Quyết định 639/QĐ-UBND

Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nội dung toàn văn Quyết định 639/QĐ-UBND thực hiện đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng người tâm thần Cao Bằng 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 639/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 12 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán trợ giúp xã hội và phục hi chức năng cho người tâm thn và người ri nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định 1520/QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 252/TTr-SLĐTBXH ngày 28 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BLĐ-TB&XH;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- TT. UBMTTQVN tỉnh Cao Bằng;
- Báo Cao Bằng;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (G).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trịnh Hữu Khang

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày
12 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1. Đặc điểm tình hình chung

Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, biên giới, diện tích đất tự nhiên 6.697,2 km2, toàn tỉnh có trên 333 km đường biên giới tiếp giáp với nước Trung Quốc; dân số trên 520.000 người, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Tổng số đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn của tỉnh thuộc diện hưởng trợ cấp khó khăn tại cộng đồng trên 17.000 người.

Theo kết quả khảo sát người tâm thần nặng, lang thang có hành vi nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng năm 2015, toàn tỉnh có 1.300 đối tượng, trong đó: 302 đối tượng tâm thần phân liệt, 632 đối tượng rối loạn tâm thần, 322 đối tượng tâm thần nặng chưa xác định được dạng bệnh; 44 đối tượng tâm thần lang thang. Hiện có 858 gia đình có đối tượng người tâm thần, người tâm thần được hưởng chế độ chính sách tại cộng đồng, trong đó có 30 người tâm thần đặc biệt nặng mức trợ cấp hàng tháng 675.000 đồng/người/tháng; 828 người tâm thần nặng, hưởng mức trợ cấp 540.000 đồng/người/tháng và 30 hộ gia đình được hưởng trợ cấp chăm sóc người tâm thần tại cộng đồng. Tuy các hộ gia đình có người tâm thần và người tâm thần đã được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng, nhưng đời sng về tinh thần và vật chất của các đối tượng còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc, chữa trị cho các đối tượng tại gia đình rất hạn chế, những người thân luôn chịu ảnh hưởng bởi các hành vi nguy hiểm do người tâm thần gây ra hàng ngày, nhiều đối tượng mắc bệnh tâm thần nhẹ do không được phát hiện chữa trị kịp thời, bệnh ngày càng nặng hơn. Tại các khu vực thành phố, thị trấn vẫn còn các đối tượng tâm thần lang thang từ các địa phương khác và các đối tượng người tâm thần nước ngoài (người Trung Quốc), ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và mỹ quan đô thị.

2. Đánh giá thực trạng công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2015

2.1. Những mặt đạt được

- Hiện nay số người mắc bệnh tâm thần thuộc tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được y tế chuyên khoa tâm thần kết luận đang hưởng trợ cấp hằng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý là 828 đối tượng, nuôi dưỡng tập trung tâm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội 44 đối tượng; 100% đối tượng được mua thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn có 411 người trong đó cấp xã có 199 cán bộ làm công tác Lao động - TB&XH, 199 cán bộ y tế xã, 13 cán bộ Trung tâm y tế huyện.

- Từ năm 2013 - 2014, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (Sở Y tế) mở 02 lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tâm thần và người rối nhiễm tâm trí cho cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Y tế cấp huyện và 548 lượt người, trong đó: cấp tỉnh 30 lượt người, cấp huyện 398 lượt người, Trung tâm 20 lượt người, hộ dân 100 hộ gia đình có người mắc bệnh tâm thần.

- Ngành Y tế hàng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, viên chức, công chức cụ thể: tổ chức từ 1-2 lớp tập huấn tại Trung ương cho cán bộ tuyến tỉnh, 1-2 lớp tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, 01 lớp tại huyện cho tuyến xã.

- Về công tác truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã có nhiều tin, bài về người khuyết tật, trong đó có liên quan đến sức khỏe tâm thần; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp tập huấn đtruyền thông cho gia đình có người mắc bệnh tâm thần, cấp phát 65 bộ tài liệu kỹ thuật trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần cấp cho các huyện, thành phố triển khai truyền thông cho cơ sở.

2.2. Tồn tại, khó khăn

- Do Cao Bằng là tỉnh biên giới có trên 333 km đường biên giới tiếp giáp với nước Trung Quốc, người tâm thần lang thang từ Trung Quốc sang địa bàn tỉnh mỗi năm khoảng từ 20 - 30 người. Nhu cầu cần được đưa vào Trung tâm để trợ giúp chăm sóc phục hi sức khỏe đi với người tâm thần là rất lớn khoảng trên 1.000 đối tượng, nhưng đến nay tỉnh chưa có Trung tâm để tiếp nhận chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân tâm thần.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức về sức khỏe tâm thần cộng đồng nói chung đặc biệt là ri nhiễm tâm trí còn hạn chế.

- Trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần mới chỉ chú trọng vào điều trị cho bệnh nhân tâm thần, chưa quan tâm đúng mức đến việc dự phòng và can thiệp sớm ở cộng đồng.

- Chưa tchức khảo sát, đánh giá đầy đủ cũng như cung cấp các dịch vụ can thiệp, trợ giúp, phục hồi chức năng đối với đối tượng tâm thần, rối nhiễm tâm trí.

- Các nhân viên tham gia hoạt động trợ giúp người tâm thần và ri nhiễm tâm trí chủ yếu là nhân viên đang làm việc tại các cơ sở y tế và đào tạo về chuyên môn y tế, số lượng còn ít đặc biệt là ở tuyến cơ sở; chưa hình thành được đội ngũ nhân viên công tác xã hội, tâm lý xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội nói chung, người tâm thần nói riêng về kỹ năng trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn; huy động sự tham gia của xã hội, gia đình, cộng đồng trợ giúp vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị bệnh tâm thần, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

- Trên 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- Trên 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác;

- 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;

- Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại xã, phường, thị trn có đông đi tượng.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Giai đoạn từ năm 2016-2018: trong thời gian chưa xây dựng xong Trung tâm Bảo trợ xã hội (xây mới), tiếp nhận tạm thời các đối tượng tâm thần đặc biệt nặng có hành vi nguy hiểm tại cộng đồng vào chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị phục hồi chức năng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội của tỉnh: dự kiến khoảng 100 người/năm (3 năm x 100 người = 300 người).

2. Xây dựng mi Trung tâm Bảo trợ xã hội giai đoạn 2019-2020, công năng từ 300 - 500 đối tượng, trong đó có đối tượng tâm thần.

2.1. Đối tượng tâm thần được đưa vào nuôi dưỡng điều trị tại trung m

- Người tâm thần, lang thang;

- Người mắc bệnh tâm thần sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình không có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng;

- Người mắc bệnh tâm thần do gia đình tự nguyện đưa vào Trung tâm và đóng góp kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc.

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trong việc chăm sóc chữa trị phục hồi chức năng cho người tâm thần

- Tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng là người tâm thần được đưa vào Trung tâm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Kết hợp điều trị, phục hồi chức năng và tổ chức lao động phù hợp với từng nhóm đối tượng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng;

- Phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ vào hoạt động của Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng;

- Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp kinh phí và hiện vật phục vụ chăm sóc đối tượng; tiếp nhận, sử dụng các nguồn trợ giúp theo quy định của pháp luật để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng;

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

2.3. Qui mô giường bệnh

- Giai đoạn từ 2016 - 2020: thực hiện khoảng 200 giường bệnh/năm, trong đó từ ngân sách nhà nước 150, tự nguyện 50.

- Thành lập các phòng chức năng: chăm sóc, quản lý, phục hồi chức năng cho người tâm thần và các khu tập luyện, lao động, học nghề,...

3. Chăm sóc, quản lý đối tượng tại cộng đồng: trên 1.000 người.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Xây dựng mới Trung tâm Bảo trợ xã hội: 55 tỷ đồng.

* Ngân sách Trung ương: 55 tỷ đồng.

* Kinh phí xây dựng Trung tâm: 55 tỷ đồng.

4.2. Kinh phí thực hiện các hoạt động chăm sóc đối tượng tâm thần ti cộng đồng: 18.581 triệu đồng.

* Ngân sách Trung ương: 16.047 triệu đồng.

- Phụ cấp cho cộng tác viên công tác xã hội (mỗi xã 01 cộng tác viên công tác xã hội):

199 xã x 1.210.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 5 năm = 14.447 triệu đồng;

- Đào tạo, đào tạo lại:

60 người/năm x 2 triệu đồng/người x 5 năm = 600 triệu đồng;

- Hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ sở y tế tuyến huyện và xã:

200 triệu đồng x 5 năm = 1.000 triệu đồng.

* Ngân sách địa phương và nguồn lồng ghép: 3.250 triệu đồng.

- Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần:

150 gia đình/năm x 5 năm x 2 triệu đồng/gia đình = 1.500 triệu đồng.

(bình quân mức chi tập huấn 2 triệu đng/gia đình)

- Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người dân về bảo trợ, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng:

50 triệu đồng/năm x 5 năm = 250 triệu đồng.

- Kinh phí sửa chữa Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội để tiếp nhận nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng trong thời gian đang xây dựng trung tâm mới:

500 triệu/năm x 3 năm = 1.500 triệu đồng.

* Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: 74.297 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 71.047 triệu đồng

- Ngân sách địa phương và nguồn lồng ghép: 3.250 triệu đồng.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác nắm và quản lý đối tượng

Điều tra, rà soát, phân loại các hộ gia đình có người tâm thần, rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng để lập kế hoạch thực hiện các hoạt động trợ giúp thiết thực phù hợp.

2. Công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng, không đối xử phân biệt, kỳ thị người tâm thần. Trong đó đặc biệt chú trọng việc phát hiện, can thiệp sớm, kịp thời đối với những người bị rối nhiễu tâm trí, tránh chuyển sang thành mắc bệnh tâm thần.

3. Về công tác cán bộ

Giao đủ chỉ tiêu biên chế cho các Trung tâm thực hiện quản lý đối tượng tâm thần theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở Bảo trợ xã hội để Trung tâm có điều kiện thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tâm thần trên địa bàn tỉnh đạt kết quả. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác quản lý chăm sóc đối tượng tâm thần, đặc biệt là cán bộ trạm y tế tuyến huyện và tuyến xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng tâm thần tại cộng đồng.

4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá

Tăng cường kiểm tra giám sát đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đảm bảo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và các chính sách, pháp luật về công tác xã hội. Giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.

5. Về nguồn lực

Tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương và các nguồn hỗ trợ khác để tổ chức triển khai thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng kế hoạch trợ giúp người tâm thần ri nhiu tâm trí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan trong việc bố trí nguồn lực, nhân lực để thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

- Xây dựng mức đóng góp đối với đối tượng tự nguyện trình Ủy ban nhân dân tnh quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan chỉ đạo thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định;

- Tham mưu cho UBND tỉnh làm đầu mối với Bộ chủ quản và các Bộ ngành Trung ương để tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh.

2. SNội vụ

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội đảm bảo thực hiện tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị đối tượng tâm thần trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép với các nguồn kinh phí khác cho các hoạt động của kế hoạch và đảm bảo kinh phí nuôi dưỡng đối tượng tại các Trung tâm và cộng đồng.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố trong việc nắm bt đi tượng, xác minh lai lịch, căn cước của đi tượng tâm thn lang thang người nước ngoài và từ các địa phương khác đến.

5. SY tế

Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc ngành quản lý chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc chữa trị người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; hướng dẫn các hộ gia đình có người tâm thần và người tâm thần khám định kỳ và cấp thuốc cho bệnh nhân.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện việc cung ứng, cấp phát thuốc và thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân tâm thần được chăm sóc sức khỏe ngay từ tuyến y tế cơ sở.

7. Sở Xây dựng

Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh (xây dựng mới).

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng, không đối xử phân biệt, kỳ thị người tâm thần.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn: có trách nhiệm nắm bắt tình hình quản lý đối tượng trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa đối tượng đủ điều kiện vào Trung tâm để quản lý, nuôi dưỡng và thực hiện tốt các chế độ chính sách nuôi dưỡng, chữa tr, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện và giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 639/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu639/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/05/2016
Ngày hiệu lực12/05/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 639/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 639/QĐ-UBND thực hiện đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng người tâm thần Cao Bằng 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 639/QĐ-UBND thực hiện đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng người tâm thần Cao Bằng 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu639/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
                Người kýTrịnh Hữu Khang
                Ngày ban hành12/05/2016
                Ngày hiệu lực12/05/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 639/QĐ-UBND thực hiện đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng người tâm thần Cao Bằng 2016

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 639/QĐ-UBND thực hiện đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng người tâm thần Cao Bằng 2016

                  • 12/05/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 12/05/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực