Quyết định 2876/QĐ-UBND

Quyết định 2876/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về công tác trực phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương

Nội dung toàn văn Quyết định 2876/QĐ-UBND Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai Bình Dương 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2876/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 27 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC TRỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cLuật Phòng, chống thiên tai ngày 16 tháng 9 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số; 1533/TTr-SNN ngày 19 tháng 8 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về công tác trực phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương,

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1887/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế trực ban phòng, chống lụt, bão tỉnh Bình Dương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một; Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo Trung
ương về PCTT:
- Chi cục PCTTKV miền Nam;
- TT. TU, TT. HĐND t
nh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN-PTNT, T
C;
- UBND các huyện, thị xã
, thành phố;
- Ch
i cục Thủy lợi;
- LĐVP (Lg), Ti
ến, TH;
- Websi
te tỉnh;
- Lưu
: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

QUY CHẾ

VỀ CÔNG TÁC TRỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2876/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 của y ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng

a) Quy chế này Quy định công tác trực phòng, chống thiên tai tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tỉnh, huyện, xã (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực các cấp), các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai, đê bao, hồ chứa (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý công trình) và công tác kiểm tra, xử lý tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai.

b) Các Sở, ban, ngành trong tnh tổ chức trực tại quan, đơn vị khi có bão, áp thấp nhiệt đi đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Bình Dương.

c) Các đơn vị lực lượng vũ trang trực ban theo chế độ quy định của đơn vị.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia công tác trực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại Văn phòng thường trực các cấp, các S, ngành trong tỉnh, các đơn vị quản lý công trình và công tác kiểm tra, xử lý tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai.

Điều 2. Thời gian trực

1. Trực phòng, chống thiên tai

- Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 04 tháng 5: Trực theo chế độ 12/24 giờ (từ 8h00 sáng đến 21h00 cùng ngày).

- Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 31 tháng 12: Trực theo chế độ 24/24 giờ (từ 8h00 sáng đến khi kết thúc buổi giao ban của ngày hôm sau).

Lãnh đạo Văn phòng thường trực quyết định về việc trực, điều chỉnh chế độ trực trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 04 tháng 5 và thời gian nghỉ lễ, tết tùy theo tình hình thiên tai.

2. Khi công trình phòng, chống thiên tai có sự cố hoặc khi có dự báo thiên tai: Bão, áp thp nhiệt đi, mưa lớn triều cường, xả lũ hồ chứa quốc gia,...Văn phòng thưng trực các cấp, các đơn vị quản lý công trình tchức trực ban theo chế độ 24/24 giờ đứng phó với sự cố công trình và các tình huống thiên tai bất thường xảy ra.

Điều 3. Thành phần và phân công trực

1. Trực phòng, chống thiên tai tại Văn phòng thường trực các cấp, trụ sở các S, ban ngành

a) Trực lãnh đạo gồm: Thành viên Ban Chhuy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn các cấp, lãnh đạo Văn phòng thường trực các cấp, lãnh đạo các S, ban, ngành.

b) Trực ban nghiệp vụ gồm: Trưởng ca trực, các cán bộ, công chức, viên chức của các phòng ban, bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành và lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ công trình.

c) Trường hợp bình thường, thành phần trực gồm 01 trưởng ca trực và 01 cán bộ trực nghiệp vụ; Trường hp có tình huống thiên tai như bão, mưa lớn, xả lũ khn cấp hoặc có lốc xoáy xảy ra ca trực có thcó thêm trực lãnh đạo và các bộ phận có liên quan như: lái xe, văn thư,...đchỉ đạo vả giải quyết công việc kịp thời.

2. Trực chỉ đạo, kiểm tra và xử lý hiện trường: Theo yêu cầu của Ban chỉ huy và Văn phòng thường trực.

3. Văn phòng thường trực các cp, các ngành có trách nhiệm bố trí người trực theo quy định và trình lãnh đạo duyệt trước khi thi hành.

Trong trường hợp đã phân công mà người trực có lý do không trực được như dự kiến thì phải bố trí người khác trực thay thế.

Điều 4. Phương thức truyền thông tin

1. Fax, Email trực tiếp cho nơi cần thông báo tin, sau đó gửi bản gốc bằng đường chuyn công văn đđối chiếu, lưu trữ. Đối vi các thông tin quan trọng có thể liên lạc bằng điện thoại để kim tra thông tin đã Email, fax (cần ghi rõ thời gian và tên người nhận điện).

2. Chuyển phát nhanh qua đường Bưu điện.

3. Đọc trực tiếp, trao đổi bằng điện thoại (ghi tên người, ngày, giờ nhận điện).

4. Trong trường hợp có tin khẩn cấp v bão, lũ cần được phát trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Đài Phát thanh và Truyn hình.

Điều 5. Chế độ báo cáo

1. Các báo cáo về tình hình và kết quả trin khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 31/QĐ-PCLBTW ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chng thiên tai) về việc ban hành Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo, họp chỉ đạo, trin khai ứng phó với bão, lũ.

2. Các báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chương II

NHIỆM VỤ CỦA CA TRỰC

Điều 6. Nhiệm vụ trực phòng, chống thiên tai tại trụ s

1. Nhiệm vụ trực chỉ đạo

a) Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Theo quyết định được phân công nhiệm vụ.

b) Lãnh đạo Văn phòng thường trực:

- Chỉ đạo công tác trực, theo dõi, tổng hợp các thông tin có liên quan đến tình hình thiên tai, công trình phòng chống thiên tai;

- Điều chỉnh phân công nhiệm vụ phục vụ công tác trực phòng, chống thiên tai;

- Chỉ đạo hoặc tham mưu chỉ đạo các biện pháp phòng, tránh ứng phó và khắc phục hậu quả các tình huống thiên tai;

- Kiểm tra và ký ban hành báo cáo nhanh hàng ngày;

- Chủ trì giao ban hàng ngày của Văn phòng thường trực; tham gia tổ chức họp Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

2. Nhiệm vụ trực nghiệp vụ

a) Cán bộ trực phải có mặt liên tục tại trụ sở trực trong suốt thời gian trực; có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận đầy đủ, chính xác mọi thông tin; xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong ca trực; báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo đchỉ đạo, ứng phó và khc phục các tình huống thiên tai.

b) Cập nhật tin tức, thường xuyên theo dõi các thông tin có liên quan đến thiên tai như: diễn biến, vị trí, mức độ khu vực bị ảnh hưởng thông qua các bản tin dự báo, cảnh báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực Nam bộ và Đài khí tượng thủy văn Bình Dương, các trang thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai quốc tế; thu thập thông tin thiên tai tại hiện trường, thông tin hồ chứa thủy lợi, thủy điện quốc gia, sự cố công trình, tình hình tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương đkịp thời báo cáo và đề xuất phương án xử lý.

c) Dự tho các công điện, công văn chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực; chun bcác báo cáo nhanh, báo cáo phục vụ họp Ban Chỉ huy. Thực hiện giao ban và các công việc phục vụ họp Ban Chỉ huy.

d) Chuyn các tài liệu, công điện, thông báo, công văn chỉ đạo trong ca trực tới các quan, đơn vị có liên quan; đưa thông tin chỉ đạo, công điện, công văn, báo cáo nhanh hàng ngày lên website của Văn phòng thường trực; gửi các thông tin, báo cáo ti các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn qua hệ thống thư điện tử.

e) Mọi công việc có liên quan đến công tác trực phòng, chống thiên tai phải được ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký trực ban và phải được xử lý liên tục, kịp thời. Ca trực sau có trách nhiệm tiếp nối, cập nhật các thông tin từ ca trực trước để xử lý kịp thời, chính xác và liên tục.

f) Ca trực trước bàn giao đầy đủ các thông tin, công việc đang xử lý, các trang thiết bị phục vụ công tác trực cho ca trực sau đ theo dõi và xử lý tiếp.

Điều 7. Nhiệm vụ trực hiện trường

1. Cập nhật tin tức, thường xuyên theo dõi, nắm chắc mọi thông tin tại hiện trường để tham mưu báo cáo trưởng đoàn kim tra xử lý.

2. Thường xuyên giữ thông tin liên lạc với cán bộ trực phòng, chống thiên tai tại trụ sở đnắm bắt kịp thời các thông tin, chỉ đạo điều hành; cập nhật, cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai và tình hình thực tế tại hiện trường về Văn phòng thường trực.

3. Chun bị các báo cáo phục vụ họp tại hiện trường.

4. Xử lý các tình huống tại hiện trường theo chỉ đạo, phân công cụ thcủa trưởng đoàn kim tra.

Chương III

CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC TRỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Điều 8. Chế độ thanh toán trực phòng, chống thiên tai

1. Cán bộ làm nhiệm vụ trực phòng, chống thiên tai tại trụ svà tại hiện trường thực hiện làm đêm, làm thêm giờ trong trường hp đặc biệt quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Lao động.

2. Cán bộ làm nhiệm vụ trực phòng, chống thiên tai được trả lương làm đêm, làm thêm githeo quy định tại Điều 97, Điều 105 của Bộ Luật Lao động gồm:

a) Vào ngày thường, thời gian làm thêm giđược trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường;

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần, thời gian làm thêm được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghcó hưởng lương, thời gian làm thêm giờ được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương gicủa ngày làm việc bình thường chưa ktiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối vi người lao động được hưởng lương ngày.

d) Làm việc vào ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương giờ làm việc vào ban ngày.

Điều 9. Các mức trực phòng, chống thiên tai

Công tác trực phòng, chống thiên tai được chia theo 05 mức tùy thuộc vào loại hình và mức độ nguy him của thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra như sau:

1. Đối với loại hình thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt.

a) Mức 1: Không có rủi ro thiên tai.

b) Mức 2: Khi có một trong các tin: bão gần bin Đông, tin áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, báo động lũ cp 1 trên sông Bé, sông Đồng Nai, báo động lũ cấp 2 trên sông Sài Gòn,

c) Mức 3: Khi có một trong các tin: bão trên bin Đông, tin bão gần, tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, báo động lũ cấp 2 trên sông Bé, sông Đồng Nai, báo động lũ cp 3 trên sông Sài Gòn.

d) Mức 4: Khi có một trong các tin: bão khẩn cấp, tin bão trên đất liền, tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền, báo động lũ cp 3 trên sông Bé, sông Đồng Nai, báo động lũ lịch sử trên sông Sài Gòn.

đ) Mức đặc biệt: Khi có tin bão khn cp v bão rt mạnh, siêu bão hoặc có lũ lịch sử trên sông Bé, sông Đồng Nai.

2. Đối với các loại hình thiên tai khác.

a) Mức 1: Rủi ro thiên tai cp độ 1 hoặc không có rủi ro thiên tai.

b) Mức 2: Rủi ro thiên tai cp độ 2.

c) Mức 3: Rủi ro thiên tai cấp độ 3 hoặc có sự cố công trình phòng, chống thiên tai.

d) Mức 4: Rủi ro thiên tai cấp độ 4 hoặc có sự cố nghiêm trọng công trình phòng, chống thiên tai.

đ) Mức đặc biệt: Rủi ro thiên tai cấp độ 5 hoặc có sự cđặc biệt nghiêm trọng công trình phòng, chống thiên tai có thể xảy ra thảm họa.

Điều 10. Thời gian lam thêm giờ, làm đêm theo các mức trực

Căn cứ vào các mức trực phòng, chống thiên tai, nay quy định số thời gian làm thêm giờ, làm đêm như sau;

a) Đối vi chế độ trực 12/24 giờ: số giờ làm thêm được tính 04 giờ.

b) Đối với chế độ trực 24/24 gi, số giờ làm đêm, làm thêm ngày thường theo các mức như sau:

- Mức 1: Số giờ làm thêm đưc tính 08 giờ trong đó có 04 giờ làm đêm.

- Mức 2: Số giờ làm thêm đưc tính 10 giờ trong đó có 05 giờ làm đêm.

- Mức 3: Số giờ làm thêm đưc tính 12 giờ trong đó có 06 giờ làm đêm.

- Mức 4: Số giờ làm thêm đưc tính 14 giờ trong đó có 07 giờ làm đêm.

- Mức đặc biệt: Số giờ làm thêm đưc tính 16 giờ trong đó có 08 giờ làm đêm.

c) Đối với chế độ trực 24/24 giờ, số giờ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ lễ, nghỉ có hưởng lương theo các mức như sau:

- Mức 1: Số giờ làm thêm đưc tính 16 giờ trong đó có 04 giờ làm đêm.

- Mức 2: Số giờ làm thêm đưc tính 18 giờ trong đó có 05 giờ làm đêm.

- Mức 3: Số giờ làm thêm đưc tính 20 giờ trong đó có 06 giờ làm đêm.

- Mức 4: Số giờ làm thêm đưc tính 22 giờ trong đó có 07 giờ làm đêm.

- Mức đặc biệt: Số giờ làm thêm đưc tính 24 giờ trong đó có 08 giờ làm đêm.

Điều 11. Nguồn kinh phí

Kinh phí đảm bảo cho công tác trực phòng, chống thiên tai do các đơn vị xây dựng trình cấp có thm quyền xem xét cấp trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Người trực phòng, chống thiên tai nếu không thực hiện đúng quy định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo pháp luật hiện hành; nếu có thành tích xuất sắc sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 13. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy chế này đều được bãi bỏ.

Điền 14. Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Chánh Văn phòng thường trực và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2876/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2876/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/10/2016
Ngày hiệu lực27/10/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2876/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2876/QĐ-UBND Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai Bình Dương 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2876/QĐ-UBND Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai Bình Dương 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2876/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýMai Hùng Dũng
                Ngày ban hành27/10/2016
                Ngày hiệu lực27/10/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2876/QĐ-UBND Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai Bình Dương 2016

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2876/QĐ-UBND Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai Bình Dương 2016

                  • 27/10/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 27/10/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực