Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1773-10:1999

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-10:1999

(ISO 789-10:1996)

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 10: CÔNG SUẤT THỦY LỰC TẠI MẶT PHÂN GIỚI MÁY KÉO VÀ CÔNG CỤ
Agricultural tractors – Test procedures - Part 10: Hydraulic power at tractor/implement interface

Soát xét lần 3

TCVN 1773-10:1999 hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn ISO789-10:1996.

TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-10:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định các phương pháp thử để xác định áp suất thủy lực tại cụm thủy lực ngoại vi như đã quy định trong ISO 10448. Phương pháp thử kèm theo bao gồm việc đo công suất thủy lực tối đa có thể truyền qua.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 730-1:1994 Máy kéo bánh nông nghiệp – Cơ cấu treo 3 điểm phía sau – Phần 1: Các loại 1, 2, 3 và 4

ISO 3448:1992 Các chất bôi trơn dạng lỏng trong công nghiệp – Phân loại độ nhớt ISO.

ISO 5675:1992 Máy kéo và máy nông nghiệp - Bộ nối ghép nhanh bằng thủy dùng cho mục đích chung.

ISO 6149-1:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu nối ống có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 1: Lỗ có vòng làm kín rãnh vát.

ISO 6149-2:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu ống nối có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 2: Đầu nối cao áp (loại S) – Kích thước, kiểu, phương pháp thử và yêu cầu.

ISO 6149-3:1993 Mối nối dùng trong thủy lực và công dụng chung – Lỗ đầu ống nối có ren theo ISO 261 và vòng làm kín – Phần 3: Đầu nối thấp áp (loại L) – Kích thước, kiểu, phương pháp thử và yêu cầu.

ISO 10448:1994 Máy kéo nông nghiệp – Áp suất thủy lực cho công cụ

3. Định nghĩa

Phần này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Máy kéo nông nghiệp

Máy có bánh tự hành có ít nhất hai trục bánh hoặc là một máy xích được thiết kế chuyên dùng để kéo, đẩy, chuyên chở để vận hành các công cụ dùng trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp) và nó có thể được trang bị một rơ moóc kiểu sàn chất tải có thể tháo ra được.

3.2. Tốc độ định mức của động cơ

Tốc độ quay lớn nhất tính bằng vòng/phút do đơn vị kéo quy định để hoạt động lâu dài ở mức toàn tải

3.3. Cụm thủy lực ngoại vi

Nguồn thủy lực lấy từ hệ thống thủy lực của máy kéo nông nghiệp có thể sử dụng cho máy công tác gắn treo, nối khớp hoặc liên hợp với máy kéo. (ISO 10448:1994).

3.4. Cặp khớp nối

Một cặp gồm những phần nối bao thủy lực kết hợp với những phần nối bị bao, như quy định trong ISO 5675, được lắp trên máy kéo nông nghiệp và nối hệ thống thủy lực cho phép dòng chảy đi từ một khớp nối này đến khớp nối khác. (ISO 10448 : 1994)

3.5. Áp suất chênh lệch có ích

Độ chênh lệch áp suất thủy lực ở trạng thái ổn định giữa hai bộ phận nối bị bao ở phía máy công tác (ISO 10448: 1994)

3.6. Áp suất cực đại

Áp suất thủy lực tối đa ở trạng thái ổn định tại mỗi phần nối bị bao khi ghép với một cặp nối. (ISO 10448:1994).

3.7. Áp suất phản hồi vòng cực đại

Áp suất thủy lực ổn định tối đa phần nối bị bao của dòng chảy ngược về hệ thống thủy lực mà từ đó nó có thể bị đổi chiều để chảy qua phần nối bị bao trên.

3.8. Áp suất bề thùng chứa cực đại

(1) Với khớp nối: Áp suất thủy lực ổn định tối đa tại phần nối bị bao của dòng chảy trực tiếp về thùng chứa.

(2) Không có khớp nối: Áp suất thủy lực ổn định tối đa tại một lỗ có ren M 22 x 1,5 hoặc M 27 x 2 theo ISO 6149-1, ISO 6149-2 hoặc ISO 6149-3 của dòng chảy trực tiếp về thùng chứa (ISO 10448:1994).

3.9. Áp suất thủy lực định mức cực đại

Áp suất tối đa do đơn vị chế tạo máy kéo quy định

3.10. Áp suất cực đại tức thời

Áp suất tối đa tức thời tại mỗi phần nối bị bao được liên kết với một cặp khớp nối (ISO 10448:1994).

4. Đơn vị đo và dung sai cho phép

Đơn vị đo và dung sai cho phép dưới đây áp dụng cho giá trị tối đa đo được, được sử dụng trong phần này của TCVN 1773-10:1999.

a) Tốc độ quay, tính bằng số vòng quay trong một phút: ±0,5%;

b) Thời gian, tính bằng giây: ±0,2s;

c) Nhiệt độ, tính bằng độ bách phân: ±20C (áp dụng cho các lần đọc thực tế);

d) Áp suất, tính bằng megapascal: ±0,002%;

e) Lưu lượng tính bằng lít trong 1 phút: ±2%.

5. Yêu cầu chung

5.1. Đặc tính kỹ thuật

Máy kéo đem thử phải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật nêu trong báo cáo thử (xem phụ lục A) và phải sử dụng đúng với hướng dẫn của đơn vị chế tạo để máy hoạt động bình thường.

5.2. Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

5.2.1. Máy kéo phải được chạy rà trước khi thử

5.2.2. Dầu thủy lực phải đúng quy định của đơn vị chế tạo và tính đồng nhất về chủng loại và độ nhớt phải phù hợp với ISO 3448.

5.2.3. Tay điều khiển bướm ga hoặc bộ điều tốc phải được đặt ở vị trí tốc độ định mức của động cơ. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị chế tạo ưu tiên việc thực hiện các phần riêng biệt của phép thử ở những tốc độ động cơ khác nhau, thì tốc độ thử của động cơ phải được ghi lại một cách liên tục.

5.2.4. Khi bắt đầu mỗi lần thử, nhiệt độ dầu thủy lực trong thùng chứa của máy phải ở 650C ± 50C và được ghi chép lại. Nếu không đạt được nhiệt độ trên, do có bộ phận làm mát bằng dầu hoặc thành phần hệ thống khác, thì nhiệt độ đo được trong thời gian thử phải được trình bày trong báo cáo kết quả thử.

5.2.5. Mọi bộ phận điều khiển lưu lượng gắn trên máy kéo phải được điều chỉnh để đạt được lưu lượng tối đa.

6. Thử áp suất thủy lực có ích

6.1. Trạng thái ổn định

6.1.1. Điều kiện thử

Các điều kiện thử nhằm xác định áp suất cực đại, áp suất chênh lệch có ích tối thiểu, áp suất phản hồi vòng cực đại và áp suất về thùng chứa cực đại như sau:

a) Cụm thử phải được tạo thành vòng khép kín giữa một cặp khớp nối. Cụm thử bao gồm một cụm thử ống mềm có đường kính trong tối thiểu là 10mm với các phần nối bị bao phù hợp với ISO 5675 cỡ 12,5 ở mỗi đầu và bao gồm hai đồng hồ đo áp suất đặt ngay sát cạnh mỗi phần nối, một lưu lượng kế và một van hạn chế điều chỉnh được để thay đổi lưu lượng (xem hình 1).

Hình 1 – Cụm thử trạng thái ổn định

b) Khi xác định áp suất về thùng chứa cực đại có khớp nối thì một đầu của cụm thử phải nối với khớp nối nào dẫn trực tiếp tới thùng chứa của máy kéo hoặc lỗ về thùng chứa theo đúng quy định của đơn vị chế tạo và đầu còn lại của cụm thử phải nối với nửa còn lại của cặp khớp nối.

c) Khi xác định áp suất về thùng chứa cực đại không có khớp nối thì cụm thử phải được thay đổi bằng cách tháo khớp nối ở đầu về thùng chứa và lắp vào đó những chi tiết nối phù hợp để nối trực tiếp với lỗ về thùng chứa.

6.1.2. Phương pháp thử

6.1.2.1. Lưu lượng qua cặp khớp nối đơn

Cho cụm thủy lực ngoại vi của máy kéo hoạt động để đưa dầu chảy qua cụm thử. Điều chỉnh van hạn chế hoặc tốc độ động cơ để đạt được lưu lượng chuẩn 30 l/phút đối với máy kéo loại 1 và 50 l/phút đối với máy kéo loại 2 và 3 như đã quy định trong ISO 730-1. Ghi lại áp suất ngay sát khớp nối chỗ dầu đang được đưa ra khỏi máy kéo, áp suất gần khớp nối chỗ có dầu chảy trở lại vào máy kéo, lưu lượng dầu và nhiệt độ dầu trong thùng chứa. Áp suất phản hồi vòng cực đại (xem 3.7) là áp suất gần khớp nối mà tại đó dầu chảy vào máy kéo.

Tính toán áp suất chênh lệch có ích bằng cách lấy áp suất dầu đưa ra từ máy kéo trừ đi áp suất dầu trở lại vào máy kéo.

Đóng van hạn chế. Ghi lại áp suất gần khớp nối nơi có dầu đưa ra từ máy kéo để xác định áp suất cực đại.

6.1.2.2. Lưu lượng vào lỗ dầu về thùng chứa có khớp nối

Cho cụm thủy lực ngoại vi của máy kéo hoạt động để đưa dầu chảy qua cụm thử. Điều chỉnh van hạn chế hoặc tốc độ động cơ để đạt được lưu lượng chuẩn 30 l/ph đối với các máy kéo loại 1, hoặc 50 l/ph đối với các máy kéo loại 2 và 3 như quy định trong ISO 730-1. Ghi lại áp suất gần khớp nối nơi dầu đang được đưa ra khỏi máy kéo, áp suất gần khớp nối nơi có dầu chảy trở lại máy kéo, lưu lượng dầu và nhiệt độ dầu trong thùng chứa.

6.1.2.3. Lưu lượng vào lỗ dầu về thùng chứa không có khớp nối

Cho cụm thủy lực ngoại vi của máy kéo hoạt động để đưa dầu chảy qua cụm thử. Điều chỉnh van hạn chế hoặc tốc độ động cơ để đạt được lưu lượng chuẩn 30 l/ph đối với các máy kéo loại 1, hoặc 50 l/ph đối với các máy kéo loại 2 và 3 như quy định trong ISO 730-1. Ghi lại áp suất gần khớp nối nơi dầu đang được đưa ra khỏi máy kéo, áp suất gần khớp nối nơi có dầu chảy trở lại máy kéo, lưu lượng dầu và nhiệt độ dầu trong thùng chứa

6.2. Áp suất cực đại tức thời

6.2.1. Điều kiện thử

Áp suất cực đại tức thời được xác định nhờ cụm thử lắp thành vòng khép kín giữa một cặp khớp nối (xem hình 2). Cụm thử phải bao gồm một xi lanh thủy lực tác dụng kép không có giảm chấn, và một cặp ống mềm thủy lực dài 2500 mm ± 100 mm có đường kính trong 10 mm với phần nối bị bao phù hợp với ISO 5675 cỡ 12,5 ở mỗi đầu. Xi lanh phải có đường kính 80 mm ± 5 mm, đường kính cần pitông 30 mm ± 5 mm và hành trình 200mm ± 10 mm. Bộ chuyển đổi áp suất và thiết bị ghi có khả năng chỉ thị tốc độ tăng áp suất 700 MPa/s phải được lắp đặt trong vòng 100 mm của mỗi phần nối bị bao liên kết xi lanh thủy lực với máy kéo.

Hình 2 – Cụm thử áp suất cực đại tức thời

6.2.2. Phương pháp thử

Cho cụm thủy lực ngoại vi của máy kéo hoạt động để mở rộng, thu hẹp dung tích xi lanh đủ 15 chu kỳ hoàn toàn.

Ghi lại áp suất cực đại quan sát trong giai đoạn xi lanh được mở rộng trong khoang của 15 chu kỳ chuyển dịch, đó là “áp suất cực đại tức thời”.

6.3. Báo cáo kết quả thử áp suất thủy lực có ích

Báo cáo kết quả thử phù hợp được trình bày ở phụ lục A. Các vấn đề sau đây cần được báo cáo.

a) áp suất cực đại và áp suất cực đại tức thời;

b) áp suất chênh lệch có ích sử dụng cặp khớp nối đơn đối với lưu lượng chuẩn 30 l/ph cho máy kéo loại 1 hoặc 50 l/ph cho máy kéo loại 2 hay loại 3;

c) áp suất phản hồi vòng cực đại;

d) áp suất dầu về thùng chứa cực đại có hoặc không có khớp nối;

e) nhiệt độ dầu tối thiểu và tối đa quan sát được, thể hiện phạm vi thay đổi nhiệt độ.

7. Thử công suất thủy lực có ích cực đại

7.1. Điều kiện thử

Điều kiện thử để đo công suất thủy lực có ích cực đại như sau:

a) Cụm thử phải được tạo thành vòng khép kín giữa một hay nhiều cặp khớp nối. Cụm thử này phải bao gồm ống mềm có đường kính trong danh nghĩa 12mm với phần khớp nối bị bao phù hợp với ISO 5675 cỡ 12,5 ở mỗi đầu, hai đồng hồ đo áp suất đặt trong vòng 100mm của mỗi khớp nối tương ứng, một van hạn chế điều chỉnh được và bộ đo lưu lượng (xem hình 3). Van hạn chế để ở vị trí mở hoàn toàn và bộ đo lưu lượng cần có độ giảm áp phối hợp nhỏ hơn 0,2 MPa ở 60 l/ph.

b) Nếu công suất thủy lực ở tất cả các cặp khớp nối đều được đo thì những phần khớp nối bị bao thứ hai phải được lắp song song (xem hình 3).

7.2. Phương pháp thử

7.2.1. Công suất thủy lực có ích cực đại qua cặp khớp nối đơn

Cho cụm thủy lực ngoại vi hoạt động để đưa dầu chảy qua cụm thử. Từ từ điều chỉnh van hạn chế từ mở hoàn toàn đến đóng hoàn toàn, đồng thời ghi lại các giá trị áp suất ở hai vị trí, và lưu lượng. Nếu thiết bị ghi liên tục không được sử dụng thì van hạn chế phải được điều chỉnh sao cho lượng gia tăng nhỏ vừa đủ để xác định được công suất thủy lực có ích cực đại.

Công suất thủy lực có ích, P đo bằng kilowat, từ một cặp khớp nối đơn được tính theo công thức sau:

Trong đó:

p1 là áp suất, đo bằng megapascal, gần khớp nối mà ở đó đưa ra từ máy kéo;

p2 là áp suất, đo bằng megapascal, gần khớp nối mà ở đó dầu chảy trở về máy kéo;

q là lưu lượng đo được, đo bằng lit/phút.

7.2.2. Công suất thủy lực có ích cực đại khi hoạt động đồng thời tất cả các cặp khớp nối

Cụm thử nối với tất cả các cặp khớp nối, cho tất cả các cụm thủy lực ngoại vi của máy kéo hoạt động để đưa dầu qua cụm thử. Hoàn thành phần còn lại của phép thử như trong 7.2.1.

7.3. Báo cáo kết quả công suất thủy lực có ích

Báo cáo kết quả thử phù hợp được trình bày trong phụ lục A. Báo cáo này gồm nội dung sau:

a) Lưu lượng dòng chảy khi mở hoàn toàn van hạn chế cho một cặp và khi cho tất cả các cặp khớp nối vận hành đồng thời;

b) Công suất thủy lực cực đại có ích và lưu lượng tương ứng, và áp suất chênh lệch có ích đối với một cặp khớp nối vận hành đồng thời.

Hình 3 – Cụm thử công suất thủy lực cực đại

Việc nối ghép với cặp khớp nối số 1 chỉ được thực hiện khi thử công suất thủy lực có ích từ một cặp khớp nối.

Việc nối ghép với cả hai cặp khớp nối số 1 và số 2 hoặc nhiều hơn chỉ được thực hiện khi thử công suất thủy lực có ích từ tất cả các cặp khớp nối.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ

A.1. Máy kéo

Tên và địa chỉ của đơn vị chế tạo: ...........................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Kiểu máy kéo ……………………………….. Số loại sản xuất .....................................................

Tốc độ định mức của động cơ ………. (v/ph) Áp suất thủy lực cực đại định mức ….. MPa

A.2. Dầu thủy lực được dùng khi thử

Loại ………………………………….. Độ nhớt ở 650C ………………… mm2/s

Chỉ số độ nhớt (ISO 3448): ……………………………………….

A.3. Thử áp suất thủy lực có ích

Thông số

Áp suất MPa

Nhiệt độ dầu ở thùng chứa 0C

Tốc độ động cơ (nếu khác tốc độ định mức)

Lưu lượng dầu

Thấp nhất

Cao nhất

v/ph

l/ph

Áp suất cực đại

 

 

 

 

 

Áp suất cực đại tức thời

 

 

 

 

 

Áp suất chênh lệch cực đại

 

 

 

 

 

Áp suất phản hồi vòng cực đại

 

 

 

 

 

Áp suất trở về thùng chứa cực đại có khớp nối

 

 

 

 

 

Áp suất trở về thùng chứa cực đại không có khớp nối

 

 

 

 

 

A.4. Thử công suất thủy lực có ích

Lưu lượng có ích cực đại từ một cặp khớp nối:

…………….. l/ph ở nhiệt độ thử trung bình …………0C và tốc độ động cơ……………. v/ph

Công suất thủy lực có ích cực đại từ một cặp khớp nối:

…………… kW ở lưu lượng ……………. l/ph và áp suất chênh lệch ……………. MPa

Lưu lượng có ích cực đại từ tất cả các cặp khớp nối vận hành đồng thời:

…….. l/ph ở nhiệt độ thử trung bình …….. 0C và tốc độ động cơ ……………………… v/ph

Công suất thủy lực có ích cực đại từ tất cả các cặp khớp nối vận hành đồng thời:

…………… kW ở lưu lượng ……………. l/ph và áp suất chênh lệch ……………. MPa

Nhận xét: ..............................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Người đo: .............................................................................................................................

Địa điểm thử: ........................................................................................................................

Ngày thử: .............................................................................................................................

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1773-10:1999

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1773-10:1999
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN1773-10:1999

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1773-10:1999
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-10:1999 (ISO 789-10:1996) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 10: công suất thủy lực tại mặt phân giới máy kéo và công cụ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành