Quyết định 829/QĐ-UBND

Quyết định 829/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 829/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Vĩnh Long 2016 2020


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 829/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 12 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016­-2020;

Xét Tờ trình số 49/TTr-SLĐTBXH ngày 17/3/2016 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.

(Kèm theo Kế hoạch số 16a/KH-SLĐTBXH, ngày 17/3/2016 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16a/KH-SLĐTBXH

Vĩnh Long, ngày 17 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch phòng chống đuối nước trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch giai đoạn và hàng năm phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương tổ chức thực hiện đạt được kết quả như sau:

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRẺ EM BỊ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC:

Vĩnh Long là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông ngòi, kênh rạch; dân số ước 1.046.391 người, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, vùng nông thôn còn thiếu sân chơi dành cho trẻ em.

Giai đoạn từ năm 2011 - 2015 tỉnh đã triển khai Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em đến địa phương, tuy nhiên tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích đặc biệt là đuối nước vẫn còn xảy ra. Tỉnh hiện có 242.549 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 23,45% dân số, từ năm 2011 đến 2015 có 6.029 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó có 130 trẻ em bị đuối nước; số trẻ em tử vong là 102 em (chết do đuối nước 87 em, bom/mìn 4 em, điện giật 3 em, cháy 2 em, tai nạn giao thông 3 em, té ngã 1 em, ngộ độc thuốc trừ sâu 1 em, bị cột đè 1 em) chiếm tỷ lệ 1,69% trên tổng số trẻ em bị tai nạn thương tích.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2010 về việc ban hành Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 -2015.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em hàng năm và triển khai đến 100% huyện - thị - thành phố xây dựng kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt triển khai thực hiện kết quả đạt được như sau:

1. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động:

Tỉnh đã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục gia đình, cộng đồng về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức truyền thông tư vấn cộng đồng được 56.369 cuộc có 512.398 lượt người tham dự với nội dung hoạt động truyền thông nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng và trường học, triển khai thực hiện đăng ký xây dựng ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn.

Tỉnh hỗ trợ cấp phát 1.369.900 tờ bướm, tờ rơi, sách mỏng: Sổ tay kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em, 600.000 bản đăng ký hộ gia đình ngôi nhà an toàn, 600.000 bản kiểm định hộ gia đình đạt tiêu chuẩn ngôi nhà an toàn, 5.000 tờ phụ lục hướng dẫn báo cáo đánh giá tình hình thực hiện phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, 53.500 tờ rơi có nội dung ngăn ngừa phòng, chống đuối nước, bỏng… và 233 băng rôn tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em.

2. Công tác phối hợp liên ngành:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan đã thực hiện các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em như:

- Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ, tăng cường tuần tra, kiểm soát cưỡng chế thi hành Luật, nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, tàu. Tổ chức loại bỏ các phương tiện giao thông không an toàn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mặc áo phao khi qua cầu, phà. Các trường hợp vi phạm Luật Giao thông, bị thương tích và tử vong do tai nạn giao thông được ghi nhận và đăng trên báo. Dựng và phát hình 30 kỳ chuyên đề về an toàn giao thông, thực hiện 336 điểm tin an toàn giao thông phát hình trên Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long.

- Triển khai thực hiện chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước trẻ em.

- Đưa nội dung về phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em giảng dạy chính khoá, lồng ghép vào môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học đối với bậc Tiểu học và môn Giáo dục công dân đối với bậc phổ thông trung học cơ sở, tổ chức ngày hội phòng tránh đuối nước cho các em học sinh, giáo viên, chuyên viên các phòng Giáo dục, tổng phụ trách tham gia với nội dung phong phú như diễn tiểu phẩm, đồng diễn bài thể dục mô phỏng kỹ thuật bơi ếch, bơi sãi trên nền nhạc bé tập bơi, tập thở trên thau nước, thi mặc áo phao, kết bè bằng nguyên vật liệu đơn giản,…. Chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT Đây được coi là giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất mọi nguy cơ có thể gây tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh trong quá trình học tập, lao động, luyện tập thể dục thể thao, vui chơi tại trường. Tổ chức ngày Hội phòng tránh tai nạn do đuối nước tại 2 cụm trường Tiểu học Ngãi Tứ và Phú Đức A có 1.310 học sinh và giáo viên tham dự.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố, phối hợp với Huyện Đoàn, phụ nữ, Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng Văn hoá - Thông tin, Liên đoàn Lao động, Hội khuyến học, Trung tâm Y tế,… tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Phát động cho các gia đình đăng ký xây dựng và thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các gia đình trong việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, tự giác đăng ký thực hiện xây dựng “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em. Có 109/109 xã, phường, thị trấn đã triển khai và thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn” trong đó mỗi năm tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 20 xã điểm thực hiện. Kết quả đến năm 2015 có 109/109 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí “ Ngôi nhà an toàn”. Từ năm 2011-2015 số hộ gia đình có trẻ em được công nhận đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn/ tổng số hộ gia đình có trẻ em: 554.683/606.067 đạt tỉ lệ 91,5% tổng số hộ gia đình.

3. Công tác tập huấn:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức 46 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp và cộng tác viên tại 8 huyện, thị xã, thành phố về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em và các phương pháp sơ cấp cứu khi bị tai nạn thương tích có 12.336 lượt người tham dự.

Phối hợp ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức được 117 lớp dạy bơi cho trẻ em tại 08 huyện, thị xã, thành phố có 3.662 em tham gia. Ngoài ra tại huyện Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân còn vận động kinh phí từ phụ huynh trẻ em tổ chức thêm nhiều lớp bơi cho trẻ em có nhu cầu học bơi. Tổ chức 6 lớp tập huấn cho 1.433 lượt cán bộ trẻ em cấp huyện, xã, cộng tác viên về phương pháp dạy bơi, kỹ thuật sơ cứu đuối nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn sơ cứu trẻ bị đuối nước cho 687 giáo viên. Phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức cho 3.000 thiếu nhi học bơi và nghe tuyên truyền về ý thức tự bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước. Ban Thường vụ huyện đoàn phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức 32 lớp dạy bơi có 1.400 em tham gia.

Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Tư pháp tổ chức tập huấn về Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giao thông đường thuỷ nội địa có hơn 100 lượt người tham dự, chỉ đạo Cảng vụ đường thuỷ nội địa tuyên truyền 1.381 lượt bến, 2.673 lượt người, kiểm tra xử lý 1.543 bến, lập biên bản xử lý 235 vụ, kiểm tra 153 cuộc với 260 số lượt bến 124 phương tiện, xử phạt hành chính 67 vụ, phạt tiền 66 vụ, giáo dục 1 vụ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống xâm hại tình dục, triển khai các qui định về mô hình “ Ngôi nhà an toàn” và phòng, chống đuối nước trẻ em cho các hộ gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em có 828 người tham dự. Tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm,… trao đổi kinh nghiệm về hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, chết đuối cho trẻ em, xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ,…tổ chức 40 cuộc có 3.534 người tham dự.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền về Luật Giao thông đường thuỷ, cải tạo môi trường, làm hàng rào xung quanh nhà, mặc áo phao khi qua sông, lấp bỏ hố nước, hố công trình,… được 3.017 cuộc có 120.680 lượt người dự. Phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường mở 4 lớp tập huấn bảo vệ môi trường và lồng ghép công tác phòng chống đuối nước cho cán bộ, hội viên, hội nông dân, tổ hội có 320 lượt người dự.

4. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 là 2.958.320.000 đồng cụ thể là:

- Kinh phí phòng, chống tai nạn thương tích là 1.739.520.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 898.000.0000 đồng, ngân sách huyện là 841.520.000 đồng.

- Kinh phí phòng, chống đuối nước là 1.218.800.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 848.300.0000 đồng, ngân sách huyện là 370.500.000 đồng.

5. Đánh giá chung:

a) Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ lãnh đạo của các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong việc phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên và giáo viên, học sinh các trường được trang bị kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em.

b) Hạn chế:

Một số gia đình còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức đến trẻ nhỏ, các em chưa ý thức cách phòng tránh, một số em quá hiếu động, thiếu sân chơi. Kinh phí dành cho chương trình còn hạn chế, nhu cầu trẻ em cần học bơi còn nhiều, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền chưa đủ thực hiện sâu rộng. Một số phương tiện giao thông đường thuỷ, đường bộ chưa chấp hành tốt việc thực hiện Luật Giao thông.

Nhìn chung qua 5 năm thực hiện Chương trình phòng tránh tai nạn, thương tích và phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích trong tỉnh giảm đáng kể cụ thể năm 2011 số trẻ em bị tai nạn thương tích là 1.552 em đến năm 2015 còn 732 em (có 16 em bị tử vong). Tuy nhiên số trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong vẫn còn nhiều, tổng số trẻ em bị tai nạn thương tích 6.029 em, trong đó bị tai nạn thương tích tại nhà 3.527 em, tại trường 457 em và tại cộng đồng 2.045 em, số trẻ em bị tử vong trong 5 năm là 102 em.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM VÀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Mục tiêu tng quát:

Kiểm soát tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống còn 300/100.000 trẻ.

b) Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích xuống còn 6/100.000 trẻ em.

c) 555.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 128 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 90, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn.

d) Giảm 25% số trẻ em t vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.

đ) Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so vi năm 2015.

e) 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy đnh về an toàn giao thông.

g) 50% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và 70% trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

h) 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thuỷ.

k) 100% cán bộ cấp tnh, cấp huyện và 95% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em trong đó có đuối nước; 100% nhân viên y tế , nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

II. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - THỜI GIAN:

1. Đối tượng:

Tất cả trẻ em trong tỉnh.

2. Phạm vi:

Kế hoạch thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.

3. Thời gian:

Thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội:

Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể.

In ấn tài liệu truyền thông, đặt pano, kẻ khẩu hiệu thông điệp tuyên truyền, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản của các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh về phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống đuối nước trẻ em.

Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đặc biệt là phòng chống đuối nước và tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan và địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng, ưu tiên tại các điểm du lịch, khu vui chơi, các bến phà, bến đò ngang.

Tổ chức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan; tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đầu.

2. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em:

Triển khai các hoạt động xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em.

Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong gia đình; tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh; triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi; nhắc nhở trẻ đội mũ bảo hiểm, mặc áo phao khi tham gia giao thông; không chơi gần sông, suối, ao hoặc các khu vực có nước, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, cát khi không có người lớn đi cùng; hướng dẫn kỹ năng gọi cấp cứu khi có bạn bị tai nạn, bị đuối nước; triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông thuỷ chuyên chở trẻ em với số lượng đông, xe đưa đón học sinh; tổ chức lực lượng cứu hộ tại các hồ bơi dành cho trẻ em; kiểm tra các biện pháp an toàn, phòng, chống cháy nổ; quy định về sơ cấp cứu tại các khu vui chơi giải trí có trẻ em tham gia, các khu du lịch trên sông hồ, các bể bơi.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ chơi cho trẻ em, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sản xuất, buôn bán các sản phẩm đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ em mang tính bạo lực hoặc kích động bạo lực; kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường, những hàng quán xung quanh khu vực trường học.

Rà soát, bổ sung các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực có nguy cơ đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh; phát triển hệ thống sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn thương tích tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.

3. Tổ chức tập huấn:

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã và đội ngũ cộng tác viên về kỹ năng quản lý và xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động can thiệp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước trẻ em tại gia đình, cộng đồng; kỹ năng giám sát các quy định về xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn.

Tổ chức tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích, đuối nước cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đội ngũ cộng tác viên; cán bộ y tế khóm, ấp; giáo viên thể dục, tổng phụ trách Đội cấp Tiểu học; cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

Tổ chức triển khai tập huấn cho lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nắm vững và vận dụng có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đào tạo kỹ năng lái xuồng máy cứu hộ, cứu nạn trên đường thuỷ, huấn luyện kỹ năng sử dụng các loại trang thiết bị cứu sinh.

Tổ chức các lớp dạy bơi an toàn cho trẻ em trong dịp hè. Huy động các nguồn lực từng bước hỗ trợ dạy bơi phổ biến cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, tập trung thực hiện tại các địa bàn trọng điểm về nguy cơ đuối nước trẻ em.

4. Theo dõi, giám sát, đánh giá:

Thực hiện chế độ thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo các chỉ số liên quan tới phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em hằng tháng, quý, 6 tháng và năm. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết theo quy định.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

2. Đẩy mạnh, thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, hộ gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội.

3. Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Triển khai thực hiện các mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn.

5. Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; đảm bảo thực hiện các quy định an toàn trong môi trường nước, các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ theo quy định.

6. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

7. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

8. Tăng cường vận động các tổ chức xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương thực hiện kế hoạch theo qui định.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em trong 5 năm là: 4.390.000.000 đồng, cụ thể như sau:

Đơn vị: Đồng

NỘI DUNG

KINH PHÍ THỰC HIỆN

2016

2017

2018

2019

2020

Đài phát thanh- Truyền hình

10.000.000

10.000.000

10.000.000

10.000.000

10.000.000

Nhân bản tài liệu truyền thông

70.000.000

70.000.000

70.000.000

70.000.000

70.000.000

Pano, khẩu hiệu

25.000.000

 

25.000.000

 

 

Tập huấn cán bộ cấp xã, huyện;cộng tác viên khóm, ấp; giáo viên

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

Tập huấn cán bộ Ban chỉ đạo huyện, xã

30.000.000

 

30.000.000

 

 

Hội nghị tập huấn Trung ương, tổ chức kiểm tra, giám sát (công tác phí), chi khác

25.000.000

25.000.000

25.000.000

25.000.000

25.000.000

Hội thi tuyên truyền viên giỏi

 

30.000.000

 

30.000.000

 

Truyền thông xã điểm "Ngôi nhà an toàn" cho trẻ em

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

Truyền thông 24 điểm trường của 24 xã điểm

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

30.000.000

Họp mặt biểu dương các gia đình tiêu biểu

 

 

25.000.000

 

25.000.000

Sơ kết, tổng kết

 

 

10.000.000

 

10.000.000

Tổ chức lớp dạy bơi cho trẻ em tại 08 huyện, thị xã, thành phố

560.000.000

560.000.000

560.000.000

560.000.000

560.000.000

In biểu mẫu thực hiện xây dựng "Ngôi nhà an toàn" cho trẻ em

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

In biểu mẫu kiểm tra, giám sát, báo cáo

10.000.000

10.000.000

10.000.000

10.000.000

10.000.000

Tổng cộng

885.000.000

860.000.000

920.000.000

860.000.000

865.000.000

Ngoài nguồn kinh phí triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước, tỉnh vận động thêm từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tốt hơn việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, tuyên truyền, nhân bản và phát hành các tài liệu truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước cho trẻ em; tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Phối hợp tổ chức các hoạt động dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng; xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em. Lồng ghép kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước với việc thực hiện Chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em hằng năm.

Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Y tế:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

4. Công an tỉnh:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và kiểm tra, xử lý vi phạm về thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là giao thông đường thuỷ nơi có các bến đò ngang dân sinh có trẻ em đi lại bằng phương tiện thuyền, bè; phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa phục vụ hoạt động du lịch trên toàn tỉnh. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống cháy nổ, thoát nạn tại các trường học, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chuẩn bị sẵn sàng các phương án đề phòng, xử lý, bắt cóc con tin, bắt cóc trẻ em.

Tăng cường công tác đào tạo tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường bộ và đường thuỷ nội địa. Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội tự quản về an ninh trật tự, các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng đáp ứng tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn và ứng cứu, xử lý kịp thời các sự cố, tai nạn đối với trẻ em.

5. Sở Giao thông vận tải:

Tham mưu với Ban an toàn giao thông tỉnh chỉ đạo Ban an toàn giao thông các huyện, thành phố, các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa cũng như phòng, chống đuối nước trẻ em.

Nghiên cứu, đề xuất mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em trên phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa, trong đó có việc thực hiện cuộc vận động "văn hoá giao thông với bình yên sông nước", "người đi đò mặc áo phao".

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thuỷ thường xuyên rà soát, bổ sung đầy đủ hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trên đường.

6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hoá, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước trẻ em. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng khu du lịch an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em, về sự cần thiết phổ cập bơi, cứu đuối và đặc biệt là các phương pháp phòng, chống tai nạn trên sông nước.

8. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu lập dự toán chi ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện đúng Kế hoạch; hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.

9. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ Hội các cấp và các bậc cha mẹ; đưa việc xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Cộng đồng an toàn” vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ của các cấp Hội.

Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và đuối nước trẻ em; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cần thiết cho cán bộ hội viên phụ nữ cơ sở, các hộ gia đình có con em trong độ tuổi, nhằm hạn chế tối đa các trường hợp tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước.

Tiếp tục duy trì và nhân rộng nhiều mô hình, câu lạc bộ mới có hiệu quả, nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em được sống trong môi trường thật sự an toàn.

10. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long:

Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chiến dịch ra quân phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tổ chức tập huấn cho đoàn viên thanh niên các cấp về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi và cuộc thi Tuyên truyền Măng non về phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên dương các thiếu niên, nhi đồng điển hình trong hoạt động cứu đuối và tham gia phong trào phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

11. Hội Nông dân:

Chỉ đạo Hội nông dân 8 huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em; phối hợp với các ngành chức năng trong công tác truyền thông, giáo dục, vận động Hội viên, nông dân, các gia đình có con ở độ tuổi dễ bị đuối nước. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em.

12. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương; bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch; hàng quý tổng hợp tình hình tai nạn thương tích trẻ em vào ngày 25 của tháng cuối quý gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

13. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thị Lành

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 829/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu829/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/04/2016
Ngày hiệu lực12/04/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 829/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 829/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Vĩnh Long 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 829/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Vĩnh Long 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu829/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Long
                Người kýTrần Hoàng Tựu
                Ngày ban hành12/04/2016
                Ngày hiệu lực12/04/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 829/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Vĩnh Long 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 829/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Vĩnh Long 2016 2020

                  • 12/04/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 12/04/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực