Quyết định 653/QĐ-UBND

Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Nội dung toàn văn Quyết định 653/QĐ-UBND 2018 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Điện Biên


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 653/QĐ-UBND

 Điện Biên, ngày 07 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật bình đẳng giới ngày 01/07/2007;

Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/ TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/ 2014 của Liên Bộ tài chính- Tư Pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiêp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025;

Thực hiện Văn bản số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018 của Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 249/TTr-BDT ngày 25/6/2018; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 942/SKHĐT-NN ngày 23/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng các nội dung, kế hoạch được phê duyệt; Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao để thực hiện đề án đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lò Văn Tiến

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 653 /QĐ-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến tích cực, thực chất về bình đẳng giới và nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số. Thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ cấp xã và người có uy tín, già làng, trưởng thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người …..sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

- Phấn đấu 80% số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới (312 hộ).

- 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi (80 lớp).

- Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách (20 người).

- 100% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (4 xã).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Về phạm vi và đối tượng

- Phạm vi chọn địa bàn là các xã của huyện có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.

- Đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người, già làng, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn bản; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.

2. Thời gian thực hiện:

- Giai đoạn 1: Năm 2019 – 2020.

- Giai đoạn 2: Năm 2021 – 2025.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tuyên truyền:

a) Hoạt động 1:

a1) Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và vùng dân tộc thiểu số có tình trạng bất bình đẳng giới cao, cụ thể:

- Các xã có dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống:

+ Địa điểm tổ chức hội nghị tại trung tâm xã của 4 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ; Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

+ Tổng số 1.120 người( Mỗi hội nghị 70 người), tổ chức 16 hội nghị (mỗi xã tổ chức 4 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

+ Thời gian thực hiện: 2019-2022.

- Các xã vùng dân tộc thiểu số có tình trạng bất bình đẳng giới cao:

+ Địa điểm tổ chức hội nghị tại trung tâm xã của các xã: Xã Pu Nhi, Sa Dung, Luân Giói (huyện Điện Biên Đông); xã Pú Nhung, Phình Sáng, Ta Ma (huyện Tuần Giáo); xã Sa Lông, Na Sang, Huổi Lèng (huyện Mường Chà); xã Na Cô Sa, Nà Khoa, Nà Bủng (huyện Nậm Pồ); xã Sen Thượng, Leng Su Sìn, Pá Mỳ (huyện Mường Nhé).

+ Tổng số 1.050 người( Mỗi hội nghị 70 người), tổ chức 15 hội nghị (mỗi xã tổ chức 3 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

+ Thời gian thực hiện: 2023-2025.

a2) Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại các trường học nhất là trường Phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn các xã trên:

- Các trường của các xã có dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống:

+ Địa điểm tổ chức hội nghị tại trường phổ thông dân tộc bán trú của 4 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ; Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

+ Tổng số 1.600 người( Mỗi hội nghị 100 người), tổ chức 16 hội nghị (mỗi trường tổ chức 4 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

+ Thời gian thực hiện: 2019-2022.

- Các xã vùng dân tộc thiểu số có tình trạng bất bình đẳng giới cao:

+ Địa điểm tổ chức hội nghị tại trường phổ thông dân tộc bán trú của các xã: Xã Pu Nhi, Sa Dung, Luân Giói (huyện Điện Biên Đông); xã Pú Nhung, Phình Sáng, Ta Ma (huyện Tuần Giáo); xã Sa Lông, Na Sang, Huổi Lèng (huyện Mường Chà); xã Na Cô Sa, Nà Khoa, Nà Bủng (huyện Nậm Pồ); xã Sen Thượng, Leng Su Sìn, Pá Mỳ (huyện Mường Nhé).

+ Tổng số 900 người (Mỗi hội nghị 60 người), tổ chức 15 hội nghị (mỗi trường tổ chức 3 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

+ Thời gian thực hiện: 2023-2025.

a3) Treo Pa nô, áp phích tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn của các xã: xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ; xã Nậm Kè, Chung Chải huyện Mường Nhé:

- Mỗi trường treo 02 pa nô và 12 áp phích.

- Thời gian thực hiện: Năm 2019.

b) Hoạt động 2:

b1) Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại các xã có dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống:

- Địa điểm tổ chức cuộc thi tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 800 người (Mỗi cuộc thi 50 người), tổ chức 16 cuộc thi (mỗi xã tổ chức 4 cuộc thi, mỗi cuộc thi tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: 2019-2022.

b2) Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại các trường học nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn các xã có rất ít người dân tộc thiểu số sinh sống:

- Địa điểm tổ chức cuộc thi tại trường Phổ thông dân tộc bán trú của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 800 người (Mỗi cuộc thi 50 người), tổ chức 16 cuộc thi (mỗi trường tổ chức 4 cuộc thi, mỗi cuộc thi tổ chức 1 lần trong năm).

2. Tổ chức bồi dưỡng

Tổ chức các lớp nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống, cụ thể:

- Địa điểm tổ chức lớp tập huấn tại trung tâm xã của 04 xã Các Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên,- Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 800 người (Mỗi lớp 50 người), tổ chức 16 hội nghị (mỗi xã tổ chức 4 lớp, mỗi lớp tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: 2019-2022.

3. Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

Xây dựng 04 mô hình điểm tại 04 xã đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống (Si La, Cống...) là Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, Xã Pa Thơm, huyện Điện Biênvà Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ. Các hoạt động của Mô hình gồm:

a) Hoạt động 1: Thành lập Ban Chỉ đạo Mô hình điểm.

b) Hoạt động 2, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn bản và người có uy tín về công tác tuyên truyền, vận động tại xã:

- Địa điểm tổ chức lớp tập huấn tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 840 người (Mỗi lớp 70 người), tổ chức 12 lớp (mỗi xã tổ chức 3 lớp, mỗi lớp tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 đến năm 2021.

c) Hoạt động 3

- Nội dung: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho đồng bào tại Mô hình điểm về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào nắm bắt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại nhà sinh hoạt cộng đồng bản của xã Mô hình điểm.

+ Địa điểm tổ chức hội nghị tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

+ Tổng số 720 người (Mỗi hội nghị 60 người), tổ chức 12 hội nghị (mỗi xã tổ chức 3 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 đến năm 2021.

d) Hoạt động 4

- Nội dung: Treo Pa nô, áp phích tại Trung tâm xã và nhà văn hóa các thôn của của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

+ Số lượng: 04 pa nô và 24 áp phích.

- Thời gian thực hiện: năm 2019.

e) Hoạt động 5: tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện mô hình điểm:

- Địa điểm tổ chức hội nghị tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và Xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 840 người (Mỗi hội nghị 70 người), tổ chức 4 hội nghị (mỗi xã tổ chức 1 hội nghị vào năm 2021.

- Thời gian thực hiện: năm 2021.

4. Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” Nhân rộng 4 mô hình tại các xã Na Ư, huyện Điện Biên; xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ; xã Sín Thầu, huyện Mường nhé:

a) Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn bản và người có uy tín về công tác tuyên truyền, vận động tại xã:

- Địa điểm tổ chức lớp tập huấn tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Na Ư, huyện Điện Biên, Xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 630 người (Mỗi lớp 70 người), tổ chức 9 lớp (mỗi xã tổ chức 3 lớp, mỗi lớp tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 đến năm 2021.

b) Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho người có uy tín và đồng bào các dân tộc thiểu số:

- Địa điểm tổ chức hội nghị tại trung tâm xã của 04 xã: Xã Na Ư, huyện Điện Biên, Xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.

- Tổng số 540 người (Mỗi hội nghị 60 người), tổ chức 9 hội nghị (mỗi xã tổ chức 3 hội nghị, mỗi hội nghị tổ chức 1 lần trong năm).

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 đến năm 2021.

5. Chi phí tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện:

- Địa điểm: tổ chức tại tỉnh.

- Số lượng: tổng số: 120 người, mỗi hội nghị 60 người, tổ chức vào 02 năm là năm 2021 và năm 2025.

6. Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm:

- Số lượng: 02 chuyến, mỗi chuyến 30 người, tổ chức vào 2 năm là năm 2020 và năm 2025.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư 5.258 triệu đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2019-2020 là 1.700 triệu đồng. Trong đó: Năm 2019 là 786 triệu đồng; Năm 2020 là 914 triệu đồng.

- Giai đoạn 2021-2025 là 3.558 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết kèm theo)

2. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Trung ương hỗ trợ và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện và là chủ đầu tư trong việc tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giai đoạn 2018-2025.

- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án đã được phê duyệt theo quy định hiện hành. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết thực hiện Mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện theo quy định.

2. Sở Tài chính: Tổng hợp trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho địa phương.

3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các hình thức đa dạng, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc đề xuất, chỉ đạo và tổ chức đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng chng bạo lực trên cơ sở giới vào các trường, lớp bán trú, dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh; Lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch này.

5. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo việc giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; Lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch này.

6. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng trọng điểm dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Phối hợp triển khai các nội dung của Đề án này trong việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” ở vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

7. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch thực hiện, thng nht và lng ghép các nội dung hoạt động của Kế hoạch với các chương trình, dự án liên quan của sở, ngành mình.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch; Phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp các vấn đề liên quan đến thực hiện Đề án.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và đặc biệt tập trung truyên truyền bộ Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; Lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch này.

9. Chế độ báo cáo: Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì trong việc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc tình hình thực hiện kế hoạch định kỳ, 06 tháng, 01 năm đồng thời thực hiện việc báo cáo tổng kết giai đoạn và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Nội dung báo cáo định kỳ, hằng năm phải nêu rõ các vấn đề: kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc, hạn chế, yếu kém, làm rõ nguyên nhân, đề xuất những giải pháp khắc phục và xác định phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tiếp theo; Thời hạn gửi báo cáo đối với cấp huyện và các sở, ban, ngành có liên quan: Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 10 tháng 6 năm báo cáo; đối với báo cáo năm, gửi trước ngày 01 tháng 12 năm báo cáo; đối với báo cáo tổng kết giai đoạn, gửi trước 20 tháng 10 năm cuối giai đoạn.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan chủ trì) để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Kèm theo Quyết định số: 653/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: triệu đồng.

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Năng lực thiết kế

Tổng số

Kê hoạch năm 2018-2020

Kê hoạch năm 2021-2025

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

Năm
2021

Năm
2022

Năm
 2023

Năm
2024

Năm
2025

 

TỔNG CỘNG

 

 

5,258

1,700

 

786

914

3,558

561

483

754

678

1,082

A

HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH

 

 

5,192

1,700

 

786

914

3,493

496

483

754

678

1,082

A1

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

 

 

3,551

844

 

514

330

2,707

343

330

678

678

678

A2

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

308

154

 

77

77

154

77

77

 

 

 

A3

Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

297

297

 

195

103

0

 

 

 

 

 

A4

Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

227

0

 

 

 

227

76

76

76

 

 

A5

Tổng kết tại tỉnh

 

 

174

87

 

 

87

87

 

 

 

 

87

A6

tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Miền Trung

 

 

635

317

 

 

317

317

 

 

 

 

317

B

CỤ THỂ TRÊN CÁC ĐỊA BÀN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HUYỆN ĐIỆN BIÊN

 

 

572

308

 

189

120

264

120

120

24

 

 

a)

Xã Pa Thơm

 

 

572

308

 

189

120

264

120

120

24

 

 

1)

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

Hội
 nghị

 

355

201

 

123

77

155

77

77

 

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 280 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

4

84

42

 

21

21

42

21

21

 

 

 

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú ( tổng số người: 400 người, mỗi hội nghị 100 học sinh)

Hội
 nghị

4

101

51

 

25

25

51

25

25

 

 

 

3

Treo Pa nô, áp phích tại trường phổ thông
 dân tộc nội trú và bán trú

Cái

14

46

46

 

46

 

0

 

 

 

 

 

4

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, người có uy tín và đồng bào DTTS của xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

62

31

 

16

16

31

16

16

 

 

 

5

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh trường nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

62

31

 

16

16

31

16

16

 

 

 

2)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

72

36

 

18

18

36

18

18

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới (tổng số người: 200 người, mỗi lớp 50 người)

Lớp

4

72

36

 

18

18

36

18

18

 

 

 

3)

Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

96

72

 

47

24

24

24

0

0

 

 

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 210 người, mỗi lớp 70 người)

Lớp

3

42

28

 

14

14

14

14

 

 

 

 

2

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho đồng bào (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

31

20

 

10

10

10

10

 

 

 

 

3

Treo Pa nô, áp phích

cái

7

23

23

 

23

 

0

 

 

 

 

 

4

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

Hội
 nghị

1

9

0

 

 

 

9

9

 

 

 

 

4)

Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”tại xã Na Ư, huyện Điện Biên

 

 

73

0

 

 

 

73

24

24

24

 

 

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 210 người, mỗi lớp 70 người)

Lớp

3

43

0

 

 

 

43

14

14

14

 

 

2

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho người có uy tín và đồng bào các DTTS (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

31

0

 

 

 

31

10

10

10

 

 

II

HUYỆN NẬM PỒ

 

 

691

348

 

208

139

344

179

138

27

 

 

a)

Xã Pa Tần

 

 

691

348

 

208

139

344

179

138

27

 

 

1)

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

 

 

406

226

 

136

90

180

90

90

 

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 320 người,mỗi hội nghị 80 người)

Hội
 nghị

4

100

50

 

25

25

50

25

25

 

 

 

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú (tổng số người: 400 người, mỗi hội nghị 100 người)

Hội
 nghị

4

109

54

 

27

27

54

27

27

 

 

 

3

Treo Pa nô, áp phích tại trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú

Cái

14

46

46

 

46

 

0

 

 

 

 

 

4

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, người có uy tín và đồng bào DTTS của xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

5

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh trường nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

2)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

87

44

 

22

22

44

22

22

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới (tổng số người: 200 người, mỗi lớp 50 người)

Lớp

4

87

44

 

22

22

44

22

22

 

 

 

3)

Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

118

78

 

51

28

40

40

 

 

 

 

1

Thành lập Ban Chỉ đạo Mô hình điểm

 

 

0

0

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 210 người, mỗi lớp 70 người)

Lớp

3

53

35

 

18

18

18

17.6

 

 

 

 

3

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho đồng bào (tổng số người: 150 người, mỗi hội nghị 50 người)

Hội
 nghị

3

30

20

 

10

10

10

10.0

 

 

 

 

4

Treo Pa nô, áp phích

Cái

7

23

23

 

23

 

0

 

 

 

 

 

5

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

Hội
 nghị

1

13

0

 

 

 

13

13

 

 

 

 

4)

Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”tại xã Nà Hỳ

 

 

80

0

 

 

 

80

27

27

27

 

 

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 180 người, mỗi lớp 60 người)

Lớp

3

50

0

 

 

 

50

17

17

17

 

 

2

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho người có uy tín và đồng bào các DTTS (tổng số người: 150 người, mỗi hội nghị 50 người)

Hội
 nghị

3

30

0

 

 

 

30

10

10

10

 

 

III

HUYỆN MƯỜNG NHÉ

 

 

1,151

639

 

389

251

512

262

225

25

 

 

a)

Xã Chung Chải

 

 

549

322

 

195

126

227

126

101

 

 

 

1)

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

 

 

389

211

 

129

83

178

95

83

 

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 280 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

4

84

42

 

21

21

42

21

21

 

 

 

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú (tổng số người: 400 người, mỗi hội nghị 100 người)

Hội
 nghị

4

95

48

 

24

24

48

24

24

 

 

 

3

Treo Pa nô, áp phích tại trường phổ thông
 dân tộc nội trú và bán trú

Cái

14

46

46

 

46

 

0

 

 

 

 

 

4

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, người có uy tín và đồng bào DTTS của xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

5

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh trường nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 150 người, mỗi cuộc thi 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

2)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

74

37

 

19

19

37

19

19

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới (tổng số người: 200 người, mỗi lớp 50 người)

Lớp

4

74

37

 

19

19

37

19

19

 

 

 

3)

Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

86

74

 

48

25

13

13

 

 

 

 

1

Thành lập Ban Chỉ đạo Mô hình điểm

 

 

0

0

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 210 người, mỗi lớp 70 người)

Lớp

3

29

29

 

14

14

0

 

 

 

 

 

3

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho đồng bào (tổng số người: 150 người, mỗi Hội nghị 50 người)

Hội
 nghị

3

22

22

 

11

11

0

 

 

 

 

 

4

Treo Pa nô, áp phích

Cái

7

23

23

 

23

 

0

 

 

 

 

 

5

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm (50 người)

Hội
 nghị

1

13

0

 

 

 

13

13

 

 

 

 

b)

Xã Nậm Kè

 

 

578

318

 

193

124

260

136

124

 

 

 

1)

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

 

 

368

207

 

127

81

161

81

81

 

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 240 người, mỗi Hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

4

76

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú (tổng số người: 320 người, mỗi Hội nghị 80 người)

Hội
 nghị

4

95

48

 

24

24

48

24

24

 

 

 

3

Treo Pa nô, áp phích tại trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú

Cái

14

46

46

 

46

 

0

 

 

 

 

 

4

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, người có uy tín và đồng bào DTTS của xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

5

Tổ chức cuộc thi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho học sinh trường nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 200 người, mỗi cuộc 50 người)

Cuộc

4

75

38

 

19

19

38

19

19

 

 

 

2)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

74

37

 

19

19

37

19

19

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới (tổng số người: 200 người, mỗi lớp 50 người)

Lớp

4

74

37

 

19

19

37

19

19

 

 

 

3)

Xây dựng mô hình điểm về “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”

 

 

86

74

 

48

25

13

13

 

 

 

 

1

Thành lập Ban Chỉ đạo Mô hình điểm

 

 

0

0

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 210 người, mỗi lớp 70 người)

Lớp

3

29

29

 

14

14

0

 

 

 

 

 

3

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho đồng bào (tổng số người: 150 người, mỗi hội nghị 50 người)

Hội
 nghị

3

22

22

 

11

11

0

 

 

 

 

 

4

Treo Pa nô, áp phích

Cái

7

23

23

 

23

 

0

 

 

 

 

 

5

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm (50 người)

Hội
 nghị

1

13

0

 

 

 

13

13

 

 

 

 

4)

Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”tại xã Sín Thầu

 

 

74

0

 

 

 

74

25

25

25

 

 

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản và người có uy tín (tổng số người: 180 người, mỗi lớp 60 người)

Lớp

3

44

0

 

 

 

44

15

15

15

 

 

2

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp (nói chuyện chuyên đề) cho người có uy tín và đồng bào các DTTS (tổng số người: 150 người, mỗi hội nghị 50 người)

Hội
 nghị

3

30

0

 

 

 

30

10

10

10

 

 

IV

HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

 

 

329

0

 

 

 

329

 

 

110

110

110

a)

Xã Pu Nhi, xã Sa Dung, xã Luân Giói

 

 

329

0

 

 

 

329

 

 

110

110

110

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

160

0

 

 

 

160

 

 

53

53

53

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

169

0

 

 

 

169

 

 

56

56

56

V

HUYỆN TUẦN GIÁO

 

 

336

0

 

 

 

336

 

 

112

112

112

a)

Xã Pú Nhung; xã Phình Sáng, xã Ta Ma

 

 

336

0

 

 

 

336

 

 

112

112

112

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

163

0

 

 

 

163

 

 

54

54

54

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

173

0

 

 

 

173

 

 

58

58

58

VI

HUYỆN MƯỜNG CHÀ

 

 

329

0

 

 

 

329

 

 

110

110

110

a)

Xã Sa Lông; xã Na Sang, xã Huổi Lèng

 

 

329

0

 

 

 

329

 

 

110

110

110

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

160

0

 

 

 

160

 

 

53

53

53

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

169

0

 

 

 

169

 

 

56

56

56

VII

HUYỆN TỦA CHÙA (Thực hiện 2023-2025)

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

a)

Xã Xá Nhè; xã Mường Đun, xã Huổi Só

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

169

0

 

 

 

169

 

 

56

56

56

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

178

0

 

 

 

178

 

 

59

59

59

VIII

HUYỆN NẬM PỒ

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

a)

Xã Na Cô Sa; xã Nà Khoa, xã Nà Bủng

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

169

0

 

 

 

169

 

 

56

56

56

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

178

0

 

 

 

178

 

 

59

59

59

IX

HUYỆN MƯỜNG NHÉ

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

a)

Xã Sen Thượng; xã Leng Su Sìn, xã Pá Mỳ

 

 

347

0

 

 

 

347

 

 

116

116

116

1

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ và đồng bào DTTS trên địa bàn xã (tổng số người: 210 người, mỗi hội nghị 70 người)

Hội
 nghị

3

169

0

 

 

 

169

 

 

56

56

56

2

Tuyên truyền trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn xã (tổng số người: 180 người, mỗi hội nghị 60 người)

Hội
 nghị

3

178

0

 

 

 

178

 

 

59

59

59

X

CHI PHÍ TỔNG KẾT TẠI TỈNH
 (Tổng số người: 120 người, mỗi cuộc 60 người)

Cuộc

2

174

87

 

 

87

87

 

 

 

 

87

IX

 CHI PHÍ THAM QUAN HỌC TẬP KINH NGHIỆM( Một số tỉnh miền bắc và miền trung, tổng số người: 60 người, mỗi cuộc 30 người)

Cuộc

2

635

317

 

 

317

317

 

 

 

 

317

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 653/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu653/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/08/2018
Ngày hiệu lực07/08/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 653/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 653/QĐ-UBND 2018 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Điện Biên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 653/QĐ-UBND 2018 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Điện Biên
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu653/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Điện Biên
                Người kýLò Văn Tiến
                Ngày ban hành07/08/2018
                Ngày hiệu lực07/08/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 653/QĐ-UBND 2018 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Điện Biên

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 653/QĐ-UBND 2018 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số Điện Biên

                        • 07/08/2018

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 07/08/2018

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực