Quyết định 2440/QĐ-UBND

Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bình Phước ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 2440/QĐ-UBND chương trình phát triển hợp tác xã Bình Phước 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2440/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 22 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Chthị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đng lớn;

Căn cứ Kế hoạch số 246-KH/TU ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

Căn cứ Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Chthị số 15/2015/CT-UBND ngày 27/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã trên địa bàn tnh Bình Phước;

Căn cứ Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt Đề án "Đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp giai đoạn 2015-2020" trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Căn cứ Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh tại Công văn số 75/LMHTX-KHHT ngày 09/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên minh HTX Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;
- Các Sở: KH và ĐT, NN và PTNT, Công thương, Tài chính;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã;
- LĐVP, Phòng: KTN, KTTH;
- Lưu: VT (59-QĐ-NN).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Anh Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đang dần khẳng định vai trò, vị trí là một thành phần kinh tế không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng. Khu vực kinh tế hợp tác trong tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực và có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 90 hợp tác xã, gồm: 71 hợp tác xã nông nghiệp (chiếm 78,9% tổng số hợp tác xã), 08 hợp tác xã giao thông vận tải (chiếm 8,9%), 05 hợp tác xã thương mại (chiếm 5,6%), 01 hợp tác xã tiu thủ công nghiệp (chiếm 1,1%), 01 hợp tác xã xây dựng (chiếm 1,1%) và 04 quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 4,4%). Tổng vốn điều lệ các hợp tác xã 172.450 triệu đồng. Các hợp tác xã có 8.164 thành viên và 3.985 lao động.

Hầu hết các hp tác xã đã, đang được củng cố và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Do vậy, chất lượng hoạt động được cải thiện, thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động. Các hợp tác xã hoạt động cơ bản đáp ứng được nhu cầu lợi ích của thành viên trên cơ sở làm tốt các khâu dịch vụ, hỗ trợ; thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Một số hợp tác xã hiện đang hoạt động với tính chất cầm chừng đtìm thị trường, một số hợp tác xã chưa tuân thủ các quy định của Luật Hợp tác xã. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 46 hợp tác xã ngưng hoạt động, về công tác quản lý, năng lực quản lý của hội đồng quản trị và giám đốc hợp tác xã còn yếu, chưa tách bạch chức năng quản lý và chức năng điều hành hợp tác xã. Hợp tác xã cũng chưa đưa ra được chế tài điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa thành viên với thành viên, thành viên với hợp tác xã có hiệu quả để thu hút sự tham gia đầy đủ và phát huy tinh thần trách nhiệm của thành viên vào các hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát của hợp tác xã. Cơ sở vật chất còn lạc hậu, vốn quỹ còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, khả năng tiếp cận các nguồn vốn, đổi mới công nghệ, thiết bị khó khăn.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu

Xây dựng các hợp tác xã trên địa bàn các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững và có lộ trình làm nòng cốt cho khu vực kinh tế tập thể, bảo đảm mục tiêu hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên. Gắn công tác phát triển hợp tác xã với nhiệm vụ củng cố các hợp tác xã hiện có.

Đẩy mạnh sự liên kết của các thành viên, nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu kinh tế quốc tế hiện nay. Phát triển kinh tế tập thể trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của các thành viên, đem lại lợi ích chính cho thành viên, phục vụ kinh tế hộ thành viên, thu hút bà con nông dân, nông dân sản xuất giỏi tham gia hợp tác xã, thu hút trí thức trẻ xuống làm việc ở hợp tác xã để nâng dần chất lượng quản lý, hoạt động của kinh tế tập thể, góp phn thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Phấn đấu đến năm 2020 khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và 100% tổng số xã, phường, thị trấn có hợp tác xã.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; khuyến khích việc hình thành các mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành chui giá trị trong liên kết sản xuất, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu nhằm tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2016 - 2020

Phấn đấu đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 127 hợp tác xã và thành lập 01 liên hiệp hợp tác xã. Năm 2016 hoàn thành việc giải thể các hợp tác xã còn tồn tại hình thức và phát triển 06 hợp tác xã mới. Từ năm 2017 đến năm 2020 bình quân mỗi năm thành lập mới 20 hợp tác xã. Khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nông sản và quy mô thành viên. Hàng năm từng huyện, thị xã phát triển mới ít nhất từ 1 - 4 hợp tác xã tùy theo điều kiện từng địa bàn.

Xây dựng các mô hình hợp tác xã trên các lĩnh vực - hợp tác xã kiểu mới, làm ăn có hiệu quả, ưu tiên mô hình hợp tác xã nông nghiệp, tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Hình thành ở mỗi huyện, thị xã ít nhất 01 mô hình hợp tác xã để nhân rộng.

Đến năm 2018 có 64% tổng số xã, phường, thị trấn có tổ chức hợp tác xã; đến năm 2020 có 100% xã, phường, thị trấn có hợp tác xã.

Phấn đấu mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới có 01 hợp tác xã. Từ năm 2018 trđi trên địa bàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới có hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thc của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân

Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về kinh tế tp thể; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bằng các hình thức thiết thực nhằm nâng cao sự hiểu biết, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân, nhất là những hộ kinh doanh về phát triển kinh tế tập th, hợp tác xã (sự cn thiết trong quá trình phát triển, hội nhập, những yêu cầu về công tác quản lý; sự khác biệt giữa hợp tác xã kiểu cũ với hợp tác xã kiểu mới,...).

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành và triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức học tập Luật Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 2866-CV/TU ngày 23/7/2015 về việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế tập thể và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2364/UBND-KTN ngày 29/7/2015 về việc thực hiện một số nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế tập thể.

b) Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hợp tác xã vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong khu vực kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020 và hàng năm theo quy định của Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 03/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Tiếp tục thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn II (2013-2016) trên địa bàn tỉnh” đối với khu vực kinh tế tập thể.

2. Vận động thành lập hợp tác xã bảo đảm chỉ tiêu phát triển

Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ từ việc hình thành đến sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thành lập hợp tác xã. Thực hiện có chiều sâu, hiệu quả công tác vận động thành lập mới hợp tác xã gắn với công tác củng cố các hợp tác xã hiện có. Tập trung xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng tập hợp các nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, doanh nghiệp là pháp nhân có hoạt động liên quan kinh tế nông nghiệp, tận dụng các ưu thế về đất đai, các nguồn lực, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, làm nòng cốt cho kinh tế tập thể, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; chuyển các tổ hợp tác làm ăn hiệu quả, sản xuất sản phẩm sạch, có hoạt động liên kết hình thành hợp tác xã và tập trung chủ yếu các xã đạt chuẩn hoặc dự kiến xây dựng nông thôn mới. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, thực hiện Đề án phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 29/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiến hành điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020 đã đề ra tại Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 29/6/2015 của UBND tỉnh và Chương trình Htrợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.

a) Trên cơ sở rà soát, phân loại và đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hiện nay, tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành giải thể hoặc chuyển đổi các hợp tác xã không còn hoạt động hoặc hoạt động yếu kém, chỉ còn tồn tại hình thức sau khi rà soát, củng cố, tổ chức lại hợp tác xã theo Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 03/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Định kỳ gặp gỡ các hợp tác xã, thường xuyên theo dõi, nắm sát tình hình thực tế, kịp thời tháo gỡ khó khăn và kiện toàn các hợp tác xã hiện có trên từng địa bàn.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, phân bổ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã cho từng huyện, thị xã mỗi năm. Đxuất Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác tỉnh giao chỉ tiêu vận động thành lập mới ít nht từ 1-2 hợp tác xã hàng năm đối với mỗi đoàn thể quần chúng tỉnh. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các huyện, thị xã và tổ chức đoàn thể.

c) Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ tư vấn cho cộng đồng về kiến thức, pháp luật về hợp tác xã, kỹ năng tư vấn cho cộng đồng và đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn cho nhân dân. Lựa chọn, hình thành đội ngũ tư vấn viên với số lượng từ 1-2 tổ tại từng huyện, thị xã, nòng cốt là cán bộ xã, cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội và có chính sách hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn.

d) Triển khai các hoạt động tư vấn, tuyên truyền cho người dân về kiến thức hợp tác xã, áp dụng các quy định pháp luật về hợp tác xã vào thực tế.

đ) Tiến hành hoạt động hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã cho tất cả các sáng lập viên theo nội dung Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Xây dựng các mô hình hợp tác xã và nhân rộng

Triển khai xây dựng từ 5-10 mô hình hợp tác xã trên các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của kinh tế tập thể - hợp tác xã kiểu mới, làm ăn có hiệu quả. Chuyn hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã để tham gia sâu vào chuỗi giá trị theo hướng hiện đại, chất lượng; trên cơ sở thế mạnh của tỉnh, quy hoạch các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh để xây dựng các hợp tác xã chuyên ngành (hợp tác xã điều, tiêu, rau sạch,…, cây ca cao cao sản gắn với việc kêu gọi đầu tư vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến của đối tác Cộng hòa Israel). Tổ chức xây dựng các hợp tác xã trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với hàng hóa chủ lực của tỉnh và một số loại hình hợp tác xã khác. Có biện pháp cụ thể nhân rộng từng mô hình ra các địa bàn khác.

Yêu cầu chung của việc lựa chọn hợp tác xã để xây dựng mô hình hợp tác xã là hợp tác xã phải xây dựng chiến lược phát triển hợp tác xã phù hợp với tiến trình sản phẩm hóa, đã và đang triển khai sản xuất, tiêu thụ hoặc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao hoặc sản phẩm chủ lực của địa phương; có hàng hóa chủ lực được tổ chức quốc tế chứng nhận và có hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Lựa chọn các nhà đầu tư tham gia thành lập và xây dựng mô hình hợp tác xã theo quy trình sau:

a) Tiến hành khảo sát các nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, doanh nghiệp là pháp nhân có hoạt động liên quan kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã, liên xã; thống kê các đối tượng có khả năng tham gia thành lập hợp tác xã.

b) Tổ chức gặp gỡ trao đổi về hình thức tổ chức sản xuất hợp tác xã, các lợi ích khi tham gia thành lập hợp tác xã, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã, tìm hiểu nhu cầu chung sử dụng sản phẩm, dịch vụ phát sinh thường xuyên và tâm tư, nguyện vọng, sự tự nguyện của các đối tượng tham gia thành lập hợp tác xã. Hình thành danh sách các sáng lập viên thành lập hợp tác xã.

c) Tổ chức hội thảo trao đổi đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương, từ các đơn vị hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác có cách làm hay. Tổ chức đi học tập kinh nghiệm, khảo sát thực tế ở các tỉnh, thành phố phục vụ cho đề án, dự án của khu vực kinh tế tập thể.

d) Tiến hành hoạt động hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã cho tất cả các sáng lập viên theo nội dung Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình hợp tác xã, hợp tác xã điểm với thời gian xây dựng và hỗ trợ vận hành mô hình là 2 năm theo quy định tại Chương trình hành động số 704/CTr-LMHTXVN ngày 15/10/2015 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã. Nội dung hỗ trợ: Tổ chức bi dưỡng cán bộ quản lý theo chương trình khung của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tập huấn chuyên đề, hội thảo, tọa đàm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hội nghị khách hàng, hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm và quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và hệ thống Liên minh Hợp tác xã,...

4. Đưa dự án khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất hợp tác xã đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng sản phẩm

Triển khai việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, chế biến của hợp tác xã. Tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ cao là một tiêu chí của mô hình hợp tác xã điểm. Quan tâm ứng dụng khoa học và công nghệ cho các hợp tác xã điểm và các mô hình hợp tác xã trên các lĩnh vực để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của kinh tế tập thể.

a) Xây dựng, triển khai Dự án khoa học, công nghệ cấp thiết địa phương cấp quốc gia trong việc trồng, sơ chế rau thủy canh, hạt điều, hạt tiêu chất lượng, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; kinh phí thực hiện các hợp tác xã xây dựng báo cáo UBND tỉnh xem xét. Tiến hành rà soát, lựa chọn 03 hợp tác xã có đủ điều kiện áp dụng, xây dựng đề xuất đặt hàng của Ủy ban nhân dân tỉnh kèm theo văn bản cam kết bố trí phần ngân sách địa phương thực hiện Dự án gửi Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt hỗ trợ một phần lớn kinh phí cho Dự án khoa học, công nghệ cấp thiết của tỉnh theo Thông tư số 17/2015/TT-BKHCN ngày 08/10/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết địa phương cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia.

b) Áp dụng vào hoạt động sản xuất, chế biến của hợp tác xã đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thực hiện các nội dung, chính sách ưu tiên hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đối với hợp tác xã từ nguồn kinh phí của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh (hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ) và ngân sách nhà nước tỉnh (hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ). Kinh phí hàng năm xây dựng thông qua cơ quan tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí.

5. Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực và hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn

Chỉ đạo hình thành chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu gắn với xây dựng cánh đồng lớn theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quan tâm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn của tỉnh. Thành lập chuỗi cửa hàng cung ứng nông sản an toàn, đây là một hướng phát triển để kết nối và tiêu thụ sản phẩm cho từng hợp tác xã, cho các chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực có quy mô lớn.

a) Quan tâm chỉ đạo xây dựng, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa hợp tác xã (tổ chức đại diện của nông dân), nông dân (nông dân, hộ nông dân, trang trại), doanh nghiệp với nhau được thực hiện bằng các hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào gắn với sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn, tập trung chủ yếu vào các mô hình hợp tác xã và hợp tác xã điểm theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Xây dựng ít nhất 4 mô hình điểm về hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản bền vững với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh theo Đề án "Đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp giai đoạn 2015-2020" trên địa bàn tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Cần tập trung chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án xây dựng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa theo quy định của Quyết định số 247/QĐ-LMHTXVN ngày 31/3/2016 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Đxuất với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lựa chọn từ 2-4 hợp tác xã có hàng hóa sạch công nghệ cao, nông sản chủ lực của tỉnh (điều, tiêu, rau sạch, bơ sáp công nghệ cao) tham gia Đề án xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa của Trung ương để có mô hình đạt tiêu chí cao và tạo nguồn lực phát triển.

c) Tiến hành xây dựng, triển khai dự án xây dựng thí điểm mô hình hợp tác xã cung ứng nông sản an toàn của tỉnh với 3-4 mô hình; hình thành các cửa hàng cung ứng nông sản an toàn, đim bán l và phân phi sản phẩm nông sản an toàn, tập trung chủ yếu ở 3 thị xã và huyện Chơn Thành, tiến tới hình thành ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Chuẩn bị các điều kiện lựa chọn 1-2 hợp tác xã đtham gia Dự án xây dựng thí điểm mô hình hợp tác xã cung ứng nông sản an toàn của Việt Nam theo quy định của Quyết định số 370/QĐ-LMHTXVN ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, thực hiện đề án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kinh tế tập thể, hợp tác xã theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Xây dựng thương hiệu sản phẩm mang thương hiệu địa phương

Xúc tiến việc xây dựng kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh (hạt điu, hạt tiêu, rau sạch công nghệ cao,...), kết hợp với việc xây dựng chỉ dn địa lý sản phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, có giải pháp quảng bá thương hiệu sản phẩm trong cả nước và toàn cầu; mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định quy mô tỉnh, quy mô vùng, liên vùng và xuất khẩu.

7. Hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực của khu vực kinh tế tập th

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo ngun nhân lực của khu vực kinh tế tập thể hàng năm, trước hết là hợp tác xã để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tập thể, nhất là nhân lực quản trị có đủ trình độ, năng lực quản trị kinh doanh tốt, có đầy tâm huyết và tư duy chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu xây dựng đán của tỉnh thí đim mô hình đưa trí thức trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học xuống làm việc ở hợp tác xã có thời hạn để tạo nguồn cán bộ quản lý, điều hành theo Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Bằng các biện pháp cụ thể tập trung xây dựng, hoàn thiện, đưa các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, chính sách trong nông nghiệp đi vào cuộc sống của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Áp dụng đầy đủ các nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và nội dung Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm 7 nội dung, chính sách hỗ trợ chung và 5 nội dung, chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp. Hỗ trợ về tài chính lồng ghép với chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thành lập một số mô hình điểm tại các xã nông thôn mới.

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai công tác hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh 5 năm 2016-2020 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai công tác hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh năm 2016 theo quy định tại Điều 2 và Khoản 2, Điều 3 của Chương trình Hỗ trợ phát triển hp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Về chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và chính sách ưu đãi về tín dụng, các hợp tác xã được ưu tiên vay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, trong đó có Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã các cấp, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh (dành một phần vốn của Quỹ thực hiện chính sách này); được ưu đãi về lãi suất (hỗ trợ lãi suất) và bảo lãnh tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã các cấp; được vay ưu đãi theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Các hp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp còn được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng khi thành lập mới và được hưởng ưu đãi đầu tư trong trường hợp có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản bố trí, phân bổ vốn điều lệ ban đầu cho Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngân sách tỉnh mỗi năm 4 tỷ đồng trong 2 năm 2016, 2017 để Quỹ đi vào hoạt động thực hiện chính sách tiếp cận vốn và ưu đãi về tín dụng đối với hợp tác xã trong năm 2016 theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kế hoạch số 246-KH/TU ngày 21/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 15/2015/CT-UBND ngày 27/10/2015, kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 03/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Quỹ được thành lập ngày 19/11/2013 theo Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy định vn điu lệ ban đu của Quỹ là 8 tỷ đồng và đã lập bộ máy quản lý, điều hành Quỹ cũng như phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động, ban hành quy định chế độ quản lý tài chính của Quỹ).

9. Tổ chc thực hiện Chương trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

a) Lộ trình và thời gian thực hiện

- Năm 2016:

+ Phát triển 06 hợp tác xã mới.

+ Xây dựng 05 mô hình hợp tác xã chuyên canh rau, củ, quả sạch công nghệ, kỹ thuật cao (chọn Hợp tác xã Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Nguyên Khang Garden huyện Phú Riềng gắn vi phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh với Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, quy mô 10 ha); mô hình liên kết chăm sóc, cải tạo cây điều mang nhãn hiệu Thương mại công bằng quốc tế - FLO tiến tới xây dựng tiêu chuẩn Organic và Fair Trade của Châu Âu và Mỹ (chọn Hợp tác xã Phước Hưng thị xã Đồng Xoài và 03 hợp tác xã, thợp tác ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập); mô hình trồng bơ sáp cao cấp (chọn thương hiệu bơ sáp cao cấp Mã Dưỡng ở huyện Phú Riềng); mô hình chuyên canh cây tiêu cao sản với hệ thống tưới nhỏ giọt ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đp và mô hình đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ ở thị xã Đồng Xoài.

+ Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2016, đề ra kế hoạch triển khai Chương trình năm 2017.

- Năm 2017:

+ Phát triển 18 hợp tác xã mới và thành lập 01 liên hiệp hợp tác xã chuyên canh cây điều.

+ Xây dựng 03 mô hình hợp tác xã chuyên canh cây ăn trái, rau truyền thống an toàn ở các huyện Đồng Phú, Hớn Quản, các thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long.

+ Xây dựng 02 mô hình điểm hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp trong vùng đng bào dân tộc thiu strên địa bàn 2 huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập theo Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Nhân rộng các mô hình hợp tác xã ra các huyện, thị xã.

+ Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2017, đề ra kế hoạch triển khai Chương trình năm 2018.

- Năm 2018:

+ Phát triển 22 hợp tác xã mới.

+ Xây dựng 1-2 mô hình hợp tác xã thương mại, dịch vụ ở thị xã Đồng Xoài và mô hình hợp tác xã môi trường ở thị xã Bình Long.

+ Nhân rộng các mô hình hợp tác xã ra các huyện, thị xã.

+ Sơ kết 3 năm 2016-2018 thực hiện Chương trình, đề ra kế hoạch triển khai Chương trình 2 năm 2019-2020 và năm 2019.

- Năm 2019:

+ Phát triển 20 hợp tác xã mới.

+ Xây dựng 01 mô hình hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Chơn Thành.

+ Nhân rộng các mô hình hợp tác xã ra các huyện, thị xã.

+ Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2019, đề ra kế hoạch trin khai Chương trình năm 2020.

- Năm 2020:

+ Phát triển 20 hợp tác xã mới.

+ Nhân rộng các mô hình hợp tác xã ra các huyện, thị xã.

+ Tổng kết thực hiện Chương trình.

b) Nguồn lực thực hiện

- Nguồn lực con người:

Các nguồn lực con người gồm có người đứng đầu, cán bộ quản lý các đơn vị kinh tế tập thể, các nông dân, nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, doanh nghiệp là pháp nhân có kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật sản xuất, có tâm huyết với lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Sử dụng chủ yếu nguồn lao động là thành viên hợp tác xã, người dân địa phương, ưu tiên cho lao động người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nguồn lực tài chính:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình 554,2 tỷ đồng, từ các nguồn sau:

+ Nguồn kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020: 297,8 tỷ đồng.

+ Nguồn kinh phí Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành khác hỗ trợ thực hiện các đề án, dự án thuộc Chương trình: 27,5 tỷ đồng.

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách: 22,8 tỷ đồng. Bao gồm:

Kinh phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: 12,5 tỷ đồng.

Kinh phí hỗ trợ thành lập mới: 3,6 tỷ đồng.

Kinh phí hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Lồng ghép cùng Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh: 1,1 tỷ đồng.

Kinh phí hỗ trợ về cung ứng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới: Lồng ghép cùng với các nhiệm vụ khác được bố trí vốn sự nghiệp nông nghiệp hàng năm: 5,6 tỷ đồng.

Hiện nay, Trung ương chưa bố trí kinh phí và nguồn kinh phí Ngân sách Trung ương bố trí cho đào tạo nguồn nhân lực theo Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ mới phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 theo đầu việc chứ chưa có số liệu cụ thể nên đây là kinh phí tạm tính, khi thực hiện từng nội dung cụ thể phải theo quy định hiện hành.

+ Nguồn kinh phí lồng ghép: Nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ được lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 45 tỷ đồng.

+ Ngân sách hợp tác xã: 161,1 tỷ đồng.

- Nguồn lực vật chất:

Huy động, tận dụng nguồn lực về đất đai sẵn có của các hợp tác xã, đất sản xuất của hộ thành viên và một phần đất được Nhà nước giao đất, cho thuê theo chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước.

c) Phân công trách nhiệm

- Đơn vị chủ trì:

+ Giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác tỉnh) chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình, đôn đốc, theo dõi, tng hợp kết quả thực hiện Chương trình. Định kỳ hàng năm kiểm tra việc tổ chức thực hiện: tại các huyện, thị xã. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hàng năm, đánh giá mỗi năm, sơ kết 3 năm và tổng kết .Chương trình.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng các mô hình điểm về hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản bền vững với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh theo Đề án "Đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp giai đoạn 2015-2020" trên địa bàn tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh (hạt điu, hạt tiêu, rau sạch công nghệ cao,...).

- Đơn vị phối hợp:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hợp tác xã, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Chương trình.

+ Sở Tài chính:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách, bố trí nguồn kinh phí bảo đảm nhu cu chi thực hiện Chương trình.

Có ý kiến bằng văn bản đề xuất về kinh phí trước khi đơn vị chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nội dung của Chương trình này.

Tiến hành thẩm định, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đúng quy định.

+ Các sở, ban, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan:

Có trách nhiệm phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Chương trình và chỉ đạo các phòng chuyên môn trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi Liên minh Hợp tác xã tỉnh để tổng hợp).

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

Cụ thể hóa xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu phát triển hợp tác xã được giao hàng năm, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch của huyện, thị xã. Tiến hành đánh giá hàng năm, sơ kết 3 năm, tổng kết Chương trình và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi Liên minh Hợp tác xã tỉnh để tổng hợp)./.

 

PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ THEO NGÀNH, NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2015

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hợp tác xã

HTX

87

49

67

89

109

129

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

 

6

18

22

20

20

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

 

44

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông-lâm-ngư nghiệp

HTX

68

29

43

61

74

88

 

Hợp tác xã công nghiệp, tiểu thcông nghiệp

HTX

1

2

3

3

4

5

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

1

 

 

1

2

2

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

4

4

5

5

6

7

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

5

5

6

7

8

9

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

8

8

8

8

9

10

 

Hợp tác xã chợ

HTX

 

1

2

3

4

5

 

Hợp tác xã môi trường

HTX

 

 

 

1

2

3

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số LH hợp tác xã

LH HTX

 

 

1

 

 

1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số LH hợp tác xã thành lập mới

LHHTX

 

 

1

 

 

 

 

Số LH hợp tác xã giải thể

LHHTX

 

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông-lâm-ngư nghiệp

LH HTX

 

 

1

 

 

1

 

LH hợp tác xã công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

LH HTX

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã xây dựng

LH HTX

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã n dụng

LH HTX

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã thương mại

LH HTX

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã vận tải

LH HTX

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ THEO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Đơn vị

Tổng shợp tácnăm 2015

Xã, phường, thị trấn

Chỉ tiêu

Tng số

S xã có hợp tác

Số xã chưa có hợp tác

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Thị xã Đồng Xoài

11

8

4

4

 

1

1

1

1

2

Thị xã Phước Long

2

7

2

5

 

1

1

2

1

3

Thị xã Bình Long

2

6

2

4

 

1

1

1

1

4

Huyện Chơn Thành

1

9

1

8

 

2

2

2

2

5

Huyện Lộc Ninh

7

16

4

12

1

3

3

3

2

6

Huyện Bù Đốp

3

7

1

6

1

1

1

1

2

7

Huyện Phú Riềng

1

10

1

9

2

1

2

2

2

8

Huyện Bù Đăng

10

16

8

8

 

2

2

2

2

9

Huyện Đồng Phú

6

11

4

7

1

1

2

2

1

10

Huyện Hớn Quản

 

13

 

13

 

3

3

3

4

11

Huyện Bù Gia Mập

 

8

 

8

1

2

2

1

2

 

Tổng cộng

43

111

27

84

6

18

20

20

20

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2440/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2440/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/09/2016
Ngày hiệu lực22/09/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2440/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2440/QĐ-UBND chương trình phát triển hợp tác xã Bình Phước 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2440/QĐ-UBND chương trình phát triển hợp tác xã Bình Phước 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2440/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýHuỳnh Anh Minh
                Ngày ban hành22/09/2016
                Ngày hiệu lực22/09/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2440/QĐ-UBND chương trình phát triển hợp tác xã Bình Phước 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2440/QĐ-UBND chương trình phát triển hợp tác xã Bình Phước 2016 2020

                  • 22/09/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/09/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực