Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11939:2017

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11939:2017

THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ CHỐNG OXY HÓA BẰNG PHẢN ỨNG VỚI 2,2-DIPHENYL-1- PICRYLHYDRAZYL (DPPH)

Foodstuffs - Determination of antioxidant activity by reaction with 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

Lời nói đầu

TCVN 11939:2017 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 2012.04 Antioxidant activity in food and beverages by reaction with 2,2-diphenyl- 1-picrylhydrazyl (DPPH);

TCVN 11939:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thc ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

 

THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ CHỐNG OXY HÓA BẰNG PHẢN ỨNG VỚI 2,2-DIPHENY-1-PICRYLHYDRAZYL (DPPH)

Foodstuffs - Determination of antioxidant activity by reaction with 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hoạt độ của các chất chống oxy hóa trong thực phẩm và đồ uống bằng phản ứng với 2,2'-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH).

Phương pháp này không áp dụng đối với nền mẫu có lượng dầu và chất béo cao (> 50 % chất béo).

2  Nguyên tắc

Phương pháp này xác định hoạt độ của các chất chống oxy hóa của các loại thực phẩm bằng phản ứng với DPPH gốc bền. Các gốc DPPH tự do có độ hấp thụ cực đại mạnh tại bước sóng 517 nm và có màu đ tía. Quá trình chuyển màu đỏ tía sang vàng tương ứng với độ hấp thụ mol phân tử gốc DPPH tại bước sóng 517 nm giảm từ 9660 µM-1 cm-1 xuống 1640 µM-1 cm-1 khi electron tự do của gốc DPPH bắt cặp với một electron từ chất chống oxy hóa và một nguyên tử hydro (tương đương hydrua) để tạo thành DPPH-H khử. Kết quả sự khử màu tỷ lệ đối với lượng hydrua tương đương được giữ lại.

Các hợp chất chống oxy hóa có thể tan trong nước, tan trong lipid, không tan hoặc bám vào thành tế bào. Như vậy, hiệu quả chiết là một yếu tố quan trọng trong việc định lượng các hoạt độ chống oxy hóa của thực phẩm. Tối đa hóa hiệu quả chiết bằng cách thêm trực tiếp dung dịch chuẩn DPPH vào mẫu, không cần chiết riêng rẽ. Các hợp chất chống oxy hóa được chiết liên tục từ các mẫu và lập tức phản ứng với DPPH cho đến khi quá trình chiết và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó mẫu được lọc và xác định sự thay đổi độ hấp thụ. Hiệu chuẩn được thực hiện như mô tả dưới đây bằng cách so sánh với các dung dịch có nồng độ trolox đã biết.

Các mẫu và Trolox, một chất tương tự vitamin E được sử dụng làm chất chuẩn đối chứng, phản ứng với dung dịch DPPH trong metanol-nước trong 4 h ở 35 ºC đựng trong bình đặt trên giá của máy lắc vòng (4.3) và đo độ hấp thụ tại bước sóng 517 nm. Lượng mẫu cần để phản ứng với một nửa DPPH được thể hiện bằng lượng Trolox tương đối đã phản ứng. Hoạt độ chống oxy hóa của mẫu được biểu thị bằng số micromol đương lượng Trolox (TE) trên 100 g mẫu.

3  Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước đã khử ion hoặc nước có cht lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

3.1  Trolox, Axit (S)-(-)-6-hydroxy-2,5,7,8-tetrametyl- chroman-2-carboxylic.

3.2  DPPH, 2,2'-Diphenyl-1-picrylhydrazyl.

CẢNH BÁO  Vì DPPH là chất mẫn cảm với da và đường hô hấp nên có thể gây dị ứng hoặc triệu chứng hen suyễn. Mang các dụng cụ bảo vệ thích hợp để tránh tiếp xúc với da và ngăn ngừa việc hít phải.

3.3  Metanol, loại dùng cho HPLC.

CẢNH BÁO  Metanol được sử dụng trong phương pháp này là một chất lỏng và chất bay hơi dễ cháy. Cần tránh la, tia la và tia phóng tĩnh điện, nhiệt và các chất oxy hóa. Metanol có thể gây tử vong hoặc gây mù lòa nếu nuốt phải và rất có hại nếu hít phải hoặc ngm qua da.

3.4  Tinh bột ngô.

CẢNH BÁO  Khi thực hiện các hoạt động trong phòng thử nghiệm nên đeo kính bảo hộ, áo khoác, găng tay và giày bọc toàn chân. Tất cả các chất thi hóa học cần được xử lý phù hợp theo quy định.

3.5  Dung dịch thuốc th

3.5.1  Dung dịch thuốc thử DPPH, 40 mg/l

Dùng cân (4.8) có đĩa cân bằng nhựa cân 80,0 mg DPPH. Chuyển định lượng DPPH vào bình đnh mức dung tích 2 lít (4.5) với 1 lít metanol (3.3). Bọc bình bằng giấy nhôm (4.15) để tránh ánh sáng. Dùng que khuy từ (4.12) và khuấy ít nhất 20 min cho đến khi tất cả DPPH tan hoàn toàn. Sau đó, thêm 1 lít nước đã khử ion, trộn từ 10 min đến 20 min, thêm metanol đến vạch và khuấy tối thiểu 10 min. Chuyển vào chai thủy tinh (4.16) (dung tích 2 lít hoặc lớn hơn) đã được lắp cố định bộ phân phối (4.7) dung tích 50 ml. Bọc chai bằng giấy nhôm để tránh ánh sáng hoặc sử dụng thủy tinh quang hóa thấp. Dùng que khuấy từ và khuấy cho đến khi chuyển hết vào bình đựng mẫu.

CHÚ THÍCH  Sau khi thêm 1 lít nước đã khử ion, thể tích còn dư được thêm vào bằng metanol để đảm bảo rằng các DPPH vẫn được duy trì trong dung dịch. Nếu thể tích được thêm vào là nước đã khử ion, các DPPH có thể tách ra khỏi dung dịch. Bảo vệ các thuốc thử DPPH tránh ánh sáng tất cả các bước để giảm sự phân hủy. Dung dịch thuốc thử DPPH bổ sung phân tích hàng ngày cho mỗi bộ mẫu.

3.5.2  Dung dịch chuẩn Trolox, 0,5 mg/ml

Dùng cân (4.8) có đĩa cân bằng nhựa cân 50,00 mg ± 0,1 mg trolox (3.1) và ghi khối lượng đến 0,01 mg. Chuyn định lượng vào bình định mức quang hóa thấp dung tích 100 ml (4.5) với 50 ml metanol (3.3). Bọc bình bằng giấy nhôm (4.15) để tránh ánh sáng. Đảo ngược bình hoặc dùng máy khuấy từ (4.11) cho đến khi tan hết. Sau khi hòa tan hết, thêm 50 ml nước đã kh ion. Đảo chiều 13 lần và thêm metanol đến vạch.

Bảo vệ dung dịch chuẩn trolox tránh ánh sáng ở tất cả các bước đ tránh làm suy giảm chất lượng. Dung dịch chuẩn trolox đã chuẩn bị có thể bảo quản được đến 2 tuần ở nhiệt độ 4 ºC.

4  Thiết bị, dụng cụ

Tất cả dụng cụ thủy tinh phải được rửa bằng acetone loại dùng cho HPLC và để khô sau khi làm sạch thông thường và trước khi được sử dụng. Điều này là để loại bỏ các hợp chất có thể ảnh hưởng đến phép thử. Tất cả dụng cụ thủy tinh cần được kim tra để đáp ứng giá trị danh nghĩa đến ± 1 % trước khi sử dụng.

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

4.1  Máy đo quang phổ, bước sóng 517 nm.

4.2  Máy trộn, có capsun trộn.

4.3  Máy lắc vòng, có thể kiểm soát được nhiệt độ và giữ được 32 bình nón dung tích 125 ml.

4.4  Bình nón, dung tích 125 ml, có nắp đậy.

4.5  Bình định mức, dung tích 100 ml, 1 lít, 2 lít.

4.6  Pipet có thể điều chỉnh, dung tích 100 µl đến 1000 µl, có thể phân phối được 0,2 ml, 0,4 ml, 0,6 ml, 0,8 ml.

4.7  Bộ phân phối dung môi, dung tích 50 ml.

4.8  Cân, có đĩa cân bằng nhựa, có thể đọc được 0,01 mg, có độ chính xác (độ lệch chuẩn) ± 0,015 mg và có thể cân được 205 g.

4.9  Giấy lọc, Whatman No. 4.

4.10  Phễu lọc, dùng một lần, đường kính 65 mm.

4.11  Máy khuấy từ.

4.12  Que khuấy từ, dài 1,27 cm.

4.13  Xyranh lọc, đường kính 25 mm, với đầu lọc nylon cỡ lỗ 0,45 µm.

4.14  Xyranh, dung tích 10 ml có đầu Luer-lock.

4.15  Giấy nhôm.

4.16  Chai thủy tinh, dung tích 2 lít hoặc lớn hơn.

4.17  Sàng, cỡ lỗ 0,5 mm.

5  Lấy mẫu

Mu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo qun và vận chuyển.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu không có tiêu chuẩn cụ thể nào liên quan đến sản phẩm cần phân tích thì các bên tự thảo thuận về vấn đề này.

6  Cách tiến hành

6.1  Chuẩn bị mẫu thử

Mu khô phải được nghiền và lọt qua sàng (4.17) có cỡ lỗ 0,5 mm. Mu lỏng phải được đồng nhất trước khi lấy mẫu con.

CHÚ THÍCH  Có thể giảm độ không đảm bảo của phương pháp và tính biến thiên trong phòng thử nghiệm liên phòng bằng cách giảm kích thước hạt của mẫu để thúc đẩy sự khuếch tán của các chất chống oxy hóa vào hệ thống dung môi của phép th. Việc tuân thủ các thông số kỹ thuật kích thước hạt của phương pháp là rất quan trọng để duy trì độ tái lập liên phòng cao.

6.2  Cân mẫu

Dùng cân (4.8) cân tối thiểu ba mẫu con cho từng mẫu. Đối với mỗi mẫu, dùng bốn ln cân đ dọc độ hp thụ tương đồng với độ hấp thụ đích, đọc hai số ở trên và hai số ở dưới. Ba giá trị được chấp nhận, với điều kiện là các giá trị tương đồng với độ hấp thụ đích (một ở trên và hai ở dưới hoặc ngược lại). Điều này cho kết quả chính xác nhất. Khối lượng của từng mẫu phải được xác định qua thử nghiệm đối với từng nền mẫu. Tiêu chí đối với khối lượng hiệu chính cho từng mẫu để phân tích như sau:

Khi phân tích hồi quy được thực hiện trên độ hấp thụ của mẫu đã hiệu chỉnh mẫu trắng, ít nhất ba giá trị độ hấp thụ phải tuyến tính (R2 > 0,990) và phải tương đương độ hấp thụ của dung dịch chuẩn DPPH 50 % được xác định bằng đường chuẩn Trolox (thường từ 0,45 đến 0,49 đơn vị hấp thụ). Giá trị này được xác định như độ hấp thụ đích trong Điều 7.

Nếu mẫu được phân tích mà không có giá trị độ hấp thụ nằm trong cùng khoảng với độ hấp thụ đích, thì đường tuyến tính của mẫu có thể được sử dụng để ước lượng dải khối lượng mẫu được sử dụng trong phép thử lặp lại, để giá trị độ hấp thụ nằm trong cùng khoảng với độ hấp thụ đích. Nếu mẫu là chất chống oxi hóa cao, có thể cần pha loãng mẫu đ đm bảo khối lượng mẫu đã pha loãng nằm trong cùng khoảng với độ hấp thụ đích.

Mẫu lỏng có thể được pha loãng bằng nước đã khử ion trong bình định mức thủy tinh loại A[1].

Mu rắn được pha loãng, tốt nhất bằng cách cân 0,1 g mẫu cho vào capsun trộn trong máy trộn (4.2) và ghi lại khối lượng chính xác đến 0,0001 g đã trừ bì và thêm 0,9 g tinh bột ngô (3.4) vào capsun và ghi lại lượng cân chính xác đến 0,0001 g. Capsun sau đó được trộn trong máy trộn với ổ bi nhỏ trong capsun để tạo sự rung động. Giá trị pha loãng được xác định là khối lượng của mẫu chia tổng khối lượng của mẫu cộng với khối lượng tinh bột. Khối lượng mẫu nh hơn có thể được sử dụng đ có độ pha loãng cao hơn.

CHÚ THÍCH  S mẫu tối đa mỗi ln chạy được xác định bằng dung tích của máy lắc vòng (4.3) và từng mẫu được phân tích ở mc thấp nhất của ba khối lượng mẫu khác nhau. Ví dụ, với máy lắc vòng có tổng 32 vị trí, 22 vị trí là thích hợp đối với các mẫu (vị trí sau khi đặt 2 bình mẫu trng, 4 bình mẫu hiệu chuẩn Trolox và 4 bình chất chuẩn đối chứng). Bằng cách tăng số lần phân tích trên mỗi mu, khả năng thu được 3 đến 4 giá trị độ hp thụ chp nhận được sẽ tăng nhưng sẽ giảm số mẫu được phân tích trong ln chạy. Đối với máy lắc vòng có tối đa 7 mu có thể được phân tích trên một lần chạy đơn lẻ.

6.3  Chất chuẩn đối chứng

Chất chuẩn đối chứng được chuẩn bị từ chất nền đồng nhất mà phòng thử nghiệm có được và đã xác định trước hoạt độ chất chống oxy hóa tng số bằng phương pháp này, nên được chạy với từng mẫu để thiết lập biểu đồ kiểm soát hỗ trợ xử lý lỗi tiềm n các vấn đề phát sinh.

Chuẩn bị các bình nón có nắp đậy (4.4) tương ứng với 3 mẫu phân tích, hai mẫu trắng, bốn mẫu chuẩn hiệu chuẩn Trolox và 4 mẫu chất chuẩn đối chứng.

Ghi lại tất cả khối lượng tính bằng miligam, ghi đến 2 chữ số thập phân.

Cân các mẫu như nêu trong 6.2 và cho vào bình tương ứng với từng mẫu.

Dùng pipet (4.6) lấy 0,2 ml, 0,4 ml, 0,6 ml và 0,8 ml chuẩn Trolox (3.5.2) cho vào bình nón có nắp vặn dung tích 125 ml tương ứng. Thêm 50 ml dung dịch DPPH (3.5.1) (vừa khuấy vừa thêm dung dịch DPPH) vào từng bình nón. Khuấy để phân tán mẫu trong dung dịch DPPH. Đậy nắp và ủ trong máy lắc vòng (4.3) ở nhiệt độ 35 ºC ± 2 ºC trong 4 h với tốc độ 250 rpm.

Lấy bình ra khỏi máy lắc. Lọc mẫu đục hoặc có cha hạt qua giấy lọc (4.9). Một số mẫu (như súp kem) có thể lọc qua ống lọc xyranh (4.13) cỡ lỗ 0,45 µm. Các mẫu phải trong để tiếp tục phân tích. Loại bỏ các mẫu không trong khi lọc bằng xyranh.

6.4  Đo độ hấp thụ

Đo độ hấp thụ trên máy quang phổ (4.1) ở bước sóng 517 nm so với mẫu trắng là nước cất trong vòng 30 min kể từ khi lấy mẫu ra khỏi máy lắc vòng có ấm.

6.5  Dựng đường chuẩn

Dựng đường chuẩn Trolox từ độ hấp thụ của dung dịch Trolox bước sóng 517 nm (trục y) theo khối lượng của Trolox trong từng dung dịch (trục x).

Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính trên các dữ liệu chuẩn. R2 phải 0,995.

Độ dốc của đường chun độ nêu trên (độ dốc Trolox) phải có giá trị âm và giao điểm với trục y phải trong khoảng từ 0,9 đến 1,0 đơn vị độ hấp thụ. Giao điểm của đường chuẩn với trục Y là giá trị trắng theo lý thuyết (A).

A ÷ 2 = độ hấp thụ đích của các mẫu.

CHÚ THÍCH  Khối lượng mẫu cần được chọn sao cho dải giá trị bao trùm độ hấp thụ đích. Tốt nhất là có ít nhất hai giá trị trên và hai giá trị dưới độ hấp thụ đích.

7  Tính kết quả

a) Lập bảng dữ liệu cho từng mẫu như trong ví dụ dưới đây (có rất nhiều bình đối với mỗi mẫu).

Tính khối lượng hiệu chính, X, theo Công thức (1):

X = m x D

(1)

Trong đó:

m  là khối lượng mẫu, tính bằng gam (g);

D  là hệ số pha loãng.

Tính độ hấp thụ thuần theo Công thức (2):

Y = A - A1

(2)

Trong đó:

A  là giá trị trắng theo lý thuyết;

A1  là độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm.

Trên đường chuẩn riêng của từng mẫu, dựng độ hấp thụ thuần (trục y) theo khối lượng đã hiệu chính (trục x). Thực hiện hồi quy dữ liệu. Độ dốc phải dương, R2 phải 0,990. Để dễ tính toán, dữ liệu tuyến tính là thích hợp.

Khối lượng mẫu = (độ hp thụ mẫu - giao điểm với trục y)/độ dốc

Trong đó: giao điểm với trục y và độ dốc thu được từ đường hồi quy dữ liệu.

b) Tính hệ số Trolox, TF, theo Công thức (3):

(3)

Trong đó:

dt  là độ tinh khiết của Trolox, độ tinh khiết trong phép thử này là 98 %, độ tinh khiết của Trolox được sử dụng trong công thức tính hệ số Trolox đối với từng phép thử (nên dựa vào Giấy chứng nhận phân tích hoặc phép xác định độ tinh khiết riêng của từng phòng thử nghiệm);

mw  là khối lượng phân tử của của Trolox và bằng 250,29 g/mol;

c) Tính hoạt độ chất chống oxy hóa tổng số của mẫu thử, E, biểu thị bằng milimol đương lượng Trolox trên 100 g (µmol TE/100 g) theo công thức (4):

(4)

Trong đó:

A0  là độ hấp thụ của mẫu thử;

m0  là khối lượng của mẫu thử;

t  là độ dc Trolox.

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghim phải ít nhất bao gồm các thông tin sau:

- mọi thông tin cần thiết cho việc nhận biết đầy đủ về mẫu;

- phương pháp lấy mẫu, nếu biết;

- phương pháp th, viện dẫn tiêu chuẩn này;

- mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể nh hưởng đến kết quả;

- kết quả thử nghiệm thu được hoặc nếu kiểm tra độ lặp lại, thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Kết quả cộng tác đối với phép xác định hoạt độ chất chống oxy hóa tổng số trong thực phẩm và đồ uống

Bảng A.1 - Kết quả thử nghiệm liên phòng đối với phép xác định hoạt độ chất chống oxy hóa tổng số trong thực phẩm và đồ uống bằng phản ứng với 2,2'-diphenyl-picrylhydrazyl (DPPH)

Mẫu

Phòng thử nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Hoạt độ chất chống oxy hóa, µmol TE/100 g

Sữa hạnh nhân

R1

144

187

82

159

-42

195

146

103

156

R2

134

226

84

155

-7

144

127

88

271

Nước việt quất

R1

1516

1846

1852

2048

1994

1951

1794

1893

1738

R2

1650

1818

1848

2058

2025

1906

1904

1877

1739

Dầu ht cải b sung omega-3

R1

7912

1958

13007

NRc

9798

5760

14345

6452

3442

R2

6383

620

12251

NR

11080

5871

13273

7245

5851

Nước cà rốt

R1

153

224

137

222

107

206

156

184

182

R2

120

229

138

188

128

203

157

177

185

Ca cao

R1

119921

133426

33505b

138600

135624

108221

140248

110607

140519

R2

116612

130053

322533b

141200

136635

127980

156853

112826

139461

Trà xanh

R1

530

733a

664

702

705

623

618

631

635

R2

557

648a

665

712

695

592

630

619

635

Nước lựu

R1

3443

3842

3967

4286

4091a

3748

3706

3787

3862

R2

3453

4023

4023

4363

4485a

3768

3661

3808

3906

Vang đ

R1

1713

1981

1933

1937

2047

1947

1931

1972

1893

R2

1693

1972

1925

1952

2100

1948

1945

2042

1891

Hương thảo

R1

92452

107621

39596b

117700

106890

95487

105336

95664

97400

R2

103007

103283

41279b

106300

104071

94928

106430

96174

93406

Yến mạch ăn liền

R1

1810

1543

1139

2203

1662

1984

1677

1457

1945

R2

1747

1750

1161

2057

1825

2086

1732

1553

1972

Sữa chua

R1

495

496

466

860

632

718a

470

493

503

R2

525

538

466

885

630

860a

508

529

481

a Giá trị đã xóa từ bộ dữ liệu từ phép thử Cochran.

b Giá trị đã xóa từ bộ dữ liệu từ phép thử Grubb đơn lẻ.

c NR = không có báo cáo.

Bảng A.2 - Dữ liệu thống kê từ nghiên cứu cộng tác để xác định hoạt độ chất chống oxy hóa tng số trong thực phẩm và đồ uống bằng phản ứng với 2,2'-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

Thông số

Sữa hạnh nhân

Nước việt quất

Dầu hạt cải bổ sung omega-3a

Nước cà rốt

Cô cab

Trà xanh

Tổng số phòng thử nghiệm

9

9

8

9

8

9

Tổng số phép lặp lại, sum(n(L))

18

18

16

18

16

18

Toàn bộ giá trị trung bình của dữ liệu (trung bình lớn), x, µmol TE/100 g

131

1859

7828

172

130549

644

Độ lệch chuẩn lặp lại, s(r)

33

44

933

12

6625

23

Độ lệch chuẩn tái lập, s(R)

76

144

4260

38

13873

55

Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại, RSD(r)

25,1

2,4

11,9

7,2

5,1

3,6

Độ lệch chuẩn tương đối tái lập, RSD(R)

58,5

7,7

54,4

22,1

10,6

8,5

Giá trị HorRatd

3,81

0,75

6,56

1,50

1,96

0,70

Thông số

Nước lựu

Vang đ

Hương thảob

Yến mạch ăn liền

Sữa chuac

 

Tổng số phòng thử nghiệm

9

9

8

9

8

 

Tổng số phép lặp lại, sum(n(L))

18

18

16

18

16

 

Toàn bộ giá trị trung bình của dữ liệu (trung bình lớn), x, µmol TE/100 g

3901

1935

101634

1739

561

 

Độ lệch chuẩn lặp lại, s(r)

106

22

4227

81

20

 

Độ lệch chuẩn tái lập, s(R)

289

102

7025

302

136

 

Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại, RSD(r)

2,7

1,1

4,2

4,7

3,6

 

Độ lệch chuẩn tương đi tái lập, RSD(R)

7,4

5,3

6,9

17,4

24,2

 

Giá tr HorRatd

0,80

0,52

1,22

1,67

1,96

 

a Kết quả đối với du cải thêm omega-3 từ phòng thử nghim 4 không báo cáo.

b Phép thử Grubbs đơn lẻ không bao gồm ngoại lệ.

c Phép thử Cochran không bao gồm ngoại lệ.

d Giá trị HorRat được đánh giá dựa trên khối lượng giới hạn của các ion hydrid tương ứng với mol Trolox khử (ví dụ 10-8 g ion hydrid/g mẫu tương ứng với 1 µmol TE/100 g mẫu).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN11939:2017

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN11939:2017
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN11939:2017
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11939:2017 về Thực phẩm - Xác định hoạt độ chống oxy hóa bằng phản ứng với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)