dự kiến cho phép các nhà máy cấp nước lân cận điều chỉnh dự án, tăng công suất, đấu nối cấp nước cho các xã, như sau:
“Huyện Mỹ Hào có 06 xã, gồm: Phan Đình Phùng, Hòa Phong, Ngọc Lâm, Xuân Dục, Hưng Long, Dương Quang.
- Huyện Ân Thi có 02 xã, gồm: Phù Ủng, Bãi Sậy.
c) Mục tiêu đến năm 2020: Đạt 70% dân số trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước tập trung, với tiêu chuẩn dùng nước khoảng 70 lít/người/ngày.đêm.
Mục tiêu cụ thể, từng năm
Năm | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch | 23% | 39% | 57% | 70% |
5.2. Giai đoạn 2020-2030
a) Mục tiêu
- Đến năm 2025: Đạt 100% dân số trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước tập trung, với tiêu chuẩn dùng nước khoảng 70 lít/người/ngày.đêm.
- Đến năm 2030: Đạt 100% số dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước tập trung với tiêu chuẩn dùng nước khoảng 100-120 lít/người/ngày.đêm.
b) Giải pháp
- Nâng công suất các nhà máy cấp nước; cải tiến hệ thống lọc, hệ thống kiểm soát chất lượng nước và hệ thống đo đếm nước.
- Nâng cao chất lượng nước sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.
5.3. Các nhà máy nước
Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 43 nhà máy cấp nước tập trung, trong đó có 19 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt và 24 nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm, cụ thể:
Số TT | Nguồn lấy nước | Công suất (m3/ngày.đêm) | ||
Đến năm 2017 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | ||
I | Nhà máy sử dụng nước mặt | 66.840 | 172.200 | 262.000 |
1 | Lấy nước sông Hồng | 29.800 | 108.000 | 156.000 |
2 | Lấy nước sông Luộc | 26.700 | 48.000 | 77.000 |
3 | Lấy nước sông Bắc Hưng Hải | 8.340 | 13.200 | 24.000 |
4 | Lấy nước từ hệ thống sông Thái Bình (tỉnh Hải Dương) | 2.000 | 3.000 | 5.000 |
II | Nhà máy sử dụng nước ngầm | 34.220 | 55.250 | 152.200 |
| Tổng cộng | 101.060 | 227.450 | 414.200 |
(Chi tiết theo Phụ lục 01)
5.4. Các xã Quy hoạch cấp nước giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030
a) Nhà máy sử dụng nguồn nước mặt
Có 99 xã, phường, thị trấn được cấp nước từ 19 nhà máy cấp nước sử dụng nguồn nước mặt.
b) Nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm
Có 54 xã, phường, thị trấn được cấp nước từ 24 nhà máy cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm.
(Chi tiết theo Phụ lục 02)
5.5. Các xã chưa có nhà đầu tư, chưa được UBND tỉnh quyết định phân vùng cấp nước.
(Chi tiết theo Phụ lục 03)
II. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Về thông tin - đào tạo - truyền thông
a) Truyền thông trực tiếp
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, giới thiệu về nước sạch và các công trình cấp nước sạch tập trung, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước.
b) Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm: Chương trình truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo, báo chí, tạp chí và loa truyền thanh.
2. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
a) Đào tạo dài hạn
Đào tạo dài hạn để nâng cao năng lực cơ bản cho cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn để cùng với việc tuyển dụng các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường nhằm nhanh chóng có được một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về ngành nghề và có chất lượng tốt. Những cán bộ, công nhân đã được đào tạo cơ bản có thể đào tạo dài hạn thêm chuyên ngành nữa để phục vụ tốt cho nhiệm vụ được giao.
b) Tập huấn, đào tạo ngắn hạn
Cùng với đào tạo dài hạn mang tính cơ bản, thực hiện đào tạo, tập huấn ngắn hạn để nâng cao năng lực theo từng chuyên đề, đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc hàng năm cho đội ngũ công nhân.
3. Về cơ chế chính sách
- Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chuyển nhượng và quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Trong quý III/2017: UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý đầu tư công trình cấp nước; chính sách khuyến khích, ưu đãi nhà đầu tư về thuế, về đất và về nguồn tài chính đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nước sạch nông thôn.
4. Nguồn lực đầu tư: Gồm hai nguồn lực chính
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Xã hội hóa huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp và nhân dân.
5. Tổ chức quản lý sau đầu tư
- Đối với các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới thực hiện chuyển nhượng bằng hình thức đấu giá. Các công trình vốn Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện chuyển nhượng bằng hình thức chỉ định thầu giao cho các tổ chức, doanh nghiệp đang quản lý. Trường hợp không giao được cho doanh nghiệp thì giao Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý, vận hành công trình.
- Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiến hành hướng dẫn, đào tạo các tổ chức, cá nhân đó để có thể tự quản lý, khai thác công trình.
6. Nguồn vốn đầu tư
6.1. Tổng nguồn vốn đầu tư: 1.500 tỷ đồng (Một nghìn, năm trăm tỷ đồng).
Trong đó: - vốn nước ngoài (Dự án vay WB): 200 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách: 80 tỷ đồng.
(Trả nợ thanh, quyết toán công trình đang xây dựng hoặc đã xây dựng hoàn thành; thực hiện truyền thông, giám sát, đánh giá, kiểm tra chất lượng nước).
- Vốn doanh nghiệp và vốn của người sử dụng nước: 1.220 tỷ đồng.
6.2. Phân kỳ đầu tư
a) Giai đoạn 2017-2020: Tổng vốn đầu tư: 1.000 tỷ đồng.
Trong đó: - Vốn nước ngoài: 200 tỷ đồng.
- Vốn nhà nước: 80 tỷ đồng.
- Vốn doanh nghiệp và vốn của người sử dụng nước: 720 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2020-2030: Tổng vốn đầu tư: 500 tỷ đồng.
Trong đó: Vốn doanh nghiệp và vốn đối ứng của người dân sử dụng nước: 500 tỷ đồng.
(Đầu tư nâng công suất nhà máy, cải tạo, nâng cấp đường ống, cải thiện chất lượng nước; quyết toán các công trình hoàn thành).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
- Công bố, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh và các cấp chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch;
- Tham mưu UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch và ban hành Quy định quản lý đầu tư và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh;
- Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức của cộng đồng về nước sạch;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cấp nước đã có giấy chứng nhận đầu tư, đã cam kết cấp nước sạch với chính quyền địa phương phải thực hiện cấp nước cho các xã theo hình thức cuốn chiếu (cấp cho hầu hết dân cư ở các xã gần nhà máy, xong mới sang các xã tiếp theo) và phải hoàn thành cấp nước xong trước ngày 31/12/2018. Đối với các đơn vị không hoàn thành cấp nước trước ngày 31/12/2018, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh vùng cấp nước cho dự án khác.
- Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh là cơ quan thường trực giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh trong việc đề xuất các nguồn vốn thực hiện quy hoạch; thẩm định cấp phép đầu tư, giám sát đầu tư, đánh giá hiệu quả các công trình, dự án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Xây dựng: Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thu nước sạch, chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện bảo đảm an toàn và chống thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn nước; tình hình ô nhiễm nguồn nước; triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước.
5. Sở Tài chính: Thẩm định khung giá nước sạch tiêu thụ và các lệ phí môi trường ở nông thôn, trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
6. Sở Y tế: Chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước của các nhà máy cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là cơ quan trực tiếp giúp Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ); tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhận thực được lợi ích nước sạch hợp vệ sinh cho sinh hoạt và các dịch vụ kinh doanh có sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh.
7. Các sở, ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
8. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Thực hiện chức năng quản lý hành chính đối với các đơn vị cấp nước trên địa bàn mình quản lý; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cấp nước thực hiện theo quy hoạch và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, theo đúng quy định;
- Đôn đốc các đơn vị có cam kết cấp nước cho địa phương phải hoàn thiện thủ tục trình UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh, bổ sung vùng cấp nước của dự án, xong trước ngày 31/12/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 01
QUY HOẠCH CÁC NHÀ MÁY CẤP NƯỚC THEO NGUỒN NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh)
a) Nhà máy cấp nước mặt
Số TT | Tên nhà máy | Công suất (m3/ngày.đêm) | ||
Đến năm 2018 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | ||
I | Lấy nước sông Hồng | 29.800 | 108.000 | 156.000 |
1 | Nhà máy cấp nước Ecopark | 5.000 | 50.000 | 50.000 |
2 | Nhà máy cấp nước Dạ Trạch | 5.000 | 20.000 | 50.000 |
3 | Nhà máy cấp nước Phú Hưng | 5.000 | 10.000 | 20.000 |
4 | Nhà máy cấp nước Phú Thịnh | 0 | 2.000 | 5.000 |
5 | Nhà máy cấp nước Phùng Hưng | 3.000 | 3.000 | 6.000 |
6 | Nhà máy cấp nước Ngọc Tuấn - Nagaoka | 9.600 | 20.000 | 20.000 |
7 | Nhà máy nước Thuần Hưng - Đại Hưng (hiện tại dự án đang lấy nước sông Bắc Hưng Hải) | 2.200 | 3.000 | 5.000 |
II | Lấy nước sông Luộc | 26.700 | 48.000 | 77.000 |
8 | Nhà máy cấp nước An Bình | 5.000 | 10.000 | 20.000 |
9 | Nhà máy cấp nước Phù Tiên | 5.000 | 10.000 | 20.000 |
10 | Nhà máy cấp nước Hải Trung HD | 10.000 | 10.000 | 12.000 |
11 | Nhà máy nước TP. Hưng Yên | 5.000 | 15.000 | 20.000 |
12 | Nhà máy cấp nước Hưng Đạo - Minh Hoàng (hiện tại dự án đang lấy nước sông Bắc Hưng Hải) | 1.700 | 3.000 | 5.000 |
III | Lấy nước sông Bắc Hưng Hải | 8.340 | 13.200 | 24.000 |
13 | Nhà máy cấp nước Phạm Ngũ Lão | 900 | 1.000 | 2.000 |
14 | Nhà máy cấp nước Lương Bằng | 1.000 | 1.000 | 3.000 |
15 | Nhà máy cấp nước Hồng Quang | 910 | 3.000 | 5.000 |
16 | Nhà máy cấp nước Minh Tân | 910 | 1.200 | 3.000 |
17 | Nhà máy cấp nước Trần Cao | 720 | 1.000 | 3.000 |
18 | Nhà máy cấp nước Quang Hưng | 900 | 1.000 | 3.000 |
19 | Nhà máy nước Tân Trào (cấp nước sạch từ Hải Dương) | 3.000 | 5.000 | 5.000 |
IV | Lấy nước từ hệ thống sông Thái Bình (tỉnh Hải Dương) | 2.000 | 3.000 | 5.000 |
20 | Công ty Xuân Hưng (cấp nước sạch từ Hải Dương) | 2.000 | 3.000 | 5.000 |
| Tổng cộng | 66.840 | 172.200 | 262.000 |
b) Nhà máy cấp nước ngầm
Số TT | Tên nhà máy | Công suất (m3/ngày.đêm) | ||
Đến năm 2018 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | ||
1 | Nhà máy cấp nước Phụng Công | 1.200 | 2.000 | 2.000 |
2 | Nhà máy cấp nước thị trấn Văn Giang | 1.000 | 1.000 | 4.000 |
3 | Nhà máy cấp nước Long Hưng | 1.800 | 2.500 | 7.000 |
4 | Nhà máy cấp nước Mỹ Văn | 0 | 2.950 | 15.000 |
5 | Nhà máy cấp nước Yên Phú | 0 | 2.700 | 12.200 |
6 | Nhà máy cấp nước thị trấn Yên Mỹ | 2.500 | 3.000 | 7.000 |
7 | Nhà máy cấp nước Tân Việt | 2.300 | 5.000 | 15.000 |
8 | Nhà máy nước Trung Hưng | 1.320 | 2.000 | 3.000 |
9 | Nhà máy cấp nước Thăng Long | 2.000 | 2.000 | 5.000 |
10 | Nhà máy nước thị trấn Khoái Châu | 1.000 | 1.000 | 3.000 |
11 | Nhà máy cấp nước Bình Minh | 1.000 | 1.000 | 3.000 |
12 | Nhà máy cấp nước Dân Tiến | 1.500 | 1.500 | 3.000 |
13 | Nhà máy cấp nước Hồng Tiến | 1.000 | 3.000 | 10.000 |
14 | Nhà máy cấp nước thị trấn Như Quỳnh | 2.000 | 2.000 | 5.000 |
15 | Nhà máy cấp nước Trưng Trắc | 1.500 | 1.800 | 7.000 |
16 | Nhà máy cấp nước Chỉ Đạo | 1.000 | 2.000 | 5.000 |
17 | Nhà máy cấp nước Phố Nối | 7.000 | 8.000 | 15.000 |
18 | Nhà máy cấp nước Nhân Hòa | 1.500 | 1.800 | 5.000 |
19 | Nhà máy cấp nước Dị Sử | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
20 | Nhà máy nước Bạch Sam | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
21 | Nhà máy cấp nước Thụy Lôi | 1.000 | 1.000 | 2.000 |
22 | Nhà máy nước thị trấn Ân Thi | 1.000 | 1.000 | 2.000 |
23 | Nhà máy nước Ngọc Thanh | 600 | 1.000 | 2.000 |
24 | Nhà máy nước An Sinh | 0 | 5.000 | 10.000 |
| Tổng cộng | 34.220 | 55.250 | 152.200 |
PHỤ LỤC 02
PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC CHO CÁC NHÀ MÁY CẤP NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh)
a) Nhà máy cấp nước mặt (99 xã, phường, thị trấn)
Số TT | Tên nhà máy | Nguồn vốn | Vùng cấp nước | ||||
Đến năm 2018 | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | |||||
Số xã | Xã, phường, thị trấn, khu đô thị | Số xã | Xã, phường, thị trấn, khu đô thị | ||||
I | Lấy nước sông Hồng |
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà máy cấp nước Ecopark | DN | 1 | Xuân Quan, Đô thị Ecopark |
| Các xã, đô thị còn lại trên địa bàn huyện Văn Giang |
|
2 | Nhà máy cấp nước Dạ Trạch | DN | 14 | An Vĩ, Ông Đình, Tân Dân, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Đông Tảo, Dạ Trạch, Tân Châu, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Đông Ninh, Đại Tập | 0 |
|
|
3 | Nhà máy cấp nước Phú Hưng | DN | 8 | Phú Cường, Hùng Cường, Bảo Khê, Trung Nghĩa, Nhật Tân, Hiệp Cường, phường An Tảo (một phần); Hùng An, Đức Hợp | 0 |
|
|
4 | Nhà máy cấp nước Phú Thịnh | WB | 2 | Phú Thịnh, Thọ Vinh | 0 |
|
|
5 | Nhà máy cấp nước Phùng Hưng | ODA Phần Lan | 6 | Phùng Hưng, Toàn Thắng, Chí Tân, Vĩnh Xá, Liên Khê, Bình Kiều | 0 |
|
|
6 | Nhà máy cấp nước Ngọc Tuấn - Nagaoka | DN | 8 | Song Mai, Nhân La, Nghĩa Dân, Mai Động, Đồng Thanh, Xuân Trúc, Quảng Lãng, Chính Nghĩa | 0 |
|
|
7 | Nhà máy nước Thuần Hưng - Đại Hưng | WB | 4 | Thuần Hưng, Đại Hưng, Thành Công, Nhuế Dương | 0 |
|
|
8 | Nhà máy cấp nước Hưng Đạo - Minh Hoàng | WB | 3 | Hưng Đạo, Minh Hoàng, Ngô Quyền |
|
|
|
II | Lấy nước sông Luộc |
|
|
|
|
|
|
9 | Nhà máy cấp nước An Bình | DN | 10 | Thủ Sỹ, Thiện Phiến, Liên Phương (trừ thôn Đông Chiểu), Phương Chiểu, thôn Trần Phú xã Tân Hưng, An Viên, Đức Thắng; Lệ Xá, Hồng Nam, Trung Dũng (một phần) | 0 |
|
|
10 | Nhà máy cấp nước Cương Chính | DN | 5 | Cương Chính, Đình Cao, Đoàn Đào, Trung Dũng (một phần), Minh Phượng, Tống Trân | 0 |
|
|
11 | Nhà máy cấp nước Nguyên Hòa | DN | 6 | Nguyên Hòa, Tam Đa, Nhật Quang, Tống Phan, Minh Tiến, Tiên Tiến | 0 |
|
|
12 | Nhà máy nước TP. Hưng Yên | Đã cổ phần hóa | 13 | An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu, Minh Khai, Dị Chế, Hải Triều, thị trấn Vương, Hoàng Hanh, Quảng Châu, Tân Hưng (trừ thôn Trần Phú), thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương. | 0 |
|
|
III | Lấy nước sông Bắc Hưng Hải |
|
|
|
|
|
|
13 | Nhà máy cấp nước Phạm Ngũ Lão | CTMT, DN | 1 | Phạm Ngũ Lão | 0 |
|
|
14 | Nhà máy cấp nước Lương Bằng | CTMT, NS huyện, DN | 1 | Thị trấn Lương Bằng | 0 |
|
|
15 | Nhà máy cấp nước Hồng Quang | CTMT, DN | 5 | Hồng Quang, Hồng Vân, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Vũ Xá, thị trấn Lương Bằng (một phần) | 0 |
|
|
16 | Nhà máy cấp nước Minh Tân | WB | 2 | Minh Tân, Phan Sào Nam | 0 |
|
|
17 | Nhà máy cấp nước Trần Cao | CTMT | 1 | Thị trấn Trần Cao | 0 |
|
|
18 | Nhà máy cấp nước Quang Hưng | CTMT, DN | 1 | Quang Hưng | 0 |
|
|
19 | Nhà máy nước Tân Trào - Hải Dương | DN | 7 | Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Tiền Phong, Văn Nhuệ, Đa Lộc, Cẩm Ninh, Đặng Lễ | 0 |
|
|
IV | Lấy nước từ hệ thống sông Thái Bình (tỉnh Hải Dương) |
|
|
|
|
|
|
21 | Công ty Xuân Hưng (cấp nước sạch từ Hải Dương) | DN | 2 | Minh Đức, Lương Tài | 0 |
|
|
| Tổng cộng |
| 101 |
| 0 |
|
|
b) Nhà máy sử dụng nước ngầm (54 xã, phường, thị trấn)
Số TT | Tên nhà máy | Nguồn vốn | Xã, phường, thị trấn, khu đô thị | ||||
Số xã | Đến năm 2018 | Số xã | Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | |||
1 | Nhà máy cấp nước Phụng Công | WB | 1 | Phụng Công | 0 |
|
|
2 | Nhà máy cấp nước thị trấn Văn Giang | CTMT, DN | 1 | Thị trấn Văn Giang | 0 |
|
|
3 | Nhà máy cấp nước Long Hưng | WB | 3 | Long Hưng, Tân Tiến, Cửu Cao | 0 |
|
|
4 | Nhà máy cấp nước Mỹ Văn | DN | 4 | Vĩnh Khúc, Nghĩa Trụ, Đồng Thanh, Ngọc Long (một phần) Giai Phạm (một phần) | 0 |
|
|
5 | Nhà máy cấp nước Yên Phú | DN | 4 | Yên Phú, Yên Hòa, Hoàn Long, Việt Cường | 0 |
|
|
6 | Nhà máy cấp nước thị trấn Yên Mỹ | CTMT, DN | 1 | Thị trấn Yên Mỹ | 0 |
|
|
7 | Nhà máy cấp nước Tân Việt | CTMT, DN | 4 | Tân Việt, Lý Thường Kiệt, Minh Châu, Vân Du | 0 |
|
|
8 | Nhà máy nước Trung Hưng | WB | 2 | Trung Hưng, Thanh Long | 0 |
|
|
9 | Nhà máy cấp nước Thăng Long | DN | 1 | Trung Hòa, Liêu Xá (một phần), Tân Lập (một phần) | 0 |
|
|
10 | Nhà máy nước thị trấn Khoái Châu | DN | 1 | Thị trấn Khoái Châu | 0 |
|
|
11 | Nhà máy cấp nước Bình Minh | CTMT, DN | 1 | Bình Minh | 0 |
|
|
12 | Nhà máy cấp nước Dân Tiến | CTMT, DN | 2 | Dân Tiến, Đồng Tiến | 0 |
|
|
13 | Nhà máy cấp nước Hồng Tiến | CTMT, DN | 2 | Hồng Tiến, Việt Hòa | 0 |
|
|
14 | Nhà máy cấp nước thị trấn Như Quỳnh | DN | 1 | Thị trấn Như Quỳnh | 0 |
|
|
15 | Nhà máy cấp nước Trưng Trắc | WB | 3 | Trưng Trắc, Đình Dù, Tân Quang | 0 |
|
|
16 | Nhà máy cấp nước Chỉ Đạo | CTMT, DN | 2 | Chỉ Đạo, Đại Đồng (một phần) | 0 |
|
|
17 | Nhà máy cấp nước Phố Nối | DN | 5 | Thị trấn Bần Yên Nhân, Giai Phạm, Nghĩa Hiệp, Tân Lập, Liêu Xá | 0 |
|
|
18 | Nhà máy cấp nước Nhân Hòa | WB | 2 | Nhân Hòa, Cẩm Xá | 0 |
|
|
19 | Nhà máy cấp nước Dị Sử | CTMT, DN | 2 | Dị Sử, Phùng Chí Kiên |
|
|
|
20 | Nhà máy nước Bạch Sam | CTMT, DN | 1 | Bạch Sam | 0 |
|
|
21 | Nhà máy cấp nước Thụy Lôi | CTMT, DN | 1 | Thụy Lôi |
|
|
|
22 | Nhà máy nước thị trấn Ân Thi | ODA Phần Lan | 5 | Thị trấn Ân Thi, Quang Vinh, Tân Phúc, Đào Dương; Bắc Sơn | 0 |
|
|
23 | Nhà máy nước Ngọc Thanh | CTMT, DN | 1 | Ngọc Thanh | 0 |
|
|
24 | Nhà máy nước An Sinh | DN | 4 | Lạc Đạo, Minh Hải, Việt Hưng, Lạc Hồng | 0 |
|
|
| Tổng cộng |
| 54 |
| 0 |
|
|
* Ghi chú:
- CTMT: 90% vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và người dân đóng góp lắp đặt đồng hồ.
- DN: 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng công trình và người dân đóng góp lắp đặt đồng hồ.
- CTMT, DN: Khoảng 60% vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, khoảng 30% vốn đầu tư từ doanh nghiệp và người dân đóng góp lắp đặt đồng hồ.
- WB: 90% vốn đầu tư từ nguồn vốn Chương trình PforR và người dân đóng góp lắp đặt đồng hồ.
- ODA Phần Lan: 100% vốn vay ODA Phần Lan.
PHỤ LỤC 03
CÁC XÃ CHƯA CÓ NHÀ ĐẦU TƯ, CHƯA ĐƯỢC UBND TỈNH QUYẾT ĐỊNH PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh)
Số TT | Huyện/xã | Ghi chú |
| Huyện Mỹ Hào |
|
1 | Xã Phan Đình Phùng |
|
2 | Xã Xuân Dục |
|
3 | Xã Hưng Long |
|
4 | Xã Hòa Phong |
|
5 | Xã Ngọc Lâm |
|
6 | Xã Dương Quang |
|
| Huyện Ân Thi |
|
1 | Xã Phù Ủng | Chờ UBND tỉnh quyết định điều chỉnh nguồn cấp nước sạch từ nhà máy nước lân cận |
2 | Xã Bãi Sậy |