Quyết định 713/QĐ-UBND

Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung toàn văn Quyết định 713/QĐ-UBND quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch 1 2000 Thủy Xuân Thừa Thiên Huế 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 713/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG (TỶ LỆ 1/2000) KHU VỰC THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ ban hành về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND thành phố Huế; Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu VT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG (TỶ LỆ 1/2000) KHU VỰC THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 713/QĐ-UBND ngà
y 08 tháng 04 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phân công quản lý

1. Đối tượng áp dụng:

a) Quy định này áp dụng việc quản lý xây dựng các công trình theo đán Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt.

b) Ngoài những nội dung Quy định này, việc quản lý xây dựng còn phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan.

c) Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Quy định này phải được cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Phân công quản lý: UBND thành phố Huế là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện việc quản lý xây dựng tại khu vực lập quy hoạch theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 2. Ranh giới, quy mô, tính chất

1. Ranh giới: Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính phường Thủy Xuân, thành phố Huế, có ranh giới cụ thể như sau:

a) Phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch khu dân cư phía Tây thành phố Huế;

b) Phía Nam giáp xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy;

c) Phía Đông giáp phường Trường An và phường An Tây, thành phố Huế;

d) Phía Tây giáp khu vực lăng tẩm, đồi Vọng Cảnh và phường Thủy Biều, thành ph Huế.

2. Quy mô:

a) Quy mô diện tích: 529,4ha.

b) Quy mô dân số:

- Dân số hiện trạng: 9.800 người.

- Dân số quy hoạch: 22.912 người.

3. Tính chất: Là khu vực đô thị nằm về phía Nam thành phố Huế, bao gm các khu dân cư được nâng cấp cải tạo, kết hợp với phát triển mới gắn liền với các khu công viên, thdục thể thao, công trình dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch và bảo tn các công trình di tích.

Điều 3. Quy định chung về hạ tầng xã hội

1. Các công trình nhà ở:

a) Các khu ở mới: bố trí các khu ở mới dọc theo các trục đường chính. Tại mỗi khu ở có đầy đủ hệ thống các công trình thương mại, văn phòng, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,...

b) Các khu dân cư hiện trạng và tái định cư: chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng theo các tiêu chí đô thị. Xây dựng các khu tái định cư đng bộ phục vụ ổn định cuộc sống người dân.

2. Các công trình công cộng, dịch vụ:

a) Có kế hoạch đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, các công trình hành chính... theo quy hoạch.

b) Các công trình thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác được bố trí tại khu trung tâm đô thị trong các khu ở.

c) Các công trình quảng trường, công viên cây xanh, mặt nước cũng được quy hoạch đồng bộ theo các khu vực tập trung, khu trung tâm và phân bố đều trong các khu ở, khu công cộng.

Điều 4. Các quy định chủ yếu về kết nối giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị

1. Mạng lưới giao thông: Các tuyến đường Nguyễn Hoàng (nối dài), Võ Văn Kiệt, Minh Mạng, Lê Ngô Cát là các trục chính xuyên sut toàn bộ khu quy hoạch, kết nối hệ thống giao thông trong và ngoài khu quy hoạch, liên kết khu quy hoạch với các khu vực khác của đô thị.

2. Cao độ nền: Thiết kế san nền các khu chức năng theo hướng san nền cục bộ từng công trình, tránh đào đắp nhiều để khai thác tốt các điều kiện địa hình tự nhiên và cảnh quan khu vực. Cao độ nn xây dựng ti thiu là +3,1m. Cao độ nền xây dựng tối đa là +43,5m.

a) Đối với khu vực hiện trạng: Khi xây dựng các công trình mới phải tận dụng địa hình đảm bảo phù hợp với cao độ tương ứng xung quanh.

b) Đối với khu vực xây dựng mới: Có các giải pháp về ổn định nền, n định mái dốc, tôn trọng địa hình tự nhiên. Đi với các khu vực địa hình dc có thể chia thành các thềm bậc, san gạt cục bộ theo dãy nhà và quy mô công trình.

3. Thoát nước mưa:

a) Tổ chức hệ thống thoát nước mưa theo từng khu vực, hướng thoát theo địa hình về các khe, kênh tự nhiên đổ ra sông Hương.

b) Khu vực nghiên cứu chia làm 3 lưu vực thoát nước chính:

- Lưu vực 1: Nằm phía Bắc khu quy hoạch, hướng thoát nước về phía phường Đúc, sau đó thoát ra sông Hương.

- Lưu vực 2: Nằm ở vị trí trung tâm khu quy hoạch, hướng thoát về khe tự nhiên ở phía Tây Nam, sau đó thoát ra sông Hương.

- Lưu vực 3: Nằm ở phía Nam khu quy hoạch, hướng thoát về khe Lim.

4. Cấp nước:

a) Nguồn nước: Lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố Huế.

b) Mạng lưới: Đường ống trong khu quy hoạch được thiết kế mạng vòng nhánh cụt, bố trí dọc các trục đường thuận tiện cho việc kết nối.

c) Phòng cháy chữa cháy: Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy được btrí theo đúng tiêu chuẩn quy định, các họng cứu hoả được bố trí đảm bảo khoảng cách theo quy định.

5. Thoát nước thải:

a) Các khu dân cư hiện trạng chỉnh trang từng bước xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thng thoát nước mưa, đảm bảo tự chảy. Các khu dân cư mới phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

b) Nước thải của nhà ở, công trình dân dụng cn được xử lý cục bộ bng bể tự hoại, đúng quy cách, tiến tới thu gom đấu ni vào hệ thống thoát nước thải đô thị. Đối với các xí nghiệp công nghiệp (nhà máy rượu Sakê, xí nghiệp mây Ngọc Minh) xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được xử lý đạt yêu cầu về môi trường theo quy định trước khi xả vào hệ thống chung.

6. Cấp điện: Nguồn điện từ trạm thiết kế được lấy từ trạm biến áp E6 (Huế 1) 110/35/22 kV - 2x40 MVA; dự kiến nâng công suất lên 2x63MVA. Khoảng cách từ khu vực nghiên cứu đến trạm biến áp 110kV Huế 2 (E7) khoảng 2,5km.

7. Thông tin liên lạc: Hệ thống cáp, hộp nối được lắp đặt đồng bộ. Mạng lưới cáp bố trí ngầm dọc theo hệ thống giao thông.

8. Xử lý chất thải rắn, nghĩa trang:

a) Xử lý chất thải rắn: Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải tuân theo các quy định hiện hành về quản lý cht thải rn, phù hợp với quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Nghĩa trang: Từng bước khoanh vùng, chỉnh trang, tiến tới di dời nghĩa địa trong khu vực quy hoạch về các khu nghĩa trang nm trong hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

9. Một số quy định khác: Tuân theo các yêu cu xây dựng xác định trong các dự án cụ thể. Các công trình ngầm dưới trục đường (ống cấp, thoát nước, cấp điện,...) phải được thiết kế đồng bộ theo hồ sơ thiết kế tổng hợp đường dây đường ng, khi xây dựng nht thiết phải xây dựng các công trình ngm trước khi xây dựng vỉa hè.

Điều 5. Các quy định chủ yếu về kiểm soát và bảo vệ môi trường đô thị đối với hệ sinh thái tự nhiên

1. Khu vực kênh, mương: Có biện pháp khơi thông, bảo vệ chng ln chiếm các kênh, mương thoát nước tự nhiên. Kiểm soát quản lý chặt chẽ các nguồn chất thải rắn, nước thải xả vào kênh, mương trong khu vực.

2. Cảnh quan môi trường: Nghiêm cấm việc chặt, phá cây xanh. Các nguồn chất thải phải được xử lý đạt chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và yêu cầu của pháp luật Việt Nam trước khi thải vào các nguồn nước.

3. Không khí, tiếng ồn: Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị hợp lý và đồng bộ kết hợp với áp dụng các biện pháp thi công tối ưu nhm giảm thiếu thải bụi và tiếng ồn.

Điều 6. Khu vực hạn chế phát triển và khu vực không được phép xây dựng

1. Khu vực hạn chế phát triển: Các công trình di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trong khu vực như đình, chùa, miếu mạo và một số nhà thờ họ tộc.

2. Khu vực không được phép xây dựng: Khu vực hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, lưới điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc...).

Điều 7. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc

1. Tchức thực hiện và quản lý phát triển đô thị phải tuân thủ theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

2. Không gian kiến trúc phải được bảo tồn, phát triển theo hướng giữ gìn được tính đặc trưng của một vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và nhiều công trình di tích có giá trị, được gắn kết hài hòa với các hoạt động du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, cảnh quan... Khuyến khích các giải pháp bố trí công trình phân tán, mật độ thấp.

3. Kiến trúc công trình phải được nghiên cứu và kim soát chặt chẽ về hình thức, đường nét, màu sắc... Khuyến khích các công trình có kết cấu mái dốc, lợp ngói màu. Hạn chế các giải pháp kiến trúc công trình có hình thức kiến trúc xa lạ không phù hợp với điều kiện khí hậu, cảnh quan chung của khu vực.

4. Trang trí mặt ngoài, không sơn quét các màu tối hoặc quá sặc sỡ, sử dụng quá nhiều màu trên một công trình, có nhiều chi tiết rườm rà, phản cảm.

Điều 8. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường

1. Cao độ xây dựng khống chế: Cao độ nền xây dựng tối thiểu là +3,1m. Cao độ nền xây dựng tối đa là +43,5m. Đối với từng lô đất tạo độ dốc về phía các trục đường xung quanh.

2. Giao thông: Ngoài các tuyến giao thông chính đã được định hướng trong quy hoạch tỉ lệ 1/2000, các tuyến giao thông vào nhóm nhà ở, vào nhà và các đường khác được xem xét cụ thể khi thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

a) Cấp điện và chiếu sáng đô thị:

- Lưới hạ thế đi ni, kết hợp với lưới điện chiếu sáng bố trí dọc các tuyến giao thông; Đoạn qua các khu di tích, du lịch, cảnh quan sử dụng cáp ngầm.

- Chiếu sáng công cộng và chiếu sáng mặt ngoài công trình phải đảm bảo mquan, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

b) Cấp thoát nước: Các đường ống cấp, thoát nước phải được thiết kế xây dựng, lắp đặt đồng bộ, sử dụng vật liệu thích hợp, đúng quy cách, bền vững, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho sử dụng.

c) Yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Chất thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn chung của thành phố Huế.

- Nước thải từ công trình xây dựng dân dụng (hộ gia đình, văn phòng làm việc, nhà hàng, cơ sở dịch vụ, nhà vệ sinh công cộng,...) bắt buộc phải xây dựng btự hoại hay các công trình làm sạch tại chỗ khác để xử lý đạt yêu cầu trước khi đvào hệ thống chung, tiến tới đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải đô thị.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 9. Khu ở

1. Khu nhà ở liên kế (ký hiệu OL):

a) Quy mô: Tổng diện tích khoảng 11,64ha.

b) Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

- Mật độ xây dựng thuần (net-to): 65%.

- Chiều cao xây dựng: 18m (4 tầng).

- Diện tích lô đất quy hoạch phân lô mới: 100m2.

c) Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc:

Ngoài các nội dung tại Điều 7 của Quy định này, đối với khu ở cải tạo chỉnh trang phải tạo được sự hài hoà, giữ được không gian kiến trúc cảnh quan chung. Bố trí lại hoặc điều chỉnh các khu chức năng, bsung hoặc mở rộng một scông trình hạ tầng xã hội của khu dân cư, nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ.

d) Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung tại Điều 8 của Quy định này, cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tăng cường trng cây xanh trong các khu ở và theo các tuyến giao thông.

2. Khu nhà ở biệt thự, nhà vườn (ký hiệu OB):

a) Quy mô: Tổng diện tích khoảng 11,44ha.

b) Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

- Mật độ xây dựng thuần (net-to): 50%.

- Chiều cao xây dựng: 14m (3 tầng).

- Diện tích lô đất quy hoạch phân lô mới: 150m2.

c) Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Như nội dung tại Điều 7 của Quy định này.

d) Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Như nội dung tại Điều 8 của Quy định này.

3. Khu dân cư cải tạo, chỉnh trang (ký hiệu OH):

a) Quy mô: Tổng diện tích khoảng 236,39ha.

b) Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

- Mật độ xây dựng thuần (net-to):

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

100

200

300

500

≥1.000

Mật độ xây dựng tối đa (%)

75

70

60

50

40

- Chiều cao xây dựng: 14m (3 tầng).

- Điều kiện để tách thửa đất: Diện tích tối thiểu sau khi cắt thửa 100m2.

c) Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Ngoài những nội dung tại Điều 7 của Quy định này, việc xây dựng cải tạo, chỉnh trang khu vực này phải tạo được sự hài hoà, giữ được không gian kiến trúc cảnh quan chung. Bố trí lại hoặc điều chỉnh các khu chức năng, bổ sung hoặc mở rộng một số công trình hạ tầng xã hội của khu dân cư, đồng thời nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ.

d) Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung tại Điều 8 của Quy định này, cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tăng cường trồng cây xanh trong các khu ở và theo các tuyến giao thông.

Điều 10. Trụ sở cơ quan (ký hiệu CQ)

1. Quy mô: Tổng diện tích khoảng 12,22ha.

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

a) Mật độ xây dựng thuần (net-to): 50%.

b) Chiều cao xây dựng: 22m (5 tầng). Riêng tại các vị trí điểm nhấn của khu vực quy định tầng cao xây dựng 36m (9 tầng).

3. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Ngoài những nội dung tại Điều 7 của Quy định này thì khi thiết kế các công trình cơ quan hành chính nên hợp khối để tăng diện tích cây xanh, hình thành không gian công cộng thân thiện với con người.

4. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung tại Điều 8 của Quy định này thì tổ chức tổng mặt bằng công trình hành chính cần đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông, sân vườn... theo yêu cầu sử dụng. Trong khuôn viên xây dựng công sở có chỗ đ xe phù hợp với quy mô và cấp công sở.

Điều 11. Khu công trình sự nghiệp (giáo dục, văn hóa, y tế) (ký hiệu SN và TCN)

1. Quy mô: Tổng diện tích khoảng 17,84ha, trong đó:

a) Đất giáo dục: Tổng diện tích khoảng 15,39ha.

b) Đất văn hóa: Tổng diện tích khoảng 1,48ha.

c) Đất y tế: Tổng diện tích khoảng 0,97ha.

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

a) Mật độ xây dựng thuần (net-to): 40%.

b) Chiều cao xây dựng: 14m (3 tầng). Riêng trường Trung cấp nghề và Ký túc xá sinh viên quy định tầng cao xây dựng 22m (5 tầng).

3. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Ngoài những nội dung tại Điều 7 của Quy định này còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Khu vực xây dựng trường học cần đảm bảo an toàn thuận tiện cho việc đi lại của học sinh, yên tĩnh cho việc học tập và giảng dạy; không được bố trí gần các cơ sở thường xuyên gây tiếng ồn và thải chất độc hại như bệnh viện, cửa hàng, chợ…; hình thức kiến trúc của các khối chức năng trong trường học phải hài hoà và có sự thống nhất chung.

b) Tổng mặt bằng của trường học phải được nghiên cứu thiết kế hoàn chỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và phát triển tương lai.

c) Bổ sung các công trình phúc lợi xã hội có thể còn thiếu như nhà văn hóa, trạm y tế... Nghiêm cấm việc lấn chiếm không gian đất cây xanh, sân chơi, đất công cộng sử dụng vào mục đích khác.

d) Hình thức kiến trúc được nghiên cứu theo hướng hiện đại, phù hợp với công năng sử dụng và cảnh quan khu vực.

4. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung tại Điều 8 của Quy định này thì trong khu vực xây dựng phải đảm bảo đủ diện tích sân vườn, cây xanh, khu thể dục thể thao và bãi đỗ xe. Khuyến khích bố trí dải cây xanh kết hợp làm hàng rào chung quanh trường nhằm chắn bụi và chống ồn. Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình là 30%. Nhà vệ sinh công cộng phải bố trí hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho người sử dụng.

Điều 12. Khu thương mại, dịch vụ (ký hiệu CC)

1. Quy mô: Tổng diện tích khoảng 22,19ha

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

a) Mật độ xây dựng thuần (net-to): 50%.

b) Chiều cao xây dựng: 5 tầng (22m); riêng tại các vị trí điểm nhấn của khu vực quy định tầng cao xây dựng 9 tầng ( 36m).

3. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Ngoài những nội dung tại Điều 7 của Quy định này thì khi thiết kế các công trình thương mại dịch vụ phải btrí đủ diện tích sân bãi cho người ra vào, đxe thuận lợi; khuyến khích việc triển khai các công trình kiến trúc có ý tưởng mới, đặc sắc, ứng dụng công nghệ mới, kiến trúc xanh (tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu mới...).

4. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Ngoài những nội dung tại Điều 8 của Quy định này thì ưu tiên bố trí các bãi đỗ xe nổi hoặc ngầm dưới công trình. Chất thải rắn, nước thải cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định về vệ sinh môi trường.

Điều 13. Khu công viên cây xanh - TDTT (ký hiệu CX)

1. Quy mô: Tổng diện tích khoảng 43,82ha.

2. Mật độ xây dựng gộp (brut-tô):

a) Đối với các khu công viên công cộng: 5%.

b) Đối với các khu công viên chuyên đề: 25%.

3. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc:

a) Không gian cây xanh phải đạt các yêu cầu thông thoáng, thm mỹ thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng vào mục đích luyện tập thdục thể thao, dạo bộ, nghỉ ngơi, giải trí,...

b) Các công trình, tiểu cảnh kiến trúc phải được nghiên cứu kỹ về hình khối, màu sắc bảo đảm sự hài hoà và nhẹ nhàng.

c) Việc trồng cây xanh không ảnh hưởng đến công trình giao thông, không hư hại công trình ngầm, không gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường.

d) Khu công viên cây xanh chỉ nên bố trí các công trình kiến trúc có quy mô nhỏ như: khu trưng bày ngoài trời, hồ nước, cây xanh, cây cảnh, các điểm dừng chân thưởng ngoạn, quán giải khát, quán sách, lưu niệm,...

4. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Phải bố trí đầy đủ các thùng rác công cộng, các khu vệ sinh công cộng. Các công trình dịch vụ trong khu vực cũng phải có đầy đủ khu vệ sinh và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 14. Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (ký hiệu TG, TN)

1. Quy mô:

a) Các công trình tôn giáo, di tích: Tổng diện tích khoảng 38,72ha.

b) Các công trình tín ngưỡng: Tổng diện tích khoảng 1,35ha

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:

a) Mật độ xây dựng thuần (net-to): 40%.

b) Chiu cao xây dựng: căn cứ theo hiện trạng sử dụng, quy mô công trình và phù hợp với quy hoạch được duyệt.

3. Nguyên tắc kim soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Các công trình di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trong khu vực như đình, chùa, miếu mạo và một số nhà thờ họ tộc được bảo tồn, tôn tạo theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

4. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tuân thủ theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 15. Khu làng nghề truyền thống (ký hiệu LN)

1. Quy mô: Diện tích khoảng 10,94ha.

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị; nguyên tắc kim soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc và yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường: Tuân thủ theo các quy định của đồ án quy hoạch chi tiết Khu làng nghề truyền thống kết hợp dịch vụ du lịch tại trục Quốc lộ 1A - Tự Đức (đường Võ Văn Kiệt), phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Điều 16. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (ký hiệu HT)

1. Quy mô: Tổng diện tích khoảng 9,59 ha.

2. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: Chiều cao xây dựng tối đa từ 1-2 tầng.

3. Nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc: Trạm điện trong khu vực đô thị nên dùng trạm kín.

4. Yêu cầu về hạ tng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tuân thủ theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chun hiện hành.

Điều 17. Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường

1. Chỉ giới đường đỏ:

- Đường Nguyễn Hoàng (nối dài) (mặt cắt 1-1) có lộ giới 43,0m (6,0m + 10,5m + 10,0m + 10,5m + 6,0m).

- Đường Võ Văn Kiệt (mặt cắt 1’-1’) có lộ giới 44,0m (6,0m +11,0m + 10,0m + 11,0m + 6,0m)

-  Đường Minh Mạng (mặt cắt 2-2) có lộ giới 26,0m (6,0m + 14,0m + 6,0m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 3-3) có lộ giới 24,0m (4,5m + 15m + 4,5m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 4-4) có lộ giới 21,0m (4,5m + 12m + 4,5m).

- Đường Lê Ngô Cát, đường Trần Thái Tông và đường quy hoạch (mặt cắt 5-5) có lộ giới 19,5m (4,5m + 10,5m + 4,5m).

- Đường Huyền Trân Công Chúa và đường quy hoạch (mặt cắt 6-6) có lộ giới 16,5m (4,5m + 7,5m + 4,5m).

- Đường Thanh Hải và đường quy hoạch (mặt cắt 7-7) có lộ giới 13,5m (3,0m + 7,5m + 3,0m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 8-8) có lộ giới 11,5m (3,0m + 5,5m + 3,0m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 9-9) có lộ giới 8,5m (1,5m + 5,5m + 1,5m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 9A-9A) có lộ giới 9,0m (1,5m + 6,0m + 1,5m).

- Đường quy hoạch (mặt cắt 10-10) có lộ giới 7,0m.

- Đường kiệt (mặt cắt 11-11) có lộ giới từ 4,0m đến 6,0m.

2. Chỉ giới xây dựng:

a) Đối với công trình công cộng, dịch vụ thương mại: lùi 6,0m so với chỉ giới đường đỏ; Riêng đối với các tuyến giao thông có lộ giới 11,5m quy định chỉ giới xây dựng lùi 4,0m so với chỉ giới đường đỏ.

b) Đối với công trình nhà ở:

- Đối với đường Võ Văn Kiệt và đường Nguyễn Hoàng (nối dài): lùi 6,0m so với chỉ giới đường đỏ.

-  Đối với đường có lộ giới từ 7,0m đến 13,5m: lùi 3,0m so với chỉ giới đường đỏ.

- Đối với đường kiệt: chỉ giới xây dựng được trùng chỉ giới đường đỏ nhưng khuyến khích các công trình có độ lùi đối với các lô đất có chiều sâu 20m.

- Đối với các tuyến đường còn lại: lùi 4,0m so với chỉ giới đường đỏ.

c) Đối với những khu vực đã được lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500): chỉ giới xây dựng tuân thủ theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

3. Cao độ nền, chiều cao tầng:

a) Cao độ nền:

- Đối với công trình công cộng, dịch vụ thương mại: Cao độ nền phụ thuộc phương án thiết kế kiến trúc cụ thể trong quá trình triển khai dự án.

- Đối với công trình nhà ở:

+ Công trình có chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ: cao độ nền +0,20m so với cao độ vỉa hè.

+ Công trình có chỉ giới xây dựng lùi 4,0m so với chỉ giới đường đỏ: cao độ nền +0,45m so với cao độ vỉa hè.

b) Chiều cao tầng:

- Đối với công trình công cộng: Chiều cao tầng tùy thuộc thể loại công trình, áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn để thiết kế cho phù hợp.

- Đối với công trình nhà ở:

+ Nhà ở liên kế: chiều cao tầng 1 là 3,9m; các tầng còn lại là 3,6m.

+ Nhà ở biệt thự, nhà vườn: chiều cao tng 01 từ 3,6m đến 4,5m; các tầng còn lại cao từ 3,3m đến 3,6m.

- Tất cả các công trình nhà ở có thể xây dựng tầng hầm nhưng phải đảm bảo cao độ sàn tầng hầm bằng cao độ nền nhà theo quy định.

4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các tuyến đường: Khi thiết kế các tuyến giao thông phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 18. Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, công viên cây xanh

1. Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan đối với các trục đường chính:

a) Hình thức kiến trúc ngoài việc tuân thủ các quy định về nguyên tắc kim soát phát triển, quản lý về không gian kiến trúc đã nêu trong các Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Quy định này, các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, công trình điểm nhấn, công trình được xây dựng tại vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc của đô thị phải được tổ chức thi tuyn hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc.

b) Tại các tuyến giao thông chính việc dùng màu sắc và vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hoà chung cho toàn tuyến, khu vực.

c) Hè phố, đường đi bộ phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị.

d) Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, bin chỉ dn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thng nht, hài hoà với tỷ lệ công trình kiến trúc.

đ) Quy định về cây xanh cảnh quan:

- Cây xanh nên trồng cùng một loại cây theo từng đường phố. Không trồng cây dễ gãy đổ, cây tiết ra chất độc hại và hấp dẫn côn trùng.

- Hàng rào: có sự thống nhất chung trên cùng một dãy phố, kiểu dáng phải đảm bảo thông thoáng, vật liệu, màu sc nghiên cứu nhẹ nhàng, lâu bền. Khuyến khích dùng hàng rào cây xanh có cắt xén.

e) Các bộ phận công trình được phép vượt quá lộ giới (trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ):

- Ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng (không được che chắn tạo thành buồng hay lôgia):

+ Đối với đường có lộ giới >15m là 1,4m.

+ Đối với đường có lộ giới từ 12m đến 15m là 1,2m.

+ Đối với đường có lộ giới 7m đến 12,0m là 0,9m.

+ Đối với đường có lộ giới <7m không được đưa các bộ phận công trình vượt quá lộ giới.

- Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chn tạo thành bung hay lôgia (trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ).

- Đối với các công trình cao tầng, chiều cao từ 25m trở lên hạn chế dùng ban công.

- ng thoát nước đứng, bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí mặt ngoài: được vượt không quá 0,2m.

- Phần ngầm dưới mặt đất: Mọi bộ phận kết cấu ngầm dưới đất của công trình không được vượt quá lộ giới.

g) Các quy định khác:

- Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.

- Máy điều hòa nhiệt độ không khí hạn chế đặt ở mặt tiền, không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.

- An toàn điện: Các công trình công cộng, dịch vụ, thương mại phải đảm bảo quy định khoảng cách hành lang an toàn lưới điện.

- An toàn giao thông:

+ Công trình kiến trúc đô thị xây mới tại các lô đất có góc tạo bởi các cạnh đường phố giao nhau phải đảm bảo không cản trở tm nhìn, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông.

+ Trồng cây xanh, xây dựng công trình không được làm hạn chế tầm nhìn che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu giao thông.

2. Các điểm nhấn kiến trúc quan trọng:

- Bố trí tổ hợp các công trình dịch vụ có quy mô lớn tại các vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc đô thị (giao lộ lớn, khu vực trung tâm, hướng mở của tầm nhìn...) nhằm định hướng tầm nhìn và tạo đim nhấn cho đô thị.

- Các công trình kiến trúc phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đã được duyệt. Hình thức kiến trúc được nghiên cứu theo hướng hiện đại, bảo đảm yêu cầu công năng, thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Chương III

TỔ CHỨC THỤC HIỆN

Điều 19. Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế và UBND phường Thủy Xuân có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình tại khu quy hoạch này. Việc quản lý xây dựng được các cơ quan chức năng thực hiện căn cứ trên quy định quản lý xây dựng này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 20. Quy định này có giá trị và được thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phản ánh về UBND thành phố Huế tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng đề xuất hướng giải quyết, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 21. Quy định này và đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỉ lệ 1/2000) khu vực Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế được lưu trữ tại các nơi dưới đây và phổ biến để nhân dân biết và thực hiện:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Huế.

6. Phòng Quản lý Đô thị thành phố Huế.

7. Ủy ban nhân dân phường Thủy Xuân./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 713/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu713/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/04/2016
Ngày hiệu lực08/04/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 713/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 713/QĐ-UBND quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch 1 2000 Thủy Xuân Thừa Thiên Huế 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 713/QĐ-UBND quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch 1 2000 Thủy Xuân Thừa Thiên Huế 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu713/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýNguyễn Văn Cao
                Ngày ban hành08/04/2016
                Ngày hiệu lực08/04/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 713/QĐ-UBND quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch 1 2000 Thủy Xuân Thừa Thiên Huế 2016

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 713/QĐ-UBND quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch 1 2000 Thủy Xuân Thừa Thiên Huế 2016

                      • 08/04/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/04/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực