Quyết định 312/QĐ-UBND

Quyết định 312/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào vấn đề về trẻ em tỉnh Bắc Kạn năm 2017

Nội dung toàn văn Quyết định 312/QĐ-UBND 2017 Chương trình thúc đẩy quyền tham gia vấn đề về trẻ em Bắc Kạn


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 20 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số: 1235/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số: 158/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Kạn tại Tờ trình số: 300/TTr- LĐTBXH ngày 14 tháng 3 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em tỉnh Bắc Kạn năm 2017.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% chính sách, pháp luật về trẻ em ở cấp tỉnh, cấp huyện được tham vấn ý kiến trẻ em;

- 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường được tham vấn ý kiến trẻ em;

- 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong cộng đồng, xã hội được tham vấn ý kiến trẻ em;

- 50% các huyện, thành phố triển khai thực hiện ít nhất 02 mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Mục đích: Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; vận động toàn xã hội thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Nội dung hoạt động:

+ Phối hợp với Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn xây dựng các phóng sự, chuyên trang, chuyên mục về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, nhất là trong các dịp Tháng Hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em, tết Thiếu nhi 01/6, tết Trung thu…

+ Lồng ghép, phổ biến, tuyên truyền các nội dung về quyền tham gia của trẻ em các Diễn đàn, Hội nghị, Hội thảo, tập huấn của các Sở, Ngành, đơn vị có liên quan; tại các sự kiện, các ngày kỷ niệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Câu lạc bộ...

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và trong trường học nhằm nâng cao nhận thức; cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em.

+ Nhân bản các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông về quyền tham gia của trẻ em; các t rơi, tờ gấp, sách mỏng về quyền và bổn phận của trẻ em.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Mục đích: Trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho cán bộ, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt là người làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, giáo viên, cán bộ Đoàn, cán bộ phụ trách Đội, cha mẹ và trẻ em.

- Nội dung hoạt động:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, các văn bản quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã; giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em và trẻ em;

+ Tổ chức các hoạt động khảo sát, kiểm tra, đánh giá về tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

a) Diễn đàn trẻ em

- Mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ em được chia sẻ sự hiểu biết và được bày tỏ quan điểm nguyện vọng của mình, được tham gia đề xuất các ý kiến nhằm tạo cơ hội giúp trẻ em giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong học tập, cuộc sống để rèn luyện bản thân.

- Nội dung hoạt động:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức Diễn đàn trẻ em tỉnh Bắc Kạn năm 2017, xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn cho trẻ em và người phụ trách trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em;

+ Trẻ em tham gia các trò chơi, giao lưu văn nghệ, tham quan, thảo luận nhóm để đưa ra các thông điệp, khuyến nghị; trẻ em tham gia giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;

+ Truyền thông về Diễn đàn trẻ em và các thông điệp, khuyến nghị của trẻ em, tổng kết Hội nghị, Hội thảo, đánh giá tình hình thực hiện các Diễn đàn trẻ em.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Thăm dò ý kiến trẻ em

- Mục đích: Để các cơ quan, tổ chức tham vấn ý kiến trẻ em về một hoặc một số nội dung có liên quan đến trẻ em làm căn cứ xây dựng các chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến trẻ em thông qua phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu hỏi, qua điện thoại, qua mạng xã hội.

- Nội dung hoạt động:

+ Tổ chức hướng dẫn các đơn vị, địa phương quy trình tổ chức, hoạt động của mô hình thăm dò ý kiến trẻ em và tổ chức triển khai mô hình;

+ Thăm dò ý kiến trẻ em qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, tin nhắn điện thoại di động, các website, báo chí, phiếu hỏi. Nội dung thăm dò ý kiến trẻ em: Các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em, môi trường giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, phòng chống tai nạn thương tích, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em;

+ Tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo, hội thảo công bố kết quả thăm dò ý kiến.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

c) Hội đồng trẻ em

- Mục đích: Hội đồng trẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương.

- Nội dung hoạt động:

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn, quy trình thành lập và vận hành mô hình Hội đồng trẻ em;

+ Thành lập Hội đồng trẻ em, trẻ em tổ chức bình bầu Hội đồng trẻ em căn cứ các tiêu chí do trẻ em đề xuất với sự hỗ trợ của người lớn;

+ Tổ chức Hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình Hội đồng trẻ em;

+ Tổ chức các hoạt động của Hội đồng trẻ em và định kỳ họp Hội đồng trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em;

+ Tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trẻ em gửi đến lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh, huyện để xem xét, phản hồi;

+ Xây dựng báo cáo, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và khuyến nghị khi thực hiện mô hình; tổ chức theo dõi, đánh giá mô hình, đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình.

- Đơn vị thực hiện: Tỉnh đoàn, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

d) Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em

- Mục đích: Để trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; được trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ em phát triển toàn diện.

- Nội dung hoạt động:

+ Hướng dẫn các đơn vị, địa phương, trường học quy trình tổ chức và hoạt động của mô hình, xây dựng tài liệu hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em;

+ Tập huấn kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động câu lạc bộ, giao lưu, liên hoan các Câu lạc bộ; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

e) Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện

- Mục đích: Trẻ em có kiến thức, kỹ năng đưa ra những đề xuất, sáng kiến, xây dựng dự án, kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm giải quyết các nhu cầu của trẻ em, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Dự án, kế hoạch, chương trình, hoạt động do trẻ em đề xuất, xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện với sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động về quyền trẻ em hoặc có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền tham gia của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Nội dung hoạt động: Hướng dẫn các đơn vị, địa phương, trường học quy trình tổ chức và hoạt động của mô hình do trẻ em khởi xướng.

- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổ chức kiểm tra; tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.

2. Tỉnh đoàn chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn triển khai mô hình Hội đồng trẻ em và tổ chức các nội dung hoạt động trong Kế hoạch.

3. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch lồng ghép Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em với các chương trình khác có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em năm 2017 của địa phương; triển khai đến các xã, phường, thị trấn để tổ chức thực hiện. Lồng ghép việc triển khai các hoạt động về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án liên quan tới trẻ em phải tham vấn ý kiến của trẻ em. Bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2017. Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 312/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu312/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/03/2017
Ngày hiệu lực20/03/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 312/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 312/QĐ-UBND 2017 Chương trình thúc đẩy quyền tham gia vấn đề về trẻ em Bắc Kạn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 312/QĐ-UBND 2017 Chương trình thúc đẩy quyền tham gia vấn đề về trẻ em Bắc Kạn
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu312/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bắc Kạn
                Người kýPhạm Duy Hưng
                Ngày ban hành20/03/2017
                Ngày hiệu lực20/03/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Quyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 312/QĐ-UBND 2017 Chương trình thúc đẩy quyền tham gia vấn đề về trẻ em Bắc Kạn

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 312/QĐ-UBND 2017 Chương trình thúc đẩy quyền tham gia vấn đề về trẻ em Bắc Kạn

                      • 20/03/2017

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 20/03/2017

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực