Quyết định 279/QĐ-BTTTT

Quyết định 279/QĐ-BTTTT Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016

Nội dung toàn văn Quyết định 279/QĐ-BTTTT quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính 2016


BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2016

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các Cục thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng thanh tra chuyên ngành và Cục Tin học hóa, Cục An toàn thông tin, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c);
- Trang thông tin điện tử Bộ TTTT (để p/h);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hồng

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số
279/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính một cách thống nhất, toàn diện, tiết kiệm, hiệu quả nhằm bảo đảm và nâng cao trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

2. Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công vụ của các công chức, viên chức trong việc triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, Điều tra, khảo sát để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ và các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

1.1. Tổ chức nghiên cứu, rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, để kịp thời phát hiện các quy định có tính khả thi không cao, không phù hợp với thực tiễn hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn để báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ.

b) Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Thời gian thực hiện:

- Ban hành Kế hoạch: Quý I năm 2016;

- Tổ chức thực hiện: Cả năm 2016.

1.2. Nghiên cứu tổ chức sơ kết các Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để phát hiện những quy định không còn phù hợp, các hành vi vi phạm pháp luật mới (các đi tượng lợi dụng kẽ hở, Khoảng trng trong các quy định của pháp luật hoặc thay đi hình thức thực hiện các hành vi nguy hiểm nhm tránh sự kiểm tra, phát hiện của người hoặc cơ quan có thm quyn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính) hoặc các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung vào các Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để bảo đảm và nâng cao trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ;

b) Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

c) Thời gian thực hiện:

- Ban hành Kế hoạch: Quý I năm 2016;

- Tổ chức thực hiện: Cả năm 2016.

2. Về báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo quy đnh của pháp luật (theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Thông tư s 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật)

2.1. Báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2016

a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;

b) Cơ quan phối hợp: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

c) Thời gian thực hiện:

- Vụ Pháp chế: Trước ngày 16/4/2016.

- Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành: Trước ngày 08/4/2016.

- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: theo yêu cầu của cơ quan tư pháp cùng cấp.

2.2. Báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính năm 2016

a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;

b) Cơ quan phối hợp: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

c) Thời gian thực hiện:

- Vụ Pháp chế: Trước ngày 16/10/2016.

- Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành: Trước ngày 08/10/2016.

- Các Sở Thông tin và Truyền thông: theo yêu cầu của cơ quan tư pháp cùng cấp.

3. Về thng kê xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ;

b) Cơ quan phối hợp: các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và Vụ Pháp chế;

c) Thời gian thực hiện: Cả năm 2016.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ;

b) Cơ quan phối hợp: Cục Tin học hóa; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và Vụ Pháp chế;

c) Thời gian thực hiện: Cả năm 2016.

4.2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin đphục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ;

b) Cơ quan phối hợp: các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và Vụ Pháp chế;

c) Thời gian thực hiện: Cả năm 2016.

5. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;

b) Cơ quan phối hợp: Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành;

c) Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2016.

6. Nghiên cứu, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

6.1. Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở tổng kết quá trình triển khai, thực hiện cũng như các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và việc nghiên cứu để áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ có người làm công tác xử lý vi phạm hành chính theo Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ;

b) Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp chế và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

c) Thời gian thực hiện:

- Ban hành Kế hoạch: Quý I năm 2016;

- Tổ chức thực hiện: Quý II đến Quý IV năm 2016.

6.2. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật quy định về các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Sở Thông tin và Truyền thông, người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ Pháp chế;

c) Thời gian thực hiện:

- Ban hành Kế hoạch: Quý I năm 2016;

- Tổ chức thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV năm 2016.

6.3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn công tác quản lý tình hình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;

b) Cơ quan phối hợp: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính;

c) Thời gian thực hiện:

- Ban hành Kế hoạch: Quý I năm 2016;

- Tổ chức thực hiện: Từ Quý II đến Quý III năm 2016.

7. Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (đặc biệt quan tâm, chú trọng biện pháp nâng cao tinh thn trách nhiệm trong thực hiện công vụ của các công chức, viên chức trong việc triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết và hướng dn thi hành)

a) Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông;

b) Cơ quan phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ Pháp chế;

c) Thời gian thực hiện: Cả năm 2016.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Pháp chế:

a) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này;

b) Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch được giao phù hợp với tình hình, Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như ngân sách của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2016;

c) Chủ trì, đôn đốc Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc thống kê, báo cáo công tác công tác tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ ký, ban hành đúng quy định (trước ngày 20/4 và 20/10).

2. Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành:

a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này phù hợp với Điều kiện, hoàn cảnh và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 cấp cho cơ quan, đơn vị;

b) Phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; gửi Vụ Pháp chế: Kế hoạch, Quyết định Thanh tra và các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngay sau khi được cấp, người có thẩm quyền ký ban hành (kcả các quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành) đVụ Pháp chế kiểm tra, theo dõi việc triển khai, thi hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định;

c) Cử công chức, viên chức tham gia đầy đủ, đúng thành phần các hội nghị tập huấn do Bộ Tư pháp hoặc Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức;

d) Phân công công chức thực hiện đầy đủ, chính xác công tác thống kê, báo cáo công tác tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và gửi về Vụ Pháp chế trước ngày 08/4 và 08/10 để Vụ Pháp chế nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ;

đ) Nghiên cứu, chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để đề xuất Lãnh đạo Bộ về các biện pháp xây dựng, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chức năng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

e) Tổ chức nghiên cứu, rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, để kịp thời phát hiện các quy định có tính khả thi không cao, không phù hợp với thực tiễn hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn để báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

3. Thanh tra B:

a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành nghiên cứu, xây dựng tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính tại các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành, các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực và các Sở Thông tin và Truyền thông.

4. Cục Tần số vô tuyến điện:

a) Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra công tác thi hành các văn bản quy pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực;

b) Đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo của các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. V Kế hoch - Tài chính:

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lập kinh phí thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này theo quy định của pháp luật; bảo đảm nguồn kinh phí cho việc triển khai, thực hiện và kiểm tra, theo dõi việc chi tiêu theo đúng các quy định của pháp luật.

6. Văn phòng Bộ:

Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Pháp chế trong công tác xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và đôn đốc, theo dõi, tổ chức thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này.

7. VTổ chức cán b:

Nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành, các Sở Thông tin và Truyền thông để báo cáo, đề xuất lãnh đạo Bộ trong việc kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

8. Các Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Nghiên cứu và xây dựng Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trên cơ sở Kế hoạch này và Kế hoạch của cơ quan tư pháp cùng cấp;

b) Nghiên cứu cử công chức, viên chức tham gia đầy đủ, đúng thành phần các hội nghị, tập huấn do Bộ hoặc các cơ quan thuộc Bộ tổ chức và nghiên cứu, tổ chức các buổi tập huấn các quy định về xử lý vi phạm hành chính cho công chức, viên chức thuộc cơ quan mình và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn;

c) Chủ động nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ, các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ và các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, Điều tra, khảo sát theo thẩm quyền các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông;

đ) Nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền để kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực hợp lý để triển khai thi hành công tác thống kê, báo cáo và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật hành chính.

9. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện các nội dung trên được chi từ nguồn kinh phí của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí kinh phí và các Điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 279/QĐ-BTTTT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu279/QĐ-BTTTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/03/2016
Ngày hiệu lực03/03/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 279/QĐ-BTTTT

Lược đồ Quyết định 279/QĐ-BTTTT quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 279/QĐ-BTTTT quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu279/QĐ-BTTTT
                Cơ quan ban hànhBộ Thông tin và Truyền thông
                Người kýNguyễn Minh Hồng
                Ngày ban hành03/03/2016
                Ngày hiệu lực03/03/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVi phạm hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 279/QĐ-BTTTT quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính 2016

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 279/QĐ-BTTTT quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính 2016

                      • 03/03/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 03/03/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực