Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX

Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Nghệ An

Nội dung toàn văn Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 Kế hoạch hành động giai đoạn 2013


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5492/QĐ-UBND.VX

Nghệ An, ngày 29 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 CỦA TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 318/VĐ-CĐT ngày 08/6/2012 của Viện Dinh dưỡng về việc xây dựng Kế hoạch 2011 - 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020,

Xét đề nghị của Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 2238/TTr-SYT ngày 24/12/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Nghệ An .

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước Nghệ An; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 CỦA TỈNH NGHỆ AN

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể nên công tác triển khai Chiến lược quốc gia dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng/tuổi từ 41,1% năm 2000 xuống 20,9% năm 2011 (giảm tỷ lệ trung bình mỗi năm 1,63% theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng quốc gia). Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao/tuổi đã giảm từ 51% (năm 1999) xuống còn 31,8% năm 2011, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu Iốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng cũng như thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai, tỷ lệ trẻ 6 - 36 tháng tuổi được uống Vitamin A luôn duy trì trên 98%, cải thiện tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, việc giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm được chú trọng, tăng cường, ít bỏ sót các vụ, các ca lẻ ngộ độc tại cộng đồng, việc giám sát thực phẩm được duy trì đi vào nề nếp. Mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng giảm nhưng chưa đạt được mục tiêu của chương trình dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cân nặng trên tuổi năm 2011 vẫn còn cao chiếm 20,9%, là một trong 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên 30%.( hiện tại năm 2011 là 31,8%).

PHẦN THỨ NHẤT

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CLQGDD GIAI DOẠN 2001 - 2010

UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hoạt động giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 đồng thời ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo CLQGDD và Sở Y tế ra Quyết định thành lập ban điều hành CLQGDD Ngành Y tế. Ban chỉ đạo và Ban điều hành đã hướng dẫn cho các huyện, thành phố, thị xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CLQGDD của 20 đơn vị cơ sở trực thuộc.

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi trẻ dưới 5 tuổi giảm trung bình 1,63%/năm, năm 2000 là 41,1% đến năm 2010 còn 21,7% vẫn ở mức độ cao so với cả nước.

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm nhưng không bền vững, năm 1999 là 51% đến năm 2010 là 32,9% vẫn còn ở mức độ rất cao.

Hàng năm đã giám sát 1 lần 20/20 huyện, trung bình 2 xã/huyện. Ngoài ra còn phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng giám sát cân trẻ ở 30 cụm trên địa bàn toàn tỉnh.

Phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành triển khai các hoạt động:

+ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trong công tác giám sát triển khai các hoạt động.

+ Ngành Giáo dục mầm non trong hoạt động uống sữa đậu nành cho các cháu nhà trẻ mẫu giáo, thi bé khoẻ bé ngoan.

+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để đào tạo về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho các cô giáo ở Trường mầm non, đặc biệt là các huyện miền núi.

+ Hội Liên hiệp phụ nữ trong nhiều hoạt động: tập huấn cộng tác viên thực hành dinh dưỡng, tổ chức các hội thi bữa ăn hợp lý,...

Giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu Iốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng.

Đã hoàn thành mục tiêu “Duy trì bền vững kết quả thanh toán chương trình phòng chống thiếu Iốt ” với các kết quả cụ thể sau:

- Thanh toán các rối loạn do thiếu hụt Iốt. Tỷ lệ các gia đình trong toàn tỉnh sử dụng muối Iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên 90%.

- Thanh toán các rối loạn do thiếu Iốt đạt được sau khi kết thúc chương trình vào cuối năm 2005 và những năm tiếp theo vào năm 2010.

- Giám sát thường quy: Iốt niệu trung vị: 13,6 mcg/dl (và tỷ lệ mẫu < 5 mcg/dl: 8,33%).

- Tỷ lệ uống Vitamin A: Tỷ lệ cho trẻ uống Vitamin A hai lần trong năm luôn duy trì ở tỷ lệ cao (trên 98%), Tỷ lệ bà mẹ sau sinh được uống Vitamin A đã tăng dần từ 81% năm 2001 đến 98,2% năm 2010 đã gần đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Hàng năm phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền hình Trung ương làm các phóng sự tuyên truyền về các hoạt động của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về VSATTP được đẩy mạnh từ tuyến tỉnh, huyện đến các cơ sở xã/phường. Việc giám sát thực phẩm được duy trì đi vào nề nếp. Tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật thức ăn đường phố, thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng giảm dần theo thời gian song vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh.

2. Các tồn tại cần tiếp tục giải quyết

+ Việc phối hợp triển khai và thu thập số liệu báo cáo tổng hợp từ các ngành thành viên còn gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp liên ngành còn mang tính hình thức chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng chống SDD bà mẹ và trẻ em.

+ Việc giám sát thừa cân béo phì còn chưa được liên tục và hệ thống, tỷ lệ thừa cân béo phì đã xuất hiện ở các lứa tuổi và có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ thừa cân học sinh các trường tiểu học đóng trên địa bàn thành phố Vinh năm 2005 là 3,5%, đến nay chưa được đánh giá lại do không có kinh phí.

+ Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn;

+ Số liệu đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của Viện Dinh dưỡng quốc gia và số liệu trẻ suy dinh dưỡng của tỉnh còn lệch nhau dẫn đến khó khăn trong việc giao chỉ tiêu cho các huyện một cách chính xác;

+ Việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội ở những địa bàn trọng điểm, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa giải quyết được phần nào đời sống khó khăn của nhân dân.

3. Nguyên nhân

+ Sự thay đổi về mô hình tổ chức do sát nhập, chia tách một số ngành thành viên Ban chỉ đạo dẫn đến thường xuyên thay đổi thành viên;

+ Do địa bàn tỉnh nhà thường xuyên xảy ra thiên tai như bão lụt, hạn hán,...

+ Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng từ cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản không có phụ cấp nên chưa động viên hết khả năng nhiệt tình trong hoạt động chương trình;

+ Công tác truyền thông từ cấp tỉnh, huyện, xã trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa có đầy đủ kinh phí nên còn nhiều hạn chế;

+ Kinh phí để thực hiện một số hoạt động cần triển khai không có nên không thể thực hiện được.

PHẦN THỨ II

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TỈNH NGHỆ AN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

Tại Nghệ An vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với cả nước và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng/miền, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc chung.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của cộng đồng, đặc biệt là của bà mẹ và trẻ em vẫn còn ở mức cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi; thiếu Vitamin A tiền lâm sàng; thiếu Iốt vẫn còn ở mức ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.

Thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng ở người trưởng thành cũng như ở trẻ em dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong.

Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế trong bệnh viện. Do đó, hệ thống này cần được khôi phục và phát triển.

Mạng lưới triển khai các hoạt động dinh dưỡng còn chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng và bệnh viện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

A. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2015, bữa ăn của người dân đủ về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

2. Mục tiêu cụ thể từ năm 2013 - 2015

- Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống còn 10% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015.

- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Chỉ tiêu:

+ Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015.

+ Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 3% vào năm 2015.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 28% vào năm 2015.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 17,5% vào năm 2015.

+ Đánh giá tỷ lệ béo phì trẻ em tiểu học ở thành phố Vinh vào năm 2013, dựa vào kết quả đánh giá đưa ra chỉ tiêu khống chế tình trạng béo phì ở trẻ em tiểu học đến năm 2015.

- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 µmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2015.

+ Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥20ppm) đạt > 95%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 µg/dl.

- Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân – béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng trẻ em tiểu học. Chỉ tiêu:

+ Kiểm soát tình trạng béo phì ở trẻ em tiểu học tại thành phố Vinh (sau khi có kết quả đánh giá) vào năm 2015.

- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015.

- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015, bảo đảm 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng.

+ Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

+ Đến năm 2015, 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế, triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS và Lao.

+ Đến năm 2015 tỉnh có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp khi xảy ra thiên tai và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên mức bình quân của toàn tỉnh.

B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Giải pháp về chính sách

- Chỉ đạo mô hình triển khai thực hiện CLQGDD để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa phương và tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình hiệu quả ra các huyện,...

- Kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh cũng như Ban điều hành ở các địa phương

- Nâng cao năng lực của hệ thống thông tin giám sát dinh dưỡng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.

- Đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành: Tiếp tục tạo sự chuyển biến của các nhà chính sách để đưa mục tiêu dinh dưỡng vào kế hoạch kinh tế xã hội của các địa phương. Xây dựng các cam kết liên ngành thực hiện chiến lược ở các ngành, các cấp.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định về dinh dưỡng và thực phẩm. Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ; nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Giải pháp về nguồn lực

2.1. Phát triển nguồn nhân lực dinh dưỡng

+ Huấn luyện dinh dưỡng phổ cập

Huấn luyện cho mạng lưới cán bộ làm công tác dinh dưỡng (kiến thức dinh dưỡng, lập kế hoạch, kỹ năng thực hành, truyền thông) nhằm giúp tuyến dưới biết cách xây dựng kế hoạch về dinh dưỡng và đủ khả năng triển khai.

Huấn luyện và hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau (người nuôi dạy trẻ, người mẹ, nam giới, người cao tuổi, phụ nữ, giáo viên, học sinh,…) với tài liệu phổ thông, kiến thức tối thiểu về dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng.

Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng hợp lý tại cơ sở cho các đối tượng khác nhau, nhấn mạnh tới nội dung: dinh dưỡng hợp lý; vệ sinh an toàn thực phẩm; dinh dưỡng bệnh lý; dinh dưỡng bà mẹ trẻ em; dinh dưỡng người cao tuổi.

+ Đào tạo cán bộ khoa học.

Đào tạo cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng với các hình thức thích hợp cho cán bộ dinh dưỡng huyện, xã để lập kế hoạch, quản lý, triển khai, theo dõi đánh giá các chương trình dinh dưỡng.

2.1 Nguồn lực tài chính: Xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho dinh dưỡng. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Trung ương, kinh phí địa phương.

3. Giải pháp về truyền thông vận động và thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng

+ Giáo dục đại chúng: Xây dựng chuyên mục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp. Đối tượng giáo dục là toàn dân, không chỉ quan tâm tới phụ nữ mà cả nam giới. Cán bộ lãnh đạo, hội viên các đoàn thể xã hội, giáo viên học sinh cũng là những đối tượng truyền thông quan trọng.

+ Tổ chức các hoạt động động viên toàn xã hội tham gia như: Tổ chức Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, Ngày chăm sóc bà mẹ và phòng chống suy dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày toàn dân dùng muối Iốt…

+ Giáo dục trực tiếp, đưa thông tin tới gia đình: Do chuyên trách dinh dưỡng và cộng tác viên tiến hành dựa theo tài liệu hướng dẫn nội dung và phương pháp.

+ Hướng dẫn ăn uống hợp lý cho các đối tượng, lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Xây dựng và triển khai chương trình “Bữa ăn trường học” nhằm nâng cao thể lực của học sinh, thông qua bữa ăn dinh dưỡng và hợp lý, cân đối.

4. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

+ Phòng chống suy dinh dưỡng protein - năng lượng ở trẻ em và bà mẹ:

Do tầm quan trọng của vấn đề, phòng chống suy dinh dưỡng protein - năng lượng ở trẻ em là một mục tiêu trong hệ thống các mục tiêu về sức khoẻ và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý; chế biến thực phẩm tại địa phương; gia đình; thực hành vệ sinh; tăng thời gian cho chăm sóc trẻ cùng với cải thiện tình trạng dinh dưỡng người mẹ trước và trong khi có thai cũng như sau đẻ.

- Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm ở tuyến tỉnh, thành phố, các huyện, thị xã nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng.

- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển hệ sinh thái vườn – ao – chuồng. Tăng cường sử dụng cá, sữa, rau trong bữa ăn hàng ngày.

- Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm mất an ninh thực phẩm cấp tỉnh và an ninh thực phẩm hộ gia đình. Xây dựng kế hoạch để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.

- Tích cực chủ động phòng chống các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng (béo phì, đái tháo đường, tim mạch…)

- Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Nâng cao năng lực, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp.

- Đẩy mạnh tin học hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

- Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong lập kế hoạch về dinh dưỡng ở các cấp, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Xây dựng và triển khai các đề án, chương trình can thiệp dinh dưỡng trường học ở các cấp học mẫu giáo và phổ thông.

- Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

C. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ

1. Tổ chức thực hiện các hoạt động của Chiến lược

- UBND tỉnh ra Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo CLQGDD và phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng của tỉnh từng giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

1.1. Sở Y tế

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành cùng phối hợp để xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch, chương trình dự án về dinh dưỡng, trình UBND tỉnh phê duyệt, chủ trì điều phối thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược.

Chỉ đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tổ chức thực hiện tốt mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em đồng thời các cấp hội phối hợp với các Trung tâm Y tế, Dân số KHHGĐ tổ chức khám, chữa bệnh cho phụ nữ từ 18 - 49 tuổi, tổ chức khám phụ khoa và phát thuốc, đẩy mạnh các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tăng cường các hoạt động phối hợp truyền thông, giáo dục dinh dưỡng cho toàn dân nhất là vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo cộng tác viên dân số đảm nhiệm thêm nhiệm vụ dinh dưỡng.

1.2. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Căn cứ vào định hướng chuyên môn, nội dung tuyên truyền của Sở Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Ví dụ như tuyên truyền "Ngày vi chất dinh dưỡng", "Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm", "Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển” trong cán bộ và hội viên, vận động các bà mẹ đưa con đến các cơ sở y tế để uống Vitamin A, uống viên Sắt theo hướng dẫn của chương trình, tuyên truyền hội viên thực hiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức tập huấn về kiến thức dinh dưỡng, VSATTP và kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm NUTRIKIDS để xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo liên kết với các Trường trung cấp Du lịch mở thêm các lớp tập huấn cho nhân viên nhà bếp về kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ, mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, mô hình an toàn dinh dưỡng và các biện pháp chống béo phì.

Thực hiện "Bữa ăn dinh dưỡng", tập huấn về 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Vận động hội viên đăng ký hội thi phải là gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ (đặc biệt vùng nông thôn) và các bếp ăn tập thể tại các trường học, triển khai Chương trình sữa học đường.

Tiếp tục chỉ đạo tăng tỷ lệ trẻ em được ăn tại trường mầm non, có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và giáo dục dinh dưỡng tại gia đình, vận động phụ huynh nâng cao mức đóng góp cho trẻ ăn. Đặc biệt là những địa phương chưa đóng góp hoặc mức đóng góp còn thấp.

Tăng cường các biện pháp để nâng cao hơn nữa việc giáo dục dinh dưỡng lồng ghép các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ.

Phối hợp với ngành Y tế và các ngành liên quan để kiểm tra giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thống nhất các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn ở trường mầm non. Phối hợp với Ngành Y tế đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh.

1.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo việc chế biến thực phẩm tại các địa phương trong tỉnh đảm bảo có thực phẩm an toàn: Trên 75% gia súc được giết mổ ở các lò mổ tập trung, hợp vệ sinh. Trên 85% thịt gia súc bán ra thị trường đã được kiểm dịch.

Vận động và phát triển mô hình sinh thái vườn – ao – chuồng (VAC) đạt 90%, giám sát và dự báo về mất an ninh lương thực.

Đưa tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90%.

Đẩy mạnh sản xuất thực phẩm an toàn với phương châm "Thực phẩm không được là nguồn gây bệnh", kiểm tra việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

1.5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo, vùng khó khăn.

1.6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An Mở chuyên mục truyền thông về dinh dưỡng để thường xuyên đưa, phát tin, bài, phóng sự.

1.7. Sở Tài chính

Cân đối, đảm bảo kinh phí cho các Chương trình Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2015 để hoạt động.

1.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Lồng ghép các chỉ tiêu và các hoạt động Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng vào kế hoạch chung của tỉnh, theo dõi, giám sát thực hiện.

Phối hợp với Sở Y tế và Sở Tài chính để triển khai Chiến lược.

1.9. Các huyện, thị xã, thành phố Vinh

Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch gửi lên Ban Chỉ đạo cấp trên theo quy định; Tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai thực hiện.

2. Các hoạt động cụ thể của ngành y tế

2.1. Giáo dục truyền thông dinh dưỡng

2.1.1 Giáo dục truyền thông dinh dưỡng thường xuyên

Sở Y tế phối hợp với Đài phát thanh truyền hình mở chuyên mục truyền thông về dinh dưỡng để thường xuyên đưa, phát tin, bài, phóng sự.

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã: Phối hợp giữa cơ quan tuyên truyền huyện và xã có kế hoạch phát tin tối thiểu 2 lần/tuần về nội dung ding dưỡng trên loa truyền thanh. Mở các lớp học về kiến thức thực hành dinh dưỡng, các lớp học làm mẹ tại Trạm y tế, hội quán xóm nơi có bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Thông qua hoạt động truyền thông vận động các bà mẹ có thai đi khám thai ít nhất 4 lần trong kì thai nghén.Truyền thông về hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ, khuyến khích các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

2.1.2 Tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông

Sở Y tế chỉ đạo và phối hợp trong các chiến dịch "Ngày vi chất dinh dưỡng”, "Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, "Tháng hành động vì CLVSATTP", "Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ”, Hội thi kiến thức và thực hành dinh dương hợp lý, Hội thi dinh dưỡng giữa các trường học ngành y tế phải có kế hoạch lồng ghép các hoạt động của các chương trình y tế sức khoẻ để triển khai các hoạt động theo dõi và đánh giá chiến dịch từ tỉnh xuống huyện, xã, phường.

2.1.3 Xây dựng và nhân bản các tài liệu truyền thông để đáp đứng nhu cầu của địa phương

2.1.4 Tăng cường phối hợp liên ngành

Sở Y tế tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng có hiệu quả dựa vào các cuộc vận động mang tính xã hội hoá như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “ Xoá đói giảm nghèo” xây dựng các Câu lạc bộ, phong trào thi đua,… khuyến khích người dân thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng ở gia đình.

2.2. Chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản phải xem đây là một hoạt động chính trong công tác phòng chống SDD trẻ em do đó phải được triển khai bằng nhiều hình thức như: báo, đài phát thanh, truyền hình huyện, tỉnh, pa nô, áp phích, tờ rơi. Đặc biệt là tư vấn trao đổi với các bà mẹ có con nhỏ, bà mẹ có con suy dinh dưỡng, mở lớp học cho các cặp vợ chồng chuẩn bị làm bố làm mẹ, lớp học bà mẹ cho con bú và thực hành dinh dưỡng.

Tăng cường công tác giám sát: xây dựng nội dung giám sát các hoạt động tuyến xã. Phối hợp giám sát liên ngành: Phụ nữ, Y tế và Giáo dục.

Huy động nguồn lực của chính quyền và cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hoá. Tăng cường triển khai uống sữa đậu nành đạt 25% số xã vào năm 2015.

Chỉ đạo các huyện phối hợp với ngành giáo dục mầm non đưa các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo vào các lớp học bán trú.

Duy trì hoạt động điểm và huyện điểm; Cấp đủ cân trẻ cho 100% thôn, bản; Tổ chức giám sát ngày cân trẻ vào ngày 1- 2/6 hàng năm.

Hỗ trợ bữa ăn cho học sinh mầm non cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa.

Có chính sách hỗ trợ cho những huyện có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, sau những đợt thiên tai.

2.3. Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Trung tâm y tế dự phòng tổ chức tốt "Ngày vi chất dinh dưỡng" bằng các hoạt động truyền thông lồng ghép giữa tổ chức uống Vitamin A đợt 1 và cân trẻ tại các xã phường cùng Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Tổ chức đợt 2 uống Vitamin A: thực hiện vào tháng 11 - 12 hàng năm.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc cấp Vitamin A cho trẻ ốm và việc bảo quản Vitamin A tại các Trạm Y tế xã.

Truyền thông giáo dục hướng dẫn cộng đồng chủ động tiếp cận các nguồn thuốc bổ máu như viên sắt, acid folic khác nhau trên thị trường để phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

Triển khai tốt hoạt động Dự án “Bổ sung chất sắt vào nước mắm” đã được thực hiện, kiểm tra độ bao phủ hộ gia đình sử dụng nước mắm sắt.

2.4. Chương trình phòng chống thiếu Iốt

Bệnh viện Nội tiết hối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc và ngành Công thương để có sự thống nhất cao trong việc chỉ đạo mạnh mẽ việc triển khai chương trình phòng chống thiếu Iốt.

Đảm bảo việc lưu thông phân phối muối Iốt trên địa bàn toàn tỉnh.

2.5. Phòng chống các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng

Trung tâm y tế Dự phòng phải có kế hoạch đề tài thừa cân - béo phì ở học sinh thành phố Vinh để công bố kết quả trên cơ sở đó để xây dựng chương trình hành động phòng chống thừa cân và béo phì trong giai đoạn tới.

Củng cố Phòng tư vấn dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế dự phòng và một số địa phương khác.

2.6. Theo dõi, đánh giá, giám sát dinh dưỡng

Trung tâm y tế dự phòng hàng năm điều tra thực trạng về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi cụ thể của từng huyện ®ể thực hiện việc giao chỉ tiêu hàng năm sát với thực tế.

Tiếp tục điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các tiêu chí mới của Viện Dinh dưỡng.

Điều tra tình trạng thừa cân và béo phì trên địa bàn thành phố Vinh đối với lứa tuổi tiểu học.

2.7. Dự toán kinh phí cho hoạt động CLQGDD giai đoạn 2011 - 2015

2.7.1: Kinh phí Trung ương

TT

Nội dung chi

2013

2014

2015

1

* Hoạt động truyền thông:

- Truyền thông ngày vi chất dinh dưỡng

- Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển

- Hoạt động Phòng tư vấn dinh dưỡng

-Thừa cân và béo phì

900

900

900

2

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (có kinh phí riêng)

 

 

 

3

Hỗ trợ kiểm tra, giám sát Ngày vi chất dinh dưỡng và Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển; chỉ đạo điểm thực hiện CLQGDD

100

100

100

4

In tài liệu, truyền thông giáo dục và cải thiện bữa ăn, phòng chống các bệnh mãn tính.

100

100

100

5

Điều tra đánh giá các chỉ số liên quan đến dinh dưỡng Điều tra thừa cân và béo phì ở học sinh trong thành phố Vinh

300

300

300

6

Họp BCĐ và BĐH thực hiện CLQGDD 6 tháng và cả năm. Đoàn liên ngành kiểm tra các huyện.

50

50

50

7

Công tác quản lý: Sơ kết 5 năm thực hiện CLQGDD; Tập huấn nội dung về CLQGDD cho huyện, xã; Hỗ trợ thư ký CLQGDD

50

50

50

 

Cộng

1.500

1.500

1.500

2.7.2: Kinh phí địa phương

TT

Nội dung chi

2013

2014

2015

 

- Chi hỗ trợ cho các hoạt động tại địa phương

- Triển khai cho uống Vitamin A

- Chi triển khai các hoạt động khác tại địa phương về dinh dưỡng

300

300

300

Trên đây là kết quả hoạt động giai đoạn 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động giai đoạn 2013 -2015 thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch để triển khai thực hiện theo đúng quy định./.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 5492/QĐ-UBND.VX

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu5492/QĐ-UBND.VX
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2012
Ngày hiệu lực29/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 5492/QĐ-UBND.VX

Lược đồ Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 Kế hoạch hành động giai đoạn 2013


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 Kế hoạch hành động giai đoạn 2013
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu5492/QĐ-UBND.VX
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýNguyễn Xuân Đường
                Ngày ban hành29/12/2012
                Ngày hiệu lực29/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 Kế hoạch hành động giai đoạn 2013

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 5492/QĐ-UBND.VX năm 2012 Kế hoạch hành động giai đoạn 2013

                        • 29/12/2012

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 29/12/2012

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực