Quyết định 784/QĐ-BGDĐT

Quyết định 784/QĐ-BGDĐT năm 2019 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 784/QĐ-BGDĐT 2019 thực hiện Nghị quyết nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 784/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 ca Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hưng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính ph
;
- Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Các sở GDĐT;
- Các ĐH, HV; các trường ĐH, CĐ, TC;
- Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT, Cục CNTT (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn 2019 - 2020

- Tham gia Trục liên thông văn bản quốc gia theo lộ trình của Chính phủ quy định tại Quyết định s 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

- 20% số lượng ngưi dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), ngành GDĐT.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GDĐT đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ca Bộ GDĐT với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GDĐT.

- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; Cổng dịch vụ công cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử công khai đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin ca người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng từ Cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Bộ GDĐT qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Tối thiu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực (HCI), góp phần nâng xếp hạng về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng từ 10 đến 15 bậc, đưa Việt Nam vào trong nhóm 5 quốc gia đứng đầu ASEAN về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc.

2. Giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục phát triển các hệ thống nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, phát triển các giải pháp kết nối với các hệ thống thông tin của các nước trong khu vực ASEAN cũng như một số nước trên thế giới theo quy định, thông lệ quốc tế; hoàn thành triển khai Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

- Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tcủa Bộ GDĐT được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GDĐT được xác thực điện tử.

- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 60% các hệ thống thông tin của Bộ GDĐT có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

- 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mt).

- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

- Đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Bộ GDĐT và kết nối với Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực (HCI), góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia đứng đầu ASEAN về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử

a) Tổ chức triển khai việc rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý.

b) Ban hành, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan hướng tới sự thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho cá nhân và tổ chc.

c) Xây dựng Thông tư quy định về quản lý, vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

d) Nghiên cứu, xây dựng bộ mã định danh điện ttheo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

đ) Ban hành, cập nhật quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành và phát triển Chính phủ điện tử.

2. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới

a) Hoàn thành xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử cửa Bộ GDĐT phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và thường xuyên cập nhật, ban hành các phiên bản tiếp theo phù hợp với các phiên bản cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; tchức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ GDĐT.

b) Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học, triển khai trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

c) Kết ni, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT, ngành GDĐT trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.

d) Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ GDĐT theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khnăng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

đ) Xây dựng Trung tâm dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Bộ, triển khai trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

3. Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

a) Triển khai Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ GDĐT, để rút ngắn thời gian xử lý, giảm họp, giảm giấy tờ hành chính, công khai quá trình tiếp thu ý kiến, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt và trách nhiệm giải trình theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

b) Xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2020 và tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

c) Tích hp hệ thống thông tin của Bộ với Hệ thống thống tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Chính phủ, bảo đảm mọi ý kiến của người dân, doanh nghiệp được gửi, nhận hoàn toàn trên môi trường mạng, triển khai tích hợp giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

d) Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, đưa vào vận hành trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

đ) Xây dng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Bộ GDĐT và kết nối với Hệ thng thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

e) Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.

f) Triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 .

4. Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

a) Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống công nghệ thông tin của Bộ GDĐT.

b) Triển khai hệ thống dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

c) Triển khai chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn 2019 - 2020, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

d) Nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo đảm an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ GDĐT.

5. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

a) Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc để triển khai xây dựng hệ thống Chính phủ điện t.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực ca Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu kịp thời, đầy đủ.

c) Phối hợp triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trong giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

đ) Xây dng Chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và làm việc trên môi trường mạng.

e) Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính phủ điện tử.

g) Phối hợp nghiên cứu, triển khai hp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính phủ điện tử với các nước xếp hạng cao về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc, bảo đảm đúng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm phù hp với thế mạnh của các đối tác, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia, làm chủ công nghệ và mã nguồn hệ thống.

6. Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi

a) Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ GDĐT do Bộ trưởng là Chủ tịch Ban chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử của Bộ GDĐT.

Cục Công nghệ thông tin thực hiện chức năng cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ GDĐT, bảo đảm thực thi Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

b) Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ GDĐT bảo đảm hiệu quả và phát triển Chính phủ điện t.

c) Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

(Danh mục các nhiệm vụ, dự án và danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng

Ngoài các nhiệm vụ được phân công tại các Phụ lục của Kế hoạch này, Văn phòng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ tổng hợp các số liệu về Chỉ số thành phn nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hp quốc, phối hp cht chẽ vi các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp số liệu cho các tổ chức quốc tế nêu tại Điểm b, Khoản 5, Mục II của Kế hoạch.

2. Cục Công nghệ thông tin

Ngoài các nhiệm vụ được phân công tại các Phụ lục của Kế hoạch, Cục Công nghệ thông tin có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ triển khai Kế hoạch này.

b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính bố trí đủ ngân sách hàng năm triển khai Kế hoạch, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

c) Chuẩn bị cơ shạ tầng, các giải pháp công nghệ sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các đơn vị trong việc thực hiện Kế hoạch.

d) Hàng quý và hàng năm có báo cáo tổng hợp tình hình triển khai Kế hoạch này, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.

đ) Phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng đề xuất có các hình thức khen thưởng kịp thời các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ trong Kế hoạch.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính

Ngoài nhiệm vụ được phân công tại Điểm a Khoản 5 Mục II ca Kế hoạch này, Vụ Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.

4. Các vụ: Giáo dục tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục Đại học

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp để nâng cao Chsố thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc theo nêu tại Điểm b, Khoản 5, Mục II của Kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ được phân công tại các Phụ lục của Kế hoạch này.

5. Vụ Thi đua - Khen thưởng

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị được phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch đề xuất việc khen thưởng các đơn vị, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

6. Thtrưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ

a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc triển khai các nhiệm vụ của đơn vị mình trong Kế hoạch này.

b) Căn cứ các nhiệm vụ được giao tại các Phụ lục của Kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ thành các đề án, dự án, công việc, kết quả đầu ra để xây dựng chương trình công tác tháng, quý và năm của đơn vị.

c) Rà soát các thủ tục hành chính, phân loại và đề xuất danh mục các thủ tục cần ưu tiên xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, gửi Văn phòng tổng hợp.

d) Tổ chức triển khai các giải pháp để tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ của từng đơn vị; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và số lượng hồ sơ xử lý qua mạng của đơn vị mình.

đ) Hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu có báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch của đơn vị, gửi Cục Công nghệ thông tin để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

7. Giám đốc các sở GDĐT; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp

a) Căn cứ vào nội dung của Kế hoạch và tình hình thực tế, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.

c) Hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của đơn vị, gửi về Bộ GDĐT (qua Cục Công nghệ thông tin) để tổng hợp, theo dõi.

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị ch t

Đơn vphối hợp

Thi gian Thực hiện, hoàn thành

Ghi chú

2019-2020

2021-2025

I

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát trin Chính phủ điện tử

1

Tổ chc triển khai việc rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý

Văn phòng

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021-2025

 

2

Ban hành, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan hướng tới sự thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho cá nhân và tổ chức

Các đơn vị thuộc Bộ

Văn phòng, Vụ Pháp chế

2019 - 2020

2021 -2025

 

3

Xây dựng Thông tư quy định về quản lý, vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học

Cục CNTT

Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan

2019-2020

 

 

4

Nghiên cứu, xây dựng bộ mã định danh điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 -2025

 

5

Ban hành, cập nhật quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành và phát triển Chính phủ điện tử

Văn phòng, Cục CNTT

Các đơn v liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

II

Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ đin tử phù hợp vi xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế gii

1

Hoàn thành xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ GDĐT phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và thường xuyên cập nhật, ban hành các phiên bản tiếp theo phù hợp với các phiên bản cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ GDĐT

Cục CNTT

Văn phòng, các đơn vị liên quan

2019 -2020

2021- 2025

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông

2

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

Cục CNTT

Văn phòng, các sở GDĐT và các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

3

Xây dựng cơ sdữ liệu về giáo dục đại học

Cục CNTT

Văn phòng, Vụ GDĐH, các ĐH, HV, các trường ĐH, CĐ, TC và các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

4

Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ca Bộ GDĐT, ngành GDĐT trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ca bộ, ngành, địa phương

Cục CNTT

Văn phòng và các đơn vị liên quan

2019 -2020

2021-2025

 

5

Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của Bộ GDĐT theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, ti ưu hóa hạ tng CNTT theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sdữ liệu

Cục CNTT

Văn phòng và các đơn vị liên quan

2019-2020

2021-2025

 

6

Xây dựng Trung tâm dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành ca Bộ GDĐT

Cục CNTT

Văn phòng và các đơn vị liên quan

2019 -2020

2021- 2025

 

III

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT vi cải cách hành chính, đổi mới lề li, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghip, thc hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nn kinh tế số và xã hội số

1

Triển khai Hệ thống tham vấn chính sách, văn bn quy phạm pháp luật tại Bộ GDĐT

Vụ Pháp chế

Văn phòng, Cục CNTT, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 -2025

Thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ

2

Xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cng Dịch vụ công quốc gia

Văn phòng, Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021-2025

 

3

Tích hp hệ thống thông tin của Bộ GDĐT với Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Chính phủ

Cục CNTT

Văn phòng, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 -2025

 

4

Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

Văn phòng

Cục CNTT, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

Thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ

5

Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Bộ GDĐT và kết nối với Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ

Văn phòng

Cục CNTT và các đơn vị liên quan

2019-2020

2021-2025

Thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ

6

Tchức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 -2025

 

7

Triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021-2025

 

IV

Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

1

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống CNTT của Bộ GDĐT

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019-2020

2021 -2025

 

2

Triển khai hệ thống dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

3

Triển khai chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp

Cục CNTT

Văn phòng, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 -2025

 

4

Nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo đm an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ GDĐT

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

V

Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử

1

Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng ngun vn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc để triển khai xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử

Vụ KHTC

Cục CNTT, các cơ quan, đơn vị liên quan

2019-2020

2021 - 2025

 

2

Thực hiện các giải pháp để nâng cao Chsố thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quc

Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX, Vụ GDĐH

Văn phòng, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021-2025

 

3

Tng hợp các số liệu về Chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp số liệu cho các tổ chức quốc tế

Văn phòng

Vụ GDTH, Vụ GDTrH Vụ GDTX, Vụ GDĐH, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

4

Phối hợp triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)...

Vụ KHCNMT

Cục CNTT, các cơ quan, đơn vị liên quan

2019-2020

2021 - 2025

 

5

Xây dựng Chương trình, tổ chức đào tạo, tp huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và làm việc trên môi trường mạng

Cục CNTT

Vụ TCCB, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

6

Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính phủ điện tử

Văn phòng

Các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

7

Phối hợp nghiên cứu, triển khai hợp tác quốc tế, hc tập kinh nghiệm về xây dựng Chính phđiện tử với các nước xếp hạng cao về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc, bảo đm đúng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với thế mạnh của các đối tác, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia, làm chủ công nghệ và mã nguồn hệ thống

Cục CNTT

Văn phòng, Cục HTQT, các cơ quan, đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

VI

Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi

1

Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử, bảo đảm thực thi Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2019- 2020

2021 - 2025

 

2

Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dng Chính phủ điện tử

Văn phòng

Vụ KHTC, Cục CNTT, các đơn vị liên quan

2019 - 2020

2021 - 2025

 

Ghi chú: Các từ ngữ viết tt

- GDĐT: Giáo dục và Đào tạo

- GDTH: Giáo dục tiểu học

- GDTrH: Giáo dục Trung học

- GDĐH: Giáo dục đại học

- GDTX: Giáo dục thường xuyên

- KHCNMT: Khoa học, Công nghệ và Môi trường

- KHTC: Kế hoạch - Tài chính

- CNTT: Công nghệ thông tin

- HTQT: Hợp tác quốc tế

- ĐH, HV, CĐ, TC: Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 784/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2019 ca Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên dịch vụ công trực tuyến

Đơn vị chủ trì

Mức độ, thi gian thc hin, hoàn thành

Ghi chú

2019

2020 - 2025

1

Cấp thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

Cục QLCL

Mức độ 3

 

 

2

Bsung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

3

Cp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đng

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

4

Cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

5

Đăng ký, xác nhận Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

6

Gia hạn đề án liên kết Đào tạo với nước ngoài

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

7

Mở ngành đào tạo trình độ đại học

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

8

Phê duyệt đề án liên kết Đào tạo với nước ngoài

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

9

Liên kết đào tạo trình độ đại học

Vụ GDĐH

Mức độ 3

 

 

10

Đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy

Vụ GDĐH

Mức độ 4

 

 

11

Công nhận trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Vụ TCCB

Mức độ 3

 

 

12

Chấp thuận việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

Vụ GDDT

Mức độ 3

 

 

13

Cấp lại thẻ Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục

Cục QLCL

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

14

Công nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp

Cục QLCL

Mức độ 3

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

15

Cử đi học nước ngoài

Cục HTQT

Mức độ 3

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

16

Thay đổi nước đến học hoặc ngành học

Cục HTQT

Mức độ 3

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

17

Tuyển sinh đi học nước ngoài bằng học bổng ngân sách Nhà nước, học bổng Hiệp định và học bổng khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý

Cục HTQT

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

18

Tuyển chọn và cử nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài

Cục HTQT

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

19

Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định vào học tại Việt Nam

Cục HTQT

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

20

Tiếp nhận lưu học sinh về nước

Cục HTQT

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

21

Gia hạn thời gian học tập cho lưu học sinh để hoàn thành khóa học

Cục HTQT

Mức độ 4

 

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018

22

Giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cơ s giáo dục đại học

Cục NGCBQL

 

Mức độ 3

 

23

Giao nhiệm vụ bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục

Cục NGCBQL

 

Mức độ 3

 

24

Công nhận tnh đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX

 

Mức độ 3

 

25

Công nhận tỉnh đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Vụ GĐDT

 

Mc độ 3

 

26

Cho phép hoạt động giáo dục đi với cơ sgiáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

27

Cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

28

Cho phép phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

29

Cho phép trường đại học hoạt động đào tạo

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

30

Cho phép trường đại học, phân hiệu trường đại học hoạt động trở lại

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

31

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

32

Giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

33

Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước

Vụ GDĐH

 

Mức độ 4

 

34

Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ theo phương thức phối hợp

Vụ GDĐH

 

Mức độ 3

 

Ghi chú: Từ ngữ viết tắt

- GDMN: Giáo dục mầm non

- GDTH: Giáo dục tiểu học

- GDTrH: Giáo dục Trung học

- GDTX: Giáo dục thường xuyên

- GDĐH: Giáo dục đại học

- GDDT: Giáo dục dân tộc

- HTQT: Hợp tác quốc tế

- QLCL: Quản lý chất lượng

- NGCBQL: Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 784/QĐ-BGDĐT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu784/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/03/2019
Ngày hiệu lực29/03/2019
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 784/QĐ-BGDĐT

Lược đồ Quyết định 784/QĐ-BGDĐT 2019 thực hiện Nghị quyết nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 784/QĐ-BGDĐT 2019 thực hiện Nghị quyết nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu784/QĐ-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýNguyễn Văn Phúc
                Ngày ban hành29/03/2019
                Ngày hiệu lực29/03/2019
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 784/QĐ-BGDĐT 2019 thực hiện Nghị quyết nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 784/QĐ-BGDĐT 2019 thực hiện Nghị quyết nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử

                  • 29/03/2019

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 29/03/2019

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực