Quyết định 749/QĐ-UBND

Quyết định 749/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2018 khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp theo Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 749/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế Quảng Ninh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 749/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM 2018 KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÔNG PHẢI LÂM NGHIỆP THEO THÔNG TƯ SỐ 23/2017/TT-BNNPTNT NGÀY 15/11/2017 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh”;

Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ”;

Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BNN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý công trình lâm sinh”;

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”;

Căn cứ Quyết định số 4233/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt quy trình kỹ thuật và suất đầu tư trồng rừng thay thế đối với một số loài cây lâm nghiệp áp dụng cho các chủ dự án không có điều kiện tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2018”;

Căn cứ Quyết định số 4407/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc “Công bố giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 594/TTr-SNN&PTNT ngày 05/03/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2018 khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện các dự án đầu tư không phải lâm nghiệp, với các nội dung sau:

I. Chủ đầu tư, diện tích, địa điểm và kinh phí thực hiện trồng rừng:

Chủ đầu tư

Diện tích (ha)

Đơn giá 1 ha (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Loài cây trồng

1. BQL Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, TP Uông Bí

4,4

61.585

270.974

Thông nhựa

2. Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Bình Liêu, huyện Bình Liêu

26,8

64.190

1.720.292

Thông Mã vĩ

3. UBND huyện Tiên Yên

183,4

64.190

11.772.446

Thông Mã vĩ

4. UBND huyện Ba Chẽ

25,0

64.190

1.604.750

Thông Mã vĩ

3,0

61.585

184.755

Thông nhựa

5. UBND thành phố Hạ Long

6,0

61.585

369.510

Thông nhựa

Cộng:

248,6

 

15.922.727

 

- Tổng kinh phí thực hiện trồng 248,6 ha (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021) là: 15.922,727 triệu đồng;

- Nguồn kinh phí: Từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh do các Công ty, đơn vị (26 Chủ dự án có sử dụng diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp) đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh thay cho việc phải lập phương án và tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế do không có điều kiện thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định.

- Địa điểm thực hiện: Trên diện tích đất còn trống quy hoạch rừng phòng hộ thuộc các Chủ đầu tư đang quản lý.

II. Quy trình kỹ thuật và thời gian thực hiện.

1. Quy trình kỹ thuật:

1.1. Thiết kế xây dựng rừng:

Thực hiện theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý công trình lâm sinh”.

1.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng:

- Loài cây và mật độ trồng rừng:

+ Thông Mã vĩ mật độ trồng 1.650 cây/ha;

+ Thông nhựa (xuất xứ Quảng Ninh) mật độ trồng 1.100 cây/ha.

- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn mang đi trồng:

Áp dụng theo quy định tại Quyết định số 4407/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc công bố giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020;

- Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loài có bón phân;

- Phương pháp trồng: Trồng rừng bằng cây con có bầu;

- Kỹ thuật trồng rừng:

+ Phát dọn thực bì theo băng (phát 2 chừa 1);

+ Phương pháp làm đất:

Cuốc hố trước thời điểm trồng từ 1 đến 2 tháng, kích thước hố (40 x 40 x 40) cm, đất cuốc lên phải được băm nhỏ và lấp đầy hố kết hợp phân Supe Lâm Thao hoặc phân tương đương với khối lượng 0,2 kg/hố;

+ Thời vụ trồng: Xuân hè hoặc vụ thu; không trồng vào những ngày có nắng to, gió mạnh hoặc hanh khô;

- Chăm sóc rừng trồng: Sau khi trồng rừng được 2 tháng tiến hành chăm sóc và trồng dặm ngay vào những cây bị chết. Chăm sóc trong 4 năm (năm thứ nhất và thứ 4 chăm sóc 01 lần; năm thứ 2 và 3 mỗi năm 2 lần); thời vụ chăm sóc: Vụ xuân hè và vụ thu hàng năm. Nội dung chăm sóc chủ yếu là phát dây leo, cây bụi xâm lấn (nếu có), làm cỏ xới đất, vun gốc cây và bón phân NPK (loại phân 5.10.3 với khối lượng 0,2kg/cây (vào năm chăm sóc thứ 2), đặc biệt lưu ý dọn thực bì khô đề phòng cháy trong mùa khô hanh;

- Bảo vệ rừng: Thực hiện theo Quy chế quản lý rừng hiện hành; kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời cây bị bệnh, bị sâu phá ở giai đoạn cây còn non; bố trí các hệ thống cản lửa phải vừa có tác dụng phòng tránh không cho lửa cháy lan, vừa thuận tiện cho việc chữa cháy khi cần thiết, vừa tạo độ thông thoáng hợp lý cho rừng trồng và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển sản phẩm sau này;

- Rừng trồng sau 4 năm đưa vào bàn giao phải đảm bảo thành rừng theo quy định hiện hành, trong đó tỷ lệ cây sống tốt ≥ 85% so với mật độ trồng ban đầu, cây trồng phân bố đều trên toàn lô rừng.

2. Thời gian thực hiện trồng rừng: Trồng rừng hoàn thành trong năm 2018; chăm sóc, bảo vệ rừng từ năm thứ 2, 3, 4 thực hiện trong các năm từ 2019 đến 2021.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Chủ đầu tư trồng rừng thay thế (được phê duyệt trong kế hoạch) lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho đến khi bàn giao cho chủ rừng quản lý theo quy định và quy trình thiết kế kỹ thuật được duyệt;

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán kinh phí cho các Chủ đầu tư theo qui định về quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BNN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chỉ đạo, quản lý và giám sát, nghiệm thu toàn bộ quy trình trồng rừng (thực hiện nghiệm thu từng công đoạn: Cây giống đem trồng, phát dọn thực bì, cuốc hố, bón phân, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ);

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện có liên quan và các Chủ đầu tư tổ chức bàn giao rừng theo qui định.

2. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh:

Lập hồ sơ tiếp nhận và quản lý nguồn kinh phí theo các qui định hiện hành và các nội dung qui định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính; thực hiện thanh quyết toán theo kết quả nghiệm thu từng công đoạn của quy trình kỹ thuật trồng rừng theo đúng chế độ quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

3. Các Chủ đầu tư được giao kế hoạch trồng rừng thay thế lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho đến khi bàn giao cho chủ rừng quản lý theo quy định và quy trình thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Thủ trưởng các ngành có liên quan; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan và Chủ đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế tại Điều 1 căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 749/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu749/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/03/2018
Ngày hiệu lực09/03/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 749/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 749/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế Quảng Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 749/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế Quảng Ninh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu749/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýĐặng Huy Hậu
                Ngày ban hành09/03/2018
                Ngày hiệu lực09/03/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 749/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế Quảng Ninh

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 749/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế Quảng Ninh

                        • 09/03/2018

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/03/2018

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực